intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Bảo đảm quyền bình đẳng của đương sự trong giải quyết các vụ việc dân sự của Toà án huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang

Chia sẻ: Tuhai999 Tuhai999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

33
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận văn là phân tích, đánh giá thực trạng thực thi Hiến pháp và các quy định pháp luật có liên quan đến bảo đảm quyền bình đẳng của đương sự trong giải quyết các vụ việc dân sự tại Toà án huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang; Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền bình đẳng của đương sự trong giải quyết vụ việc dân sự của Toà án nhân dân huyện yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Bảo đảm quyền bình đẳng của đương sự trong giải quyết các vụ việc dân sự của Toà án huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ --------/-------- -----/----- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA MAI THỊ HUỆ BẢO ĐẢM QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA ĐƢƠNG SỰ TRONG GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ CỦA TOÀ ÁN HUYỆN YÊN SƠN, TỈNH TUYÊN QUANG CHUYÊN NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH Mã số: 8 38 01 02 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH HÀ NỘI – 2018 1
  2. Luận văn được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN QUANG THÁI Phản biện 1: PGS.TS. NGUYỄN THỊ THU HÀ Phản biện 2: PGS.TS. NGUYỄN VĂN QUANG Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng 402 tầng 4 Hội trường bảo vệ Luận văn Thạc sĩ Học viện Hành chính Quốc gia Số: 77, Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội Thời gian: vào hồi 8h ngày 8 tháng 11 năm 2018 Có thể tìm hiểu luận văn tại thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web của Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia 2
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn Bình đẳng trước pháp luật là một trong những nguyên tắc cơ bản, được thể chế hóa trong nhiều văn kiện quốc tế và quốc gia. Ở nước ta, bình đẳng trước pháp luật được thể hiện nhất quán trong các bản Hiến pháp từ Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 và Hiến pháp năm 2013. Điều 6, 7 Hiến pháp 1946 quy định: "Tất cả công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hóa" và "Tất cả công dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật, đều được tham gia chính quyền và công cuộc kiến quốc tùy theo tài năng và đức hạnh của mình". Điều 51, Hiến pháp năm 1992 cũng tiếp tục khẳng định: "Công dân có quyền bình đẳng trước pháp luật". Quyền bình đẳng trước pháp luật cũng được cụ thể hóa trong các lĩnh vực cụ thể của quan hệ pháp luật. Như vậy, nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật là một nội dung xuyên suốt tư tưởng lập pháp của nước ta. Trước xu thế hội nhập quốc tế, Hiến pháp năm 2013 tiếp tục được sửa đổi, bổ sung phù hợp với việc quyền bình đẳng trước pháp luật được thể hiện đầy đủ, cụ thể và rõ ràng hơn. Điều 16 Hiến pháp khẳng định: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội”, như vậy bình đẳng trước pháp luật là quyền con người. Việc quy định theo hướng mở rộng đối tượng có quyền bình đẳng trước pháp luật như trên cho thấy Việt Nam ghi nhận quyền bình đẳng trước pháp luật là quyền tự nhiên của con người trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Hiến pháp khẳng định quyền bình đẳng trước pháp luật của mọi người được công nhận trong tất cả lĩnh vực, bao gồm đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã 3
