intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính: Nguyên tắc hòa bình trong giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển Đông

Chia sẻ: Tuhai999 Tuhai999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

53
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn góp phần cung cấp cơ sở cho lý luận là pháp lý cho nguyên tắc hòa bình trong giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển; Khẳng định quan điểm của Việt Nam giải quyết tranh chấp chủ quyền trên cơ sở hoà bình, xác định thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan nhà nước và thực tiễn thực hiện nguyên tắc này của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính: Nguyên tắc hòa bình trong giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển Đông

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ --------/-------- -----/----- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGÔ THỊ HỒNG NGUYÊN TẮC HÒA BÌNH TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ TRÊN BIỂN ĐÔNG TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH HÀ NỘI – 2018
  2. 2 Luận văn được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN THỊ DIỆU OANH Phản biện 1: TS. BÙI THỊ THANH THÚY Phản biện 2: PGS.TS. NGUYỄN BÁ CHIẾN Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp 402 Nhà A Học viện Hành chính Quốc gia Số: 77, Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội Thời gian: vào hồi 8h30 ngày 3 tháng 1 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web của Ban Quản lý Đào tạo Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia 2
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Biển của mỗi quốc gia nói riêng và đại dương nói chung có một vai trò quan trọng về kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh, đóng vai trò quan trọng trong xu thế hội nhập và phát triển của các quốc gia trên thế giới. Do tầm quan trọng của biển mà từ lâu những cuộc tranh chấp trên biển luôn diễn ra. Ngày nay, cùng với xu thế toàn cầu hóa, hợp tác giữa các quốc gia ngày càng mở rộng và phát triển, đồng hành với đó là những nguy cơ nảy sinh mâu thuẫn dẫn đến những tranh chấp quốc tế ngày càng gia tăng.Các quy phạm pháp lý điều chỉnh các hoạt động trên biển, những vấn đề liên quan đến biển việc giải quyết tranh chấp trên biển cũng đã hình thành như một sự tất yếu. Việt Nam nằm cạnh biển Đông khu vực biển Đông Nam Á, một vùng biển có vị trí địa lý, mang tầm chiến lược là con đường quan trọng nối liền Đông Á với Ấn Độ Dương và châu Âu, vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng. Tranh chấp chủ quyền giữa các quốc gia về biển Đông đã đưa vùng này trở có lúc thành “điểm nóng” về tranh chấp chủ quyền. Bởi vậy, các nguyên tắ ể giải quyết tranh chấp, đặc biệt là nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế trở nên có ý nghĩa trong việc hạn chế, tranh chấp, nhằm duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực và thế giới.Nghiên cứu về Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế để giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông, Vùng biển Đông có các quốc gia xung quanh gồm Trung Quốc, Philippines, Malaisia, Brunei, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam. Nguyên tắc hòa bình trong giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển là một nguyên tắc quan trọng. Ngày nay trong xu hướng hội nhập quốc tế, xu hướng toàn cầu hóa quốc tế nguyên tắc này trên tất cảcác quốc gia và nhân loại tiến bộ thế giới hướng tới. 1
  4. 2 Để đảm bảo được lợi ích của các bên tranh chấp nói riêng mà không làm phương hại đến hòa bình, an ninh quốc tế ắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế cần thiết được sử dụng. Dưới góc độ nghiên cứu lý luận về nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông, tiếp thu có chọn lọc những công trình nghiên cứu, bài viết của các học giả nghiên cứu trước, học viên chọn đề tài “Nguyên tắc hòa bình trong giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển Đông”. