intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính: Thực hiện pháp luật về bầu cử tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

Chia sẻ: Vica999 Vica999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

18
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu đề tài nhằm phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện pháp về bầu cử trên địa bàn thành phố Huế trong thời gian qua; Đề ra giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về bầu cử trong những nhiệm kỳ tiếp theo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính: Thực hiện pháp luật về bầu cử tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ HÒA THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẦU CỬ TẠI THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 08 38 01 02 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2018
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HUỲNH VĂN THỚI Phản biện 1 : …………………………………………….. Phản biện 2 : …………………………………………….. Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành Chính Quốc gia Địa điểm : Phòng họp............, nhà............ – Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ Học viện Hành chính Quốc gia Số : 201 –Đường Phan Bội Châu – Thành phố Huế Thời gian : vào hồi giờ tháng năm 2018 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
  3. MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu đề tài Thực hiện pháp luật về bầu cử không những liên quan đến quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân mà còn liên quan đến chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, cơ cấu, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước, thể chế hóa mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý. Tổng kết, đánh giá nhiều cuộc bầu cử của đất nước đã diễn ra thành công tốt đẹp, bảo đảm dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm, phát huy tinh thần dân chủ, công khai, minh bạch trong từng bước triển khai thực hiện. Các cuộc bầu cử diễn ra trong tình hình an ninh ổn định, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm. Kết quả bầu cử cơ bản bảo đảm mục tiêu kế hoạch đề ra, tỷ lệ đại biểu là phụ nữ, là người dân tộc thiểu số, đại biểu trẻ tuổi, có trình độ trên đại học cao nhiệm kỳ sau cao hơn so với nhiệm kỳ trước, phản ánh được tính đại diện rộng rãi cho các tầng lớp nhân dân. Tuy vậy, thực tiễn công tác tổ chức triển khai thực hiện bầu cử ở một số nơi trên thực tế vẫn còn nhiều han chế. Thành phố Huế là thành phố duy nhất của tỉnh Thừa Thiên Huế có mật độ dân số đông, thành phần đa dạng, là địa phương tập trung toàn bộ các cơ quan, ban ngành cấp tỉnh; nơi tập trung công tác của phần lớn các đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐNDnên công tác thực hiện pháp luật về bầu cử đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tổ chức triển khai hoạt động này trên địa bàn thành phố. Vì vậy, nghiên cứu công tác tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử nói chung và thực hiện pháp luật về bầu cử tại thành phố Huế nói riêng, nhằm làm rõ hơn từ cơ sở lý luận đến thực tiễn việc thực hiện pháp luật về bầu cử và đưa ra những ý kiến góp phần nâng cao 1
  4. hiệu quả thực hiện pháp luật về bầu cử trên địa bàn thành phố Huế trong thời gian đến là vấn đề hết sức cần thiết. Đây chính là lý do học viên lựa chọn đề tài “Thực hiện pháp luật về bầu cử tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và luật Hành chính. