intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng ở Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: Tomhum999 Tomhum999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

17
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm làm rõ cơ sở lý luận về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực HKDD và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực HKDD ở Việt Nam, thực trạng xử lý đề ra các giải pháp bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hàng không dân dụng ở Việt Nam hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng ở Việt Nam hiện nay

  1. BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRƯƠNG ĐỨC TIÊN ANH XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Chuyên ngành: Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính Mã số: 838 01 02 Hà Nội: 2020 1
  2. Luận văn được hoàn thành tại Học viện Hành chính Quốc Gia Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Thị Kim Tiên Phản biện 1: TS. Lê Thị Hoa - Học viện Hành chính Quốc Gia Phản biện 2: PGS. TS. Nguyễn Hoàng Anh, Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn cấp Học viện Tại Học viện Hành chính Quốc gia Vào hồi 8 giờ 30 phút ngày 20 tháng 01 năm 2020 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Quốc gia Và Thư viện Học viện Hành chánh Quốc gia 2
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hàng không dân dụng (HKDD) là ngành kinh tế đặc thù bởi sự khác biệt so với các ngành kinh tế khác và sự khác biệt giữa các quốc gia về trang thiết bị, tổ chức khai thác, quy định an ninh về HKDD. Theo Tổ chức HKDD quốc tế (International Civil Aviation Org-ICAO),các yếu tố cần thiết để tổ chức và vận hành ngành HKDDcủa một quốc gia thường là: Kiểm soát viên không lưu, Ðiện tử viễn thông hàng không, Khai thác thông tin hàng không, Thiết bị phụ trợ hàng không, Dẫn đường bay, Khai thác vận tải hàng không, Vận chuyển thương mại hàng không, Phi công, Tiếp viên, Cảng hàng không, Kỹ thuật máy bay... Là quốc gia đang phát triển và hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng, nền kinh tế Việt Nam đang có bước phát triển mạnh mẽ, trong đó HKDDlà lĩnh vực có đóng góp rất lớn vào công cuộc phát triển đất nước, thúc đẩy giao thương,du lịch, sử dụng hiệu quả cơ sở hạ tầng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Mặt khác, vượt ra ngoài ý nghĩa kinh tế, HKDD còn có tầm quan trọng đặc biệt bởi mức độ ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng của một quốc gia. Vì lẽ đó, việc tuân thủ các quy tắc quản lý là yêu cầu trước tiên cần có đối với ngành HKDD. Những vi phạm trong lĩnh vực HKDD có thể để lại những hậu quả cho nền kinh tế, an ninh và trật tự an toàn xã hội. Do đó, về chính sách, Nhà nước Việt Nam đã có quy định pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật đối với hoạt động HKDD nhằm ngăn ngừa và bảo vệ pháp luật. Các quy định về xử lý vi phạm trong lĩnh vực HKDD không chỉ tác động đến hoạt động giao thông hàng không, phát triển kinh tế mà còn trực tiếp bảo vệ an ninh, an toàn tính mạng và tài sản con người bảo vệ tính nghiêm minh của pháp luật uy tín của nhà nước. Đến nay, sau hơn 63 năm xây dựng và phát triển, ngành HKDDViệt Nam đã có những đóng góp không nhỏ vào việc thúc đẩy kinh tế, xã hội phát 3