  4. hội. Cùng với việc ghi nhận nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của con người, Hiến pháp quy định rõ ràng, đầy đủ các quyền của con người như quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, quyền tự do đi lại, tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, quyền tham gia quản lý nhà nước…Với quan điểm mọi người bình đẳng trước pháp luật, Hiến pháp, pháp luật cũng quy định trách nhiệm của Nhà nước trong việc tôn trọng và bảo hộ quyền con người, bảo vệ một cách bình đẳng, không phân biệt đối xử đối với mọi người trong việc hưởng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ hợp pháp của con người, đặc biệt trong các quan hệ tranh chấp pháp luật luôn bảo vệ bình đẳng của các bên tham gia. Toà án nhân dân các cấp cơ bản thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhântrong đó thực hiện bảo đảm bình đẳng của các đương sự trong giải quyết các vụ việc dân sự trên thực tế, qua đó các đương sự được thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của mình khi tham gia tố tụng tại Toà án. Tòa án nhân dân huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang trong những năm qua bảo đảm quyền bình đẳng của đương sự trong giải quyết các vụ việc dân sự và đạt được những kết quả quan trọng trong việc thực thi Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự từ thực tiễn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang cho thấy vẫn còn có hạn chế, trong đó có vụ việc chưa bảo đảm quyền bình đẳng của đương sự trong giải quyết, xét xử một số vụ việc dân sự. Vì vậy, tác giả chọn đề tài“Bảo đảm quyền bình đẳng của đương sự trong giải quyết các vụ việc dân sự của Toà án huyện Yên Sơn, tỉnh 4
  5. Tuyên Quang” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính. 2. Tình hình nghiên cứu Trong khoa học pháp lý nước ta, vấn đề bảo đảm quyền bình đẳng của con người nói chung được nhiều tác giả nghiên cứu trong các công trình khoa học với các góc độ khác nhau. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu chủ yếu đề cập đến quyền bình đẳng nói chung, vấn đề bảo vệ quyền con người trong hoạt động tố tụng giải quyết, xét xử các vụ án hình sự, về bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực Hôn nhân gia đình: - Luận văn thạc sĩ của tác giả Vũ Văn Tú (2015) Khoa Luật, đại học Quốc gia Hà Nội với đề tài: “Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật theo Luật tố tụng hình sự Việt Nam” nghiên cứu về quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật, tình hình xây dựng pháp luật Tố tụng hình sựu theo nguyên tắc bảo đảm bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật và nguyên tắc để bảo đảm bình đẳng cho mọi công dân; Luận văn thạc sĩ của tác giả Đào Mai Thanh (2013) với đề tài: “Quyền bình đẳng ở Việt Nam, cơ sở lý luận và thực trạng pháp luật” nghiên cứu lý luận về quyền bình đẳng, thực trạng thực thi pháp luật để bảo đảm bình đẳng và quyền bình đẳng; Luận văn thạc sĩ của tác giả Lê Thu Thảo (2014) Khoa Luật, đại học Quốc gia Hà Nội với đề tài: “Bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực Hôn nhân gia đình ở Việt Nam hiện nay” nghiên cứu về quyền bình đẳng của người phụ nữ trong quan hệ hôn nhân ở Việt Nam; Luận văn thạc sỹ của tác giả Hoàng Lan Anh (2014) Khoa Luật, đại học Quốc gia Hà Nội với đề tài: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam trong đó tác giả nghiên cứu bảo đảm quyền con người là mục tiêu của Hiến pháp, nghiên cứu thực trạng bảo đảm quyền con người theo Hiến pháp Việt Nam và hoạt động 5