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Trước xu hướng quốc tế hóa, hợp tác hóa giữa các quốc gia ngày càng mở rộng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ nảy sinh mâu thuẫn dẫn đến tranh chấp quốc tế gia tăng. Năm 2012, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật biển Việt Nam. Đây là một cơ sở pháp lý quan trọng, cùng với Luật biên giới quốc gia, một lần nữa khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên Biển Đông. Đồng thời, cho thấy tính cấp thiết của nghiên cứu về cơ chế giải quyết tranh chấp tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển cũng như tìm ra giải pháp cho vấn đề giải quyết tranh chấp tại biển Đông. Cơ chế giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển đã có một số công trình nghiên cứu làm đề tài viết của tác giả Bùi Minh Thủy luận văn cao học năm 2014 đề tài: Cơ chế giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển theo luật quốc tế và thực hiện giải quyết tranh chấp giữa Việt Nam và Các nước trong khu vực, Khoa luật quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội; Luận văn đã nêu đầy đủ các lý luận về cơ chế giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển theo luật quốc tế, Các biện pháp giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và thực tiễn giải quyết vấn đề chủ quyền lãnh thổ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; Ngô Hải Đăng luận văn cao học năm 2015 đề tài; Áp dụng nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp biển đông Khoa luật quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội; Luận văn ngoài phần lý luận cơ bản về nguyên tắc hòa bình, các phương 2
  5. 3 thức giải quyết tranh chấp, áp dụng 03 nguyên tắc của nguyên tắc hòa bình và rút ra bài học từ vụ kiện Trung Quốc của Philippin; Mai Hạnh Trang luận văn cao học năm 2015 đề tài; Kinh nghiệm các nước ASEAN trong việc giải quyết tranh chấp biên giới lãnh thổ trên biển thông qua cơ chế tài phán quốc tế - Khoa luật học - Đại học Quốc gia Hà Nội; Luận văn ngoài phần lý luận về tranh chấp, Liệt kê các vụ tranh chấp về biên giới lãnh thổ trên biển của các nước ASEAN được giải quyết thông qua cơ chế tài phán quốc tế và vận dụng cho Việt Nam về giải quyết tranh chấp theo cơ chế tài phán; Sách Hội thảo quốc tế (2017), Quản lý nhà nước về biển và hải đảo vấn đề và cách tiếp cận: Đây là cuốn được nhiều tác giả là cán bộ, lãnh đạo, giảng viên là thạc sỹ, tiến sỹ, Giáo sư viết về Biển và các vấn đề liên quan đến Biển Đông; Qua nghiên cứu các bài viết trên và một số tài liệu khác có liên quan, học viên nhận thấy giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển và giải pháp nào cho Việt Nam bảo vệ chủ quyền trên biển Đông được nghiên cứu một cách tổng hợp và thấu đáo trên phương diện khác nhau. Việc nghiên cứu đề tài nhấn mạnh đến trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong áp dụng nguyên tắc hoà bình giải quyết tranh chấp chủ quyền quốc gia trên biển chưa có công trình nào nghiên cứu phù hợp với mã số chuyên ngành luật hiến pháp – luật hành chính, học viên mạnh dạn chọn đề tài luận văn với nội dung “Nguyên tắc hòa bình trong giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển Đông". Các công trình nghiên cứu trên sẽ là cơ sở để học viên kế thừa trong quá trình nghiên cứu. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích: Nghiên cứu áp dụng nguyên tắc hoà bình trong giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biểnĐông của cơ quan có thẩm quyền của Việt namđề xuất các khuyến nghị bảo đảm nguyên tắc hoà bình trong giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển Đông của Việt Nam. - Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích trên luận văn đặt ra nhiệm vụ sau: +Lý luận về nguyên tắc hòa bình trong giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển. Trong đó bao gồm Khái quát về chủ quyền quốc gia trên 3