  4. triển với độ bao phủ rộng khắp không chỉ tới nhiều địa phương trong cả nước mà còn vươn đến nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ.Tuy vậy, ngành HKDD Việt Nam đang đứng trước những thách thức rất lớn về: cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh, mức độ an toàn, an ninh hàng không,...Điều này có mối quan hệ với những bất cập trong xử lý vi phạm hành chính (VPHC) trong lĩnh vực HKDD. Thực tế cho thấy, có nhiều hành vi VPHC trong lĩnh vực HKDDđược xử lý chưa nghiêm, hình thức chế tài không tương thích, với mức phạt còn quá nhẹ. Có không ít vụ việc vi phạm hành chính trong lĩnh vực HKDD trong thời gian gần đây được xử lý với mức phạt thực tế thấp chưa tương xứng với mức độ nguy hiểm của việc VPHC tạo tâm lý thiếu tôn trọng pháp luật, chưa đủ sức răn đe đối với người vi phạm. Bên cạnh đó, còn có tình trạng bỏ sót, không xử lý các hành vi vi phạm,...Những hạn chế, yếu kém trong xử lý VPHC có nhiều nguyên nhân, trong đó có sự thiếu phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước, sự chồng chéo văn bản, dẫn tới khó xác định chức năng của các cơ quan quản lý, đùn đẩy trách nhiệm quản lý, đồng thời còn là thái độ thiếu tôn trọng pháp luật của người dân, doanh nghiệp khi tham gia vào quan hệ HKDD. Từ thực tiễn trên đây, học viên đã lựa chọn vấn đề: “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Luật Hành chính và Luật Hiến pháp. Luận văn được nghiên cứu nhằm giải quyết những vấn đề lý luận, hệ thống hóa luật pháp, đánh giá thực trạng xử lý VPHC trong lĩnh vực HKDD Việt Nam và đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng, bảo đảm việc xử lý VPHC trong lĩnh vực HKDD ở Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Xử lý VPHC nói chung và ở lĩnh vực HKDD nói riêng không phải là vấn đề hoàn toàn mới, mà đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này. Có thể kể tên một số công trình nghiên cứu tiêu biểu sau đây. 4
  5. - Nguyễn Thị Thuỷ, Luận văn thạc sỹ luật học “Hoàn thiện chế định thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính”, Trường Đại học Luật Hà Nội (năm 2001). - Kim Long Biên, Luận văn thạc sỹ luật học “Hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan ở nước ta hiện nay”, Viện Nhà nước và pháp luật phối hợp đào tạo với Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (năm 2007). Bên cạnh các công trình trên đây còn có một số bài báo nghiên cứu về vấn đề xử lý VPHC như sau: Tác giảLê Vương Long với bài“Một số vấn đề hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính”, đăng trên Tạp chí Luật học thuộcTrường Đại học Luật Hà Nội, tháng 9/2003số Đặc san về xử lý VPHC trang.35 Tác giảPGS, TS Bùi Thị Đào, với bài: “ Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính” đăng trên Tạp chí Luật học tháng 9/2003, số Đặc san về xử lý VPHC Tác giảPGS.TS Bùi Xuân Đức, với bài: “ Hệ thống chế tài xử phạt vi phạm hành chính - Những bất cập, hạn chế và phương hướng hoàn thiện” đăng trênTạp chí Luật học năm 2009, trang 8 -15. Tác giả TS.Trần Minh Hương với bài : “ Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính - Thực trạng quy định, thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện”đăng trênTạp chí Luật học, năm 2008, trang 28 ... Những nghiên cứu trên đây chủ yếu đề cập vấn đề xử phạt VPHCtrên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn. Hầu hết các công trình tập trung giới thiệu, phân tích, đánh giá pháp luật và thực tiễn hoạt động xử phạt VPHC nói chung hoặc ở một số lĩnh vực khác mà chưa đề cập đến xử lý VPHC trong lĩnh vực HKDD, ngoại trừ các báo cáo tổng kết công tác của Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng không Việt Nam. Do đó, những bất cập trong xử lý VPHC trong lĩnh vực HKDD vẫn đang diễn ra, mà chưa có phân tích, đánh giá một cách tổng thể, khoa học, xác định nguyên nhân và giải pháp giải quyết vấn đề. Chính vì vậy, đề tài luận văn "xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hàng không dân dụng tại Việt Nam" có trách nhiệm giải quyết những vấn đề mà các công trình nghiên cứu chưa đề cập, góp phầncung cấp các luận cứ 5