  6. hiện nay của các cơ quan lập pháp, hành pháp và bình đẳng quyền con người trong Hiến pháp năm 2013. Các tác giả chủ yếu tập trung vào nghiên cứu các vấn đề về bảo đảm quyền con người nói chung, lĩnh vực Hình sự, Hôn nhân gia đình chứ chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách cụ thể về bảo đảm quyền bình đẳng của đương sự trong giải quyết các vụ việc dân sự, vì vậy, từ thực tiễn Toà án nhân dân huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang tác giả chọn đề tài “Bảo đảm quyền bình đẳng của đương sự trong giải quyết các vụ việc dân sự của Toà án huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang” để làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Mục đích: Mục đích của luận văn là xây dựng luận cứ khoa học cho các giải pháp bảo đảm quyền bình đẳng của đương sự trong giải quyết các vụ việc dân sự của Toà án nhân dân huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Nhiệm vụ: Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, luận văn đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Làm rõ cơ sở lý luận và pháp lý về bảo đảm quyền bình đẳng của đương sự trong giải quyết các vụ việc dân sự; - Phân tích, đánh giá thực trạng thực thi Hiến pháp và các quy định pháp luật có liên quan đến bảo đảm quyền bình đẳng của đương sự trong giải quyết các vụ việc dân sự tại Toà án huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang; - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền bình đẳng của đương sự trong giải quyết vụ việc dân sự của Toà án nhân dân huyện yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tới. 6
  7. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu các quy định về bảo đảm quyền bình đẳng của đương sự trong giải quyết các vụ việc dân sự theo Hiến pháp và các văn bản pháp luật liên quan. - Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi bảo đảm quyền bình đẳng của đương sự trong đề tài này chủ yếu là trong giải quyết vụ việc dân sự, bảo đảm cho đương sự thực hiện quyền của mình khi tham gia các thủ tục tố tụng tại Toà án. Vụ việc dân sự ở đây tác giả chỉ nghiên cứu trong phạm vi các vụ án tranh chấp về dân sự, hôn nhân gia đình. - Về không gian: Nghiên cứu tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. - Về thời gian: Từ năm 2012 đến năm 2017. - Về nội dung: Nghiên cứu các quy định pháp luật liên quan đến bảo đảm quyền bình đẳng của đương sự trong giải quyết các vụ việc dân sự; thực tiễn bảo đảm quyền bình đẳng của đương sự trong giải quyết các vụ việc dân sự của Toà án huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang; Đề ra các giải pháp bảo đảm quyền bình đẳng của đương sự trong giải quyết các vụ việc dân sự của Toà án huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên nghiên cứu - Phương pháp luận: Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về Nhà nước và pháp luật, về quyền con người và bảo đảm quyền con người, về vấn đề cải cách tư pháp. - Phương pháp nghiên cứu: Luận văn lấy lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước Việt Nam về quyền con người nói chung và quyền 7
  8. quyền bình đẳng của đương sự trong giải quyết các vụ việc dân sự nói riêng. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng là phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê... 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn tổng hợp các quan điểm khoa học về bảo đảm quyền bình đẳng của con người nói chung và quyền bình đẳng của đương sự trong giải quyết các vụ việc dân sự nói riêng để giải quyết các khái niệm, đặc điểm, nội dung, vai trò và điều kiện để bảo đảm quyền bình đẳng của đương sự trong giải quyết các vụ việc dân sự tại Toà án nhân dân cấp huyện; nghiên cứu, đánh giá thực trạng về việc bảo đảm quyền bình đẳng của đương sự trong giải quyết các vụ việc dân sự từ thực tiễn Toà án huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Từ thực trạng đó, đánh giá chung, kết luận những mặt đã đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của tồn tại hạn chế. Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất các định hướng và giải pháp để bảo đảm quyền bình đẳng của đương sự trong giải quyết các vụ việc dân sự của Toà án huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Luận văn có thể là tài liệu tham khảo đối với các học viên cao học và sinh viên tại các cơ sở đào tạo luật, các cán bộ công chức đang công tác tại Tòa án các cấp trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự được khách quan, có căn cứ và đúng pháp luật. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương Chƣơng 1: Cơ sở lý luận, pháp lý bảo đảm quyền bình đẳng của đương sự trong giải quyết vụ việc dân sự của Toà án nhân dân cấp huyện. 8
