intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong tố tụng hình sự từ thực tiễn tỉnh Phú Thọ

Chia sẻ: Tuhai999 Tuhai999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

33
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận văn là tiếp tục làm sáng tỏ những vấn đề lý luận bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam; chỉ ra những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế trong thực tiễn bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong tố tụng hình sự ở nước ta nói chung và trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nói riêng. Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong tố tụng hình sự và các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc theo tinh thần cải cách tư pháp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong tố tụng hình sự từ thực tiễn tỉnh Phú Thọ

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ………/……… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN TIẾN DŨNG BẢO ĐẢM QUYỀN BÀO CHỮA CỦA BỊ CÁO TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ - TỪ THỰC TIỄN TỈNH PHÚ THỌ Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 8 38 01 02 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH HÀ NỘI – NĂM 2019
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Đức Hạnh Phản biện 1: PGS.TS. Vũ Trọng Hách - Học viện Hành chính Quốc gia Phản biện 2: GS.TSKH. Đào Trí Úc - Đại học Quốc Gia Hà Nội Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, Học viện Hành chính Địa điểm: Phòng 204, Nhà A - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Số: 77- Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa – TP Hà Nội Thời gian: vào hồi 13 giờ 30 ngày 10 tháng 12 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính quốc gia hoặc trên trang Web của Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính quốc gia
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, (QCN) là một trong những giá trị quan trọng mà nhân loại luôn hướng tới trong tiến trình vận động và phát triển. Đặc biệt, trong xã hội hiện đại giá trị này lại càng được chú trọng và đề cao. Trong lĩnh vực tư pháp hình sự, QCN có nguy cơ bị xâm hại cao và tất yếu sẽ bị xâm hại khi các quyền của chủ thể tham gia tố tụng với tư cách là người bị buộc tội không được bảo đảm. Chính vì vậy, trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay, việc nghiên cứu về QCN nói chung và quyền của các chủ thể tham gia tố tụng nói riêng luôn thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học pháp lý, các nhà hoạt động thực tiễn. Với tính chất của pháp luật tố tụng hình sự, (TTHS), bị cáo là chủ thể bị hạn chế nhiều quyền so với công dân bình thường hoặc so với những người tham gia tố tụng khác. Bên cạnh đó có nhiều nghĩa vụ phải thực hiện trong mối quan hệ với cơ quan và người tiến hành tố tụng đại diện cho nhà nước, mang quyền lực nhà nước, mang tính cưỡng chế nhà nước nên có thể xem bị cáo như là đối tượng yếu thế trong TTHS. Do vậy, một nền tư pháp mạnh và hiện đại luôn hướng tới việc bảo đảm tối đa quyền bào chữa, (QBC) của bị cáo có như vậy các chức năng bào chữa mới được thực hiện đầy đủ, thống nhất với chức năng buộc tội và xét xử để đạt được mục đích của TTHS là giải quyết các vụ án một cách chính xác, khách quan, toàn diện, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội và không bỏ lọt tội phạm. Với tinh thần đó, Nghị quyết số 49- NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã đưa ra mục tiêu: "Xây dựng nền tƣ pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bƣớc hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, hoạt động tƣ pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử đƣợc tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao” [3]. 1