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Trong thời gian qua, một số công trình nghiên cứu khoa học về bầu cử đã được công bố như: - Luận án tiến sĩ Luật học “Chế độ bầu cử ở nước ta - những vấn đề lý luận và thực tiễn” của Vũ Văn Nhiêm Đại học quốc gia Hà Nội, 2009. - Luận văn thạc sĩ Luật học “Hoàn thiện pháp luật về bầu cử những vấn đề lý luận và thực tiễn” của Trần Diệu Hương Đại học quốc gia Hà Nội, 2013. - Luận văn Thạc sĩ Luật học “Thực hiện pháp luật bầu cử HĐNDcấp xã qua thực tiễn tại huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên” của Trần Thị Thu Hà Viện Nhà nước và pháp luật, 2010. Bên cạnh nhưng công trình nghiên cứu khoa học nêu trên, nhiều vấn đề liên quan đến họat động bầu cử cũng được đề cập trong một số bài tham luận, bài viết đăng tải trên một số báo, tạp chí, các trang thông tin điện tử của Quốc Hội, HĐNDmột số tỉnh và một số báo cáo, tài liệu nghiên cứu về hoạt động bầu cử cụ thể như: - Bài viết “Một số vấn đề về thể chế bầu cử ở nước ta hiện nay” PGS.TS. Nguyễn Thị Tâm, bài được đăng tải trên trang Web lyluanchinhtri.vn; - Bài viết “Quá trình hoàn thiện pháp luật về bầu cử ở Việt Nam” PGS, TS. Nguyễn Quốc Sửu, bài được đăng tải trên trang Web tapchicongsan.org.vn; 2
  5. - Bài viết “Quốc Hội nước ta qua các kỳ bầu cử” theo quochoi.vn, bài được đăng tải trên trang Web btgcp.gov.vn; - Bài viết “Các nguyên tắc cơ bản của bầu cử ở nước ta hiện nay” PGS.TS Vũ Văn Phúc, bài được đăng tải trên trang Web tapchicongsan.gov.vn; - Bài viết “Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân” ThS Nguyễn Thanh Bình, bài được đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị số 4-2016; - Bài viết “Nâng cao tỷ lệ nữ trong Quốc hội và HĐNDcác cấp” của Xuân Hà, bài được đăng tải trên trang Web tapchicongsan.gov.vn; - Bài viết “Bầu cử dân chủ - cơ chế bảo đảm thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân lao động” của Đào Đoan Hùng, bài được đăng Tạp chí dân chủ và pháp luật số 1-2018. Hiện tại, học viên chưa tìm thấy công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ cả về mặt lý luận và thực tiễn về thực hiện pháp luật về bầu cử tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chính vì vậy, trên cơ sở kế thừa các kết quả của các công trình nghiên cứu liên quan, luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc thực hiện pháp luật về bầu cử tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế trong nhiệm kỳ 2016-2021 để từ đó đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác thực hiện pháp luật về bầu cử nói chung và trên địa bàn thành phố Huế nói riêng. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở lý luận và pháp lý của thực hiện pháp luật về bầu cử, luận văn phân tích thực trạng, từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn 3
  6. thiện công tác thực hiện pháp luật về bầu cử tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, các nhiệm vụ nghiên cứu là: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận, pháp lý về bầu cử; - Phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện pháp về bầu cử trên địa bàn thành phố Huế trong thời gian qua; - Đề ra giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về bầu cử trong những nhiệm kỳ tiếp theo. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu quy định pháp luật hiện hành về bầu cử và thực tiễn việc thực hiện các quy định đó thi hành các quy định đó trên địa bàn thành phố Huế, Thừa Thiên Huế. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Công tác tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử trên địa bàn thành phố Huế nhiệm kỳ 2016-2021. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta hiện nay về thực hiện pháp luật về bầu cử, bám sát tình hình thực tế và điều kiện tự nhiên, xã hội ở thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu của luận văn tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: Phương pháp nghiên cứu văn bản: 4
