intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính: Thực hiện pháp luật về cư trú-từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi

Chia sẻ: Vica999 Vica999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

16
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả pháp luật về cư trú nói chung và tỉnh Quảng Ngãi nói riêng. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm chi tiết nội dung của luận văn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính: Thực hiện pháp luật về cư trú-từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ .............../ ............... ......../ ........ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN ĐỨC THIỆN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ CƢ TRÚ- TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NGÃI Chuyên ngành: Luật Hiến pháp – Luật Hành chính Mã số: 60 38 01 02 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2018
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN QUANG VỸ Phản biện 1: .................................................................. . ....................................................................................... Phản biện 2: .................................................................. . ....................................................................................... Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp …....., Nhà...... - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số:… - Đường…………… - Quận……………… - TP……………… Thời gian: vào hồi …… giờ …… tháng …… năm 2018 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quyền tự do cư trú là một trong những quyền cơ bản của con người, được ghi nhận trong nhiều văn kiện quốc tế và khu vực. Ở Việt Nam, tự do cư trú là một trong những quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong các Hiến pháp Việt Nam, Hiến pháp năm 1946 (Điều 10), Hiến pháp năm 1959 (Điều 28), Hiến pháp năm 1980 (Điều 71), Hiến pháp năm 1992 (Điều 68), Hiến pháp năm 2013 (Điều 23), trong Bộ luật dân sự, Luật cư trú và các văn bản quy phạm pháp luật khác. Trong bối cảnh đất nước bước sang giai đoạn phát triển mới, tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế diễn ra sâu rộng, việc dịch chuyển dân cư trong nước và quốc tế ngày càng gia tăng, vì vậy quyền con người, quyền công dân, quyền cư trú đòi hỏi phải được ghi nhận và thực hiện ở mức cao hơn. Để tạo cơ sở pháp l‎ý lâu dài, ổn định, thống nhất cho công tác thực hiện pháp luật về cư trú, nhất là việc triển khai Hiến pháp năm 2013 với nhiều quy định mới đề cao quyền con người, quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân, đồng thời tạo sự chuyển biến mạnh mẽ công tác thực hiện pháp luật về cư trú theo hướng chuyên nghiệp, phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ mới. Nhận thức được vị trí và vai trò quan trọng của công tác thực hiện pháp luật về cư trú mà hơn 10 năm qua kể từ ngày 29/11/2006, Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 10 đã thông qua Luật Cư trú, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2007. Luật Cư trú được ban hành đã đánh dấu bước quan trọng trong việc cụ thể hóa quyền tự do cư trú của công dân, gắn với yêu cầu quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, đáp ứng 1