  9. Chƣơng 2: Thực trạng bảo đảm quyền bình đẳng của đương sự trong giải quyết vụ việc dân sự của Toà án huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang Chƣơng 3: Quan điểm, giải pháp tăng cường bảo đảm quyền bình đẳng của đương sự trong giải quyết vụ việc dân sự của Toà án huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang 9
  10. Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ BẢO ĐẢM QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA ĐƢƠNG SỰ TRONG GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN 1.1. Khái niệm, đặc điểm quyền bình đẳng và bảo đảm quyền bình đẳng của đƣơng sự trong giải quyết vụ việc dân sự của Toà án nhân dân cấp huyện 1.1.1. Khái niệm quyền bình đẳng và bảo đảm quyền bình đẳng của đương sự trong giải quyết vụ việc dân sự của Toà án nhân dân cấp huyện Để làm rõ khái niệm quyền bình đẳng của đương sự trong giải quyết vụ việc dân sự của Toà án nhân dân cấp huyện trước hết cần làm rõ khái niệm bình đẳng, bảo đảm quyền bình đẳng của đương sự, đương sự trong vụ việc dân sự. Về khái niệm quyền bình đẳng: Nói đến bình đẳng có rất nhiều quan điểm, có nhiều tác giả bàn về bình đẳng. Theo Đại từ điển tiếng Việt: Bình: Đều nhau, đẳng: Thứ bậc; Bình đẳng: Ngang hàng nhau về địa vị, về quyền lợi; Bình đẳng là tính từ, có nghĩa là ngang hàng nhau. Như vậy, theo tác giả quyền bình đẳng là có quyền bằng đều, quyền ngang bằng nhau. Vụ việc dân sự: Vụ việc dân sự là vụ việc phát sinh tại Tòa án nhân dân do cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện, yêu cầu Tòa án bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác, vụ án dân sự là có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các bên. Việc dân sự là những trường hợp không có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ mà chỉ yêu cầu Toà 10
  11. án giải quyết xác nhận những sự kiện pháp lý như yêu cầu tuyên bố một người là đã chết, tuyên bố mất tích, yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật. Về đương sự trong vụ án dân sự: Là cá nhân, pháp nhân tham gia tố tụng dân sự với tư cách là nguyên đơn hoặc bị đơn hoặc người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn hay người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Đương sự trong việc dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm người yêu cầu giải quyết việc dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm. Cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách cũng là nguyên đơn. Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Như vậy đương sự trong vụ việc dân sự theo tác giả là người khởi 11
  12. kiện, người bị kiện và người có liên quan về quyền lợi trong nội dung khởi kiện trong vụ việc dân sự. Bảo đảm quyền bình đẳng của đương sự trong giải quyết các vụ việc dân sự của Toà án cấp huyện: Toà án cấp huyện thực hiện các quy định của Hiến pháp, pháp luật trong quá trình giải quyết, xét xử vụ việc dân sự để cho đương sự được bình đẳng về các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định. 1.1.2. Đặc điểm của bảo đảm quyền bình đẳng của đương sự trong giải quyết vụ việc dân sự của Toà án cấp huyện Thứ nhất, quyền bình đẳng của các đương sự là một phần của quyền bình đẳng trước pháp luật - quyền đã được Hiến định. Thứ hai, bảo đảm quyền bình đẳng của đương sự trong giải quyết các vụ việc dân sự là bảo đảm một trong các quyền của đương sự và có mối quan hệ mật thiết với việc thực hiện các quyền