  7. Phương pháp thống kê, thu thập thông tin: Phương pháp phân tích, đánh giá: 6. Ý nghĩa của luận văn Luận văn góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về bầu cử và thực hiện pháp luật về bầu cử, đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về bầu cử của thành phố Huế, từ đó đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về bầu cử ở thành phố Huế. Luận văn có tính thời sự khi đóng góp ý kiến, giúp cho việc tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử trong nhiệm kỳ tới đạt hiệu quả hơn. Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong thực tế thực hiện pháp luật về bầu cử ở thành phố Huế trong nhiệm kỳ tới hoặc sẽ là nguồn tư liệu tham khảo hữu ích cho những người quan tâm, nghiên cứu pháp luật về bầu cử. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý của thực hiện pháp luật về bầu cử. Chương 2: Thực trạng thực hiện pháp luật về bầu cử tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chương 3: Quan điểm, giải pháp hoàn thiện công tác thực hiện pháp luật về bầu cử tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. 5
  8. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẦU CỬ 1.1. Khái quát thực hiện pháp luật về bầu cử 1.1.1.Khái niệm thực hiện pháp luật về bầu cử Thực hiện pháp luật về bầu cử là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật về bầu cử đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế, hợp pháp trong mối quan hệ xã hội liên quan đến quyền bầu cử, quyền ứng cử, các quy trình tiến hành bầu cử và xác định kết quả bầu cử khi tham gia quan hệ pháp luật về bầu cử. 1.1.2. Nguyên tắc thực hiện pháp luật về bầu cử - Nguyên tắc thực hiện công khai, dân chủ. - Nguyên tắc lập danh sách cử tri. - Nguyên tắc vận động bầu cử. - Nguyên tắc bỏ phiếu. - Nguyên tắc xác định người trúng cử. 1.1.3. Vai trò thực hiện pháp luật về bầu cử - Thực hiện pháp luật về bầu cử là phương thức tiếp tục xây dựng, củng cố và hoàn thiện cơ quan quyền lực nhà nước. - Thực hiện pháp luật về bầu cử là phương thức để nhân dân thực hiện quyền lực của của mình. 1.2. Nội dung thực hiện pháp luật về bầu cử 1.2.1. Công tác chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện pháp luật về bầu cử HĐBC quốc gia, UBTVQH, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban trung ương Trước kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2016-2021, Uỷ ban thường vụ Quốc hội thành lập HĐBC để thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến lãnh đạo, chỉ đạo việc tổ 6
  9. chức bầu cử trong cả nước. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan, các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương đã ban hành các kế hoạch triển khai cụ thể để thi hành pháp luật về bầu cử. 1.2.2. Lập kế hoạch thực hiện luật về bầu cử Việc thi hành pháp luật về bầu cử được các cơ quan, tổ chức, đơn vị và nhân dân thực hiện theo quy định Luật Bầu cử và các văn bản hướng dẫn thi hành, bao gồm các nội dung sau: 1) Công bố ngày bầu cử 2) Thành lập các tổ chức phụ trách bầu cử 3) Về tổ chức các hội nghị triển khai công tác bầu cử, hội nghị giới thiệu người ứng cử, hội nghị hiệp thương và hội nghị cử tri 4) Công tác thông tin, tuyên truyền và vận động bầu cử 5) Công tác bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong bầu cử 6) Lập và niêm yết danh sách cử tri, người ứng cử 7) Tổ chức ngày bầu cử 8) Công bố kết quả bầu cử 1.2.3. Tổ chức bộ máy, nhân sự thực hiện pháp luật về bầu cử - Ở Trung ương có HĐBC quốc gia do Quốc hội thành lập - Ở địa phương gồm có: + UBBC ở tỉnh; UBBC ở huyện; UBBC ở xã. + Ban bầu cử đại biểu HĐND cấp tỉnh; Ban bầu cử đại biểu HĐND cấp huyện; Ban bầu cử đại biểu HĐND cấp xã. + Tổ bầu cử 1.2.4. Bảo đảm điều kiện thực hiện pháp luật về bầu cử. - Điều kiện về chính trị - Điều kiện pháp lý - Điều kiện kinh phí 7