  4. Nghị quyết số 08/NQ-TW đã chỉ rõ: "Nâng cao chất lƣợng hoạt động và đề cao trách nhiệm của các cơ quan và cán bộ tƣ pháp", trong đó có nhiệm vụ cụ thể là: "…nâng cao chất lƣợng công tố của kiểm sát viên tại phiên tòa, đảm bảo tranh tụng dân chủ với luật sƣ, ngƣời bào chữa và những ngƣời tham gia tố tụng khác";"Việc phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của KSV, ngƣời bào chữa, bị cáo, nhân chứng, nguyên đơn, bị đơn và những ngƣời có quyền, lợi ích hợp pháp. Các cơ quan tƣ pháp có trách nhiệm tạo điều kiện để luật sƣ tham gia vào quá trình tố tụng: tham gia hỏi cung bị can, nghiên cứu hồ sơ vụ án, tranh luận dân chủ tại phiên tòa" [1]. Trên cơ sở quan điểm chỉ đạo của Đảng, Hiến pháp cũng đã ghi nhận bảo đảm QBC trong TTHS là một nguyên tắc tạo cơ sở pháp lý vững chắc trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Thể chế hóa nguyên tắc Hiến định, Bộ Luật tố tụng hình sự, (BLTTHS) năm 2015, có hiệu lực ngày 01/01/2018 cũng ghi nhận đây là một trong những nguyên tắc cơ bản, quan trọng. Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện nguyên tắc bảo đảm QBC trong thời gian qua vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế do nhiều nguyên nhân như: các quy định của pháp luật TTHS về bảo đảm QBC còn vướng mắc, bất cập; nhận thức của người tiến hành tố tụng, NBC và bản thân người bị tạm giữ, bị can, bị cáo về QBC chưa đầy đủ; tình trạng oan, sai, bỏ lọt tội phạm, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của nhà nước, xã hội và công dân… vẫn còn xảy ra, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu một cách kỹ càng để đưa ra những giải pháp khoa học nhằm khắc phục những hạn chế này. Phú Thọ là một tỉnh thuộc khu vực trung du, miền núi phía Bắc, những năm qua số lượng án hình sự xảy ra trên địa bàn rất lớn, trong đó có nhiều vụ án phức tạp. Mặc dù các cơ quan tư pháp của 2
  5. tỉnh Phú Thọ có rất nhiều cố gắng trong việc bảo đảm QBC của bị can, bị cáo nói chung và bảo đảm QBC của bị cáo trong xét xử vụ án hình sự nói riêng thể hiện bằng việc nhiều vụ án có luật sư tham gia, các cơ quan tiến hành tố tụng đã thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của mình trong hoạt động này. Tuy nhiên, trên thực tế việc bảo đảm quyền này vẫn còn những hạn chế cần phải tiếp tục hoàn thiện, nhằm đảm bảo QBC của bi cáo trong TTHS. Từ tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn nêu trên, học viên đã quyết định lựa chọn đề tài: “Bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong tố tụng hình sự từ thực tiễn tỉnh Phú Thọ” để làm Luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Là một trong những nguyên tắc quan trọng của pháp luật TTHS, bảo đảm QBC của bị cáo là cơ sở lý luận, pháp lý quan trọng để bảo vệ QCN, góp phần xây dựng một nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, có hiệu lực, hiệu quả đáp ứng được yêu cầu bảo vệ các quyền tự do, dân chủ của công dân. Vấn đề bảo đảm QBC của bị cáo nói chung cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết về QBC trong TTHS của các nhà nghiên cứu như: Về tài liệu nghiên cứu là luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, đề tài nghiên cứu khoa học gồm có công trình: Luận án tiến sĩ luật học có một số công trình như: “Thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong luật tố tụng hình sự Việt Nam” của tác giả Hoàng Thị Minh Sơn, 2003; Tác giả đã nghiên cứu và đưa ra nhiều giải pháp nhằm thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo. “Đảm bảo quyền có ngƣời bào chữa của ngƣời bị buộc tội – so sánh giữa luật tố tụng hình sự Việt Nam, Đức và Mỹ” của tác giả Lương Thị Mỹ Quỳnh, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, 2011; Tác giả đã nhiều bất cập trong việc bảo đảm quyền bào chữa của 3