khác của đương sự. Thứ ba, bảo đảm quyền bình đẳng của đương sự trong giải quyết các vụ việc dân sự của Toà án cấp huyện là một trong những nhiệm vụ của Toà án cấp huyện trong thực hiện các quy định của Hiến pháp, pháp luật để giải quyết, xét xử các loại vụ án, làm thế nào để bảo đảm sự bình đẳng cho các đương sự trong cùng vụ án khi thụ lý, giải quyết, xét xử xong vụ án. 1.1.3. Vai trò của bảo đảm quyền bình đẳng của đương sự trong giải quyết vụ việc dân sự của Toà án cấp huyện Thứ nhất, góp phần bảo đảm quyền của đương sự Thứ hai, góp phần xây dựng Nhà nước của nhân dân, vì nhân dân Nhà nước của nhân dân, vì nhân dân là bản chất của Nhà nước ta, Toà án nhân danh Nhà nước bằng bản án, quyết định giải quyết, xét xử các loại vụ án theo quy định của Hiến pháp, pháp luật. 12
  13. 1.2. Nội dung của bảo đảm quyền bình đẳng của đƣơng sự trong giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án nhân dân cấp huyện 1.2.1. Bảo đảm cho các đương sự được quyền tham gia các thủ tục tố tụng Tham gia các thủ tục tố tụng tại Toà án là một trong những quyền quan trọng của đương sự trong thực tế để bảo đảm quyền bình đẳng của đương sự khi giải quyết các vụ việc dân sự, Toà án cấp huyện luôn phải bảo đảm cho họ có quyền được tham gia các thủ tục tố tụng tại Toà án, bởi vì khi tham gia trực tiếp vào các thủ tục tố tụng họ mới có thể đưa ra các tài liệu, chứng cứ, đưa ra ý kiến, quan điểm của mình về việc giải quyết vụ án. 1.2.2. Bảo đảm cho các đương sự được dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình Trong việc giải quyết, xét xử các vụ án dân sự, Tòa án phải đảm bảo cho những người tham gia tố tụng được quyền dùng tiếng nói chữ viết của dân tộc mình trước Tòa án. 1.2.3. Bảo đảm cho các đương sự bình đẳng trong chứng minh và cung cấp chứng cứ Theo quy định của pháp luật nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh cho yêu cầu khởi kiện thuộc về đương sự. Toà án chỉ tiến hành thu thập chứng cứ khi đương sự đã áp dụng mọi biện pháp nhưng vẫn không tự thu thập được và có yêu cầu Toà án tiến hành thu thập. 1.3. Các yếu tố tác động đến bảo đảm quyền bình đẳng của đƣơng sự trong giải quyết vụ việc dân sự 1.3.1.Các quy định của pháp luật Hệ thống pháp luật có vai trò tạo cơ sở pháp lý cho con người được hành động trong khuôn khổ pháp lý khi tham gia các quan hệ pháp luật. 13
  14. Đối với tố tụng dân sự, các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tố tụng dân sự luôn xác định Hiến pháp, Bộ luật Tố tụng dân sự là những nguồn cơ bản, hữu hiệu không chỉ điều chỉnh hành vi mà còn là những đảm bảo pháp lý về quyền con người trong lĩnh vực tố tụng dân sự. 1.3.2. Những người tiến hành tố tụng Những người tiến hành tố tụng trong vụ án dân sự là HĐXX, Thư ký Toà án, Kiểm sát viên, để giải quyết vụ án đúng quy định của pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tập thể và công dân thì vai trò, nhiệm vụ, năng lục của từng cá nhân đóng vai trò quan trọng. 1.3.3. Sự phối hợp của chính quyền địa phương, các cơ quan hữu quan Trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự tại Toà án nhân dân huyện, đối với một số vụ án tranh chấp đất đai, hôn nhân và gia đình, ngoài việc các đương sự cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Toà án để chứng minh cho yêu cầu của mình, không ít những vụ án Toà án phải tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ cần có văn bản phúc đáp trả lời hoặc tham khảo chuyên môn về nội dung liên quan đến vụ việc Toà án giải quyết cần có ý kiến tham khảo, phối hợp, cung cấp thông tin của Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường hay các phòng ban chuyên môn của Uỷ ban nhân dân huyện là rất cần thiết. 1.3.4. Kiểm tra giám sát trong hoạt động giải quyết, xét xử các vụ việc dân sự 1.3.5. Nhận thức về pháp luật của người dân 1.3.6 Cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ hoạt động của Toà án 14