  4. kịp thời nhu cầu tư do đi lại và cư trú của công dân trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay. Hòa nhịp với tiến trình đổi mới, cũng như các tỉnh, thành phố khác trong cả nước, Quảng Ngãi đã và đang ra sức phấn đấu và đạt được được những thành tựu trên các mặt của đời sống chính trị, kinh tế, , xã hội. Tuy nhiên, trước sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước nói chung và Quảng Ngãi nói riêng, nhất là yêu cầu hội nhập kinh tế, mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế, nhiều quy định của pháp luật hiện hành về cư trú và quản lý cư trú còn bất cập, trình tự, thủ tục còn phức tạp; chưa thật sự dân chủ, thống nhất, dẫn đến tình trạng vận dụng tuỳ tiện, gây khó khăn, phiền hà cho công dân. Bên cạnh đó, cũng có một thực tế là một bộ phận nhân dân chưa thực hiện tốt quy định của pháp luật về đăng ký thường trú, tạm trú, khai báo tạm vắng, làm cho hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về cư trú chưa cao, tạo ra kẽ hở để các phần tử xấu lợi dụng tiến hành hoạt động xâm phạm đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Vì vậy, việc tìm hiểu về thực hiện pháp luật cư trú có ‎ý nghĩa quan trọng trong việc đề ra những nội dung, hình thức, giải pháp thiết thực, hiệu quả nhằm nâng cao ‎ ý thức thực hiện pháp luật của người dân trong thực hiện pháp luật cư trú, thực hiện tốt phương châm “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”, phát huy mạnh mẽ vai trò của người dân vào việc quản lý xã hội, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Từ những l‎ý do trên học viên đã mạnh dạn nghiên cứu chọn đề tài “Thực hiện pháp luật về cư trú-từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi” làm luận văn thạc sỹ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như: 2
  5. - Lý luận chung về nhà nước và pháp luật của GS.TS Đinh Văn Mậu (2011), Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. - Luật Cư trú và công tác đăng ký, quản lý nhà nước về cư trú (2008), Học viện Cảnh sát nhân dân. - Thực hiện pháp luật trong hoạt động của lực lượng Công an nhân dân về bảo vệ trật tự, an toàn xã hội ở nước ta hiện nay (1996), Luận án Phó tiến sỹ Luật học của Đỗ Tiến Triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. - Quản lý nhà nước về cư trú từ thực tiễn Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội (2017), Luận văn thạc sỹ Luật học của Nguyễn Thành Luân, Học viện Khoa học Xã hội. Bên cạnh những tài liệu nói trên, các bài báo cũng đã đề cập đến vấn đề này như: - Bài báo đăng trên trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp ngày 23/11/2015 về “Một số bất cập từ quy định của Luật cư trú và văn bản hướng dẫn - kiến nghị hoàn thiện” của ThS. Lê Văn Sua. - Bài báo đăng trên trang thông tin điện tử của tỉnh Vĩnh Long ngày 25/10/2016 về “Công tác đăng kí quản l‎‎ý cư trú trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long - thực trạng và giải pháp” của ThS, Trung tá Lê Phước Tài - Phó trưởng Cảnh sát quản l‎ý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Vĩnh Long. Dưới góc độ khoa học, các công trình nói trên là hết sức có giá trị đối với những người đã và đang nghiên cứu về thực hiện pháp luật. Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu vấn đề thực hiện pháp luật về cư trú. Vì vậy, luận văn là công trình đầu tiên thực hiện đề tài này trong phạm vi một địa phương. Tuy 3
  6. vậy, các công trình nghiên cứu nêu trên là nguồn tài liệu quý giá để học viên tham khảo trong việc thực hiện đề tài này. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích: Luận văn đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả pháp luật về cư trú nói chung và tỉnh Quảng Ngãi nói riêng. 3.2. Nhiệm vụ: - Phân tích những vấn đề lý luận về cư trú, pháp luật về cư trú, thực hiện pháp luật về cư trú. - Thông qua việc nghiên cứu dữ liệu sơ cấp (phiếu khảo sát điều tra và phỏng vấn sâu) và dữ liệu thứ cấp (các số liệu qua các công trình nghiên cứu và các báo cáo tổng kết của Công an tỉnh, của Sở Tư pháp và UBND tỉnh Quảng Ngãi) tác giả phân tích thực trạng việc thực hiện pháp luật về cư trú ở tỉnh Quảng Ngãi. - Bên cạnh những kết quả đạt được, rút ra được những hạn chế, bất cập trong thực hiện pháp luật về cư trú, tìm ra những nguyên nhân hạn chế,bất cập. - Phân tích, đề xuất giải pháp thực hiện pháp luật về cư trú ngày càng hiệu quả hơn. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tình hình thực hiện pháp luật về cư trú tại tỉnh Quảng Ngãi. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi không gian: Luận văn nghiên cứu trong phạm vi tỉnh Quảng Ngãi Phạm vi thời gian: Từ năm 2015 - 2017. 4
