intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử tại huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội

Chia sẻ: Tuhai999 Tuhai999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

22
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn việc tổ chức bầu cử tại huyện Hoài Đức - thành phố Hà Nội trong hai cuộc bầu cử gần đây nhất, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân, trên cơ sở đó đề ra phương hướng và giải pháp cho các cuộc bầu cử tiếp theo trên địa bàn huyện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử tại huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội

  1. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ PHƯƠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẦU CỬ TẠI HUYỆN HOÀI ĐỨC THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành : Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số : 8 38 01 02 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH HÀ NỘI - NĂM 2018
  2. 2 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. Đặng Xuân Phương Phản biện 1: Phản biện 2: Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia. Địa điểm: Phòng nhà A, Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ Học viện Hành chính Quốc gia. Số: 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa - TP. Hà Nội. Thời gian: vào hồi giờ phút ngày tháng năm 2018. Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia.
  3. 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân(HĐND) các cấp ở nước ta luôn là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân; cử tri cả nước tham gia bầu cử với tỉ lệ rất cao; Cùng với Hiến pháp năm 2013, việc Quốc hội khóa XIII thông quaLuật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND năm 2015(sau đây gọi tắt là Luật bầu cử 2015) đã tạo một cơ sở pháp lý quan trọng cho việc tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 vừa qua,về cơ bản Luật bầu cử 2015 đãtháo gỡ được một số vướng mắc trong các luật bầu cử trước đây, đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác bầu cử. Tuy nhiên, khi triển khai Luật trên thực tế một số quy định về lập danh sách cử tri, quyền ứng cử, vận động bầu cử, hiệp thương lựa chọn tiếp xúc cử tri,…vẫn còn nhiều ràng buộc, hạn chế quyền của công dân tham gia bầu cử và ứng cử. Là một huyện ngoại thành của thủ đô Hà Nội, công tác tổ chức bầu cử tại huyện Hoài Đức cho thấy: việc thi hành pháp luật về bầu cử được các cơ quan, tổ chức đơn vị và nhân dân thực hiện nghiêm túc, từ việcthành lập các tổ chức phụ trách bầu cử, tổ chức các hội nghị quán triệt, phổ biến, hội nghị hiệp thương, xây dựng kế hoạch cụ thể cho công tác tuyên truyền, đảm bảo an ninh trật tự, vận động bầu cử, giải quyết khiếu nại, tố cáo về bầu cử, lập danh sách cử tri, tổ chức ngày bầu cử, tổng kết công tác bầu cử,… Tuy nhiên, bên cạnh những nỗ lực đã được ghi nhận của Đảng bộ và các cấp chính quyền huyện Hoài Đức, công tác tổ chức bầu cửcủa huyện trong một số nhiệm kỳ vừa qua, đôi khi còn lúng túng, công tác chỉ đạo có lúc chưa kịp thời...Về quy trình, thủ tục và phương pháp tổ chức bầu cử đã có những thay đổitích cực, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao quyền làm chủ của người dân, song cũng đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập:công tác tổ
  4. 4 chức hiệp thương một số xã còn mang tính hình thức, vẫn còn tình trạng người đủ tiêu chuẩn thì chưa chắc nằm trong cơ cấu và người nằm trong cơ cấu chưa chắc đã đủ tiêu chuẩn, sau hiệp thương nhiều người trong danh sách ứng cử chính thức đại biểu HĐND xã chưa được cử tri tín nhiệm, các hội nghị tiếp xúc cử tri còn chưa thực sự hiệu quả. Bởi vậy, sau tổng kết bầu cử, Hoài Đức là huyện cótỷ lệ cử tri tham gia bỏ phiếu rất cao, trên 99%, nhưng việc phải bầu cử thêm vẫn xảy ra ở một số xã. Qua nghiên cứu thực tiễn công tác tổ chức bầu cử tại huyện Hoài Đức trong một số nhiệm kỳ gần đây, tác giảchỉ ra những thuận lợi và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức bầu cử trước và sau khi có Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND năm 2015,trên cơ sở đó có đề xuất giải pháp nhằm bảo đảm hiệu quả công tác tổ chức thực hiện pháp luật bầu cử của huyện Hoài Đức trong nhiệm kỳ tiếp theo. Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử tại huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội” để làm luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về pháp luật bầu cử như: Luận án Tiến sĩ của Vũ Văn Nhiêm “ Chế độ bầu cử ở nước ta - những vấn đề lý luận và thực tiễn”; Luận văn Thạc sỹ của Trần Diệu Hương “ Hoàn thiện pháp luật về bầu cử - những vấn đề lý luận và thực tiễn”, luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thế Quyết “ Đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan quản lý bầu cử ở Việt Nam”, Các bài viết về bầu cử rất phong phú và đa dạng như: PGS.TS. Vũ Văn Phúc“ Các nguyên tắc cơ bản của bầu cử ở nước ta hiện nay” ; PGS.TS. Nguyễn Quốc Sửu“ Quá trình hoàn thiện pháp luật về bầu cử ở Việt Nam” ; ThS. Bùi Hải Thiêm “ So sánh một số hệ thống bầu cử trên Thế giới”, Các tác giả thông qua các công trình, bài viết nói trên đã đề cập trực tiếp về chế độ bầu cử hay một khía cạnh của chế độ bầu