  15. Chƣơng 2: THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA ĐƢƠNG SỰ TRONG GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ CỦA TOÀ ÁN HUYỆN YÊN SƠN, TỈNH TUYÊN QUANG 2.1. Khái quát về huyện Yên Sơn, Toà án huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang 2.1.1.Điều kiện tự nhiên huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang 2.1.2.Tổ chức hoạt động và cơ sở vật chất của Toà án nhân dân huyện Yên Sơn 2.1.2.1. Tổ chức hoạt động của Toà án nhân dân huyện Yên Sơn 2.1.2.2. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị Theo quy hoạch của địa phương, từ năm 2011, Toà án nhân dân huyện Yên Sơn di chuyển trụ sở làm việc, hiện nay đang phải thuê trụ sở để làm việc. Hiện nay Toà án nhân dân huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang đang phải đi thuê trụ sở để làm việc. 2.2. Thực tiễn bảo đảm quyền bình đẳng của đƣơng sự trong giải quyết vụ việc dân sự của Toà án huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2012 -2017 2.2.1.Bảo đảm cho các đương sự được quyền tham gia các thủ tục tố tụng Từ năm 2012 đến năm 2017, Toà án nhân dân huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang đã giải quyết 2.423 vụ việc các loại. Trong đó các vụ việc dân sự giải quyết là 1.867 vụ việc, chiếm tỷ lệ 77% trong tổng số các vụ việc Toà án phải giải quyết. Tổng số vụ việc dân sự giải quyết từ 2012- 2017 là 1.867 vụ việc trong đó hôn nhân gia đình là 1.427 vụ việc, dân sự là 440 vụ việc, trong các vụ việc dân sự đã giải quyết thì án Hôn nhân gia đình 15
  16. là chủ yếu trong đó chủ yếu là ly hôn do mâu thuẫn gia đình chiếm khoảng 82% các vụ án về ly hôn, tranh chấp về chia tài sản chung sau ly hôn chiếm khoảng 11% vụ án về ly hôn, tranh chấp về nuôi con chung sau ly hôn chiếm khoảng 6% vụ án về ly hôn, các tranh chấp khác liên quan đến ly hôn là 2%; về án tranh chấp dân sự thì chủ yếu là tranh chấp liên quan đến đất đai chiếm 76%, tranh chấp về hợp đồng vay tài sản chiếm 9% còn lại là tranh chấp bối thường thiệt hại về sức khoẻ và tranh chấp khác 15%. 2.2.1 Tình hình giải quyết án dân sự từ 2012-2017 Giải quyết Năm Dân sự Hôn nhân gia đình (vụ việc) 2012 240 65 175 2013 262 56 206 2014 291 68 223 2015 401 85 316 2016 353 85 268 2017 410 81 329 Nguồn: “Số liệu Toà án nhân dân huyện Yên Sơn (2012-2017)” Từ năm 2012 - 2017, Toà án nhân dân huyện Yên Sơn thực hiện tốt việc bảo đảm quyền bình đẳng của đương sự trong giải quyết các vụ việc dân sự, bảo đảm cho họ có quyền được tham gia các thủ tục tố tụng tại Toà án, sự bảo đảm này tác động trực tiếp đến tiến độ và chất lượng giải quyết vụ án, khi đương sự được tham gia trực tiếp vào các thủ tục tố tụng tại Toà án như có mặt tại các phiên họp, phiên hoà giải, tại phiên hoà giải, các buổi xem xét, thẩm định tại chỗ và định giá tài sản, phiên toà sơ thẩm... 16
  17. 2.2.2. Bảo đảm cho các đương sự được dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng dân sự là tiếng Việt. Người tham gia tố tụng dân sự có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình; trường hợp này phải có người phiên dịch. Thực tiễn giải quyết các vụ án dân sự tại Toà án nhân dân huyện Yên Sơn giai đoạn 2012-2017, có 03 trường hợp Toà án mời người phiên dịch tham gia xét xử vụ án. 2.2.3 Bảo đảm cho các đương sự bình đẳng trong việc chứng minh và cung cấp chứng cứ Chứng minh và cung cấp chứng cứ là một nội dung để các đương sự thực hiện quyền của mình và trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, Toà án tạo điều kiện cho các bên bình đẳng với nhau về chứng minh và cung cấp chứng cứ. Toà án nhân dân huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ do các bên đương sự cung cấp để làm căn cứ giải quyết vụ án đồng thời thực hiện yêu cầu các cơ quan cung cấp chứng cứ theo đề nghị của đương sự: 55 vụ/440 vụ án dân sự tranh chấp và 123/1427 vụ án hôn nhân gia đình Toà án tiến hành thu thập chứng cứ. 2.3. Đánh giá chung 2.3.1 Kết quả đạt được Trong giai đoạn từ 2012-2017, Toà án nhân dân huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang đã thực hiện tốt các quy định của Hiến pháp, pháp luật trong thụ lý, giải quyết xét xử các vụ án dân sự, đảm bảo quyền lợi của Nhà nước, mọi tổ chức, cá nhân. 2.3.2 Hạn chế Việc áp dụng các quy định của pháp luật trong giải quyết xét xử 17
