intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính: Thực hiện pháp luật về dịch vụ văn hóa ở tỉnh Quảng Bình

Chia sẻ: Vica999 Vica999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

17
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu đề tài là trên cơ sở cơ sở lý luận về dịch vụ văn hóa và pháp luật về dịch vụ văn hóa kết hợp thực trạng thực hiện pháp luật về dịch vụ văn hóa ở tỉnh Quảng Bình, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thực hiện pháp luật về dịch vụ văn hóa nói chung và ở tỉnh Quảng Bình nói riêng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính: Thực hiện pháp luật về dịch vụ văn hóa ở tỉnh Quảng Bình

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ...…/...… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐOÀN TUẤN TƢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ DỊCH VỤ VĂN HÓA Ở TỈNH QUẢNG BÌNH Chuyên ngành: Luật hiến pháp - Luật hành chính Mã số: 60 38 01 02 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2018
  2. Công trình đƣợc hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ THỊ HƢƠNG Phản biện 1: ................................................. Phản biện 2: ................................................ Luận văn đƣợc bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp ...…., Nhà...... - Hội trƣờng bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số:… - Đƣờng………………… - TP…………… Thời gian: vào hồi … giờ … tháng …năm 2018 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thƣ viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nhà nƣớc ta là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Quyền lực nhà nƣớc là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nƣớc trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tƣ pháp. Nhà nƣớc quản lý xã hội bằng pháp luật là phƣơng thức quản lý cơ bản của hầu hết các nhà nƣớc đƣờng đại trên thế giới. Bởi pháp luật là công cụ điều chỉnh mang tính quy phạm và tính bắt buộc chung, pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính phổ biến, điển hình trong hầu hết các lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội, đáp ứng ngày một tốt hơn những nhu cầu, đòi hỏi của mỗi cá nhân cũng nhƣ toàn xã hội. Tuy nhiên, ở nƣớc ta hiện nay việc triển khai thực hiện đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc còn nhiều tồn tai, hạn chế, kỷ luật, kỷ cƣơng chƣa nghiêm, tình trạng thiếu hiểu biết pháp luật, coi thƣờng pháp luật, vi phạm pháp luật diễn ra tƣơng đối phổ biến. Do đó, việc đề cao pháp luật, tôn trọng tính tối cao của pháp luật, tăng cƣờng pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm cho pháp luật đƣợc thực hiện nghiêm túc là một yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Hòa nhịp với tiến trình đổi mới, cũng nhƣ các tỉnh, thành phố khác trong cả nƣớc, Quảng Bình đã và đang ra sức phấn đấu và đạt đƣợc đƣợc những thành tựu trên các mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Đặc biệt trong hoạt động dịch vụ văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đang diễn ra sôi động, góp phần tích cực vào việc tuyền truyền, phổ biến các giá trị tinh hoa văn hóa của Việt Nam đến khắp bạn bè trên thế giới. Các sản phẩm sách báo, bằng đĩa và văn hóa phẩm với chủng loại phong phú, đa dạng đã và đang len lỏi đến từng khu phố, cụm dân cƣ, thôn xóm và bản làng nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của nhân dân. Đây thực sự là món ăn tinh thần quý giá, nó thẩm thấu sâu vào nếp nghĩ, lối sống và biến thành hành vi của ngƣời dân trong lao động, sáng tạo, trong quan hệ cộng đồng và tinh thần yêu nƣớc. Bên cạnh đó, các hoạt động văn hóa dƣới dạng tham gia dịch vụ nhƣ karaoke, vũ trƣờng, cà phê ca nhạc, internet… cũng đang cuốn hút mọi tầng lớp từ thành thị đến nông thôn. Loại hình văn hóa này ngày càng phát triển đã kéo theo nhiều nhà cung cấp dịch vụ ở mọi thành phần kinh tế khác nhau tham gia với quy mô 1
  4. hoạt động ngày càng rộng nhằm thỏa mãn nhu cầu hƣởng thụ các giá trị văn hóa của nhân dân và mang lại lợi ích cho nhà cung cấp. Các sản phẩm văn hóa thuộc lĩnh vực tinh thần khi đƣợc phổ biến sẽ tác động mạnh mẽ đến tƣ tƣởng, tình cảm của con ngƣời và làm hình thành nhân cách con ngƣời. Trong hoạt động dịch vụ và kinh doanh văn hóa phẩm hiện nay ở nƣớc ta nổi bật lên sự xuất hiện của các loại hàng nhập lậu, hàng giả, hàng cấm, hàng ngoài luồng gây nhức nhối cho các nhà quản lý lĩnh vực văn hóa. Sự kiện này còn liên quan đến vấn đề bản quyền tác giả, mà lâu nay nhiều báo chí đã lên tiếng. Ví dụ: tranh phố cổ của họa sĩ Bùi Xuân Phái rất đƣợc giá. Bỗng xuất hiện một số ngƣời chép lại tranh của ông rồi đem bán, nói đây là bản gốc. Hiển nhiên là cần phải xử lý về mặt bản quyền tác giả, đồng thời xử lý cả ngƣời bán tranh giả nữa. Đồ gốm giả cổ của Trung Quốc nhập vào ta, ngƣời bán hàng đồ cổ giả cứ đặt giá nhƣ đồ cổ thật, thì phải chịu trách nhiệm thế nào?... Xã hội truyền thống Việt Nam là xã hội nông nghiệp, chƣa có truyền thống buôn bán, càng chƣa có “văn hóa buôn bán”. Nói đến nghề buôn, ngƣời ta nghĩ ngay đến chuyện “buôn gian, bán lận” đến sự trốn thuế đối với nhà nƣớc. Nghề kinh doanh văn hóa phẩm cũng diễn ra nhƣ vậy. Trên thực tế, việc thực hiện pháp luật về dịch vụ văn hóa ở tỉnh Quảng Bình chƣa có cơ quan, tổ chức, cá nhân nào nghiên cứu đánh giá một cách bài bản, khoa học, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để tổng kết, rút kinh nghiệm, cũng nhƣ đề ra phƣơng hƣớng, giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng công tác này. Xuất phát từ tình hình nói trên, học viên chọn đề tài “Thực hiện pháp luật về dịch vụ văn hóa ở tỉnh Quảng Bình” làm Luận văn thạc sỹ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính, với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả việc thực hiện pháp luật về dịch vụ văn hóa ở tỉnh Quảng Bình. Đề tài trên đây có ý nghĩa thực tiễn cấp bách, nó góp phần tạo ra thói quen phục vụ tận tình, kinh doanh trung thực, lành mạnh, hình thành nên văn hóa dịch vụ và kinh doanh, trƣớc hết là đối với lĩnh vực văn hóa - vẫn đƣợc xem là dạng hàng hóa đặc biệt trong nền kinh tế thị trƣờng tại tỉnh Quảng Bình. 2
  5. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Làm thế nào để nâng cao chất lƣợng, hiệu quả việc thực hiện pháp luật trong hoạt động dịch vụ hóa đã và đang là vấn đề đƣợc nhiều nhà nghiên cứu, nhà quản lý quan tâm nhằm tìm ra những giải pháp tích cực. Đến nay đã có một số công trình nghiên cứu ở những cấp độ khác nhau đƣợc công bố thể hiện qua sách chuyên khảo, luận văn, bài báo. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu nhƣ: - Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật của GS.TS Đinh Văn Mậu (2011), Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. Giáo trình đã cung cấp những kiến thức lý luận cơ bản nhất về nhà nƣớc và pháp luật làm cơ sở phƣơng pháp luận để nghiên cứu các vấn đề thực tiễn về nhà nƣớc, về quản lý nhà nƣớc về xây dựng, thực hiện pháp luật, đồng thời để nghiên cứu sâu về các khoa học pháp lý, hành chính chuyên ngành. - Giáo trình Quản lý nhà nước về văn hóa của PGS.TS Nguyễn Văn Tiến (2009), Nhà xuất bản văn hóa. Giáo trình đã cung cấp những kiến thức cơ bản về quản lý, quản lý nhà nƣớc về văn hóa, vai trò của công tác quản lý nhà nƣớc về văn hóa. - Luận văn Quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội của học viên Nguyễn Thị Xuân Thƣ, chuyên ngành Quản lý văn hóa, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Nghệ thuật Trung ƣơng (2013-2015). Luận văn này sau khi nghiên cứu tổng quan vai trò của quản lý nhà nƣớc về văn hóa đối với sự phát triển văn hóa - xã hội quận Hai Bà Trƣng, bƣớc đầu đánh giá đƣợc thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với một số lĩnh vực văn hóa để trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về văn hóa ở quận Hai Bà Trƣng. Bên cạnh những ấn phẩm, tài liệu khoa học và các nghiên cứu của luận văn cao học chuyên ngành Văn hóa, Quản lý công, Luật thì các bài báo cũng đã đề cập đến vấn đề này nhƣ: - Bài báo trên báo điện tử Vĩnh Phúc về “Tăng cường quản lý hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng” của tác giả Lê Duyên đã nêu rõ thực trạng công tác quản lý hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa công công trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và những nội dung chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Vĩnh Phúc về thực hiện các chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc liên quan đến hoạt động dịch vụ văn hóa. Dƣới góc độ khoa học, các công trình nói trên là hết sức có giá trị đối với những ngƣời đã và đang nghiên cứu về thực 3
  6. hiện pháp luật. Tuy nhiên, đến nay chƣa có công trình nào nghiên cứu vấn đề thực hiện pháp luật về dịch vụ văn hóa. Vì vậy, luận văn là công trình đầu tiên thực hiện đề tài này trong phạm vi một địa phƣơng. Tuy vậy, các công trình nghiên cứu nêu trên là nguồn tài liệu quý giá để học viên tham khảo trong việc thực hiện đề tài này. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Trên cơ sở cơ sở lý luận về dịch vụ văn hóa và pháp luật về dịch vụ văn hóa kết hợp thực trạng thực hiện pháp luật về dịch vụ văn hóa ở tỉnh Quarnng Bình, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thực hiện pháp luật về dịch vụ văn hóa nói chung và ở tỉnh Quảng Bình nói riêng. 3.2. Nhiệm vụ - Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận của thực hiện pháp luật về dịch vụ văn hóa với tƣ cách là những phƣơng tiện để đƣa pháp luật về dịch vụ văn hóa vào cuộc sống thực tiễn. - Đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về dịch vụ văn hóa ở tỉnh Quảng Bình - Đề xuất các giải pháp nhằm góp phần bảo đảm thực hiện pháp luật về dịch vụ văn hóa ở tỉnh Quảng Bình. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận thực hiện pháp luật về dịch vụ văn hóa nói chung và thực tiễn thực hiện pháp luật về dịch vụ văn hóa ở tỉnh Quảng Bình hiện nay nói riêng, dƣới góc độ chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu hệ thống các văn bản qui phạm pháp luật về dịch vụ văn hóa và hoạt động thực hiện pháp luật về dịch vụ văn hóa ở tỉnh Quảng Bình. Các số liệu, thông tin làm cơ sở đƣợc thu thập trong thời gian năm 2010 đến nay. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận Luận văn đƣợc nghiên cứu trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về nhà nƣớc và pháp luật. Quan điểm, chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc về dịch vụ văn hóa và thực hiện pháp luật về dịch vụ văn hóa. 4