  6. 4 biển; Khái niệm, phân loại nguyên tắc giải quyết tranh chấp và Nguyên tắc hòa bình giải quyết chủ quyền lãnh thổ trên biển;trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước trong thực hiện nguyên tắc hòa bình trong giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển; +Thực trạng áp dụng nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp về chủ quyền trên biển đông của cơ quan nhà nước ở Việt Nam và giải pháp bảo đảm nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển đông gồm: Vị trí tầm quan trọng của biển đảo Việt Nam, thực trạng áp dụng nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp về chủ quyền trên biển và quan điểm của Đảng, nhà nước và một số giải pháp giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển đông theo nguyên tắc hòa bình. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1.Đối tượng nghiên cứu Nguyên tắc hòa bình trong giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển Đôngvà áp dụng nguyên tắc hòa bình trong giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển Đông của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. 4.2.Phạm vi nghiên cứu Tiếp cận dưới chuyên ngành luật hiến pháp – luật hành chính, luận văn nghiên cứu trách nhiệm và áp dụng nguyên tắc hòa bình trong giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển Đông của các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tập trung từ năm 2011 đến nay. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn Phương pháp luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về chủ quyền, lãnh thổ quốc gia trên biển. Phương pháp nghiên cứu: - Thu thập tài liệu để rà soát, phân tích, tham khảo thông tin. - Tổng hợp, kế thừa các nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài nghiên cứu của tác giả. 4
  7. 5 - Sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, so sánh và đối chiếu tổng hợp để làm sáng rõ những vấn đề cần nghiên cứu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần cung cấp cơ sở cho lý luận là pháp lý cho nguyên tắc hòa bình trong giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển; Khẳng định quan điểm của Việt Nam giải quyết tranh chấp chủ quyền trên cơ sở hoà bình, xác định thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan nhà nước và thực tiễn thực hiện nguyên tắc này của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam. 7. Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm hai chương Chương 1: Lý luận về nguyên tắc hòa bình trong giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển. Chương 2: Thực trạng áp dụng nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển đông của Việt Nam và giải pháp bảo đảm nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển Đông của Việt Nam. 5
  8. 6 Chương 1 LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC HÒA BÌNH TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ TRÊN BIỂN 1.1. Lãnh thổ quốc gia trên biển và chủ quyền lãnh thổ quốc gia trên biển 1.1.1. Lãnh thổ quốc gia Lãnh thổ quốc gia là một phần của Trái Đất, bao gồm vùng đất, vùng nước, vùng trời và vùng lòng đất, thuộc chủ quyền hoàn toàn, riêng biệt hoặc tuyệt đối của một quốc gia. Lãnh thổ quốc gia là toàn vẹn và bất khả xâm phạm. Lãnh thổ quốc gia gồm các bộ phận sau: Vùng đất, vùng nước, vùng trời, vùng lòng đất 1.1.2. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia trên biển Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 quy định quốc gia ven biển có 5 vùng biển trong đó vùng nội thủy và lãnh hải là hai vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia còn vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa là 3 vùng biển quốc gia có quyền chủ quyền và quyền tài phán, 5 vùng biển này có phạm vi và chế độ pháp lý khác nhau: 1.1.2.1. Các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia Thứ nhất về Nội thủy Khoản 1 điều 8 Công ước luật biển 1982 định nghĩa, nội thủy là: Các vùng nước ở bên trong đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Thứ hai về Lãnh hải Lãnh hải là vùng biển nằm giữa vùng nước nội thủy và và các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia. Chủ quyền trên lãnh thổ không phải là tuyệt đối như trên các vùng nước nội thủy, do sự thừa nhận quyền qua lại vô hại của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải. 6