  6. người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, so sánh với những quy định của pháp luật tố tụng hình sự nước Đức, Mỹ và đưa ra các giải pháp nhằm đảm bảo quyền bào chữa của người bị buộc tội. Luận án tiến sỹ: “Chức năng bào chữa trong tố tụng hình sự Việt Nam” của tác giả Cao Thị Ngọc Hà, Học viện Khoa học xã hội, năm 2019. Đây là công trình khoa học nghiên cứu một cách toàn diện về quyền bào chữa nói chung và đã đưa ra được rất nhiều giải pháp để đảm bảo quyền bào chữa trong tố tụng hình sự. Luận văn thạc sĩ gồm có: “Bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong tố tụng hình sự,” của Đỗ Xuân Toán năm 2018 tại Trường Đại học Luật Hà Nội. Luận văn đã làm rõ một số tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện quyền bào chữa của bị cáo và giải pháp nhằm bào đảm quyền bảo chữa của bị bị cáo. “Bảo đảm quyền bào chữa của ngƣời bị buộc tội trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự”, của Nguyễn Tiến Linh, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2018: Luận văn đã chỉ ra những bất cập, hạn chế trong những quy định của pháp luật về đảm bảo quyền bảo chữa của người bị buộc tội và đề xuất các phương pháp, biện pháp nhằm khắc phục, đảm bảo quyền bào chữa của người bị buộc tội; Luận văn: “Bảo đảm quyền của ngƣời bào chữa trong tố tụng hình sự Việt Nam ở cấp xét xử sơ thẩm”, của Nguyễn Thanh Giang, Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2015; Quyền bào chữa của ngƣời bị buộc tội trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự, của Nguyễn Trần Hà Linh, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2016; “Ngƣời bào chữa trong giai đoạn xét xử sơ thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam” của Lê Trung Sơn, Luận văn Thạc sĩ luật học, Khoa Luật trường Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015 ….Các Luận văn này về cơ bản đều nghiên cứu và chỉ ra những tồn tại, thiếu sót của các quy định pháp luật tố tụng hình sự trong việc bảo đảm quyền bào chữa của người bị bắt, tạm giữ, bị can, bị cáo và đưa các ra kiến nghị, đề xuất nhằm khắc phục khó khăn, vướng mắc. 4
  7. Đề tài nghiên cứu khoa học, có các công trình như: “Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự nhằm nâng cao hiệu quả xét xử theo tinh thần cải cách tƣ pháp” của nhóm tác giả do tiến sĩ Hoàng Thị Minh Sơn chủ nhiệm đề tài, 2009. “Bảo đảm quyền có ngƣời bào chữa của ngƣời bị buộc tội – so sánh giữa luật tố tụng hình sự Việt Nam, Đức và Mỹ”, của TS Lương Thị Mỹ Quỳnh, Đại học Luật TP.HCM năm 2011. “Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời chƣa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam”, của TS Trần Hưng Bình, Học Viện Khoa học xã hội, năm 2014. “Bảo vệ quyền của ngƣời chƣa thành niên trong Tƣ pháp hình sự Việt Nam”, của Thạc sỹ Nguyễn Thị Thanh, năm 2008; Tài liệu nghiên cứu là bài viết tạp chí gồm có: “Hoàn thiện quy định của pháp luật nhằm đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo chƣa thành niên” của ThS. Nguyễn Hải Ninh, Tạp chí Luật học số 11 năm 2009, trang 41;“Bảo đảm quyền bào chữa của pháp nhân bị buộc tội” của Đỗ Tiến Dũng, tạp chí Khoa học kiểm sát số 3/2017; “Chủ tọa phiên tòa truất quyền bào chữa của luật sƣ có đúng luật” của Nguyễn Văn Quynh, Tạp chí Luật sư số 5/2017; “Hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự nhằm nâng cao hiệu quả bào chữa đối với ngƣời chƣa thành niên” của Hoàng Thị Minh Sơn, Tạp chí Luật học số 1/2015; “Một số vấn đề về quyền bào chữa của ngƣời bị buộc tội theo pháp luật quốc tế” của Ngô Thị Ngọc Vân, Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 12/2015; “Nguồn gốc, bản chất, phạm vi áp dụng của “Quyền im lặng” trong tố tụng hình sự” của Võ Văn Tài, Trịnh Anh Tuấn, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 3/2015…. Các công trình, bài viết đã nghiên cứu về bảo đảm QBC trong TTHS ở nhiều góc độ khác nhau nhưng chưa có công trình, bài viết nào nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc của việc bảo đảm QBC gắn với một đơn vị hành chính cấp tỉnh nói chung vàtỉnh Phú Thọ nói 5