  7. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học phù hợp với tính chất và yêu cầu của đề tài nhƣ: + Phƣơng pháp phân tích: đƣợc sử dụng trong luận văn để phân tích các quy định pháp luật tại Chƣơng 1, Chƣơng 2 và Chƣơng 3. Việc phân tích các quy định của pháp luật, các tình huống thực tiễn có liên quan để làm căn cứ đƣa ra các kết luận tại mỗi chƣơng. + Phƣơng pháp thống kê: đƣợc sử dụng trong luận văn để thống kê hành vi vi phạm, chọn lựa những hành vi vi phạm điển hình đối với việc thực hiện kinh doanh dịch vụ văn hóa. + Phƣơng pháp quy nạp: sử dụng các kết quả nghiên cứu đã công bố để đƣa vào luận văn của mình. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Luận văn góp phần tiếp tục làm sáng tỏ về mặt lý luận và thực tiễn thực hiện pháp luật về dịch vụ văn hóa nói chung và thực hiện pháp luật về dịch vụ văn hóa ở tỉnh Quảng Bình nói riêng. Kết quả của việc nghiên cứu là một tài liệu có ý nghĩa tham khảo, ứng dụng trong tổ chức thực hiện pháp luật về dịch vụ văn hóa trên địa bàn tỉnh; trong thực hiện quản lý, hƣớng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra công tác đăng ký, quản lý dịch vụ văn hóa của Chính quyền và cá nhân có thẩm quyền ở các cấp. - Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần nhất định trong công tác quản lý, tổ chức thi hành pháp luật về dịch vụ văn hóa của tỉnh; nâng cao ý thức pháp luật của ngƣời dân trong việc tuân thủ, thi hành và sử dụng pháp luật dịch vụ văn hóa... 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục. Nội dung chính của luận văn bao gồm 2 chƣơng cụ thể nhƣ sau: Chương 1: Cơ sở lý luận của thực hiện pháp luật về dịch vụ văn hóa Chương 2: Thực trạng và giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về dịch vụ văn hóa ở tỉnh Quảng Bình 5
  8. Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ DỊCH VỤ VĂN HÓA 1.1. Quan niệm dịch vụ văn hóa và pháp luật về dịch vụ văn hóa 1.1.1. Quan niệm về dịch vụ văn hóa 1.1.1.1. Văn hóa Văn hoá thƣờng đƣợc quan niệm một cách hình tƣợng nhƣ một thiên nhiên thứ hai - thiên nhiên nhân tạo. Ẩn dụ này đã đƣợc rộng rãi các nhà khoa học chấp nhận, bao hàm trong nó hai nghĩa cơ bản: Tóm lại, các định nghĩa về văn hóa hiện nay rất đa dạng, mỗi định nghĩa đề cập đến những dạng thức hoặc những lĩnh vực khác nhau trong văn hóa. Dựa trên các định nghĩa đã nêu để xác định một khái niệm văn hóa nhằm thuận tiện cho việc thu thập và phân tích dự liệu khi nghiên cứu luận văn, theo quan điểm của tác giả, dƣới góc độ pháp luật văn hóa là sản phẩm của con người được tạo ra trong quá trình lao động (từ lao động trí óc đến lao động chân tay), được chi phối bởi môi trường (môi tự nhiên và xã hội) xung quanh và tính cách của từng tộc người. Nhờ có văn hóa mà con người trở nên khác biệt so với các loài động vật khác; và do được chi phối bởi môi trường xung quanh và tính cách tộc người nên văn hóa ở mỗi tộc người sẽ có những đặc trưng riêng. 1.1.1.2. Dịch vụ văn hóa Cơ bản có 9 dạng dịch vụ văn hóa nhƣ sau: a) Hoạt động nghệ thuật biểu diễn b) Hoạt động điện ảnh và kinh doanh băng đĩa hình c) Hoạt động mỹ thuật d) Hoạt động đào tạo cán bộ văn hoá nghệ thuật e) Hoạt động bảo tồn, bảo tàng f) Hoạt động lễ hội truyền thống g) Hoạt động nhà văn hoá, Trung tâm VHTT h) Hoạt động bảo hộ bản quyền tác giả i) Hoạt động xuất bản. 1.1.1.3. Đặc điểm của dịch vụ văn hóa 6
  9. 1.1.2. Pháp luật về dịch vụ văn hóa 1.1.2.1. Khái niệm và đặc điểm pháp luật về dịch vụ văn hóa Từ cơ sở lý luận trên, tác giả đƣa ra quan điểm cho rằng: Pháp luật về dịch vụ văn hóa là hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ văn hóa. 1.1.2.2. Đối tượng điều chỉnh của pháp luật về dịch vụ văn hóa Đối tƣợng điều chỉnh của pháp luật là những quan hệ xã hội trong một lĩnh vực của đời sống xã hội hoặc những nhóm quan hệ xã hội có tính chất giống nhau, gần gũi với nhau do một ngành luật điều chỉnh. 