intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật hành chính: Tổ chức, hoạt động của chính quyền thành phố Vĩnh yên, tỉnh Vĩnh phúc

Chia sẻ: Nguyễn Thị Thùy Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

69
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nhằm nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về tổ chức và hoạt động của chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh ở nước ta nói chung và thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc, từ đó đề ra những giải pháp hoàn thiện về tổ chức, hoạt động chính quyền thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật hành chính: Tổ chức, hoạt động của chính quyền thành phố Vĩnh yên, tỉnh Vĩnh phúc

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> <br /> BỘ NỘI VỤ<br /> <br /> HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA<br /> <br /> ĐINH XUÂN HẬU<br /> <br /> TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN<br /> THÀNH PHỐ VĨNH YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC<br /> <br /> Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật hành chính<br /> Mã số: 60380102<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH<br /> <br /> HÀ NỘI - 2016<br /> <br /> Công trình đƣợc hoàn thành tại:<br /> HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA<br /> Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. VŨ ĐỨC ĐÁN<br /> <br /> Phản biện 1: TS. NGUYỄN MINH SẢN<br /> Phản biện 2: TS. PHAN VĂN HÙNG<br /> <br /> Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính<br /> Quốc gia<br /> Địa điểm: Phòng họp............ Nhà........Hội trƣờng bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học<br /> viện Hành chính Quốc gia<br /> Số: 77 – Đường Nguyễn Chí Thanh – Quận Đống Đa – TP Hà Nội<br /> Thời gian: Vào hồi .......... giờ..........ngày........tháng.........năm 2016<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận văn tại Thƣ viện Học viện Hành chính Quốc gia<br /> hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia<br /> <br /> 1<br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài.<br /> Tổ chức, hoạt động của chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh đã được hình thành và phát triển gắn<br /> liền với sự ra đời và phát triển của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1945 đến nay. Qua<br /> các giai đoạn lịch sử, tổ chức và hoạt động của chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh đã đạt được những<br /> thành tựu nhất định góp phần vào việc thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ của cách mạng, xây dựng và củng<br /> cố chính quyền nhân dân vững mạnh.<br /> Tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập từ tỉnh Vĩnh Phú, thành phố Vĩnh Yên trở lại là tỉnh lỵ, thành phố Vĩnh<br /> Yên tỉnh Vĩnh Phúc, Chính quyền Thành phố Vĩnh yên nói riêng, chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc nói chung<br /> trong những năm gần đây được củng cố, tăng cường về tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, từng bước hoạt<br /> động có hiệu lực, hiệu quả. Tuy nhiên, thực tiễn tổ chức, hoạt động của chính quyền Thành phố Vĩnh yên nói<br /> riêng, chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc nói chung những năm qua và yêu cầu của tình hình nhiệm vụ mới cho<br /> thấy tổ chức, hoạt động của chính quyền thành phố Vĩnh Yên hiện hành đã bộc lộ những hạn chế nhất định<br /> như chưa thể hiện rõ sự phân cấp cho chính quyền thành phố Vĩnh Yên thẩm quyền trách nhiệm giữa cá nhân<br /> và tập thể trong hoạt động của chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh còn một số nội dung chưa được làm rõ,<br /> mô hình tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động của chính quyền thành phố Vĩnh Yên nhiều điểm chưa<br /> hợp lý làm hạn chế hiệu quả hoạt động của chính quyền.<br /> Trong bối cảnh như vậy, việc nghiên cứu hoàn thiện tổ chức, hoạt động của chính quyền thành phố<br /> Vinh Yên trong giai đoạn hiện nay vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có tính thực tiễn cấp thiết. Chính vì vậy đề tài<br /> "Tổ chức, hoạt động của chính quyền thành phố Vĩnh yên, tỉnh Vĩnh phúc" được chọn làm luận văn thạc<br /> sĩ Luật.