  5. 5 cử, về cơ quan quản lý bầu cử hay các gợi ý thiết kế hệ thống bầu cử cho Việt Nam… Tuy nhiên, cho đến nay, tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử ở cấp huyện, cấp xã, cụ thể là huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội là đề tài mà tác giả chưa thấy có công trình nghiên cứu. Vì vậy, đề tài luận văn này không trùng lặp với công trình nghiên cứu khoa học nào trước đây. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn Mục đích trên cơ sở nghiên cứu tình hình thực tiễn tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về bầu cử ở huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội trong một số nhiệm kỳ gần đây (cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 và cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021), luận văn cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc đề xuất kiến nghị, giải pháp nhằm bảo đảm hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử trên địa bàn huyện Hoài Đức nói riêng và cấp huyện, cấp xã nói chung cho các nhiệm kỳ tiếp theo. Để đạt được mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ sau đây: Một là, luận văn làm rõ cơ sở lý luận và quy định pháp luật hiện hành của nước ta về công tác tổ chức bầu cử ở cấp huyện và cấp xã. Hai là, luận văn nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn việc tổ chức bầu cử tại huyện Hoài Đức - thành phố Hà Nội trong hai cuộc bầu cử gần đây nhất, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân, trên cơ sở đó đề ra phương hướng và giải pháp cho các cuộc bầu cử tiếp theo trên địa bàn huyện. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác Tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử từ thực tiễn huyện Hoài Đức - thành phố Hà Nội liên quan đến trách nhiệm của các chủ thể như các Các cấp ủy Đảng, chính quyền cấp huyện, chính quyền cấp xã, Ủy ban bầu cử (UBBC) cấp huyện, UBBC cấp xã, ban bầu cử đại biểu HĐND cấp huyện, Ban bầu cử đại biểu HĐND cấp xã, các Tổ bầu cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện, cấp xã,…
  6. 6 Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: tác giả nghiên cứu trên phạm vi địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội. Về thời gian: tác giả nghiên cứu đặt trọng tâm vào cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2016-2021, có sự so sánh với cuộc bầu cử trước đó (bầu cử Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2011-2016) 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận Luận văn được thực hiện trên cơ sở áp dụng các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; pháp luật của Nhà nước; đường lối, chính sách của Đảng về đổi mới đất nước, xây dựng nhà nước Việt Namdân chủ, pháp quyền xã hội chủ nghĩa. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được tiến hành bằng cách sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học như: Phân tích các tài liệu sẵn có; Thu thập, phân tích, tổng hợp, so sánh các số liệu, kết quả trong phạm vi thời gian nghiên cứu; Phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn xem xét từng vấn đề nghiên cứu trong mối liên hệ giữa lý luận, các quy định của pháp luật bầu cử với thực tiễn tổ chức thực hiện; Phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh được sử dụng trong luận văn nhằm đối chiếu các vấn đề tương ứng trong tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử giữa nhiệm kỳ sau với nhiệm kỳ trước, giữa Việt Nam với tổ chức bầu cử ở địa phương của một số nước trên thế giới để nhìn nhận những yếu tố hợp lý, nhất là dưới góc độ tổ chức, quản lý. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Về mặt lý luận: luận văn hệ thống hóa và làm phong phú thêm lý luận về tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử tại cấp huyện và cấp xã. Về mặt thực tiễn: luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và ứng dụng trong công tác tổ chức bầu cử tại huyện Hoài Đức - thành phố Hà Nội trong các cuộc bầu cử tới. 7. Kết cấu của luận văn