1.2. Thực hiện pháp luật về dịch vụ văn hóa 1.2.1. Khái niệm Từ phân tích trên có thể khái quát: Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống và trở thành những hoạt động thực tế, hợp pháp của các chủ thể pháp luật. Trên nền các khái niệm: Văn hóa, dịch vụ văn hóa, pháp luật về dịch vụ văn hóa có thể hiểu: Thực hiện pháp luật về dịch vụ văn hóa là hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật về thực hiện đăng ký, quản lý dịch vụ văn hóa đi vào cuộc sống, góp phần xây dựng, phát triển nền văn hóa và đảm bảo sự quản lý của nhà nước. - Thực hiện pháp luật về dịch vụ văn hóa phải là xử sự của các chủ thể có năng lực hành vi pháp luật, tức là xử sự của chủ thể có khả năng bằng hành vi của chính mình xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình. Nhƣ trên đã nói, pháp luật về dịch vụ văn hóa chỉ có thể điều chỉnh xử sự của các chủ thể có khả năng nhận thức, với các chủ thể không có khả năng nhận thức thì các quy định của pháp luật hoàn toàn vô tác dụng. Song không phải tất cả các chủ thể có khả năng nhận thức đều có thể đƣợc coi là có năng lực hành vi pháp luật, một chủ thể cụ thể chỉ có thể đƣợc coi là có năng lực hành vi pháp luật khi có đủ những điều kiện nhất định. Điều kiện này là khác nhau đối với các loại chủ thể khác nhau. Đối với chủ thể là tổ chức thì sẽ có năng lực hành vi pháp luật từ khi nó đƣợc thành lập hoặc đƣợc công nhận. Còn đối với chủ thể là cá nhân thì điều kiện đó là độ tuổi và khả năng nhận thức của chủ thể. 7
  10. 1.2.2. Đặc điểm của thực hiện pháp luật về dịch vụ văn hóa Thứ nhất, về chủ thể thực hiện pháp luật về dịch vụ văn hóa Thứ hai, về phạm vi thực hiện pháp luật về dịch vụ văn hóa Thứ ba, về khách thể của thực hiện pháp luật về dịch vụ văn hóa 1.2.3. Vai trò của thực hiện pháp luật về dịch vụ văn hóa Một là, thực hiện pháp luật về dịch vụ văn hóa góp phần tích cực đưa pháp luật vào đời sống thực tiễn, thúc đẩy giá trị văn hóa tinh thần phát triển theo đúng quan điểm, đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước Hai là, thực hiện pháp luật về dịch vụ văn hóa góp phần ngăn ngừa và hạn chế các vi phạm pháp luật, giải quyết kịp thời những vi phạm pháp luật, tăng cường pháp chế trong hoạt động dịch vụ văn hóa. Ba là, thông qua thực hiện pháp luật về dịch vụ văn hóa góp phổ biến, giáo dục pháp luật, xây dựng thói quen, ý thức của công dân sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật. 1.2.4. Nội dung của thực hiện pháp luật về dịch vụ văn hóa 1.2.4.1. Ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành pháp luật về dịch vụ văn hóa Pháp luật về dịch vụ văn hóa sau khi đƣợc các cơ quan có thẩm quyền ban hành không phải ngay lập tức đƣợc tổ chức thực hiện, thi hành ngay mà cần phải có những văn bản hƣớng dẫn thi hành. Từ luật/pháp lệnh đến nghị định, thông tƣ hƣớng dẫn thi hành luật/pháp lệnh, trên cơ sở đó, các cơ quan đơn vị, bộ, ban ngành tiếp tục có những văn bản chỉ đạo, quy định chi tiết hƣớng dẫn thi hành pháp luật (văn bản quy phạm pháp luật và văn bản cá biệt) trong phạm vi mình quản lý đảm bảo pháp luật đƣợc hiểu rõ và thực thi phù hợp với điều kiện, tình hình của đơn vị, địa phƣơng. Đối với pháp luật về dịch vụ văn hóa cũng vậy, sau khi các văn bản pháp luật ra đời, Bộ Tƣ pháp và rất nhiều cơ quan liên quan (Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Bộ Tài chính...), các tỉnh, thành trong cả nƣớc căn cứ các quy định để ban hành văn bản quy định chi tiết để hƣớng dẫn thi hành nhằm đảm bảo các quy định của pháp luật đƣợc hiểu và thực thi một cách thống nhất từ trung ƣơng đến địa phƣơng, đây chính là một khâu quan trọng trong việc thực hiện pháp luật nói chung và pháp luật về dịch vụ văn hóa nói riêng. Tuy nhiên, việc ban hành các văn bản hƣớng dẫn thi hành (dù là văn bản cá biệt hay văn bản quy phạm 8
  11. pháp luật) đều cần tuân theo một quy trình luật định, có nhƣ vậy, các văn bản ban hành mới đảm bảo đƣợc tính hợp pháp và có giá trị thực thi trên thực tế. Hiện nay quy trình này đƣợc quy định cụ thể trong pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản pháp luật quy định về nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan ở trung ƣơng và địa phƣơng. 1.2.4.2. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về dịch vụ văn hóa 1.2.4.3. Tổ chức các hoạt động tập huấn nghiệp vụ dịch vụ văn hóa 1.2.4.4. Thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước, các hoạt động phối hợp, và hỗ trợ kinh phí cho hoạt động dịch vụ văn hóa 1.2.4.5. Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về dịch vụ văn hóa 1.2.4.6. Tổng kết, đánh giá việc thực hiện pháp luật về dịch vụ văn hóa 1.2.5. Các hình thức thực hiện pháp luật về dịch vụ văn hóa Hình thức thực hiện pháp luật là cách thức mà các chủ thể tiến hành các hoạt động có mục đích làm cho các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống. Các quy phạm pháp luật rất phong phú nên hình thức thực hiện chúng cũng rất phong phú và khác nhau. Căn cứ vào tính chất của hoạt động thực hiện pháp luật, có thể xác định thực hiện pháp luật bao gồm các hình thức: Tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật, áp dụng pháp luật. Trong đó, Tuân thủ pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, theo đó các chủ thể pháp luật kiềm chế không tiến hành những hoạt động mà pháp luật cấm; Thi hành pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, các chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực; Sử dụng pháp luật là hình thức trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện quyền chủ thể của mình (thực hiện những hành vi mà pháp luật cho phép), ở hình thức này các chủ thể pháp luật có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền đƣợc pháp luật cho phép theo ý chí của mình; Áp dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nƣớc thông qua các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những quy định của pháp luật, hoặc tự mình căn cứ vào những quy định của pháp luật để tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể. 9