  9. 7 1.1.2.2. Các vùng biển quốc gia có quyền chủ quyền và quyền tài phán Thứ nhất, vùng tiếp giáp lãnh hải Khái niệm; Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển nằm ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải, tại đó quốc gia ven biển thực hiện các thẩm quyền có tính riêng biệt và hạn chế đối với các tàu thuyền nước ngoài [19]. Phạm vi của vùng tiếp giáp không vượt quá 24 hải lý tính từ đường cơ sở. Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 quy định quốc gia ven biển có quyền tiến hành các hoạt động kiểm soát cần thiết tại vùng tiếp giáp [3]. Thứ hai, vùng đặc quyền kinh tế Vùng đặc quyền kinh tế là một vùng nằm ở phía ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải, đặt dưới chế độ pháp lý riêng quy định trong phần V vùng đặc quyền kinh tế của công ước luật biển 1982. Vùng đặc quyền kinh tế của nước CHXHCN Việt Nam tiếp liền lãnh hải Việt Nam và hợp với lãnh hải Việt Nam thành một vùng biển rộng 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam Thứ ba, thềm lục địa Thềm lục địa của nước CHXHCN Việt Nam. Thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài lãnh hải của quốc gia ven biển, trên phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia này cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý, khi bờ ngoài của ria lục địa của quốc gia này ở khoảng cách gần hơn 200 hải lý. 1.2. Giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển 1.2.1. Khái niệm Theo giáo trình luật Quốc tế của trường Đại học luật Hà Nội; Quan niệm tranh chấp là sự bất đồng về một quy phạm pháp luật hoặc sự kiện nào đó giữa các chủ thể nhất định (giữa các quốc gia) khi một trong các bên đưa ra yêu sách, đòi hỏi đối với bên kia nhưng các bên đó không chấp nhận hoặc chỉ chấp nhận một phần (theo Pháp viện thường trực quốc tế tổ chức tiền thân của LHQ) [19]. 7
  10. 8 Về biển, đảo Tranh chấp quốc tế về biển, đảo là những mâu thuẫn, xung đột giữa các quốc gia và các chủ thể của luật quốc tế nói chung về những vấn đề liên quan tới việc giải thích hay áp dụng các quy định của các điều ước quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 Tranh chấp Biển Đông là tranh chấp lâu dài nhất, phức tạp nhất và bất cân xứng nhất hiện nay. Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ; Tranh chấp phân định biên giới ranh giới biển; 1.2.2. Phân loại Trên lý thuyết có nhiều cách phân loại tranh chấp quốc tế. Mỗi cách phân loại đều dựa vào những tiêu chí nhất định. Thứ nhất, căn cứ vào chủ thể tham gia tranh chấp quốc tế sẽ có tranh chấp hai bên và tranh chấp nhiều bên. Trong tranh chấp nhiều bên lại có tranh chấp có tính chất khu vực và tranh chấp có tính toàn cầu Thứ hai; Căn cứ vào tính chất của vụ tranh chấp, có tranh chấp có tính chất chính trị và tranh chấp có tính pháp lý đây là những tranh chấp tương đối phổ biến trong quan hệ quốc tế Thứ ba; Căn cứ vào đối tượng tranh chấp thì có tranh chấp về kinh tế, về thực hiện nghĩa vụ thành viên điều ước quốc tế hoặc tổ chức quốc tế... 1.2.3. Cơ sở pháp lýquốc tế và của Việt Nam giải quyết tranh chấp chủ quyền quốc gia; 1.2.3.1.Cơ sở pháp lý quốc tế Các căn cứ pháp lý được cộng đồng quốc tế thừa nhận và sử dụng rộng rãi trong giải quyết tranh chấp quốc tế, trong đó có tranh chấp chủ quyền biển, đảo gồm các căn cứ sau: Thứ nhất, các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế Thứ hai,Nguyên tắc đặc thù trong lĩnh vực cụ thể của đời sống quốc tế Thứ ba,Ðiều ước quốc tế 8
  11. 9 Thứ tư; Tập quán quốc tế Thứ năm, Phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế Thứ sáu, Học thuyết (quan điểm) pháp lý của các chuyên gia có chuyên môn cao nhất về luật quốc tế Thứ bảy, Nghị quyết của các tổ chức quốc tế 1.2.3.1. Căn cứ pháp lý của cơ quan Nhà nước Việt Nam Về Quốc hội; Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, quyết định những vấn đề cơ bản và quan trọng của quốc gia. Thông qua Quốc hội, các đạo luật, chủ trương giải quyết vấn đề biển, đảo được thông qua. Về Chính phủ, bộ và các cơ quan ngang bộ; Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội(Điều 94 Hiến pháp 2013); Về lực lượng vũ trang; Trên thực tế lực lượng của Bộ Quốc phòng luôn đóng vài trò lòng cốt trong thực thi pháp luật và phòng thủ trên khu vực biên giới biển và hải đảo. Các đơn vị của Bộ Quốc phòng có nhiệm vụ quan trọng liên quan đến công tác nhà nước về quốc phòng trên biển, đảo Về Chính quyền địa phương; Hiến pháp năm 2013 đã mở ra cơ hội cho một số đại phương có biển, đảo được trao cơ chế đặc thù trong quản lý hành chính và phát triển kinh tế. Địa phương là nơi trực tiếp nhất thực hiện chủ quyền lành thổ của Quốc gia. 1.3. Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển 1.3.1. Khái niệm, đặc điểm nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển 1.3.1.1. Khái niệm Nguyên tắc hoà bình trong giải quyết tranh chấp quốc gia trên biển có thể hiểu là các quốc gia giải quyết các tranh chấp thông qua đàm phán hòa 9