  8. riêng. Mặt khác, nhiều công trình đã công bố trong thời gian khá lâu khi một số quy định pháp luật liên quan đến bảo đảm QBC chưa được ban hành nên cần được tiếp tục nghiên cứu một cách sâu sắc, toàn diện hơn trên tinh thần của chiến lược cải cách tư pháp và thực tiễn áp dụng hiện nay để đưa ra những giải pháp phù hợp với thực tiễn nhất. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận văn là tiếp tục làm sáng tỏ những vấn đề lý luận bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam; chỉ ra những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế trong thực tiễn bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong tố tụng hình sự ở nước ta nói chung và trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nói riêng. Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong tố tụng hình sự và các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc theo tinh thần cải cách tư pháp. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn phải tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu các vấn đề lý luận về bảo đảm quyền bào chữa như khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong tố tụng hình sự; chủ thể của quyền bào chữa và hình thức thực hiện; quá trình hình thành và phát triển của nguyên tắc từ năm 1945 đến nay ở Việt Nam; quy định về bảo đảm quyền bào chữa trong pháp luật quốc tế. - Nghiên cứu các quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong tố tụng hình sự và đánh giá được ưu điểm cũng như hạn chế của các quy định này. - Nghiên cứu thực trạng bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong tố tụng hình sự qua thực tiễn xét xử các vụ án hình sự tại tỉnh Phú Thọ, đánh giá được những kết quả đạt được và những hạn chế tồn tại của thực trạng này. 6
  9. - Định hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong tố tụng hình sự. 4. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Luận văn nghiên cứu các quy định của pháp luật về bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong tố tụng hình sự. - Luận văn khảo sát thực tiễn từ việc xét xử các vụ án hình sự, đánh giá thực trạng bảo đảm quyền của bị cáo trong tố tụng hình sự. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 mới có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2018, quy định bị cáo bao gồm thể nhân và pháp nhân thương mại, trong đó pháp nhân thương mại là chế định mới được bổ sung nên việc khảo sát thực tiễn và lấy số liệu về nhóm bị cáo này là rất ít không thể hiện được bản chất vấn đề nên Đề tài chỉ nghiên cứu việc bảo đảm quyền bào chữa của Bị cáo là thể nhân, không nghiên cứu việc bảo đảm quyền bào chữa của Bị cáo là pháp nhân thương mại. Phạm vi nghiên cứu về không gian và thời gian: Đề tài nghiên cứu về bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong tố tụng hình sự trong khoảng thời gian từ năm 2014-2018 và giới hạn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp luận sử dụng để nghiên cứu luận văn là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chính sách hình sự trong đấu tranh phòng, chống tội phạm. Phương pháp nghiên cứu đề tài bao gồm hệ thống các phương pháp như phân tích, tổng hợp, lịch sử, lôgic, thống kê, so sánh pháp luật, xã hội học ... nhằm hoàn thành các nhiệm vụ mà tác giả luận văn đã đặt ra. 7
  10. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm và sâu sắc hơn những vấn đề lý luận và thực tiễn của bảo đảm quyền bào chữa trong tố tụng hình sự của các bị cáo trước yêu cầu cải cách tư pháp gắn với địa bàn tỉnh Phú Thọ trong thời gian vừa qua. Kết quả nghiên cứu của luận văn bổ sung nguồn tài liệu tham khảo cho cán bộ nghiên cứu khoa học, các nhà hoạt động thực tiễn; các sinh viên, học viên trong các cơ sở đào tạo chuyên ngành luật và cơ sở đào tạo các chuyên ngành liên quan. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn góp phần làm rõ thực trạng áp dụng việc bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong tố tụng hình sự trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Trên cơ sở đó đưa ra môt số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền bào chữa trong hoạt động tố tụng. Các cơ quan tư pháp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có thể ứng dụng kết quả nghiên cứu để thực hiện nhiệm vụ tốt hơn trong giải quyết các vụ án hình sự trên cơ sở tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân, đặc biệt là quyền bào chữa của bị cáo đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu thành 03 chương cụ thể như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận về bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong tố tụng hình sự Chương 2: Thực trạng bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong tố tụng hình sự tại tỉnh Phú Thọ Chương 3: Phương hướng và giải pháp tăng cường bảo đảm quyền bào của bị cáo trong trong tố tụng hình sự - từ thực tiễn tỉnh Phú Thọ 8