  7. Phạm vi nội dung: Thực hiện pháp luật về cư trú 5. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận Luận văn lấy quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật XHCN làm cơ sở phương pháp luận; đặc biệt coi trọng những quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về cải cách tư pháp nhằm bảo vệ quyền tự do cư trú của công dân. Trên cơ sở đó, phân tích các vấn đề lý luận cũng như đánh giá thực tiễn quá trình thực hiện pháp luật về cư trú. 5.2. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phối hợp hệ thống các phương pháp nghiên cứu cơ bản như sau: - Phương pháp thu thập thông tin trực tiếp: quan sát, phỏng vấn. - Phương pháp thu thập thông tin gián tiếp: phân tích và tổng hợp số liệu. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu, tư liệu tham khảo: nguồn tin từ mạng Internet, thông tin báo cáo định kỳ của UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố, Sở Công an và các cơ quan, đơn vị có liên quan. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn hệ thống hoá những vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật về cư trú. Từ đó bổ sung một số vấn đề về lý luận pháp luật về cư trú và thực hiện pháp luật về cư trú. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn 5
  8. - Thông qua nghiên cứu đề tài thực hiện pháp luật về cư trú trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giúp cho các cơ quan, đơn vị, cá nhân hiểu rõ về đường lối, chủ trưởng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về cư trú. - Các kết quả nghiên cứu của đề tài có thể là nguồn tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý nhà nước về cư trú, cơ quan nghiên cứu, giảng dạy, làm tài liệu tập huấn, phổ biến tuyên truyền, giáo dục pháp luật về cư trú cho cán bộ, công chức và nhân dân trong lĩnh vực cư trú. - Một số kiến nghị, giải pháp của đề tài có giá trị tham khảo đối với các cơ quan nhà nước trong việc xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện pháp luật về cư trú 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn bao gồm 3 chương cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở khoa học thực hiện pháp luật cư trú Chương 2: Thực trạng thực hiện pháp luật cư trú của tỉnh Quảng Ngãi. Chương 3: Phương hướng và giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật cư trú từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi. 6
  9. Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC THỰC HIỆNPHÁP LUẬT VỀ CƢ TRÚ 1.1.Quan niệm về cƣ trú và pháp luật về cƣ trú 1.1.1. Quan niệm về cư trú Cư trú là việc công dân sinh sống thường xuyên tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn hoặc huyện đảo nơi chưa tổ chức đơn vị hành chính cấp xã được nhà nước quản lý thông qua hình thức đăng ký thường trú hoặc tạm trú. 1.1.2. Nguyên tắc về cư trú Theo Điều 4 Luật cư trú số 81/2006/QH11 Quy định về nguyên tắc cư trú và quản lý cư trú... "1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. 2. Bảo đảm hài hoà quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, lợi ích của Nhà nước, cộng đồng và xã hội; kết hợp giữa việc bảo đảm quyền tự do cư trú, các quyền cơ bản khác của công dân và trách nhiệm của Nhà nước với nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. 