  12. 10 bình (song phương hoặc đa phương) trên cơ sở luật pháp và thực tiễn quốc tế, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau nhằm đi tới một giải pháp công bằng cho tất cả các bên, và giải quyết các tranh chấp thông qua trung gian, hòa giải hoặc bằng các cơ chế tài pháp quốc tế như Tòa án Công lý Quốc tế, Tòa án Quốc tế về Luật Biển và các tòa trọng tài khác. 1.3.1.2. Đặc điểm Căn cứ vào nội dung nêu trên có thể nhận thấy, nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế có một số đặc điểm sau: Thứ nhất, nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế có tínhmệnh lệnh bắt buộc chung, được áp dụng cho mọi mối quan hệ quốc tế. Thứ hai, nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế được xác định là chuẩn mực, là cơ sở để xây dựng các biện pháp, cách thức giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. Thứ ba, nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế có mối quan hệ qua lại với nhau với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế Thứ tư, nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế được ghi nhận trong các văn kiện quốc tế. Tóm lại;Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế là nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất là Hiến chương Liên hiệp quốc năm 1945 có đặc điểm tính bắt buộc, chuẩn mực và có mối quan hệ với các nguyên tắc khác nên đó là tính bao trùm của nguyên tắc; 1.3.2. Nội dung của nguyên tắc hòa bình trong giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển Hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế được coi là nguyên tắc cơ bản và nền tảng của pháp luật quốc tế hiện đại, cùng với nguyên tắc cấm sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế đã đóng góp làm thay đổi về vật chất quốc tế hiện đại.. Các tranh chấp quốc tế được giải quyết trên cơ sở bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia, phù hợp và tự do lựa chọn cách thức giải quyết tranh chấp; 10
  13. 11 1.3.3. Phương thức thực hiện nguyên tắc hòa bình trong giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển 1.3.3.1. Phương thức giải quyết trực tiếp Phương thức hòa bình để giải quyết tranh chấp quốc tế theo phương thức giải quyết trực tiếp thông qua việc đàn phán trực tiếp giữa các bên tranh chấp được quy định dựa trên các cơ sở pháp lý tạ; Khoản 1, Điều 33, Chương 6, Hiến Chương LHQ; Khoản 1, Điều 22, Chương 8, Hiến Chương ASEAN; Điều 283 UNICLOS và có thể còn trong các tài liệu khác. 1.3.3.2. Phương thức thông qua bên thứ ba Các quốc gia thành viên có tranh chấp, vào bất kì thời điểm nào có thể sử dụng các phương thức như đề nghị bên thứ ba, hòa giải hoặc trung gian để giải quyết tranh chấp trong khoảng thời gian thỏa thuận ” “Khi yêu cầu hòa giải đã được chấp nhận và nếu các bên đồng ý về thủ tục hòa giải sẽ được áp dụng, thì bất kỳ bên nào cũng có thể đưa ra vụ tranh chấp ra hòa giải theo thủ tục” Một là,trung gian Hai là, hòa giải Ba là, Ủy ban hòa giải Bốn là, thông qua ủy ban điều tra 1.3.3.3. Phương thức giải quyết các tranh chấp trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế Các tổ chức quốc tế hiện nay không chỉ là trung tâm phối hợp hành động của các quốc gia nhằm hướng tới những lợi ích chung mà còn có vai trò rất to lớn trong việc giải quyết những tranh chấp quốc tế, trước hết tranh chấp giữa các quốc gia thành viên. Căn cứ vào các điều ước quốc tế thành lập các tổ chức quốc tế, có thể khẳng định, việc giải quyết tranh chấp quốc tế không chỉ là quyền hạn mà còn là chức năng chính của các tổ chức đó [19]. 1.4. Trách nhiện của cơ quan nhà nước trong thực hiện nguyên tắc hòa bình trong giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông 11