  10. 1.2.5. Giám sát, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bầu cử; giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bầu cử - Tổ chức hoạt động giám sát, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bầu cử: - Giải quyết khiếu nại, tố cáo về bầu cử - Xử lý vi phạm pháp luật về bầu cử 1.2.6. Công tác tổng kết thực hiện pháp luật về bầu cử Tổng kết công tác bầu cử được quy định từ Điều 83, 84, 85, 86, 87 và Điều 88 Luật Bầu cử. Theo đó: - Biên bản tổng kết cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội - Biên bản tổng kết cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân - Công bố kết quả bầu cử và danh sách những người trúng cử: - Giải quyết khiếu nại về kết quả bầu cử - Xác nhận tư cách của người trúng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân. 1.3. Kinh nghiệm thực hiện pháp luật về bầu cử 1.3.1. Kinh nghiệm thực hiện pháp luật về bầu cử ở một số nước Trong khuôn khổ đề tài luận văn, việc nghiên cứu tập trung vào văn bản pháp luật và cơ quan phụ trách bầu cử của các nước có những điểm tương đồng với Việt Nam như Hàn quốc và Nhật bản . - Tổng quan pháp luật về bầu cử ở Hàn Quốc: Tại Hàn Quốc, các hoạt động về bầu cử được điều chỉnh bởi Hiến pháp và chủ yếu bởi Luật Bầu cử chức vụ công. Như vậy, hoạt động bầu cử tại Hàn Quốc được điều chỉnh chung bởi một luật tại cả cấp trung ương lẫn địa phương. - Tổng quan pháp luật về bầu cử ở Nhật Bản: Trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, Luật Bầu cử các cơ 8
  11. quan Nhà nước của Nhật Bản quy định chi tiết về các cuộc bầu cử toàn quốc và địa phương. 1.3.2. Kinh nghiệm thực hiện pháp luật về bầu cử ở một số địa phương. - Thực hiện pháp luật về bầu cử ở Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. - Thực hiện pháp luật về bầu cử ở Thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. 1.3.3. Kinh nghiệm đúc kết cho công tác thực hiện pháp luật ở thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế Thứ nhất, làm tốt công tác quán triệt các chỉ đạo, hướng dẫn triển khai quán triệt các văn bản của cấp trên về công tác bầu cử. Thứ hai, ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo điều hành đến các cơ quan, đoàn thể và UBND các phường về công tác bầu cử. Thứ ba, tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan ban ngành, đoàn thể từ thành phố đến các phường trong thực hiện công tác bầu cử. Thứ tư, chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bầu cử. Thứ năm, tăng cường kiểm tra giám sát để kịp thời phát hiện, xử lý những vấn đề vướng mắc, phát sinh; uốn nắn những lệch lạc trong thực hiện các bước của quy trình bầu cử. 9
  12. Tiểu kết chương 1 Trong chương 1, luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về bầu cử. Nội dung thực hiện pháp luật về bầu cử, đồng thời đi sâu tìm hiểu quá trình thực hiện pháp luật về bầu cử của một số nước trên thế giới, một số địa phương ở là thành phố trực thuộc tỉnh ở miền Bắc và miền Trung để rút ra kinh nghiệm trong quá trình thực hiện pháp luật về bầu cử tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Những nội dung lý luận thực hiện pháp luật về bầu cử tại chương 1 là luận cứ khoa học để phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về bầu cử tại địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế tại chương 2. 10
  13. Chương 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẦU CỬ TẠI THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội tác động đến thực hiện pháp luật về bầu cử của thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội Thành phố Huế được xác định là thành phố trực thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, với diện tích tự nhiên 71,68 km2, thành phố Huế là trung tâm chính trị - kinh tế, văn hóa - xã hội và khoa học - kỹ thuật của Tỉnh. Với vai trò là trung tâm đa chức năng, tập trung nhiều thành phần trong xã hội cùng sinh sống, học tập và làm việc. 