  12. 1.3. Các điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật về dịch vụ văn hóa 1.3.1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về dịch vụ văn hóa Bản thân pháp luật sinh ra là để điều chỉnh các quan hệ xã hội, là cơ sở để các chủ thể thực hiện pháp luật. Song chính các mặt, các khía cạnh khác nhau của chuẩn mực pháp luật cũng có ảnh hƣởng nhất định đến hoạt động thực hiện pháp luật. Ngƣời dân thực hiện pháp luật tốt hơn với một hệ thống pháp luật toàn diện (hệ thống pháp luật phải có khả năng đáp ứng đƣợc đầy đủ nhu cầu điều chỉnh pháp luật trên các lĩnh vực quan trọng), đồng bộ ( không đƣợc chồng chéo, không đƣợc mâu thuẫn với nhau) và phù hợp (nội dung của thực hiện pháp luật luôn có sự tƣơng quan với trình độ phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc). Có thể nói pháp luật là đời sống xã hội đƣợc khái quát hóa và nâng lên thành luật thông qua hoạt động lý trí và ý chí của con ngƣời. Do vậy sự thống nhất, toàn diện, đồng bộ, phù hợp của các văn bản pháp luật, đặc biệt là các đạo luật là vô cùng quan trọng, đảm bảo cho hiệu quả của việc thực hiện pháp luật. Trong thực tiễn xây dựng pháp luật ở nƣớc ta, nhiều văn bản pháp luật đƣợc ban hành (thậm chí ngay cả hiến pháp ) chƣa phù hợp với qui luật phát triển khách quan của xã hội, chƣa đồng bộ và thống nhất. Có khi nhiều văn bản pháp luật vừa ban hành đã phải sửa đổi, bổ sung, thậm chí phải đƣợc thay thế bằng văn bản khác, vì nếu để nguyên không những không thực hiện đƣợc trong thực tế mà còn gây thiệt hại cho đất nƣớc. 1.3.2. Điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội - Chính trị Pluật nói chung, pháp luật về dịch vụ văn hóa nói riêng là sản phẩm của Nhà nƣớc, do đó luôn chịu sự đác động, chi phối bởi chủ chƣơng, đƣờng lối của giai cấp cầm quyền, phản ánh bản chất chính trị của kiểu Nhà nƣớc đó. Thực tế pháp luật về dịch vụ văn hóa Việt Nam cũng chịu sự quản lý, điều hành của Đảng Cộng sản Việt Nam. Việc luật hóa các chủ chƣơng, đƣờng lối của Đảng là cơ sở bảo đảm thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân và duy trì sự ổn định, phát triển của xã hội. Pháp luật về dịch vụ văn hóa qua các thời kỳ thể hiện sự tiến bộ, hoàn thiện cả về kỹ thuật lập pháp đến nội dung điều chỉnh, trên cơ sở phù hợp với đƣờng lối chỉ đạo của Đảng 10
  13. Ngoài ra tính chất, mức độ của nền dân chủ xã hội cũng ảnh hƣởng quan trọng đến hoạt động thực hiện pháp luật. Trong điều kiện xã hội có nền dân chủ rộng rãi, các tầng lớp xã hội có thể thẳng thắn, công khai bày tỏ ý kiến, quan điểm, nguyện vọng của mình đối với các vấn đề pháp luật và các cơ quan pháp luật, sẵn sàng lên tiếng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Ngƣợc lại, trong điều kiện xã hội thiếu dân chủ, thông tin nghèo nàn, bầu không khí chính trị ngột ngạt, gò bó thì các công dân không dám bày tỏ những suy nghĩ thật của mình, không dám đòi hỏi công lý vì tâm lý lo lắng, e ngại. - Tình hình phát triển kinh tế xã hội. Pháp luật là sự phản ánh sự phát triển kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia. Vì vậy pháp luật về dịch vụ văn hóa luôn chịu chi phối, tác động tích cực hoặc ngƣợc lại từ sự phát triển của nền kinh tế- xã hội đất nƣớc. Điều kiện kinh tế- xã hội phát triển, là điều kiện đảm bảo Nhà nƣớc bổ sung, đƣa ra các yêu cầu cao hơn từ hoạt động quản lý, thực hiện pháp luật về dịch vụ văn hóa đƣợc đầy đủ, hoàn thiện và văn minh hơn. 1.3.3. Tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn lực tài chính phục vụ hoạt động thực hiện pháp luật về dịch vụ văn hóa Đồng thời phải có nguồn kinh phí đảm bảo thực hiện các nội dung khác của thực hiện pháp luật về dịch vụ văn hóa nhƣ: Thực hiện công tác tuyên truyền bồi dƣỡng, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác văn hóa, đặc biệt là tập huấn, bồi dƣỡng, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện phần mềm đăng ký kinh doanh và quản lý dịch vụ văn hóa trực tuyến đƣợc hiệu qua. 1.3.4. Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác văn hóa Yếu tố con ngƣời luôn là trung tâm, quyết định sự thành công hay thất bại của hoạt động cụ thể. Trong thực hiện pháp luật về dịch vụ văn hóa cũng vậy, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là chủ thể đặc biệt tham gia vào các hình thức của thực hiện pháp luật và là chủ thể duy nhất của hoạt động áp dụng pháp luật. Do đó trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ công chức, viên chức chính là yếu tố quyết định hiệu quả của thực hiện pháp luật về dịch vụ văn hóa. 11