  14. 12 Thực hiện nguyên tắc hòa bình trong giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển Đông trong quy định văn bản pháp luật có sự tham gia bởi nhiều cơ quan nhà nước khác nhau. Thứ nhất, Chính phủ, bộ và cơ quan thuộc bộ Thứ hai, lực lượng vũ trang Thứ ba, chính quyền địa phương Tiểu kết chương 1 Qua nghiên cứu chương 1 của luận văn có thể thấy, Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng nguyên tắc hòa bình là một trong những nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc, Điều 33 Khoản 1 Hiến chương ghi nhận các phương thức giải quyết hòa bình các tranh chấp, còn dùng biện pháp nào để giải quyết các tranh chấp cụ thể là do các quốc gia tranh chấp tự do lựa chọn, thỏa thuận và vận dụng phụ thuộc vào tình hình tranh chấp cũng như thiện chí giải quyết của các bên. Giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa bình phải đảm bảo phù hợp với tất cả các nguyên tắc cơ bản khác của Hiến chương Liên hợp quốc, nghĩa là khi giải quyết tranh chấp các bên phải tính đến việc bảo vệ lợi ích của cả các bên liên quan, tôn trọng độc lập, chủ quyền và không xâm phạm lãnh thổ của nhau. Trong các văn bản của pháp luật Việt Nam đều có quy định cụ thể nhất là về vấn đề Biển, đảo. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước thực hiện nguyên tắc hòa bình giải trong giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển Đông. Được thể hiện trong cơ quan hành chính cao nhất là chính phủ và cấp dưới là bộ, lực lượng an ninh quốc phòng và ở chính quyền địa phương. 12
  15. 13 Chương 2 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC HÒA BÌNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ CHỦ QUYỀN TRÊN BIỂN ĐÔNG CỦA VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM NGUYÊN TẮC HÒA BÌNH GIẢI QUYÉT TRANH CHẤP VỀ CHỦQUYỀN LÃNH THỔ TRÊN BIỂN ĐÔNG CỦA VIỆT NAM 2.1. Thực trạng áp dụng nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranhchấp quốc tế trong giải quyết tranhchấp Biển Đông của Việt Nam 2.1.1. Một số diễn biến chính tình hình biển Đông giữa Việt Nam và một số nước láng giềng liên quan Việt Nam là nước có bờ biển dài, vùng biển rộng, có nhiều đảo và quần đảo đặc biệt là có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm giữa biển đông; Theo Công ước năm 1982, chúng ta có thêm ranh giới vùng đặc quyền kinh tế với các quốc gia liên quan. Ngoài ra trên Biển Đông, ranh giới ngoài của vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của chúng ta mở rộng rất nhiều. Như vậy, có thể nói theo pháp luật quốc tế, Việt Nam phải đàm phán, giải quyết vấn đề biên giới biển với 7 quốc gia là Trung Quốc, Philippin, Malaixia, Brunây, Indonexia, Thái Lan, Cam phu chia; 2.1.2. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong áp dụng nguyên tắc hòa bình trong giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển Đông Thứ nhất, về Chính phủ, bộ và cơ quan trực thuộc bộ Thứ hai; Lực lượng vũ trang luôn là lực lượng chủ chốt trong công tác bảo vệ chủ quyền biên giới nói chung và trong công tác biển đảo nói riêng trong đó có thể thấy; Thứ ba; Ở địa phương, qua quá trình triển khai thực hiện tại địa phương cho thấy, các địa phương thường ghép nhiệm vụ quản lý nhà nước về biển vào các phòng chuyên môn hiện có của 13
  16. 14 2.2. Quan điểm của Đảng, Nhà nướcvề vấn đề Biển Đông trong áp dụng nguyên tấc hòa bình giải quyết tranh chấp Biển, đảo và chủ quyền biển, đảo là vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm và luôn được khẳng định trong các kỳ Đại hội từ Đại hội VIII, IX, X, XII đặc biệt là đại hội thứ 8 của Đảng xác định “Vùng biển và ven biển là địa bàn chiến lược về kinh tế và an ninh, quốc phòng, có nhiều lợi thế phát triển và là cửa mở lớn của cả nước để đẩy mạnh giao lưu quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài. Khai thác tối đa tiềm năng và các lợi thế của vùng biển, ven biển, kết hợp với an ninh, quốc phòng, tạo thế và lực để phát triển kinh tế xã hội ” 2.2.1. Kiên quyết, kiên trì, giữ vững lập trường nhất quán về vấn đề Biển Đông Thứ nhất: Việt Nam kiên trì và kiên định lập trường nhất quán giải quyết các tranh chấp Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982. Trong quá trình tìm kiếm một giải pháp cơ bản, lâu dài cho các vấn đế tranh chấp trên Biển Đông, các bên liên quan có nghĩa vụ kìm chế, không có thêm hành động đơn phương gây căng thẳng, làm phức tạp tình hình, cũng lỗ lực duy trì hòa bình, ổn định không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, không quân sự hóa, tuân thủ nghiêm túc Hiến chương LHQ, Công ước của LHQ về luật biển năm 1982 