  11. Chương 1 NHỮNGVẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN BÀO CHỮA CỦA BỊ CÁO TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 1.1. Khái niệm bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong tố tụng hình sự 1.1.1. Khái niệm quyền bào chữa của bị cáo trong tố tụng hình sự Quyền của bị cáo trong tố tụng hình sự là những quyền mà pháp luật tố tụng hình sự không tước bỏ của họ, do vậy họ được hưởng nên phải được tôn trọng, bảo vệ, với các quyền này họ sẽ được làm một số việc, được được thực thực hiện một số hoạt động và và được có những đòi hỏi, yêu cầu nhất định khi tham gia tố tụng hình sự. Quyền bào chữa của bị cáo trong tố tụng hình sự là tổng thể các quyền năng mà pháp luật quy định cho bị cáo, để sử dụng nhằm bác bỏ một phần hoặc toàn bộ sự buộc tội, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp khác của bị cáo công khai tại phiên tòa, có sự tham gia đầy đủ của các bên tố tụng. Bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong tố tụng hình sự là hoạt động của các chủ thể do Bộ luật Tố tụng hình sự quy định, trong việc đảm bảo cho bị cáo sử dụng các quyền năng hợp pháp của mình nhằm bác bỏ một phần hoặc toàn bộ sự buộc tội, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp khác của bị cáo công khai trước pháp luật. 1.1.2. Đặc điểm của bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo Thứ nhất, bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong tố tụng hình sự, xuất phát từ cơ sở là nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự đó là nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội. 9
  12. Thứ hai, nội dung của bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong tố tụng hình sự đó là xác định nội dung quyền bào chữa của bị cáo bao gồm tự mình thực hiện việc bào chữa (tự bào chữa) hoặc thực hiện thông qua người khác (nhờ người khác bào chữa). Thứ ba, bị cáo là một trong nhóm người bị buộc tội của Bộ luật Tố tụng hình sự, là chủ thể của quyền bào chữa. Thứ tƣ, bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo được tiến hành trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự và bởi các cơ quan tiến hành tố tụng là Viện kiểm sát và Tòa án. Thứ năm, mục đích bị cáo thực hiện quyền bào chữa của mình là nhằm để bác bỏ một phần hoặc toàn bộ sự buộc tội, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp khác của bị cáo. 1.2. Cơ sở và ý nghĩa của sự bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo 1.2.1. Cơ sở của sự bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo - Cơ sở lý luận: - Cơ sơ pháp lý: - Cơ sở thực tiễn: 1.2.2. Ý nghĩa của bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo Thứ nhất: Bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo thể hiện sự tôn trọng quyền con người. Thứ hai: Bảo đảm QBC của bị cáo hạn chế sự lạm quyền của cơ quan có thẩm quyền buộc tội và giảm những sai sót trong quá trình xét xử đối với bị cáo trong TTHS. Thứ ba: Bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo là đóng góp một phần không nhỏ vào sự ổn định trật tự xã hội. 1.3. Nội dung bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong tố tụng hình sự 10
  13. 1.3.1. Bảo đảm về việc xây dựng hệ thống cơ sở pháp lý và cơ chế thực hiện 1.3.2. Bảo đảm về nhận thức pháp luật của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tố tụng hình sự 1.3.3. Bảo đảm về tổ chức thực hiện từ phía các cơ quan tố tụng 1.3.4. Bảo đảm thực hiện quyền bào chữa từ phía các cơ quan bổ trợ tư pháp và thiết chế bên ngoài tố tụng 1.3.5. Bảo đảm về điều kiện kỹ thuật, hậu cần đối với hoạt động tố tụng TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 11