  14. Bên cạnh năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đòi hỏi cán bộ, công chức phải có phẩm chất đạo đức công vụ tốt trong thực hiện pháp luật về dịch vụ văn hóa; lấy quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân là mục tiêu hoạt động của công tác thi hành pháp luật về dịch vụ văn hóa; tránh để xảy ra tiêu cực làm xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân và hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực dịch vụ văn hóa. 1.3.5. Các điều kiện khác Một là, trình độ hiểu biết về pháp luật của chủ thể tham gia quan hệ pháp luật về dịch vụ văn hóa. Đây là yếu tố tác động trực tiếp đến việc thực hiện pháp luật về dịch vụ văn hóa. Nếu chủ thể có nhận thức cao chính là điều kiện đầu tiên, cơ bản để có những hành vi xử sự hợp pháp, nếu chủ thể có trình độ hiểu biết về pháp luậtdẫn đến việc thực hiện pháp luật tốt, điều đó sẽ ngƣợc lại nếu không hiểu biết về pháp luật thì việc thực hiện pháp luật thật khó khăn, dẫn đến vi phạm pháp luật. Nếu chủ thể không hiểu biết về pháp luật liên quan đến hoạt động dịch vụ văn hóa thì sẽ không hiểu đƣợc sâu sắc bản chất, thậm chí còn có thể hiểu sai, điều đó sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến việc thực hiện pháp luật, đôi khi dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật. Nhận thức đúng đắn vấn đề này, các cơ quan quản lý nhà nƣớc về dịch vụ văn hóa thƣờng xuyên tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho các đối tƣợng tham gia dịch vụ văn hóa. Hai là, yếu tố tâm lý. Trong điều kiện xã hội hiện nay, nhất là ở nông thôn, yếu tố tâm lý cũng đang bộc lộ những tác động tích cực và tiêu cực của nó đối với công tác thực hiện pháp luật. Hẳn ai cũng biết truyền thống trọng tình, duy tình trong quan hệ dòng họ thân tộc của ngƣời Việt Nam đã đƣợc tạo nên từ lối sống, từ tập quán sản xuất và sinh hoạt lâu đời, đã tạo nên sự đoàn kết, nhất trí, tƣơng trợ, giúp đỡ lẫn nhau, động viên nhau những lúc khó khăn… là cơ sở hình thành nên giá trị đời sống tinh thần của ngƣời dân. Đây là nhân tố tích cực thúc đẩy các chủ thể thực hiện pháp luật tích cực hơn, nhiệt tình hơn vì họ không muốn mang tiếng xấu với ngƣời thân, làng xóm. Tuy nhiên cũng từ tâm lý trọng tình nghĩa này mà ngƣời dân nhiều khi mới “chín bỏ làm mƣời”, có trƣờng hợp biết ngƣời thân phạm tội mà không nỡ tố giác… điều đó gây khó khăn cho công tác quản lý xã hội, và hoạt động thực thi, bảo vệ pháp luật. Yếu tố tâm lý đã đƣợc 12
  15. hình thành từ lâu đời và trở nên quá bền vững, thật không dễ gì thay đổi để ngƣời Việt tiếp nhận pháp luật một cách tự nguyện và tích cực hơn… Ba là, phong tục tập quán và lối sống. Cũng nhƣ các yếu tố khác, phong tục tập quán cũng có tác động hai mặt đến thực hiện pháp luật, bao gồm cả tích cực và tiêu cực. Những phong tục tập quán tích cực phù hợp với ý chí nhà nƣớc thì sẽ đƣợc nhà nƣớc đảm bảo và thừa nhận trở thành quy phạm pháp luật, còn những phong tục tập quán nào trái với ý chí nhà nƣớc sẽ bị hạn chế hoặc bài trừ. Nhƣ chúng ta đã biết, giỗ tổ Hùng Vƣơng là một phong tục tốt đẹp của ngƣời dân ta, để mỗi ngƣời dân luôn biết đến cội nguồn, luôn nhớ đến cội nguồn. Vì vậy mà Đảng và nhà nƣớc ta đã công nhận ngày 10-3 âm lịch hàng năm là ngày quốc giỗ, là ngày nghỉ lễ cho ngƣời lao động đƣợc hƣởng nguyên lƣơng, khuyến khích xây dựng đền Hùng trở thành di sản văn hóa thế giới… Tuy nhiên bên cạnh đó, cũng có những phong tục tập quán lạc hậu đã ăn sâu, bén rễ vào trong tiềm thức, suy nghĩ, trong lối sống cách hành xử của ngƣời dân ta từ bao đời nay, gây ảnh hƣởng xấu đến việc thực hiện pháp luật mà cần phải bài trừ, thanh toán. 1.4. Kinh nghiệm thực hiện pháp luật dịch vụ văn hóa ở một số địa phƣơng và bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Quảng Bình 1.4.1. Kinh nghiệm của các địa phương Dƣới tác động của công cuộc đổi mới và sự quan tâm chỉ đạo của các cơ quan chủ quản đối với hoạt động dịch vụ văn hoá, thời gian qua các địa phƣơng đẩy mạnh việc thực hiện pháp luật đối với hoạt động dịch vụ văn hoá nhằm khai thác đạt hiệu quả cao nhất tiềm năng và thế mạnh trong phát triển dịch vụ văn hoá của địa phƣơng mình, nhất là các tỉnh nhƣ Thanh Hoá, Ninh Bình, Nam Định, Hải Dƣơng... Tuy nhiên, luận văn chỉ nghiên cứu, tìm hiểu kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động dịch vụ văn hoá của một số địa phƣơng có điều kiện tự nhiên, xã hội có sự tƣơng đồng với tỉnh Quảng Bình, đó là tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa. * Kinh nghiệm của tỉnh Ninh Bình Bức tranh kinh tế của tỉnh Ninh Bình với những gam màu tƣơi sáng, ấn tƣợng, tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân hàng năm 18,2%. Cùng với lãnh đạo đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý đô thị cũng có những chuyển biến tích cực. Song hành với phát triển kinh tế, xây dựng, chỉnh trang đô 13