2.1.2. Điều kiện chính trị - hành chính Hiện nay, Thành phố Huế có 27 đơn vị hành chính cấp phường, dân số thành phố là 354.124 người với đại đa số là người kinh. Thành phố Huế có 4 tôn giáo là Phật giáo, Công giáo, Cao đài, Tin lành. Tín đồ các tôn giáo chiếm 60% dân số toàn thanh phố đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến công tác triển khai bầu cử của thành phố Huế trong thời gian qua. 2.2. Tình hình thực hiện pháp luật về bầu cử tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế 2.2.1. Về công tác chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện pháp luật về bầu cử Thực hiện các văn bản chỉ đạo của Trung ương và Kế hoạch của HĐBC quốc gia, các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc từ thành phố đến cơ sở đã xác định công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021 là nhiệm vụ chính trị trọng tâm trong năm 2016 nên đã 11
  14. tập trung chỉ đạo sâu sát, toàn diện, thống nhất từ thành phố đến cơ sở. Thường vụ Thành ủy, UBND Thành phố, UBMT Thành phố, UBBC Thành phố đã ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo và hướng dẫn cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan về nội dung công việc, thời hạn của các bước tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2016-2021. Theo đó, UBBC các phường đã ban hành Kế hoạch triển khai các nội dung công việc, thời hạn của các bước tiến hành bầu cử theo quy định. 2.2.2. Lập kế hoạch thực hiện luật về bầu cử * Về công bố ngày bầu cử * Về thành lập các tổ chức phụ trách bầu cử - Thành lập 28 UBBC; - Thành lập các 177 Ban bầu cử; - Thành lập các 192 Tổ bầu cử; - Và các Tổ, Tiểu ban giúp việc cho UBBC. * Về tổ chức các hội nghị quán triệt, phổ biến, hội nghị hiệp thương - Trên địa bàn thành phố Huế đã tiến hành tổ chức Hội nghị quán triệt văn bản hướng dẫn chỉ đạo của cấp trên; Hội nghị giới thiệu người ứng cử và lấy ý kiến nhận xét, tín nhiệm của cử tri nơi công tác của các cơ quan, tổ chức, đơn vị và tổ dân phố theo đúng quy định. Thành phần và số lượng cử tri tham dự các hội nghị đều đảm bảo và đạt trên 2/3 số cử tri được triệu tập; đã có nhiều ý kiến bày tỏ nhận xét và tín nhiệm của mình đối với người được giới thiệu ứng cử. * Về công tác thông tin, tuyên truyền và vận động bầu cử 12
  15. Thành phố đã tuyên truyền phổ biến các quy định pháp luật về bầu cử với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Đồng thời, đã chức 23 buổi tiếp xúc cử tri với ứng cử viên đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND Tỉnh và đại biểu HĐND thành phố. Các phường đã chủ trì và tổ chức 169 buổi tiếp xúc cử tri với ứng cử viên đại biểu HĐND phường với 4.647 lượt cử tri tham dự tiếp xúc với người ứng cử đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh, thành phố; có 182 lượt cử tri phát biểu ý kiến với 466 ý kiến tham gia gửi gắm đến các ứng cử viên đại biểu Quốc hội và HĐND Tỉnh, thành phố. * Về công tác bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong bầu cử Công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong bầu cử được thành phố Huế đặc biệt chú trọng. Ban chỉ đạo bầu cử, UBBC, UBND thành phố đã chỉ đạo Công an thành phố, Ban Chỉ huy quân sự Thành phố và Công an, Ban Chỉ huy quân sự, Dân quân tự vệ các phường xây dựng kế hoạch và phương án cụ thể để bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho cuộc bầu cử, đặc biệt lên phương án tuần tra canh gác tại các địa điểm Khu vực bỏ phiếu, niêm yết danh sách cử tri, danh sách chính thức, tiểu sử tóm tắt của ứng cử viên. * Lập và niêm yết danh sách cử tri, người ứng cử UBBC Thành phố, UBBC các phường đã lập và Công bố danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu HĐND Thành phố, Phường, nhiệm kỳ 2016-2021 theo Đơn vị bầu cử, cụ thể ở cấp Thành phố theo 08 đơn vị bầu cử, gồm 64 ứng cử viên, ở cấp Phường theo 169 đơn vị bầu cử gồm 1.155 ứng cử viên. * Về tổ chức ngày bầu cử 13
  16. Trong ngày bầu cử, các Tổ bầu cử người quan sát và hướng dẫn cử tri cách thức bỏ phiếu theo quy định. Với tinh thần trách nhiệm của cử tri, chỉ sau 1 giờ bầu cử đã có nhiều khu vực bỏ phiếu có 100% cử tri đi bầu như Bệnh viện Quân y 268, Công An Thành phố Huế, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên Phòng tỉnh Thừa Thiên Huế, Công An Tỉnh Thừa Thiên Huế, Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy Tỉnh Thừa Thiên Huế…Đến thời điểm 10 giờ sáng 22/5/2016, một số phường có tỷ lệ cử tri đi bầu cao như phường Phú Hậu 96%, phường Hương Long 94,4%, phường Phường Đúc 90%, phường Phú Bình 90%... Sau 19 giờ tối cùng ngày các Tổ bầu cử đã tuyên bố kết thúc bỏ phiếu và tiến hành kiểm phiếu (kiểm kê, kiểm tra, kiểm đếm và phân loại phiếu bầu), niêm phong phiếu với sự chứng kiến của cử tri bảo đảm đúng luật. Sau khi nhận và kiểm tra lại các tài liệu và biên bản của UBBC các phường gửi lên, UBBC thành phố gửi về UBBC Tỉnh đúng theo quy định. * Về công bố kết quả bầu cử Thực hiện khoản 2 Điều 86 Luật Bầu cửvề công bố kết quả bầu cử, UBBC thành phố Huế căn cứ vào biên bản tổng kết cuộc bầu cử của UBBC đại biểu Hội đồng dân dân thành phố và các phường để công bố kết quả bầu cử trên địa ban thành phố. Theo đó, Thành phố Huế đã công bố 40 đại biểu HĐND Thành phố và 694 đại biểu HĐND Phường với tỉ lệ và thành phần theo quy định. 2.2.3. Về tổ chức bộ máy, nhân sự thực hiện pháp luật về bầu cử Về tổ chức bộ máy, nhân sự thực hiện công tác bầu cử trên địa bàn thành phố gồm 28 UBBC, 177 Ban bầu cử, 192 Tổ bầu cử với 4284 thành viên. Bên cạnh đó, nhiều cán bộ công chức tại các phòng 14
  17. chuyên môn cũng được trưng tập để phục vụ công tác bầu cử trên địa bàn thành phố. 2.2.4. Về bảo đảm điều kiện thực hiện pháp luật về bầu cử - Bảo đảm điều kiện về nhân sự, thành phố Huế đã thành lập 397 Tổ phụ trách bầu cử với 4284 thành viên. - Tổng kinh phí phục vụ công tac bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐNDcác cấp nhiệm kỳ 2016-2021 trên địa bàn thành phố Huế là: 5.703.000.000. - Cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ công tác bầu cử trên địa bàn thành phố được chu đáo, kịp thời. 2.2.5. Về hoạt động giám sát, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bầu cử; giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bầu cử. Công tác giám sát, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bầu cử; Công tác giải quyết khiếu nại tố cáo liên quan đến công tác bầu cử được UBND, HĐND, MTTQ thành phố và các phường tiến hành theo trình tự, lồng ghép trong nhiều chương trình công tác. Trong thời gian thực hiện pháp luật về bầu cử chưa có trường hợp nào vi phạm pháp luật về bầu cử. 2.2.6. Về công tác tổng kết thực hiện pháp luât về bầu cử Sau khi tiến hành theo trình tự như: lập các biên bản tổng kết cuộc bầu cử đại biểu HĐND; Công bố kết quả bầu cử và danh sách những người trúng cử; Giải quyết khiếu nại về kết quả bầu cử thì UBND 27 phường và UBND thành phố tiến hành xác nhận tư cách của người trúng cử đại biểu Hội đồng nhân dân. Việc xác nhận tư cách của người trúng cử được UBBC 27 phường và UBBC thành phố thực hiện bằng hình thức ban hành Nghị quyết và tiến hành cấp giấy chứng nhận đại biểu HĐND khóa mới cho người trúng cử. 15