và các chuẩn mực của pháp luật quốc tế, trong đó có 5 nguyên tắc chung sống hòa bình, thực hiện hiệu quả và đầy đủ tuyên bố ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC – 2002) và nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về vấn đề Biển đông (2012), sớm tiến tới Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông ( COC) Thứ hai: Tranh chấp ở Biển Đông hết sức phức tạp: Có tranh chấp liên quan đến hai nước như vấn đề quần đảo Hoàng Sa giữa Việt Nam và Trung Quốc, có tranh chấp liên quan đến nhiều bên trong khu vực như vấn đề quần đảo Trường Sa; có những vấn đề liên quan đến cả các nước ở ngoài khu vực như vấn đề hòa bình ổn định, an ninh an toàn, tự do hàng hải và hàng không cũng như 14
  17. 15 tính thống nhất và toàn cầu của Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982. Việt Nam tích cực chủ động thúc đẩy đàm phán với các nước láng giềng về vấn đề trên biển. Trong giải quyết vấn đề biển đảo với Trung Quốc, Việt Nam kiên trì thực hiện thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc ký tháng 10 năm 2011, trên cơ sở pháp luật quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 . Thứ ba: Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và các lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình ở Biển Đông; kiên trì đẩy mạnh phát triển kinh tế biển trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo đúng các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 và phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam. Công khai hóa, minh bạch hóa vấn đề tranh chấp. Biển Đông; phản đối và kiên quyết bác bỏ yêu sách “đường chín đoạn” của Trung Quốc ở Biển Đông vì đây là yêu sách hoàn toàn không có cơ sở pháp lý, trái với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc là quốc gia thành viên có nghĩa vụ tôn trọng và tuân thủ . Mặt khác, Việt Nam sẵn sàng cùng các bên liên quan tiến hành hợp tác cùng phát triển ở những khu vực thực sự có tranh chấp phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về luật Biển năm 1982. Việt Nam sẽ lỗ lực cùng các bên liên quan thúc đẩy hợp tác về an toàn biển, bảo tồn nguồn lợi hải sản, nghiên cứu khoa học biên, phòng chống tội phạm trên biển nhằm góp phần xây dựng lòng tin, vì hòa bình thịnh vượng chung của khu vực và thế giới. Thứ tư: Việt Nam tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không và nỗ lực cùng các bên liên quan bảo đảm tự do, an ninh an toàn hàng hải và hàng không cho phương tiện của các nước qua lại Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế; đồng thời hoan nghênh nỗ lực và đóng góp của tất cả các nước vào việc duy trì 15
  18. 16 hòa bình, ổn định, bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, bảo đảm tính thống nhất và toàn cầu của Công ước của Liên hợp quốc về luật biển 1982. Là một quốc gia thành viên trong cộng đồng ASEAN, Việt Nam luôn thực hiện đầy đủ nghiêm túc DOC, nỗ lực cùng các nước ASEAN thúc đẩy xây dựng bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), đóng góp thiết thức vào việc gìn giữ hòa bình ổn định ở Biển Đông. Thứ năm: Chủ trương của Việt Nam về vụ kiện trọng tài Biển Đông và việc sử dụng các cơ quan tài phán quốc tế trong giải quyết tranh chấp ở Biển Đông là rõ ràng và nhất quán. Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982; ủng hộ việc tuân thủ và thực thi đầy đủ tất cả các quy định và thủ tụcúc của Công ước, kể cả việc giải quyết mọi tranh chấp có liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với các quy định và thủ tục của Công ước, kể cả các thủ tục pháp lý được quy định tại phần XV của Công ước. Việc sử dụng các cơ chế tài phán quốc tế để giải quyết các tranh chấp là một biện pháp giải quyết tranh chấp hữu nghị, văn minh và hòa bình, đã được quy định trong Hiến chương Liên hợp quốc và công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, giúp tránh được những xung đột có thể xẩy ra và có thể đưa đến một giải pháp công bằng mà các bên có thể chấp nhận được. Đây cũng là xu thế chung trong việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ đã được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng trong nhiều năm qua. Việc sử dụng các cơ chế giải quyết tranh chấp được quy định trong Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 để giải quyết tranh chấp là hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc chung lâu nay của ASEAN, tuyên bố 6 điểm của ASEAN về Biển Đông và tinh thần của DOC. Khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc 16