  14. Chƣơng 2: THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN BÀO CHỮA CỦA BỊ CÁO TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ TẠI TỈNH PHÚ THỌ 2.1. Thực trạng quy định của pháp luật về bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong tố tụng hình sự 2.1.1. Quy định về quyền bào chữa của bị cáo trong tố tụng hình sự Tại khoản 2 Điều 61 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, bị cáo có 14 nhóm quyền. 2.1.2. Quy định về trách nhiệm của cơ quan và người tiến hành tố tụng và quyền của người bào chữa nhằm bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo Được quy định tại các Điều 71, 73, 77, 108, các quyền của người bào chữa tại phiên tòa như: khoản 4 Điều 256, Điều 258, Điểm c khoản 1 Điều 279, Điều 291, 307, 309, 310, 312, 314, 315, 316, 342, 351, 353... Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Ngoài ra, còn được đảm bảo ở các văn bản pháp lý khác như: Luật Luật sư, Luật Trợ giúp pháp lý... 2.1.3. Quy định mới của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 so với năm 2003 về bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong tố tụng hình sự - Các nguyên tắc hiến định, nguyên tắc tố tụng hình sự: chính thức ghi nhận “Nguyên tắc tranh trụng được đảm bảo” trong Hiến pháp và Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. - Bổ sung một số quyền cho bị can, bị cáo nhằm đảm bảo quyền bào chữa của họ. - Sửa đổi, bổ sung chế định về người bào chữa, từ đó trực tiếp ảnh hưởng đến quyền bào chữa của bị cáo. 12
  15. - Thủ tục đăng ký bào chữa đơn giản hơn. - Chức năng bào chữa tại phiên tòa có những sửa đổi, bổ sung theo hướng bình đẳng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội. 2.2. Thực tiễn bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong tố tụng hình sự trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 2.2.1. Đặc điểm tình hình và tình hình giải quyết các vụ án hình sự của tỉnh Phú Thọ - Giới thiệu tổng quan về tỉnh Phú Thọ. - Tình hình giải quyết các vụ án hình sự của tỉnh Phú Thọ. Theo đó, tổng số vụ án hình sự xảy ra trên địa bàn đã khởi tố trong 05 năm từ năm 2014 đến năm 2018 là 6.856 vụ. Số vụ án hình sự xảy ra trên địa bàn tỉnh có xu hướng giảm theo từng năm nhưng vẫn còn nhiều. Tổng số bị can bị khởi tố trong 05 năm từ năm 2014 đến năm 2018 là 12.306. Số lượng bị can bị khởi tố là rất lớn và có xu hướng tăng, giảm không đều. 2.2.2. Thực tiễn việc bảo đảm về nhận thức pháp luật của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tố tụng hình sự tại tỉnh Phú Thọ Về nhận thức pháp luật trong bảo đảm quyền bào chữa của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tố tụng hình sự trong những năm vừa qua đã đạt được hiệu quả nhất định. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Thọ và Tòa án nhân tỉnh Phú Thọ đã tăng cường các hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ nhằm nâng cao nhận thức về QBC của bị can, bị cáo cho cán bộ, công chức của đơn vị mình trong đó có những lớp về phổ biến những điểm mới của BLTTHS cũng như học tập về nguyên tắc tranh tụng trong TTHS và tập huấn để tăng cường năng lực tranh trụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự. 13
  16. Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh Phú Thọ đã tiến hành nhiều buổi tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm làm cho nhiều người dân biết đến tố tụng hình sự nói chung và QBC của họ khi tham gia TTHS. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng pháp luật, còn có sự khác nhau trong nhận thức, trong áp dụng, nguyên nhân chủ yếu đến từ việc quy định chưa rõ ràng của Bộ luật Tố tụng hình sự. 2.2.3. Thực tiễn việc tổ chức thực hiện quyền tự bào chữa và nhờ người khác bào chữa, chỉ định người bào chữa trong các vụ án hình sự của tỉnh Phú Thọ Qua báo cáo tổng kết công tác các năm từ 2014 đến 2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ cho thấy chất lượng giải quyết, xét xử vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ngày càng được nâng cao, việc xét xử bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Trong giai đoạn từ 2015 đến năm 2018 thì số vụ án có người NBC tham gia trên địa bàn tỉnh Phú Thọ là 774 vụ án các loại. Trong khi tổng số vụ án đã đưa ra xét xử trên địa bàn là 5405 vụ án, chiếm tỷ lệ 14,3%. Như vậy, số lượng vụ án có NBC trên tổng số vụ án đã đưa ra xét xử là rất thấp. Tồn tại: - Một số luật sư tham gia bào chữa chưa thực hiện hết trách nhiệm của luật sư. - Hạn chế về trình độ chuyên môn, năng lực của những người tiến hành tố tụng và luật sư bào chữa cho bị cáo. - Vệc tranh tụng tại phiên tòa đôi khi chưa thật sự dân chủ, chưa thể hiện đúng tính chất tranh tụng theo yêu cầu của cải cách tư pháp. - Nhận thức của những người tiến hành tố tụng và của chính luật sư trong việc bảo đảm quyền bào chữa cho bị can, bị cáo chưa được đề cao. 14
  17. - Một số luật sư thực hiện một số hoạt động không hợp pháp trong quá trình tham gia tố tụng như hướng dẫn thân chủ hoặc người nhà của thân chủ thực hiện khai báo không đúng thực tế, thông cung. Hoặc có trường hợp luật sư không có ứng xử đúng mực khi thực hiện nhiệm vụ bào chữa. 2.2.4. Thực tiễn tổ chức và hoạt động của các cơ quan bổ trợ tư pháp và thiết chế bên ngoài tố tụng góp phần bảo đảm quyền bào chữa Đoàn luật sư tỉnh có 59 luật sư; phần lớn là các luật sư trẻ được đào tạo bài bản, hoạt động ở mọi lĩnh vực trong các tổ chức hành nghề luật sư. Hiện nay, Đoàn luật sư tỉnh có 6 Công ty luật và 6 Văn phòng luật; lĩnh vực hành nghề dịch vụ tư vấn pháp luật cũng ngày càng đa dạng. Các luật sư thuộc Đoàn luật sư tỉnh không chỉ làm nhiệm vụ bào chữa cho các bị cáo trong các vụ án hình sự mà dịch vụ pháp lý của luật sư đã bao trùm lên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội như dân sự, thương mại, hành chính, lao động, hôn nhân - gia đình, trợ giúp pháp lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho cá nhân, tổ chức. Trong nhiệm kỳ 2014 - 2018, các luật sư Đoàn luật sư tỉnh đã thụ lý bào chữa, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và tư vấn pháp luật cho cá nhân, tổ chức là 2.339 vụ việc. Đặc biệt các luật sư thành viên trong Đoàn đã làm tốt nhiệm vụ tư vấn miễn phí cho các đối tượng chính sách, (thương binh; gia đình liệt sĩ; hộ nghèo…). Tính đến năm 2018 Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh đã tổ chức thực hiện được 25.336 vụ việc tư vấn, cử người tham gia đại diện trong và ngoài tố tụng, tiến hành hòa giải miễn phí cho diện người được trợ giúp pháp lý đạt 3.624 vụ việc, ban hành 338 văn bản kiến nghị đề nghị các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết từ yêu cầu, nguyện vọng của người dân. 15
  18. Theo số liệu thống kê của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Thọ 100% số vụ án mà bắt buộc phải có NBC trên địa bàn tỉnh đều có sự tham gia của NBC đến từ tổ chức hành nghề luật sư hoặc Trung tâm trợ giúp pháp lý. 2.2.5. Thực tế các điều kiện kỹ thuật, hậu cần đối với hoạt động tố tụng nhằm bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Về cơ cấu tổ chức VKSND tỉnh Phú Thọ có 12 phòng trực thuộc và 13 đơn vị VKSND cấp huyện đóng trên địa bàn. Trình độ chính trị: Cử nhân và cao cấp chính trị 55 đồng chí, trung cấp 133 đồng chí. Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Luật học 36 đồng chí, Cử nhân luật 172 đồng chí. Trong những năm vừa qua, cả về cơ sở vật chất và trang thiết bị hậu cần kỹ thuật làm việc VKSND tỉnh Phú Thọ đều được quan tâm trang bị tương đối đầy đủ. Trong đó về cơ sở vật chất, VKSND 2 cấp tỉnh Phú Thọ đều có trụ sở làm việc riêng, tương đối khang trang, số phòng làm việc đủ đáp ứng yêu cầu làm việc của các cán bộ, KSV. Bên cạnh đó, hiện có 06 đơn vị VKS cấp huyện được trang bị ô tô để thực hiện công vụ. Điều này góp phần quan trọng vào việc bảo đảm hiệu quả công tác của VKSND tỉnh Phú Thọ trong TTHS nói chung và bảo đảm QBC nói riêng. Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ là đơn vị trực thuộc TANDTC. Cơ cấu tổ chức của TAND hai cấp hiện nay có 14 đơn vị. Trong công tác tổ chức cán bộ, TAND hai cấp không ngừng củng cố bộ máy bố trí cán bộ quản lý, đào tạo chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, nhằm xây dựng người cán bộ làm công tác pháp luật phải vừa hồng vừa chuyên. Cụ thể: Về trình độ chuyên môn: Tòa án 02 cấp tỉnh Phú Thọ có 25 đồng chí có trình độ thạc sỹ; 125 đồng chí có trình độ cử nhân luật. Về lý luận chính trị có 39 đồng chí có trình độ lý luận cao cấp, 16