  7. 7 Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục bảng biểu và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 03 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử ở nước ta Chương 2. Thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử tại huyện Hoài Đức - thành phố Hà Nội. Chương 3. Phương hướng và giải pháp bảo đảm hiệu quả Tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử tại huyện Hoài Đức - thành phố Hà Nội. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẦU CỬ Ở NƯỚC TA 1.1. Khái niệm “ bầu cử” và “ pháp luật bầu cử” 1.1.1. Khái niệm “bầu cử” 1.1.2. Khái niệm “pháp luật bầu cử” “Pháp luật bầu cử là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, nhằm điều chỉnh các mối quan hệ hình thành trong toàn bộ quá trình tiến hành cuộc bầu cử, từ khi chuẩn bị cho đến khi công bố kết quả bầu cử” 1.2. Khái niệm, chủ thể, đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử ở nước ta. 1.2.1. Khái niệm “tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử” “Tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử là quá trình hướng dẫn, chuẩn bị các nguồn lực, thực hiện và tổng kết, đánh giá của các chủ thể tổ chức bầu cử (được quy định trong luật bầu cử và các luật khác có liên quan) làm cho pháp luật về bầu cử được triển khai trong thực tiễn” 1.2.2. Các chủ thể tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử ở nước ta Các chủ thể chính trong Tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử ở nước ta có thể liệt kê như sau: Một là, các cơ quan nhà nước ở Trung ương: Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, một số bộ có trách nhiệm tham mưu
  8. 8 chính về tổ chức bầu cử như Bộ Nội vụ, Bộ Tài Chính, một số bộ ngành có trách nhiệm phối hợp thực hiện như Bộ Thông tin - Truyền thông, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Y tế, Thanh tra Chính phủ,… Hai là,các cơ quan nhà nước ở địa phương: Hội đồng nhân dân, UBND các cấp, các Ban của HĐND, các cơ quan chuyên môn của UBND, các công chức chuyên môn giúp việc… Ba là, các tổ chức phụ trách bầu cử theo quy định của luật bầu cử: Hội đồng bầu cử quốc gia; UBBC ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; UBBC ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; UBBC ở xã, phường, thị trấn; Ban bầu cử đại biểu Quốc hội, Ban bầu cử đại biểu HĐND cấp tỉnh, Ban bầu cử đại biểu HĐND cấp huyện, ban bầu cử đại biểu HĐND cấp xã; Tổ bầu cử. Bốn là, các tổ chức chính trị xã hội có trách nhiệm phối hợp tổ chức bầu cử theo quy định của luật: UB Trung ương MTTQ Việt Nam, UBMTTQ cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận gồm: Hội Cựu chiến binh, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Công đoàn và một số cơ quan, tổ chức hữu quan. 1.2.3. Đặc điểm về tổ chức pháp luật bầu cử ở nước ta. Thứ nhất, tổ chức thực hiện pháp luật bầu cử ở nước ta luôn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, Thứ hai, tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử ở nước ta là hoạt động nhằm đảm bảo hai quyền cơ bản của công dân đã được Hiến định là quyền bầu cử và quyền ứng cử. Thứ ba, tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử ở nước ta huy động toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc. 1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện pháp luật bầu cử ở nước ta: 1)Yếu tố chính trị; 2)Yếu tố pháp lý; 3) Yếu tố kinh tế - kỹ thuật; 4) Yếu tố trình độ văn hóa - xã hội 1.1. Các nội dung tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử trên địa bàn cấp huyện
  9. 9 1.3.1. Khái quát các nội dung tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử ở nước ta 1.3.2. Các nội dung tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử ở cấp huyện, cấp xã 1.3.2.1. Thành lập các tổ chức phụ trách bầu cử, chia đơn vị bầu cử đại biểu HĐND cấp huyện và đơn vị bầu cử đại biểu HĐND cấp xã; xác định khu vực bỏ phiếu ở cấp xã 1.3.2.2. Công tác lập và niêm yết danh sách cử tri 1.3.2.3. Công tác bảo đảm quyền ứng cử và tổ chức hiệp thương lập danh sách chính thức người ứng cử đại biểu HĐND huyện, đại biểu HĐND xã 1.3.2.4. Công tác hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bầu cử 1.3.2.5. Công tác tổ chức vận động bầu cử 1.3.2.6. Công tác tổ chức “Ngày bầu cử” 1.3.2.7. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về bầu cử (nếu có) 1.3.2.8. Tổng kết cuộc bầu cử ở cấp huyện, cấp xã CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẦU CỬ TẠI HUYỆN HOÀI ĐỨC - THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Khái quát về vị trí địa lý, đặc điểm kinh tế, xã hội tác động đến việc tổ chức thực hiện pháp luật bầu cử tại huyện Hoài Đức Hoài Đức là huyện nằm ở phía Tây thành phố Hà Nội, là huyện có vị trí địa lý liền kề với các quận nội thành; diện tích đất tự nhiên là 8.246 ha, chia ra vùng đồng bằng và vùng bãi, không có địa hình đồi núi. Hoài Đức có nhiều tuyến giao thông huyết mạch quan trọng đi qua như Đại lộ Thăng Long, quốc lộ 32, các trục Tỉnh lộ 442, 423 và nhiều dự án như đường vành đai 4 với các khu đô thị hiện đại tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương phát triển kinh tế, thương mại, dịch vụ, … đây là điều kiện thuận lợi cho thực hiện chế độ thông tin báo cáo giữa cấp thành phố