3. Trình tự, thủ tục đăng ký thường trú, tạm trú phải đơn giản, thuận tiện, kịp thời, chính xác, công khai, minh bạch, không gây phiền hà; việc quản lý cư trú phải bảo đảm hiệu quả. 4. Mọi thay đổi về cư trú phải được đăng ký; mỗi người chỉ được đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú tại một nơi". 1.1.3. Pháp luật về cư trú Từ cơ sở lý luận, có thể hiểu: pháp luật về cư trú là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh quá trình cư trú của cơ quan, tổ chức, cá nhân và việc giải 7
  10. quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động cư trú của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 1.2. Quan niệm thực hiện pháp luật về cƣ trú 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về cư trú 1.2.1.1 Khái niệm thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về cư trú * Thực hiện pháp luật Thực hiện pháp luật là quá trình thành viên trong xã hội thực hiện các hành vi xử sự theo yêu cầu của pháp luật dưới những hình thức và tính chất thực hiện khác nhau, nhưng cùng nhằm mục đích bảo đảm cho pháp luật được thực hiện, tăng cường pháp chế trong đời sống, trong nhà nước và xã hội. * Thực hiện pháp luật về cƣ trú Thực hiện pháp luật về cư trú được hiểu là đưa pháp luật về cư trú vào thực tiễn, đền gần với người trực tiếp làm công tác giải quyết các vấn đề liên quan đến cư trú bao gồm cán bộ, công chức có liên quan và đặc biệt là người dân, bởi họ là chủ thể thực hiện pháp luật về cư trú, hơn ai hết họ là những người phải biết được khung pháp lý để từ đó thực hiện đảm bảo, tránh ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của bản thân mình và gây cản trở hoạt động của các cơ quan nhà nước. 1.2.1.2 Đặc điểm thực hiện pháp luật Thứ nhất, thực hiện pháp luật là một trong những hình thức để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. 8
  11. Thứ hai, thực hiện pháp luật là hành vi hợp pháp của các chủ thể. Pháp luật được đặt ra để điều chỉnh hành vi của con người nên việc thực hiện pháp luật phải thể hiện ở hành vi của con người. Thứ ba, thực hiện pháp luật do nhiều chủ thể khác nhau tiến hành với nhiều cách thức, trình tự thủ tục khác nhau. 1.2.1.3. Vai trò của thực hiện pháp luật về cư trú * Vai trò của thực hiện pháp luật trong việc triển khai thực hiện quan điểm, đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước * Vai trò của thực hiện pháp luật trong việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. 1.2.2.1. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền * Cấp bộ: Bộ Công an Trong đó, Cục Cảnh sát đăng ký, quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư (C72) trực thuộc Tổng cục Cảnh sát có trách nhiệm giúp Tổng cục trưởng thống nhất, quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính trong cả nước về công tác đăng ký, quản lý cư trú; cấp và quản lý căn cước công dân; xây dựng, quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ công tác quản lý nhà nước về cư trú, đảm bảo an ninh, quốc phòng, phát triển kinh tế, xã hội theo đúng quy định của pháp luật và của Bộ trưởng . * Cấp tỉnh: Công an tỉnh và các thành phố trực thuộc Trung ương Trong đó, đơn vị tham gia trực tiếp quản lý nhà nước về cư trú là Phòng Cảnh sát quản l‎ý hành chính về trật tự xã hội (PC64) 9