  19. 84 đồng chí có trình độ lý luận trung cấp. Được sự quan tâm của Tòa án nhân dân tối cao và chính quyền địa phương, trụ sở của TAND đã được đầu tư nâng cấp và được trang bị đầy đủ thiết bị kỹ thuật, hệ thống máy vi tính cơ bản phục vụ tốt nhu cầu của nhiệm vụ trong tình hình mới. Hệ thống NBC gồm: luật sư và trợ giúp viên pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh Phú Thọ. Bộ máy hoạt động ở Trung tâm trợ giúp pháp lý đã được mở rộng với sự ra đời của 02 phòng chuyên môn (gồm phòng Hành chính- Tổng hợp và phòng Nghiệp vụ) cùng với 05 Chi nhánh Trợ giúp pháp lý đặt tại các huyện, nguồn lực làm việc ở Trung tâm và các Chi nhánh được bổ sung, tăng cường với tổng số 23 người (gồm 14 trợ giúp viên pháp lý, 07 viên chức, 01 cán sự, 01 lao động hợp đồng). Hoạt động của Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh Phú Tho đã được trang bị tương đối đầy đủ về cơ sở vật chất, trang thiết bị hậu cần như phòng làm việc, máy tính, phương tiện đi lại. Ngoài ra, Đoàn luật sư tỉnh và các văn phòng luật sư trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cũng đã ngày một phát triển với số lượng văn phòng đăng ký mới càng đông và đội ngũ hành nghề luật sư ngày một nhiều. Tất cả những sự đảm bảo về cơ sở vật chất, trang thiết bị, hậu cần kỹ thuật của các tổ chức, thiết chế bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong tố tụng hình sự của tỉnh Phú Thọ nêu trên sẽ là cơ sở để bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo tại phiên tòa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. 2.2.6. Những khó khăn, vướng mắc trong bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong tố tụng hình sự tại tỉnh Phú Thọ - Bất cập trong quy định của pháp luật tố tụng hình sự: Một số quy định của BLTTHS năm 2015 về bảo đảm QBC cho bị cáo chưa đầy đủ, đồng bộ, chưa hợp lý và chưa được hướng dẫn cụ thể, rõ ràng 17
  20. dẫn đến khó áp dụng, cách hiểu không thống nhất giữa cơ quan tiến hành tố tụng với NBC, các tổ chức hành nghề luật sư nên hiệu quả áp dụng không cao, làm ảnh hưởng đến việc thực hiện QBC của bị cáo. - Bất cập về phía cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng: Nhận thức pháp luật, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm trong công tác của một số công chức trong các cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp hiện nay. Số lượng biên chế công chức trong các cơ quan tiến hành tố tụng còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. - Về phía người bào chữa: thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Phú Thọ cho thấy hầu hết người tham gia tố tụng bào chữa cho bị can, bị cáo đều là luật sư. Một số vụ án người bào bào chữa do Trung tâm trợ giúp pháp lý cử đến cũng là Luật sư cộng tác viên Trợ giúp pháp lý của Trung tâm. Chưa có trường hợp nào NBC là người đại diện hợp pháp của người bị buộc tội hoặc bào chữa viên nhân dân. Hiện nay chưa có văn bản quy định cụ thể người nào là bào chữa viên nhân dân. Theo đánh giá của Đoàn luật sư tỉnh Phú Thọ thì: Đội ngũ luật sư phát triển nhanh nhưng chưa bền vững, trình độ năng lực, kinh nghiệm, kiến thức chuyên sâu và kỹ năng nghề nghiệp của đội ngũ luật sư chưa thực sự đáp ứng kịp nhu cầu của xã hội và yêu cầu cải cách tư pháp. lực lượng làm công tác trợ giúp pháp lý còn mỏng, chưa có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động trợ giúp pháp lý; số lượng chi nhánh ít; nơi làm việc chưa ổn định. - Về phía bị cáo: Trình độ, hiểu biết pháp luật của bị cáo còn thấp; hầu như họ không hiểu, không biết được quyền, nghĩa vụ mà pháp luật đã quy định cho họ khi tham gia tố tụng. người dân nói chung và bị cáo nói riêng hầu như chưa có nhận thức, quan niệm 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2