  19. 17 quyền kinh tế và thềm lục địa của mình được xác định phù hợp với công ước của Liên hợp quốc và Luật Biển năm 1982. Là một quốc gia ven biển có các quyền và lợi ích quốc gia hợp pháp và chính đáng ở Biển Đông , Việt Nam sẽ áp dụng mọi biện pháp hòa bình phù hợp và cần thiết để bảo vệ các quyền lợi và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông, phù hợp với luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 Chủ trương nhất quán của Việt Nam về giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông là bằng biện pháp hòa bình, trên tinh thần hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Theo đó, đối với các vấn đề chỉ liên quan đến Việt Nam và một quốc gia khác thì giải quyết song phương. Với các vấn đề liên quan đến nhiều nước, nhiều bên, liên quan đến tự do, an toàn hàng hải thì cần sự bàn bạc của các bên liên quan. Trong trường hợp các bên không giải quyết được bằng cơ chế đàm phán thì cần phải thực hiện bằng các phương thức khác, như: trung gian, hòa giải hoặc các cơ chế tài phán quốc tế. Về bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông, Việt Nam hoan nghênh và đánh giá cao nỗ lực cũng như đóng góp mang tính xây dựng của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề này; ủng hộ các bên liên quan giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp và thực tiễn quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, tôn trọng quyền của các quốc gia ven biển đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa phù hợp với luật pháp quốc tế, triển khai thực hiện đầy đủ DOC và khuyến khích các bên xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC). 2.2.2. Quan điểm với chiến lược phát triển biển đến năm 2020 Việt Nam cũng tiếp tục cam kết tuân thủ Công ước về luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc.Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 568/QĐ- TTg ngày 28/4/2010 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế biển, đảo Việt Nam đến năm 2020. 17
  20. 18 Tại Hội nghị Ban chấp hành TW Đảng lần thứ 4 (Khóa X) năm 2007, Đảng ta đã thông qua Nghị quyết 09/2007/NQ-TW về ban hành Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 (gọi tắt là chiến lược biển 2020). Trong đó, xác định mục tiêu tổng quát “Phấn đấu đưa nước ta trở thành một quốc gia một quốc gia mạnh về biển và làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Đồng thời, chiến lược đã đề rahàng loạt phương hướng, nhiệm vụ cơ bản và giải pháp chủ yếu để tiến ra biển, chuẩn bị điều kiện ra đại dương, trong đó phải phát triển một nền KHCN biển tiên tiếm, một nền kinh tế biển hiệu quả, bền vững, yêu cầu biển nước ta phải được quản lý tổng hợp và thống nhấtvề mặt về mặt nhà nước, giữ vững hòa bình và ổn định, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng biển của Tổ quốc. 2.3. Giải pháp bảo đảm nguyên tắc hoà bình giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển đông của Việt Nam 2.3.1. Giải pháp chung Chủ trương của Việt Nam là bảo vệ vững chắc chủ quyền và lợi ích của quốc gia trên Biển Đông; giữ gìn môi trường thuận lợi cho phát triển đất nước, giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hợp quốc, Công ước quốc tế của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và “Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC). Khai thác chung là một thỏa thuận giữa các quốc gia liên quan, nhằm chia sẻ tài nguyên trên các vùng biển chồng lấn. Cơ sở của các thỏa thuận này chính là chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán trên các vùng biển của quốc gia theo quy định của luật pháp quốc tế. Thoả thuận về khai thác chung phải được coi là giải pháp tạm thời nhằm giảm xung đột giữa các bên tranh chấp và chỉ nhằm mục đích phát triển nguồn tài nguyên mà thôi. Thỏa thuận này không được làm ảnh hưởng tới yêu sách về chủ quyền lãnh thổ cũng như các quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên biển. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2