  10. 10 với cấp huyện, cấp xã trong chỉ đạo, triển khai và kiểm tra các hoạt động quản lý nhà nước nói chung và công tác tổ chức bầu cử nói riêng. Dân số cơ học của huyện tăng nhanh, hiện nay, dân số của huyện khoảng 23 vạn người, điều này cũng gây sức ép khá lớn đối với công tác quản lý của chính quyền huyện và các xã.Cơ cấu hành chính của huyện Hoài Đức bao gồm 19 xã, 1 thị trấn. Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hoài Đức luôn đạt khá (trung bình: 12,1%/năm), là huyện có tốc độ đô thị hóa cao, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tương đối ổn định, trình độ dân trí ngày càng được nâng cao, đây là điều kiện nhiều thuận lợi, song cũng đặt ra không ít thách thức cho công tác tổ chức bầu cử của huyện.Từ việc nhìn nhận rõ đặc điểm tình hình,đánh giá những lợi thế, khó khăn là cơ sở để phân tích thực trạng Tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử tại huyện Hoài Đức một cách khách quan. 2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử tại huyện Hoài Đức trong thời gian vừa qua 2.2.1. Thành lập các tổ chức phụ trách bầu cử, chia đơn vị bầu cử đại biểu HĐND cấp huyện và đơn vị bầu cử đại biểu HĐND cấp xã; xác định khu vực bỏ phiếu ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Hoài Đức So với cuộc bầu cử năm 2011, cuộc bầu cử năm 2016 trên địa bàn huyện vẫn giữ nguyên 168 khu vực bỏ phiếu, vẫn chia13 đơn vị bầu cử đại biểu HĐND huyện, riêng về bầu cử đại biểu HĐNDxã, thị trấn tăng từ 152 đơn vị lên 161 đơn vị bầu cử đại biểu HĐND xã, thị trấn. UBND huyện đã ban hành 13 quyết định thành lập 13 Ban bầu cử đại biểu HĐND huyện; 20 quyết định phê chuẩn 168 Tổ bầu cử ở 20 xã, thị trấn; 01 quyết định thành lập Tổ công tác trực tiếp nhận, giúp việc giải quyết đơn thư liên quan đến bầu cử; quyết định thành lập 6 Tiểu ban giúp việc gồm: Tiểu ban tuyên truyền, Tiểu ban hồ sơ, Tiểu ban giải quyết đơn thư, Tiểu ban an ninh trật tự, Tiểu ban tổng hợp kết quả bầu cử và Tiểu ban cơ sở vật chất;
  11. 11 Các xã, thị trấn đã thành lập Ủy ban bầu cử, thành lập 161 Ban bầu cử ở 161 đơn vị bầu cử đại biểu HĐND xã, thị trấn; quyết định thành lập 168 Tổ bầu cử tại 168 khu vực bỏ phiếu theo đúng Luật định. Các xã, thị trấn đã thành lập các Tiểu ban giúp việc, xây dựng kế hoạch triển khai các nhiệm vụ về công tác bầu cử. 2.2.2. Công tác lập và niêm yết danh sách cử tri trên địa huyện Hoài Đức Trên địa bàn huyện Hoài Đức, trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2011-2016 (sau đây gọi tắt là Cuộc bầu cử năm 2011), tổng số cử tri trên toàn huyện là 142.000 người, đến cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2016-2021(sau đây gọi tắt là Cuộc bầu cử năm 2016), tổng số cử tri trên toàn huyện là 158.669 người. Danh sách cử tri do Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn lập theo từng khu vực bỏ phiếu, trên cơ sở cân nhắc việc chia khu vực bỏ phiếu những cuộc bầu cử trước. Qua trực tiếp phỏng vấn và trao đổi với Trưởng công an một số xã, thị trấn trên địa bàn huyện(bộ phận trực tiếp tham mưu lập danh sách cử tri) cho biết: để nắm được đầy đủ thông tin các công dân có hộ khẩu thường trú tại địa phương nhưng tạm vắng đi nước ngoài hay đến các địa phương khác là rất khó khăn, đặc biệt ở các địa bàn xã đông dân cư, bởi theo Điều 32, Luật cư trú năm 2006, chỉ quy định một số đối tượng và trường hợp mới phải khai báo tạm vắng, gây khó khăn rất lớn cho việc lập danh sách cử tri. 2.2.3. Công tác bảo đảm quyền ứng cử và tổ chức hiệp thương lập danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu HĐND huyện, đại biểu HĐND xã trên địa bàn huyện Hoài Đức 2.2.3.1. Công tác bảo đảm quyền ứng cử đại biểu HĐND huyện, đại biểu HĐND xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thực hiện kế hoạch tổ chức cuộc bầu cử, UBBC huyện Hoài Đức, UBBC các xã, thị trấn trên địa bàn huyện bố trí cán bộ tiếp nhận hồ sơ và thường xuyên thông báo lịch tiếp nhận hồ sơ ứng cử đại biểu HĐND