  12. * Cấp huyện: Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Trong đó, đơn vị tham gia trực tiếp quản lý nhà nước về cư trú là Phòng Cảnh sát quản l‎ý hành chính về trật tự xã hội. * Cấp xã: Công an xã, phƣờng, thị trấn Ở cấp xã có 01 cán bộ thực hiện công tác chuyên môn. 1.2.2.2. Các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện pháp luật về cư trú. Là các tổ chức, hộ gia đình, công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vẫn còn quốc tịch Việt Nam trở về Việt Nam sinh sống. Chủ thể này tham gia thực hiện pháp luật về cư trú mục đích ổn định cuộc sống. 1.2.3. Nội dung, hình thức và tiêu chí thực hiện pháp luật về cư trú 1.2.3.1. Nội dung Để pháp luật đi vào cuộc sống đòi hỏi các cơ quan nhà nước, cá nhân phải thực hiện các hoạt động cụ thể khác nhau, bao gồm: - Tuyên truyền pháp luật về cƣ trú: Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nói chung, pháp luật về cư trú nói riêng là nhiệm vụ của các cấp, các ngành. - Triển khai thực hiện pháp luật về cƣ trú: Công tác triển khai, thực hiện pháp luật trong cuộc sống nói chung và triển khai thực hiện pháp luật về cư trú nói riêng chủ yếu thuộc về trách nhiệm và là chức năng của cơ quan hành pháp. Các hoạt động cụ thể để thực hiện pháp luật của các cơ quan nhà nƣớc về cƣ trú: - Các hoạt động của Chính phủ: 10
  13. - Hoạt động của Bộ Công an: - Các hoạt động của Uỷ ban nhân dân: - Hoạt động của cơ quan đăng ký, quản lý lƣu trú: - Hoạt động của ngƣời trực tiếp làm công tác đăng ký, quản lý cƣ trú: 1.2.3.2. Hình thức Căn cứ vào tính chất của hoạt động thực hiện pháp luật về cư trú, trên cơ sở nhận thức chung về các hình thức thực hiện pháp luật về cư trú, có thể xác định những hình thức thực hiện pháp luật về cư trú bao gồm các hình thức sau: Tuân thủ pháp luật về cƣ trú: Thi hành pháp luật về cƣ trú: Sử dụng pháp luật về cƣ trú: Áp dụng pháp luật về cƣ trú: 1.2.3.3. Tiêu chí để đánh giá hiệu quả thực hiện pháp luật về cư trú Nhìn từ góc độ của lý luận về theo dõi thi hành pháp luật, trên cơ sở nghiên cứu tổng thể hệ thống quản lý nhà nước về cư trú, hiệu quả thực hiện pháp luật trong lĩnh vực cư trú phải được xem xét, đánh giá trên cơ sở so sánh, đối chiếu với các tiêu chí cơ bản sau đây: Thứ nhất, Nhà nước phải xây dựng được hệ thống văn bản pháp luật về cư trú thực sự đầy đủ, đồng bộ và bảo đảm các điều kiện để tổ chức thi hành các quy định đó theo đúng nội dung của Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú. Thứ hai, bảo đảm thực sự thuận lợi, khách quan và chính xác trong hoạt động đăng ký cư trú. 11
  14. Thứ ba, bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của người yêu cầu đăng ký với chi phí đăng ký thấp nhất khi thực hiện các quy định về đăng ký. 1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật về cư trú 1.2.4.1. Các yếu tố bên trong 1.4.2. 2. Các yếu tố bên ngoài 1.3. Kinh nghiệm thực hiện pháp luật về cƣ trú ở một số địa phƣơng và bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Quảng Ngãi 1.3.1. Kinh nghiệm của các địa phương 1.3.1.1. Thực hiện pháp luật về cư trú ở thành phố Hải Phòng 1.3.1.1. Thực hiện pháp luật về cư trú của tỉnh Quảng Bình 1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Quảng Ngãi Tiểu kết chương 1 Cư trú là một quyền hiến định của công dân, đăng ký thường trú, tạm trú, khai báo tạm vắng, lưu trú là quyền, đồng thời là nghĩa vụ của của công dân. Quản lý hành chính nhà nước về cư trú là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền nhằm bảo đảm an ninh cho công dân, nhà nước, xã hội, được pháp luật quy định. Pháp luật về cư trú là một chế định thuộc ngành Luật Hành chính, là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước về cư trú. Pháp luật về cư trú chỉ có ý nghĩa đích thực khi được thực hiện. Thực hiện pháp luật về cư trú thực chất là biến các quy định của pháp luật về cư trú thành các hoạt động của các chủ thể pháp luật về cư trú. 12