  18. 2.3. Đánh giá kết quả thực hiện pháp luật về bầu cử tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế 2.3.1. Kết quả đạt được Một là, công tác chỉ đạo, hướng dẫn bầu cử ở địa phương được tiến hành chủ động, kịp thời và quy củ. Hai là, thành lập các tổ chức phụ trách bầu cử trên địa bàn thành phố đúng kế hoạch và hoạt động hiệu quả. Ba là, tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri vận động bầu cử đúng đắn, thực chất. Bốn là, lập và niêm yết danh sách người ứng cử, cử tri công khai, thuận lợi cho tiếp cận thông tin. Năm là, triển khai bài bản hoạt động thông tin tuyên truyền. 2.3.2. Hạn chế, thiếu sót Một là, một số tổ chức phụ trách bầu cử ở Phường chưa phát huy tốt vai trò, trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Hai là, công tác giới thiệu ứng cử viên bầu vào HĐND Thành phố chưa toàn diện. Ba là, công tác tiếp xúc cử tri, vận động bầu cử còn hạn chế. Bốn là, việc phổ biến Luật bầu cử và các văn bản có liên quan đến công tác bầu cử ở một số nơi chưa sâu và đầy đủ. Năm là, một bộ phận nhân dân chưa thực sự quan tâm đến công tác bầu cử. Sáu là, công tác kiểm phiếu ở một số Tổ bầu cử còn kéo dài. 2.3.2. Nguyên nhân của hạn chế thiếu sót 16
  19. Tiểu kết chương 2 Luận văn đã tập trung phân tích những yếu tố điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị văn hóa tác động đến công tác thực hiện pháp luật về bầu cử trên địa bàn thành phố Huế. Tập trung đi sâu, tổng hợp đánh giá thực trạng tình hình kết quả đạt đươc của thực hiện pháp luật về bầu cử. Qua tổng hợp, phân tích, luận văn đã đánh giá và chỉ rõ được kết quả đạt được, những hạn chế bất cập rút ra bài học kinh nghiệm. Những kết luận về thực trạng thực hiện pháp luật về bầu cử trên địa bàn thành phố Huế tại chương 2 và cơ sở lý luận đã nêu ở chương 1 sẽ là những luận cứ khoa học cho việc đề ra các phương hướng và giải pháp bảo đảm thực hiện có hiệu quả pháp luật về bầu cử trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian đến. Chương 3 QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẦU CỬ TẠI THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 3.1. Quan điểm hoàn thiện công tác thực hiện pháp luật về bầu cử tại thành phố Huế Một là, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bầu cử để lựa chọn và bầu ra những người ưu tú, đại diện cho các tầng lớp nhân dân tham gia trong cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương; nâng cao chất lượng đại biểu. 17
  20. Hai là, phát huy dân chủ, hoàn thiện cơ chế bầu cử; bảo đảm sự phù hợp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật để công dân thực hiện đầy đủ quyền bầu cử, ứng cử. Ba là, đánh giá, tổng kết thực tiễn qua các cuộc bầu cử và việc thi hành các văn bản pháp luật về bầu cử; sửa đổi, bổ sung, khắc phục những hạn chế, bất cập. 3.2. Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về bầu cử tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. 3.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong công tác thực hiện pháp luật về bầu cử Nâng cao nhận thức về vai trò lãnh, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền trong sự phối hợp của Măt trận tổ quốc và các đoàn thể đối với công tác thực hiện pháp luật về bầu cử; bảo đảm cho cấp ủy Đảng luôn nhận biết được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, từ đó đề ra những chủ trương, giải pháp phù hợp với cuộc sống, được nhân dân ủng hộ, tin cậy vào sự lãnh đạo của Đảng. Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ là vấn đề then chốt, là công việc thường xuyên và liên tục của công tác xây dựng Đảng. Để có được “nguồn” đội ngũ Đảng viên vững vàng về chính trị, giỏi về chuyên môn, có phẩm chất đạo đức trong sang, có uy tín đối với quần chúng nhân dân… để các tổ chức cơ sở đảng giới thiệu để nhân dân lựa chọ, ủy thác. Đó thực sự là phương sách chăm lo xây dựng, phát triển và tiến cử người xứng đáng cho đất nước. 3.2.2. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bầu cử, nâng cao nhận thức và ý thức của người dân về bầu cử Công tác tuyện truyền, phổ biến pháp luật về bầu cử trong thời gian tới ở thành phố Huế cấn chú trọng: 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2