  12. 12 huyện, hồ sơ ứng cử đại biểu HĐND xã, thị trấn tại trụ sở Thường trực UBBC cấp mình. Trên địa bàn huyện Hoài Đức, Cuộc bầu cử năm 2011 không có trường hợp tự ứng cử nào, đến Cuộc bầu cử năm 2016, có 01 trường hợp tự ứng cử đại biểu HĐND huyện; 02 trường hợp người tự ứng cử đại biểu HĐND xã: 01 ở xã Tiền Yên và 01 ở xã Sơn Đồng. Hiện tượng tự ứng cử còn rất ít, trong khi các tổ chức, cơ quan, đơn vị còn chiếm quá nhiều ứng cử viên do những thuận lợi trong định hướng về cơ cấu đại biểu. Điều này chứng tỏ bầu cử chưa thực sự mang tính mở rộng, chưa đáp ứng được yêu cầu bảo đảm sự đa dạng hóa các hình thức ứng cử. 2.2.3.2. Tổ chức hiệp thương, lập danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu HĐND huyện, đại biểu HĐND xã, thị trấn trên địa bàn huyện Hoài Đức Công tác tổ chức hiệp thương trên địa bàn huyện được thực hiện đúng theo quy trình hiệp thương ba vòng, năm bước theo quy định: Bảng 2.4. Kết quả hiệp thương Cuộc bầu cử năm 2011 và Cuộc bầu cử năm 2016 trên địa bàn huyện Hoài Đức Năm 2011 Năm 2016 Hiệp Thỏa thuận cơ cấu đại biểu: Thỏa thuận cơ cấu đại biểu: thương lần - Huyện: 40 người - Huyện: 40 người thứ nhất Cơ cấu (người): Cơ cấu(người): + Nữ: 31 = 47% + Nữ: 28 = 35,4% + Ngoài Đảng: 13 =19,7% + Ngoài Đảng: 11 = 13,9 % + Tuổi trẻ: 23 = 34,85% + Dưới 35 tuổi: 21 =26,58% + Tái cử: không thỏa thuận + Tái cử: 21/40 =52,5% - Xã: 553 người - Xã: 563 người Hiệp Thỏa thuận lập danh sách sơ Thỏa thuận lập danh sách sơ thương lần bộ những người ứng cử đại bộ những người ứng cử đại thứ hai biểu: biểu: - Huyện: 72 người - Huyện: 77 người (01 người (Tự ứng cử: 0 người) tự ứng cử) - Xã: 1.008 người - Xã: 1.107 người (02 người
  13. 13 Năm 2011 Năm 2016 (Tự ứng cử: 0 người) tự ứng cử) Hiệp Thỏa thuận lập danh sách Thỏa thuận lập danh sách thương lần chính thức những người ứng chính thức những người ứng thứ ba cử đại biểu: cử đại biểu: - Huyện: 66 người - Huyện: 67 người (thỏa thuận đã loại bỏ01 người tự ứng cử) - Xã: 859 người - Xã: 938 người (đưa vào danh sách chính thức 02 * Tổng số đại biểu HĐND người tự ứng cử) xã, thị trấn được bầu giảm * Tổng số đại biểu HĐND xã, còn 549 đại biểu(giảm 4 đại thị trấn được bầu giảm biểu so với thỏa thuận cơ còn561 đại biểu (giảm 2 đại cấu tại hiệp thương lần thứ biểu so với thỏa thuận cơ cấu nhất) tại hiệp thương lần thứ nhất) (Nguồn: Tác giả lập bảng dựa trên báo cáo [25],[26]). Từ bảng số liệu 2.4 trên cho thấy, số người tự ứng cử rất ít (thậm chí năm 2011 là không có), năm 2016 có 3 người tự ứng cử, sau vòng hiệp thương lần thứ ba 01 người tự ứng cử đại biểu HĐND huyện bị loại khỏi danh sách, chỉ có 2 người tự ứng cử đại biểu HĐND xã được vào danh sách chính thức. Khi kết thúc bầu cử cả 02 người tự ứng cử đều không trúng cử tại đơn vị được bầu. Đây cũng là một thực trạng chung về tự ứng cử trong bầu cử của nước ta, cơ chế bầu cử thu hút rất ít người tự ứng cử và không có đề cử của nhóm cử tri, số lượng người tự ứng cử trúng cử rất hạn chế. 2.2.4. Công tác hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bầu cử trên địa bàn huyện Hoài Đức 2.2.4.1. Công tác hướng dẫn nghiệp vụ bầu cử trên địa bàn huyện Cuộc bầu cử năm 2016, số lượng hội nghị tập huấn nghiệp vụ bầu cử do Ủy ban bầu cử và UBMTTQ huyện tổ chức tăng lên rất đáng kể so với cuộc bầu cử năm 2011, tổng số 5 hội nghị (năm 2011 tổng số 01 hội nghị vào hai ngày 09-10/5/2011). Công tác tập huấn nghiệp vụ đã bảo đảm
  14. 14 kịp thời theo từng giai đoạn của công tác bầu cử. UBBC huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức hội nghị tập huấn về nghiệp vụ công tác bầu cử, kết hợp với việc tổ chức cho cử tri học tập luật bầu cử, mạn đàm về tiêu chuẩn, cơ cấu của người ứng cử đến thành viên Ban chỉ đạo, UBBC và toàn bộ thành viên của Tổ bầu cử, Ban chấp hành các đoàn thể quần chúng. 2.2.4.2. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bầu cử trên địa bàn huyện Hoài Đức Công tác tuyên truyền cho cuộc bầu cử được thực hiện bằng nhiều hình thức phong phú, so với cuộc bầu cử năm 2011, công tác thông tin tuyên truyền cho cuộc bầu cử năm 2016 được quan tâm đầu tư và triển khai rộng rãi, đạt hiệu quả cao tạo không khí vui tươi, phấn khởi để nhân dân tích cực tham gia bỏ phiếu trong ngày bầu cử. 2.2.5. Công tác tổ chức vận động bầu cử trên địa bàn huyện Hoài Đức Nhìn chung, trên địa bàn huyện Hoài Đức, các hội nghị được tổ chức đảm bảo dân chủ, bình đẳng và đúng pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế, các hội nghị tiếp xúc cử tri còn ít nhiều mang tính hình thức, nội dung chương trình hành động của các ứng cử viên vẫn còn chung chung, chưa nêu bật được những hành động cụ thể của mình nếu được bầu làm đại biểu, thời gian trình bày của các ứng cử viên vẫn chiếm lượng thời gian khá dài, thời gian còn lại để cử tri trao đổi, nêu ý kiến, nguyện vọng của mình với những người ứng cử còn rất hạn chế. Trong cuộc tiếp xúc, số lượng cử tri không nhiều, cơ bản là mang tính đại diện cho các hộ gia đình, đại diện các cơ quan đoàn thể. 2.2.6. Công tác tổ chức “ngày bầu cử” trên địa bàn huyện Hoài Đức Để tổ chức thực hiện ngày bầu cử đạt kết quả cao, Đảng bộ, chính quyền và các tổ chức đoàn thể huyện Hoài Đức đã có một quá trình chuẩn bị về các mặt như: 1) Tổ chức đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an toàn cho cuộc bầu cử;2) Tổ chức chuẩn bị cơ sở vật chất cho cuộc bầu cử; 3)Tổ chức kiểm tra, giám sát bầu cử...