  15. Tuy nhiên, thời gian qua, thực hiện pháp luật về cư trú trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi còn nhiều bất cập, vẫn vòn xảy ra tình trạng đăng ký cư trú khi chưa đủ thủ tục (thiếu đề xuất ý kiến bằng văn bản; không có giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp…); cấp giấy chuyển hộ khẩu không đúng thẩm quyền; cấp phiếu khai báo tạm vắng không đúng đối tượng (như: sinh viên, công dân đi làm ăn xa); việc trao đổi thông tin thay đổi về nhân khẩu, hộ khẩu cho nơi cấp giấy chuyển hộ khẩu và tàng thư căn cước công dân chưa thực hiện thường xuyên, dẫn đến tình trạng công dân có 02 nơi thường trú. Trên cơ sở khoa học về thực hiện pháp luật về cư trú, học viên đi sâu phân tích thực trạng tại Chương 2 của luận văn. 13
  16. Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ CƢ TRÚ TẠI TỈNH QUẢNG NGÃI 2.1. Tổng quan về tỉnh Quảng Ngãi 2.1.1. Đặc điểm tình tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ngãi * Điều kiện tự nhiên + Vị trí địa lý + Hành chính + Địa hình + Khí hậu + Sông ngòi và chế độ thuỷ văn * Điều kiện xã hội + Dân số + Kinh tế + Giao thông + Văn hóa, Du lịch 2.1.2. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến thực hiện pháp luật về cư trú. Tất cả các yếu tố nêu trên đều có những ảnh hưởng cả tích cực, tiêu cực đến thực hiện pháp luật về cư trú, thể hiện như sau: 2.1.2.1.Tác động tích cực - Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi cơ bản ổn định. - Đội ngũ cán bộ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thực hiện pháp luật về cư trú có tinh thần trách nhiệm cao trong thực thi nhiệm vụ. 14
  17. - Công tác thực hiện pháp luật về cư trú tại Quảng Ngãi thường xuyên nhận được sự quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn cấp trên; cơ chế phối hợp giữa lực lượng CAND với các cấp, các ngành có liên quan và các tổ chức đoàn thể được xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện có hiệu quả. - Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ và nhân dân về tầm quan trọng của công tác thực hiện các quy định của pháp luật về cư trú được chú trọng thực hiện, sử dụng nhiều phương pháp, hình thức đa dạng. 2.1.2.2.Tác động tiêu cực: Thứ nhất, Quảng Ngãi là một tỉnh nghèo, có 6 huyện miền núi, có đông đồng bào dân tộc thiểu số, bên cạnh đó có 01 huyện đảo là Lý Sơn, điều kiện đi lại còn khó khăn, trình độ kém; có đông đồng bào xa quê làm ăn ở thành phố Hồ Chí Minh; các hộ dân thường xuyên vắng tại địa phương để đánh bắt cá xa bờ. - Thứ hai, giao thông từ thành phố Quảng Ngãi đến các huyện vùng núi như Tây Trà, Sơn Trà, Ba Tơ chưa được đầu tư, đặc biệt từ trung tâm thị trấn huyện về các xã đồi núi, đường sá đi lại vất vả nên một số cán bộ chiến sỹ công an ngại không muốn về công tác tại xã vì điều kiện đi lại đã khó khăn, cơ sở vật chất lại thiếu thốn, dân cư thưa thớt, vì vậy quá trình thực hiện các quy định của pháp luật nói chung và các quy định của pháp luật về cư trú nói riêng. - Thứ ba,, tỉnh Quảng Ngãi bao gồm 01 thành phố trực thuộc và 13 huyện, trong đó có 01 huyện đảo, 6 huyện đồng bằng, 6 huyện miền núi, khoảng 42.604 người, trong đó nhiều nhất là Phật giáo với 22.284 người, Đạo Tin Lành có 11.032 người, Công giáo có 6.376 15
  18. người, Đạo Cao Đài có 6.000 người, còn lại các tôn giáo khác như Hồi giáo, Phật giáo Hòa Hảo mỗi đạo có ba người, Bà la môn và Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam mỗi đạo có hai người, ít nhất là Bửu sơn kỳ hương và Bahá'í mỗi đạo có một người. Trên địa bàn tỉnh hiện nay có có 27 linh mục về quản lý giáo xứ và giáo hạt trên địa bàn. Hàng năm có các “chủng sinh” các trường trong tôn giáo về thực tập tại các giáo xứ, các linh mục đến thăm và hoạt động trên địa bàn nhưng không đăng ký tạm trú và lưu trú. Hiện nay trên địa bàn tỉnh còn một số linh mục cực đoan, chống đối, không hợp tác với