<br /> 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn<br /> Nhóm thứ nhất gồm các công trình nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước và của<br /> chính quyền địa phương, trong đó đề cập tới chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh dưới giác độ là một bộ<br /> phận cấu thành của bộ máy nhà nước nói chung của chính quyền địa phương nói riêng.<br /> Nhóm thứ hai gồm những bài viết, công trình nghiên cứu về pháp luật, về hoàn thiện pháp luật.<br /> Những bài viết, công trình này đề cập tới những vấn đề lý luận về pháp luật và hoàn thiện pháp luật mà chưa<br /> đi sâu vào hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực tổ chức, hoạt động của chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh.<br /> 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn<br /> - Mục đích nghiên cứu của luận văn<br /> Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về tổ chức và hoạt động của chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh ở<br /> nước ta nói chung và thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc, từ đó đề ra những giải pháp hoàn thiện về tổ chức,<br /> hoạt động chính quyền thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc.<br /> - Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn<br /> Thứ nhất, Nghiên cứu những vấn đề lí luận cơ bản và thực tiễn về tổ chức và hoạt động chính quyền thành<br /> phố trực thuộc tỉnh.<br /> Thứ hai, Phân tích, đánh giá thực trạng về tổ chức và hoạt động chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh ở Việt<br /> Nam nói chung và chính quyền thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng.<br /> Thứ ba, Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức, hoạt động chính thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh<br /> Phúc.<br /> Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn<br /> - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tổ chức, hoạt động của chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh và<br /> <br /> 2<br /> thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc.<br /> - Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh là một vấn đề lớn và phức tạp.<br /> Trong phạm vi luận văn thạc sĩ chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính, tác giả chỉ tập trung<br /> nghiên cứu việc tổ chức và hoạt động của chính quyền thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010<br /> đến nay.<br /> 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn<br /> 4.1 phương pháp luận<br /> Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở vận dụng những lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin<br /> về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,<br /> các quan điểm đường lối chủ trương, chính sách của Đảng về đổi mới bộ máy nhà nước nói chung và chính<br /> quyền địa phương, trong đó có chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh và thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc<br /> nói riêng.<br /> 4.2 Phương pháp nghiên cứu<br /> Đồng thời, luận văn còn sử dụng những phương pháp nghiên cứu cụ thể như phân tích, so sánh, tổng<br /> hợp, thống kê, khảo sát, tổng kết thực tiễn, v.v.<br /> 5. Những điểm mới của luận văn<br /> Đây là công trình nghiên cứu một cách tương đối toàn diện và có hệ thống về tổ chức, hoạt động chính quyền<br /> thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc. Luận văn có đóng góp mới sau:<br /> - Làm sáng tỏ cơ sở lí luận và thực tiễn để hoàn thiện về tổ chức, hoạt động chính quyền thành phố trực<br /> thuộc tỉnh ở nước ta hiện nay.<br /> - Phân tích, đánh giá một cách toàn diện thực trạng tổ chức, hoạt động chính quyền thành phố Vĩnh Yên tỉnh<br /> Vĩnh Phúc làm căn cứ thực tiễn để hình thành quan điểm và giải pháp hoàn thiện tổ chức, hoạt động chính<br /> quyền thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc.<br /> - Đề xuất những phương hướng, giải pháp hoàn thiện về tổ chức, hoạt động chính quyền thành phố Vĩnh Yên<br /> tỉnh Vĩnh Phúc đảm bảo các tiêu chí hoàn thiện .<br /> 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn<br /> Kết quả của luận văn góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lí luận và thực tiễn để hoàn thiện về tổ chức và<br /> hoạt động chính thành phố trực thuộc tỉnh nói chung và chính quyền thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc<br /> nói riêng. Những kết luận, kiến nghị đưa ra trong luận văn có thể có ý nghĩa đối với việc tìm ra mô hình tổ<br /> chức và phương thức hoạt động hợp lí của chính quyền thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian<br /> tới. Đồng thời, luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho những cán bộ, công chức chính quyền thành<br /> phố trực thuộc tỉnh và thành phố Vĩnh Yên trong việc tìm hiểu cũng như áp dụng đúng đắn các quy định của<br /> pháp luật trong tổ chức, hoạt động của mình.