  16. thị, lĩnh vực văn hóa xã hội của Ninh Bình cũng có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân đƣợc nâng lên rõ rệt. Các hoạt động thông tin, tuyên truyền, cổ động trên địa bàn đảm bảo phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục phát triển, mang lại nhiều kết quả thiết thực. Đến nay, tỉnh có 87% cơ quan, trƣờng học, 58% tổ dân phố, thôn (xóm) và 90% gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa; 14/14 phƣờng, xã có nhà văn hóa, 104/175 tổ dân phố (thôn, xóm) có điểm sinh hoạt văn hóa, đạt tỷ lệ 60%. * Kinh nghiệm của tỉnh Thanh Hóa Đối với tỉnh Thanh Hóa, các loại hình dịch vụ văn hoá phát triển đa dạng, phong phú, không chỉ có loại hình hoạt động văn hoá Nhà nƣớc quản lý, mà còn có mô hình văn hóa dân lập với hàng trăm khu văn hoá gia đình; hằng ngàn điểm bán văn hoá phẩm, cửa hàng karaoke, nhiều tụ điểm vui chơi giải trí ở cả nội thị và nông thôn; các hình thức câu lạc bộ hát với nhau, câu lạc bộ thể thao, câu lạc bộ nhạc truyền thống, câu lạc bộ sinh vật cảnh, các điểm kinh doanh du lịch phong phú: du lịch tâm linh, du lịch…Rất nhiều mô hình đƣợc hình thành từ chủ trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc đối với việc phát triển và quản lý hoạt động dịch vụ văn hoá, góp phần đáng kể vào việc nâng cao đời sống văn hoá của ngƣời dân. 1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Quảng Bình Từ kinh nghiệm thực hiện pháp luật đối với hoạt động dịch vụ văn hoá ở các địa phƣơng nêu trên, có thể rút ra một số bài học cho tỉnh Quảng Bình nhƣ sau: Thứ nhất, nâng cao nhận thức hoạt động dịch vụ văn hóa - sản phẩm tinh thần thuộc lĩnh vực tƣ tƣởng, có liên quan đến thuần phong mỹ tục, bản sắc của dân tộc, nên cần phải tăng cƣờng vai trò định hƣớng của các cấp lãnh đạo và hƣớng dẫn của các cơ quan chuyên môn. Tăng cƣờng công tác giáo dục lý tƣởng, đạo đức, lối sống cho thanh niên. Thứ hai, thông qua việc tổ chức và quản lý các hoạt động dịch vụ văn hóa của tỉnh đến huyện, xã đối với một số hoạt động văn hóa nói chung, dịch vụ văn hoá nói riêng cần phải xây dựng các văn bản pháp quy để điều chỉnh, quản lý các hoạt động dịch vụ văn hóa, quyền lợi và nghĩa vụ của các tổ chức cá nhân tham gia hoạt động này, kiểm tra và chống mọi biểu hiện thƣơng mại hóa văn hóa. Từng bƣớc đa dạng hoá các hoạt động văn hoá, đồng thời tạo ra đƣợc các 14
  17. sản phẩm văn hoá đặc thù của địa phƣơng nhằm đáp ứng nhu cầu hƣởng thụ văn hoá ngày càng phong phú, đa dạng của nhân dân. Thứ ba, phát huy hiệu quả sự tham gia của toàn xã hội, của mọi lực lƣợng vào hoạt động tổ chức, phát triển và quản lý văn hóa. Thu hút toàn xã hội tham gia các hoạt động sáng tạo, cung cấp và phổ biến pháp luật về hoạt động dịch vụ văn hóa. Quá trình này sẽ tạo điều kiện cho văn hóa phát triển văn hóa của nhân dân, giữ gìn, phát triển sáng tạo nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Đồng thời cần có sự liên kết, hợp tác giữa các địa phƣơng, các vùng để phát triển và tăng cƣờng quản lý hoạt động văn hoá bằng pháp luật đƣợc thực thi. Thứ tư, thu hút các nguồn đầu tƣ, khai thác các tiềm năng về nhân lực, vật lực và tài lực trong toàn xã hội. Tranh thủ sự quan tâm của tỉnh, của Trung ƣơng để có nguồn lực đầu tƣ cho phát triển văn hoá, trong đó có dịch vụ văn hóa. Thứ năm, để nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về hoạt động dịch vụ văn hóa phải đồng thời đẩy mạnh phát triển kinh tế; tạo công ăn việc làm, nhất là đối tƣợng thanh niên; tăng cƣờng hiệu quả phối hợp của các cơ quan chuyên môn trong công tác quản lý và nâng cao chất lƣợng các hoạt động văn hoá. Tiểu kết chương 1 15
  18. Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ DỊCH VỤ VĂN HÓA Ở TỈNH QUẢNG BÌNH 2.1. Thực trạng bảo đảm thực hiện pháp luật về dịch vụ văn hóa ở tỉnh Quảng Bình 2.1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật về dịch vụ văn hóa ở tỉnh Quảng Bình 2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội 2.1.1.2. Tình hình hoạt động dịch vụ văn hóa ở tỉnh Quảng Bình 2.1.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về dịch vụ văn hóa ở tỉnh Quảng Bình 2.1.2.1. Thực trạng thực hiện pháp luật về dịch vụ văn hóa của cơ quan quản lí nhà nước Năm 2013 lực lƣợng thanh tra Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Bình đã tiến hành kiểm tra 418 lƣợt tại đơn vị kinh doanh và hoạt động dịch vụ văn hóa, phát hiện 87 đơn vị vi phạm, cảnh cáo 17 đơn vị, đình chỉ hoạt động 8 đơn vị, tạm giữ giấy phép hoạt động của 5 đơn vị, chuyển hồ sơ truy cứu trách nhiệm hình sự 1 vụ việc, phát hiện 1 trƣờng họp in, nhân bản băng đĩa trái phép. Hiện vật thu giữ: 196 đầu máy các loại; 78 máy đánh bạc; 15 amply, 8 đầu thu, và 6 TVRO; 4 ti-vi; 5 thùng đĩa trắng; 6 kiện nhãn đĩa; 33 giấy đề can, bản phim in, sổ sách; 6 kiện sách, bìa; 44 tủ thuốc lá ngoại. Xử lý phạt vi phạm hành chính: 7.856 triệu đồng. Năm 2014, Thanh tra Sở đã tiến hành xử phạt hành chính 30 triệu đồng do vi phạm về dịch vụ văn hóa, phạt 155 triệu đồng do vi phạm về báo chí, xuất bản, tiến hành tiêu huỷ 20.500 đĩa CD, VCD và 815 sách vi phạm. Các hoạt động thanh tra nhƣ trên là vô cùng quan trọng, nó hỗ trợ cho công tác xã hội hóa dần dần đi vào thế ổn định. 2.1.2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về dịch vụ văn hóa của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động văn hóa Nhìn chung việc thi hành pháp luật về văn hóa của các tổ chức, cá nhân cơ bản thực hiện theo quy định, không có vấn đề nghiêm trọng, nổi cộm, song vẫn còn nhiều tồn tại, vi phạm (chủ yếu là vi phạm hành chính) và nhiều khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình thực thi pháp luật trong lĩnh vực văn hóa. 16