chính quyền nên việc thực hiện các quy định của pháp luật về cư trú như đăng ký, quản lý tạm trú, lưu trú gặp nhiều khó khăn, chưa phát huy được hiệu lực của Luật cư trú trong công tác quản lý xã hội. Thứ tư, trong những năm gần đây kinh tế của tỉnh có những bước phát triển vượt bậc cùng với sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp, đặc biệt là Khu kinh tế Dung Quất, Khu liên hợp Công nghiệp - Đô thị và Dịch vụ VSIP Quảng Ngãi đã thu hút hàng vạn công nhân, chuyên gia, kỹ sư trong, ngoài nước đến lao động, làm việc dẫn đến tình hình nhân hộ khẩu có lúc tăng đột biến; vấn đề đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư còn nhiều vướng mắc, bất cập kéo theo nhiều vấn đề phát sinh ảnh hưởng đến ANTT. 2.2. Hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền 2.2.1. Tổ chức, bộ máy, nhân sự Nhằm đáp ứng yêu cầu công tác đăng ký quản lý cư trú trong tình hình mới, thực hiện Luật cư trú Công an tỉnh Quảng Ngãi đã tập trung chỉ đạo và rà soát, phân công bố trí cán bộ có trình độ, phẩm chất tốt trực tiếp thực hiện công tác đăng ký quản lý cư trú của công 16
  19. an các cấp. Đã lựa chọn, bố trí 242 đồng chí trong đó: Công an các huyện, thành, thị: 29 đ/c (Đại học: 14 đ/c, cao đẳng: 01 đ/c; trung học: 14 đ/c); công an xã, phường, thị trấn: 213 đ/c (Đại học: 19 đ/c, cao đảng: 01 đ/c; trung học: 134 đ/c, sơ cấp: 01đ/c, chưa qua đào tạo: 58đ/c). Cán bộ chuyên đề thực hiện công tác quản lý cư trú tại Phòng PC64: có 05 đ/c (trình độ: đại học 03 đ/c, trung cấp 02 đ/c). 2.2.2. Tình hình cư trú trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi Theo nguồn niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi năm 2017, toàn tỉnh có: Tổng số: 271.039 hộ, 1.064.941 nhân khẩu. 50.297 hộ ở TP; 214.629 nhân khẩu ở TP; 547.402 nhân khẩu nữ; 761.232 nhân khẩu từ đủ 14 tuổi trở lên. Trong đó : - Hộ, nhân khẩu thường trú: + Tổng số: 271.917 hộ, 1.068.314 nhân khẩu. Trong đó 46.441 hộ ở TP, 179.968 nhân khẩu ở TP; 544.001 nhân khẩu nữ; 749.383 nhân khẩu từ đủ 14 tuổi trở lên. + Nhân khẩu tập thể: Tổng số: 6.127 nhân khẩu, 4.226 nhân khẩu ở TP; 3.178 nhân khẩu nữ. + Không cư trú tại nơi đăng ký thường trú: Tổng số: 3.403 hộ, 45.317 nhân khẩu. Trong đó đi ngoại tỉnh 2.427 hộ, 30.424 nhân khẩu. - Hộ nhân khẩu tạm trú: + Tổng số: 5.014 hộ, 41.579 nhân khẩu. Trong đó: 4.392 hộ ở TP, 33.459 nhân khẩu ở TP; 22.447 nhân khẩu nữ, 38.071 nhân khẩu từ đủ 14 tuổi trở lên. + Ngoài tỉnh đến 1.549 hộ, 20.924 nhân khẩu. 17
  20. - Nhân khẩu lưu trú: 11.371 nhân khẩu, 4.644 nhân khẩu nữ. - Nhân khẩu tạm vắng: 4.394 nhân khẩu, 968 nhân khẩu nữ. 2.2.3. Sự phối hợp giữa cơ quan đăng ký, quản lý cư trú với các cơ quan, tổ chức khác có liên quan: 2.2.4. Công tác triển khai thi hành pháp luật về cư trú . 2.2.5. Công tác tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật về cư trú 2.3. Thực hiện pháp luật về cƣ trú của tổ chức, hộ gia đình, công dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. 2.3.1 Kết quả thực hiện pháp luật về cư trú của tổ chức, hộ gia đình và công dân - Đăng ký thƣờng trú (từ 1/1/2015 đến 30/12/2017): - Đăng ký, quản lý tạm trú. - Thông báo lƣu trú. - Khai báo tạm vắng. - Công tác đăng ký, quản lý cƣ trú tại các khu công nghiệp - Công tác đăng ký, quản lý cƣ trú trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự. 2.3.2 . Những hạn chế, bất cập trong trong quá trình thực hiện pháp luật về cư trú của tổ chức, hộ gia đình và công dân 2.4. Đánh giá chung 2.4.1. Những kết quả đạt được * Nguyên nhân của kết quả. 2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế * Nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót: 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2