<br /> 7. Kết cấu của luận văn<br /> Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo.<br /> Chƣơng 1 Cơ sở lý luận pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền thành phố trực thuộc.<br /> Chƣơng 2 Thực trạng tổ chức, hoạt động của thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc<br /> Chƣơng 3 Quan điểm giải pháp hoàn thiện tổ chức, hoạt động bộ máy chính quyền thành phố Vĩnh<br /> Yên, tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay<br /> <br /> 3<br /> Chƣơng 1<br /> CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN<br /> THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TỈNH<br /> 1.1NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA<br /> PHƢƠNG<br /> 1.1.1 Khái niệm chính quyền địa phƣơng<br /> Trước khi có Hiến pháp 2013 ở Việt Nam, nội hàm của khái niệm CQĐP được hiểu về cơ bản theo hai nghĩa:<br /> -Theo nghĩa hẹp (theo cách hiểu thông thường): Chính quyền địa phương (CQĐP) bao gồm Hội đồng nhân dân<br /> (HĐND) và Uỷ ban nhân dân (UBND). Trong tổ chức bộ máy nhà nước ta, HĐND và UBND được tổ chức ở cả 3 cấp<br /> hành chính là Tỉnh - Huyện - Xã. Quan niệm này bắt nguồn từ thực tiễn pháp luật về tổ chức và hoạt động của CQĐP ở<br /> nước ta trong những năm đầu sau Cách mạng tháng Tám (1945): Hiến pháp và pháp luật nước ta khi quy định về<br /> CQĐP thường đề cập 2 cơ quan là: HĐND và UBHC (UBND). Từ tên chương của các bản Hiến pháp 1946, 1959,<br /> 1980 và 1992 đến tên của các Luật về tổ chức CQĐP (trừ Luật năm 1958), CQĐP thường được hiểu chủ yếu và<br /> trước hết gồm 2 cơ quan là HĐND và UBND hoặc Uỷ ban hành chính (UBHC).<br /> - Theo nghĩa rộng, chính quyền địa phương là cơ quan tổ chức chính quyền ở địa phương không bao gồm<br /> Tòa án, Viện kiểm sát (là những cơ quan thực hiện quyền tư pháp). Ngoài ra, cũng không bao gồm các cơ<br /> quan của các Bộ, Ngành trung ương đóng ở địa phương (công an, quân sự, hải quan, thuế…) vì những cơ<br /> quan này là của các Bộ ngành trung ương đặt ở địa phương, do các cơ quan Bộ, ngành ở trung ương thành<br /> lập, bổ nhiệm, thủ trưởng các cơ quan này và trực tiếp chỉ đạo hoạt động của chúng [47]<br /> 1.2.1 Tính chất đặc điểm của chính quyền địa phƣơng<br /> Quyền lực nhà nước về bản chất là thống nhất, không có sự phân chia, dù cho là kiểu nhà nước nào và được<br /> tổ chức theo hình thức liên bang hay đơn nhất, theo nguyên tắc phân quyền hay tập quyền, được phân cấp<br /> quản lý theo hình thức phân quyền, tản quyền hay tập quyền. Nhưng nhà nước nào cũng phân chia lãnh thổ<br /> thành các đơn vị hành chính để quản lý, và do đó chính quyền nhà nước phải thiết kế tương ứng với các đơn<br /> vị hành chính lãnh thổ đẻ quản lý, từ đó dẫn đến khái niệm chính quyền Trung ương và chính quyền địa<br /> phương. Như vậy, khi nói đến chính quyền Trung ương và chính quyền địa phương là nói đến phạm vi,<br /> quyền hạn giữa bộ máy cơ quan nhà nước ở trung ương với bộ máy cơ quan chính quyền địa phương.<br /> Tính thống nhất của quyền lực nhà nước về phương diện cấu trúc hành chính lãnh thổ đòi hỏi bộ máy nhà<br /> nước phải được tổ chức theo một hệ thống, thống nhất đảm bảo tính liên thông của quyền lực từ trung ương<br /> xuống địa phương.<br /> Bộ máy chính quyền địa phương vừa là một hình thức tổ chức thể hiện quyền lực nhà nước là thống nhất ở<br /> địa phương, vừa là hình thức tổ chức các cộng đồng dân cư trong mỗi cấp hành chính - lãnh thổ để thực hiện<br /> quyền làm chủ của bản thân mình. Như vậy xét về tính chất của chính quyền địa phương được nhìn nhận<br /> theo hai phương diện có gắn bó với nhau.<br /> Chính quyền địa phương với ý nghĩa là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, tức là trong quan hệ<br /> quyền lực của nhà nước thống nhất, chính quyền địa phương là một bộ phận trong một hệ thống cơ quan<br /> quyền lực nhà nước ở địa phương. Sự khác nhau giữa nội hàm và ý nghĩa của tập hợp từ “ ở địa phương” và<br /> “ của điạ phương” là khác nhau rất cơ bản, vì thế cần được quán triệt hiểu sâu sắc hơn quan điểm về tính<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2