  18. một số ít vụ án dân sự còn chưa chính xác dẫn đến chất lượng giải quyết một số vụ việc dân sự còn hạn chế, chưa bảo đảm được quyền bình đẳng cho đương sự nhất là trong việc xác định tư cách đương sự tham gia tố tụng, trong xác minh, thu thập, đánh giá chứng cứ chưa sát, chưa đảm bảo quy định, có những vụ án về tranh chấp đất đai Toà án chỉ lấy lời khai của những người làm chứng để làm căn cứ xác định nguồn gốc đất đai từ đó giải quyết vụ án; có những vụ án Toà án đã không đưa người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan vào tham gia tố tụng; Toà án không chỉ xem xét đến yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn và không xem xét đên yêu cầu phản tố của bị đơn dẫn đến trong giai đoạn từ 2012-2017 đã có 03 vụ án dân sự bị huỷ do lỗi chủ quan của Thẩm phán. Trong một số vụ việc cụ thể, Toà án tiến hành thu thập chứng cứ theo yêu cầu của một bên đương sự hoặc không chủ động ra các văn bản kịp thời yêu cầu các cơ quan khác cung cấp tài liệu liên quan đến vụ án dẫn đến kéo dại thời gian giải quyết, ảnh hưởng đến quyền bình đẳng của các đương sự. Nhiều vụ án dân sự phải gia hạn thời hạn xét xử sau đó thì tạm đình chỉ giải quyết vụ án dẫn đến bức xúc cho các đương sự khi vụ án kéo dài chưa được giải quyết. 2.3.2. Nguyên nhân của hạn chế Qua nghiên cứu thực tiễn giải quyết, xét xử các vụ việc dân sự của Toà án nhân dân huyện Yên Sơn, có thể rút ra một số nguyên nhân trực tiếp dẫn đến những hạn chế trên, đồng thời dự báo một số nguyên nhân có thể xảy ra: Thứ nhất, các quy định của pháp luật: Thứ hai, năng lực của một số ít những người tiến hành tố tụng: Thứ ba, sự phối hợp của chính quyền địa phương và các phòng, ban chuyên môn: 18
  19. Thứ tư, công tác kiểm tra, giám sát: Thứ năm, cơ sở vật chất của Toà án: Thứ sáu, nhận thức pháp luật của người dân: 19
  20. Chƣơng 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG BẢO ĐẢM QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA ĐƢƠNG SỰ TRONG GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ CỦA TOÀ ÁN HUYỆN YÊN SƠN, TỈNH TUYÊN QUANG 3.1. Quan điểm tăng cƣờng bảo đảm quyền bình đẳng của đƣơng sự trong giải quyết vụ việc dân sự của Toà án huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang 3.1.1. Bảo đảm quyền bình đẳng của đương sự trong giải quyết các vụ việc dân sự phải trên cơ sở quy định của Hiến pháp, pháp luật Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật phản ánh những nội dung căn bản, đó là, tất cả mọi người đều có vị thế ngang nhau trước pháp luật và có quyền không bị phân biệt đối xử. Quyền bình đẳng trước pháp luật được thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội và pháp lý. 3.1.2. Bảo đảm quyền bình đẳng của đương sự trong giải quyết các vụ việc dân sự gắn với đặc điểm văn hoá dân tộc Toà án nhân dân thực hiện quy định của Hiến pháp, pháp luật bảo đảm quyền bình đẳng con người trước pháp luật nói chung và Bảo đảm quyền bình đẳng của đương sự trong giải quyết vụ việc dân sự nói riêng phải gắn với đặc điểm văn hoá, đặc điểm dân tộc từng địa phương cụ thể. Trên cơ sở đó, thống nhất và đưa ra các giải pháp tập trung thực hiện gắn với đặc điểm văn hoá, đặc điểm dân tộc của địa phương đó. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2