  15. 15 Công tác Tổ chức “Ngày bầu cử”trên địa bàn huyện Hoài Đức: Về công tác tuyên truyền vận động cử tri đi bỏ phiếu bầu: trước ngày bầu cử 10 ngày, trên trang thông tin điện tử của huyện, hệ thống các loa truyền thanh các xã, thị trấn theo chỉ đạo thông báo thường xuyên cho cử tri biết về ngày bầu cử, nơi bỏ phiếu, thời gian bỏ phiếu, các bài tuyên truyền vận động cử tri đi bầu cử đầy đủ, đúng quy định. Với sự chuẩn bị đầy đủ, chu đáo của UBBC từ huyện đến các xã, thị trấn ngày bầu cử 22/5/2016 đã thực sự trở thành ngày hội của nhân dân trong huyện, các xã, thị trấn đã tuyên truyền, vận động cử tri đi bầu cử đầy đủ, đúng quy định. Tình hình an ninh trật tự trước, trong và sau ngày bầu cử ổn định, các tình huống phát sinh trong ngày bầu cử tại các tổ bầu cử đã được Ban chỉ đạo, UBBC huyện và các xã, thị trấn tập trung giải quyết. Cử tri trong huyện đã phấn khởi thực hiện quyền lợi của mình, kết thúc ngày bầu cử tỷ lệ cử tri đi bầu cử đạt 99,26% (năm 2011 là 99,7%) trong đó có 7 xã đạt tỷ lệ cử tri đi bầu 100%. Công tác tổ chức bầu cử tại các xã, thị trấn đã có những kết quả tích cực, tuy nhiên,việc để tình trạng bầu hộ, bầu thay vẫn diễn ra, hiện tượng sử dụng vật chất để mua chuộc phiếu bầu của cử tri vẫn tồn tại.Mặc dù không phản ánh trong nội dung các báo cáo và không có con số thống kê chính thức về vấn đề này nhưng đây được coi là một hạn chế cơ bản của công tác tổ chức ngày bầu cử của huyện Hoài Đức nói riêng và các địa phương khác trong cả nước nói chung. Trong quá trình cử tri thực hiện quyền bỏ phiếu bầu, tại một số đơn vị bầu cử, nhân viên Tổ bầu cử chưa làm tốt trách nhiệm hướng dẫn cử tri cách thức bỏ phiếu và viết phiếu bầu, dẫn đến kết quả kiểm phiếu có nhiều phiếu không hợp lệ. Hình thức kiểm phiếu theo quy định hiện nay vẫn áp dụng theo lối truyền thống viết tay, chưa ứng dụng được các máy móc, thiết bị công nghệ thông tin hiện đại dẫn đến công tác kiểm phiếu tốn rất nhiều thời gian, phụ thuộc nhiều vào trình độ, năng lực của thành viên ban kiểm phiếu. Trên địa bàn huyện Hoài Đức, có những xã sau khi kết thúc việc bỏ phiếu lúc 7
  16. 16 giờ tối, tiến hành kiểm phiếu xong vào 11, 12 giờ tối cùng ngày như Minh Khai, Dương Liễu, Đức Giang, Yên Sở, Đắc Sở,...song cũng có những xã phải mất hơn một ngày mới kiểm phiếu xong như La Phù, Vân Côn, Đông La, An Khánh...Công tác kiểm phiếu chưa quy định sự giám sát chặt chẽ của một chủ thể độc lập nào, bởi vậy tính minh bạch trong công tác kiểm phiếu vẫn là câu hỏi nhiều cử tri đặt ra, đây là một thực trạng chung trong công tác tổ chức ngày bầu cử của nước ta. 2.2.7. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về bầu cử trên địa bàn huyện Hoài Đức Trong cuộc bầu cử năm 2011, trên địa bàn huyện tiếp nhận tổng số 42 đơn thư khiếu nại, tố cáo, trong đó thuộc thẩm quyền huyện giải quyết 7 đơn, thuộc thẩm quyền xã giải quyết 35. Tiểu ban tiếp nhận, giải quyết đơn thư của huyện đã giải quyết được 6 đơn, còn 1 đơn mạo danh không xem xét giải quyết. Số đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của xã đã giải quyết được 33 đơn, còn 2 đơn mới tiểu ban giải quyết đơn thư đã tổng hợp chuyển cho thường trực HĐND các xã để sau kỳ họp đầu tiên tiếp tục giải quyết theo luật định. Rút kinh nghiệm từ Cuộc bầu cử năm 2011, Cuộc bầu cử năm 2016 trên địa bàn huyện Hoài Đức ghi nhận những bước chuyển biến tích cực trong công tác tổ chức bầu cử. So với cuộc bầu cử năm 2011, tổng số đơn khiếu nại, tố cáo, phản ánh về công tác bầu cử đã giảm rất đáng kể, trên địa bàn huyện tiếp nhận 23 đơn, trong đó có 11 đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND huyện, 12 đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND xã được tập trung kiểm tra, xem xét giải quyết đúng thẩm quyền, đảm bảo thời gian theo quy định. 2.2.8. Tổng kết cuộc bầu cử trên địa bàn huyện Hoài Đức Trong báo cáo Tổng kết công tác bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 trên địa bàn huyện Hoài Đức nêu rõ kết quả bầu đại biểu Quốc hội bầu đủ 3 đại biểu, kết quả bầu đại biểu HĐND thành phố Hà Nội bầu đủ 3 đại biểu, HĐND huyện bầu