  19. Về hoạt động kinh doanh điện ảnh và băng đĩa hình: Băng đĩa có nội dung không lành mạnh, không phù hợp với văn hoá Việt Nam vẫn tồn tại trong thị trƣờng băng đĩa lậu. Theo thanh tra Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Bình: 80 % thị trƣờng băng đĩa hiện nay là băng đĩa lậu, trong số đó, 80 % là băng đĩa phim truyện và các chƣơng trình ca nhạc bị ăn cắp bản quyền, 20 % là bãng đĩa nhập lậu. Hàng năm các lực lƣơng liên ngành tốn rất nhiều công sức và tiền của nhƣng vẫn không quản lý đƣơc nạn băng đĩa ngoài luồng, vì chúng ta mới đang chỉ quản lý phần ngọn. Từ năm 2012 - 2017, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Bình đã thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát trên diện rộng với 62 lƣợt kiểm tra đã phát hiện 55 cơ sở vi phạm , 1 ổ nhóm in sao băng đĩa trái phép, đã đình chỉ hoạt động 23 cơ sở, thu giữ 664 băng đĩa các loại [3]. Hoạt động kinh doanh mỹ thuật, gallery, mỹ nghệ phẩm. Tuy nhiên, những mấy năm gần đây, vẫn có Gallery thƣờng xuyên tổ chức các buổi triển lãm lớn để giới thiệu, quảng bá nghệ thuật hội hoạ cho công chúng (chủ yếu là khách du lịch nƣớc ngoài). Nhiều chủ nhân của các cuộc triển lãm này là ngƣời am hiểu, có vốn nghệ thuật, nhƣng vì chạy đua theo lợi nhuận, nên có ngƣời đã nhận xét rằng: chỉ vì kiếm sống nên họ cũng trở thành nhữing tay buôn bán cò con dễ bị dẹp tiệm. Ngay cả Gallery Nam Sơn đƣợc coi là nơi thu hút những thiên tài một thời nay cũng là một “cửa hàng” kinh doanh tranh vẽ thông thƣờng, mặc dù đôi khi cũng tổ chức những đợt triển lãm. - Thứ nhất, hầu nhƣ nó không có công chúng trong nƣớc hoặc có thì cũng rất ít. Các cuộc triển lấm có rất ít ngƣời đến xem. Ngƣời mua tranh thì chủ yếu là ngƣời nƣớc ngoài và tranh đƣợc bán, đƣợc mua phần nhiểu cũng là những loại tranh vẽ hàng loạt, ít có ý nghĩa khích lệ cho sự tìm tòi sáng tạo. - Thứ hai, Các sản phẩm mỹ thuật đƣợc “tiêu dùng” vận động trên thị trƣờng hầu nhƣ không tác động tới quá trình tìm tòi, sáng tạo cái mới trong hoạt động mỹ thuật của dân tộc. Các nhà thiết kế trong lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng, khi đi tìm những chất liệu mới, những kỹ thuật mới và cả những tiêu chuẩn mỹ thuật mới cũng hầu nhƣ không căn cứ vào những qui ƣớc văn hóa thực sự mang bản sắc 17
  20. Việt Nam trong ngôn ngữ tạo hình mà chỉ căn cứ vào nhu cầu thị hiếu của những ngƣời mua tranh nƣớc ngoài. - Thứ ba, Tình trạng trên không kích thích đƣợc nhiệt tình, sáng tạo của các hoạ sĩ, của những ngƣời làm nghệ thuật chân chính trên lĩnh vực này. Không ít hoạ sĩ đã thừa nhận không biết khai thác năng lƣợng ở đâu cho sự sáng tạo. Các hoạ sĩ hoặc lặp đi lặp lại chính mình, hoặc lặp lại của ngƣời khác. Các giải thƣởng mỹ thuật Việt Nam hàng năm chỉ thấy những gƣơng mặt quen thuộc trong khi đó các khuynh hƣớng nghiệp dƣ ngày càng lấn lƣớt, lan tràn. 2.1.3. Đánh giá chung về thực hiện pháp luật về dịch vụ văn hóa ở tỉnh Quảng Bình 2.1.3.1. Kết quả đạt được Mặc dù thực tế thực hiện pháp luật về dịch vụ văn hóa ở Quảng Bình gặp không ít kho khăn, tuy nhiên, sự phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành liên quan trong việc quản lý dịch vụ văn hóa cũng nhƣ các tổ chức tham gia dịch vụ văn hóa có những chuyển biến tích cực, góp phần tích cực đƣa pháp luật vào đời sống cũng nhƣ thúc đảy hoạt động dịch vụ văn hóa ngày càng phát triển, cụ thể: Thứ nhất, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và tổ chức hƣớng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nƣớc trong lĩnh vực hoạt động dịch vụ văn hoá từ tỉnh đến cơ sở đƣợc chú trọng. Bên cạnh đó, việc chỉ đạo xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách, đề án, dự án phát triển dịch vụ văn hoá của Quảng Bình ngày càng chặt chẽ. Điều đó đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh dịch vụ văn hoá, đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nƣớc về dịch vụ văn hoá trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Thứ hai, công tác đào tạo, bồi dƣỡng và hỗ trợ đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực cho hoạt động dịch vụ văn hoá đƣợc tăng cƣờng, đã tạo điều kiện để các cơ sở đào tạo đa dạng hoá chuyên ngành đào tạo, nâng cao kiến thức về kỹ năng giao tiếp, phục vụ...cho lực lƣợng lao động ngành dịch vụ văn hoá. Thứ ba, công tác kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động dịch vụ văn hoá đƣợc duy trì thƣờng xuyên, góp phần ổn định thị trƣờng, đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ văn hoá, giữ gìn kỷ cƣơng pháp luật trong hoạt động dịch vụ văn hoá trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2