  17. 17 đủ 40 đại biểu, kết quả bầu đại biểu HĐND xã, thị trấn bầu được 539 đại biểu, thiếu 10 đại biểu ở 7 xã, thị trấn so với tổng số đại biểu được bầu. Trên cơ sở kết quả bầuthiếu, UBBC huyện đã chỉ đạo bầu cử thêm tại 3 xã Vân Côn, Sơn Đồng, Đức Thượng, kết quả ngày bầu cử thêm tại 3 xã: Vân Côn bầu thêm được 01 đại biểu, Sơn Đồng không bầu được thêm đại biểu, Đức Thượng bầu thêm được 02 đại biểu. Sau khi bầu thêm, tổng số đại biểu HĐND xã, thị trấn trong toàn huyện là 542 đại biểu, thiếu 7 đại biểu ở 6 xã, thị trấn. Trong báo cáo Tổng kết công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 trên địa bàn huyện Hoài Đức nêu rõ kết quả bầu đại biểu Quốc hội bầu đủ 03 đại biểu, bầu đại biểu HĐND thành phố bầu đủ 03 đại biểu, bầu đại biểu HĐND huyện bầu đủ 40 đại biểu, kết quả bầu đại biểu HĐND các xã, thị trấn bầu được 541 đại biểu thiếu 20 đại biểu ở 11 xã, thị trấn so với tổng số đại biểu được bầu. Trong đó có 01 đơn vị bầu cử số 5 (thôn Thượng) xã Sơn Đồng phải tiến hành bầu cừ thêm 02 đại biểu vào ngày 05/6/2016. Mặc dù chuẩn bị tốt các điều kiện về cơ sở vật chất và nhân lực giúp xã Sơn Đồng trong công tác bầu cử thêm, kết quả bầu cử thêm tại xã Sơn Đồng đã có 100% cử tri đi bầu, tuy nhiên không bầu thêm được đại biểu HĐND xã. Bảng 2.6. Kết quả bầu cử đại biểu HĐND huyện năm 2011 và 2016 Năm 2011 Năm 2016 Số Số Cơ cấu đại biểu lượng Tỷ lệ lượng Tỷ lệ (đại (%) (đại (%) biểu) biểu) Nữ 13/40 32,5 12/40 30,0 Ngoài Đảng 2/40 5,0 03/40 7,5 Kết hợp Dưới 35 tuổi 9/40 22,5 04/40 10,0 Tái cử không có thống kê 17/40 42,5 Dưới 35 tuổi 9/40 22,5 4/40 10,0 Độ tuổi Từ 35 đến 50 tuổi 21/40 52,5 28/40 70,0
  18. 18 Năm 2011 Năm 2016 Số Số Cơ cấu đại biểu lượng Tỷ lệ lượng Tỷ lệ (đại (%) (đại (%) biểu) biểu) Trên 50 tuổi 10/40 25 8/40 20,0 Trình Đại học và sau đại độ học 31/40 77,5 39/40 97,5 chuyên Dưới đại học 09/40 22,5 01/40 2,5 môn Trình Cao cấp 13/40 32,5 24/40 60,0 độ lý Trung cấp 22/40 55,0 13/40 32,5 luận Chưa qua đào tạo chính 05/40 12,5 03/40 7,5 trị (Nguồn: Tác giả lập bảng dựa trên: Báo cáo [25],[26]). Từ bảng thống kê trên có thể thấy, tỷ lệ đại biểu Nữ trúng cử tương đối cao trên 30%, tỷ lệ đại biểu là người ngoài Đảng duy trì dưới 10% đảm bảo theo định hướng, tỷ lệ đại biểu tái cử năm 2016 khá lớn chiếm 42,5%; đại biểu trúng cử ngày càng trẻ hóa, năm 2011 tỷ lệ đại biểu từ dưới 35 đến 50 tuổi chiếm 75%, năm 2016, tỷ lệ này đã tăng lên 80%, tỷ lệ đại biểu trên 50 tuổi giảm từ 25% xuống 20%. Trình độ chuyên môn của đại biểu trúng cử ngày càng nâng cao, năm 2011 đại biểu có trình độ đại học và sau đại học chiếm 77,5% đến năm 2016 con số này lên tới 97,5%, đại biểu có trình độ chuyên môn dưới đại học năm 2011 chiếm 22,5% đến năm 2016 chỉ còn 2,5%. Bên cạnh trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị của đại biểu trúng cử cũng nâng lên đáng kể, năm 2016 số đại biểu có trình độ cao cấp chiếm 60,0% (năm 2011 là 22,5%), số đại biểu có trình độ trung cấp chiếm 32,5 % (năm 2011 là 55,0%), số đại biểu chưa qua đào tạo lý luận chính trị chỉ chiếm 7,5% (năm 2011 là 12,5%). 2.3. Đánh giá công tác tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử tại huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội
  19. 19 Công tác tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử trên địa bàn huyện Hoài Đức những cuộc bầu cử vừa qua đã gặt hái nhiều thành công. Nhìn chung công tác tổ chức bảo đảm dân chủ, tiết kiệm, đúng luật, tỷ lệ cử tri đi bầu cao, tình hình an ninh trật tự an toàn xã hội trước và sau cuộc bầu cử được đảm bảo, ngày bầu cử thực sự là ngày hội của toàn dân. Một số điểm thay đổi của Luật bầu cử năm 2015 so với Luật bầu cử trước đó (như đã phân tích ở phần trên) đã tạo thuận lợi cho công tác tổ chức bầu cử nói chung và đối với cấp huyện, cấp xã nói riêng, thời gian cho các khâu tổ chức được bảo đảm hơn, đối tượng danh sách cử tri được mở rộng. Trên địa bàn huyện Hoài Đức, so với cuộc bầu cử năm 2011, cuộc bầu cử năm 2016 đã có những kết quả đáng ghi nhận, bên cạnh những ưu điểm, công tác tổ chức bầu cử còn bộc lộ một số hạn chế, cụ thể như sau: 2.3.2. Về ưu điểm Ban chỉ đạo, Ủy ban bầu cử từ huyện đến các xã, thị trấn đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp. Công tác thông tin tuyên truyền sâu rộng, thiết thực, có nhiều đổi mới, sáng tạo, thu hút được đông đảo sự quan tâm của cử tri và nhân dân địa phương. Quy trình các bước thực hiện công tác bầu cử được triển khai đúng tiến độ quy định. Công tác kiểm tra, đánh giá được tiến hành theo các thời điểm quy định đã phát hiện và kịp thời xử lý những tình huống sai sót xảy ra trong quá trình tổ chức thực hiện cuộc bầu cử. Nhờ làm tốt công tác chuẩn bị, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện trước, trong và sau ngày bầu cử được đảm bảo, không phát sinh vụ việc phức tạp. Công tác giải quyết đơn thư được quan tâm chỉ đạo, tập trung kiểm tra, xem xét, giải quyết đúng thẩm quyền, đảm bảo thời gian theo quy định của Luật bầu cử.
  20. 20 Kết quả bầu cử cơ bản đảm bảo mục tiêu kế hoạch đề ra, tỷ lệ đại biểu là phụ nữ, đại biểu trẻ tuổi, có trình độ đại học trở lên nhiệm kỳ sau cao hơn so với nhiệm kỳ trước, chất lượng đại biểu nâng lên đủ năng lực hoạt động với chất lượng, hiệu quả hơn. Đạt được những kết quả như trên là do có sự lãnh đạo sát sao của Huyện ủy, HĐND, UBND, UBBC huyện, sự quan tâm lãnh đạo kịp thời của cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể từ huyện đến các xã, thị trấn. 2.3.3. Về hạn chế và nguyên nhân Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bầu cử ở một số cơ sở còn hạn chế, việc phối hợp trong công tác tuyên truyền ở một số ngành và xã, thị trấn chưa đồng bộ, chưa sâu rộng. Công tác chỉ đạo, điều hành phối hợp thực hiện nhiệm vụ giữa các cơ quan của huyện với các xã, thị trấnđôi lúc còn chưa đồng bộ. Việc kiểm tra, giám sát công tác bầu cử ở một số xã, thị trấn còn chưa sâu sát. Quy trình chuẩn bị nhân sự đại biểu HĐND ở một số xã, thị trấn còn đơn giản, chủ quan, chưa chuẩn bị tốt nhân sự ứng cử đại biểu HĐND xã nên quá trình hiệp thương giới thiệu ở một số xã phát sinh khó khăn.Việc quản lý, rà soát danh sách cử tri của một số xã chưa chặt chẽ nên phải thực hiện bổ sung, thay đổi nhiều lần, việc niêm yết danh sách cử tri ảnh hưởng đến việc cấp thẻ cử tri, in tài liệu và phiếu bầu. Danh sách trích ngang, tiểu sử tóm tắt của ứng cử viên ở một số xã còn chưa khoa học, một số khu vực bỏ phiếu niêm yết danh sách cử tri và danh sách tiểu sử tóm tắt của các ứng cử viên trên những biểu bảng tận dụng, vị trí niêm yết không đảm bảo trang trọng, mỹ quan. Những hạn chế, bất cập nêu trên xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu: Vì đây là cuộc bầu cử đầu tiên được thực hiện theo Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND năm 2015 có nhiều quy định mới, nên trong quá trình triển khai có việc còn lúng túng. Trong khi tập huấn, thực hiện nhiệm vụ đội ngũ cán bộ phụ trách bầu cử ở cơ sở có mặt kinh nghiệm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2