  6. khoa học và thực tiễn cho việc hoàn thiện pháp luật và các giải pháp bảo đảm về phạt hành chính trong lĩnh vực HKDD ở Việt Nam hiện nay. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu của luận văn: Làm rõ cơ sở lý luận về xử lý VPHC trong lĩnh vực HKDDvà pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực HKDD ở Việt Nam, thực trạng xử lý đề ra các giải pháp bảo đảm xử lý VPHC trong lĩnh vực Hàng không dân dụng ở Việt Nam hiện nay. - Nhiệm vụ:Để đạt được mục đích nói trên, đề tài có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề sau:Xác định rõ những vấn đề lý luận về xử lý VPHC trong lĩnh vực HKDD; Phân tích, đánh giá thực trạng xử lý VPHC trong lĩnh vực HKDD Việt Nam những năm gần đây, làm rõ nguyên nhân dẫn đến thành công và hạn chế về xử lý VPHC trong lĩnh vực HKDD ở Việt Nam; Xác định về định hướng và đề xuất giải pháp bảo đảm việc thực hiện xử lýVPHC lĩnh vực HKDD ở Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu -Đối tượng: Hoạt động xử lý VPHC trong lĩnh vực HKDD ở Việt Nam - Phạm vi:Về nội dung:Xử lý VPHC trong lĩnh vực HKDD. Về không gian:Hoạt động xử lý VPHC trong lĩnh vực HKDD tại Việt Nam. Về thời gian:Luận văn tập trung nghiên cứu về xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC) trong lĩnh vực HKDD tại Việt Nam từ năm 2014 đến tháng 12/2019 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận:Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của lý thuyết hệ thống, chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng, các quan điểm của Đảng và Nhà nước về HKDD, VPHC, XLVPHC trong lĩnh vực HKDD để phân tích, đánh giá tính khả thi của các quy phạm pháp luật trong thực tiễn thực hiện, định hướng cho các giải pháp nhằm thực hiện pháp luật về XLVPHC trong lĩnh vực HKDD; tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về xử lý VPHC trontg lĩnh vực HKDD. 6
  7. - Phương pháp nghiên cứu:Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu mà đề tài đặt ra, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp thu thập thông tin;Phương pháp thống kê, Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, đánh giá;Phương pháp dự báo về xử lý VPHC trong lĩnh vực HKDD tại Việt Nam. 6. Những đóng góp của luận văn - Về lý luận: Luận văn làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về xử lý vi phạm hành chính, khái niệm, đặc trưng của vi phạm hành chính trong lĩnh vực HKDD, tính đặc thù của VPHC trong lĩnh vực HKDD và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng. - Về thực tiễn: Đề tài là tài liệu nghiên cứu cho các nhà hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật tham khảo. Đồng thời cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà thực thi, xử lý VPHC, nhất là trong lĩnh vực HKDD. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn được cấu trúc thành 3 chương, cụ thể như sau: Chương I: Cơ sở lý luận về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng; Chương II: Thực trạng xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng ở Việt Nam giai đoạn 2014 - 2019; Chương III: Phương hướng và giải pháp bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụngViệt Nam. 7
  8. CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀXỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰCHÀNG KHÔNG DÂN DỤNG 1.1 Tổng quan về ngành Hàng không dân dụng Sau khi đất nước thống nhất ( từ sau ngày 30 /4/1975), nhu cầu đi lại bằng đường hàng không trong cả nướcrất lớn, đòi hỏi ngành HKDD phải trở thành ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng của đất nước. Ngày 29/8/1989, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 112/HĐBT quy định chức năng, nhiệm vụ và bộ máy tổ chức của Tổng cục HKDD Việt Nam, thực hiện chức năng là cơ quan quản lý nhà nước về HKDD và Quyết định 225/CT về việc thành lập Tổng công ty Hàng không Việt Nam thực hiện chức năng vận tải hàng không và các dịch vụ đồng bộ. Ngày 30/7/1992, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 242/HĐBT, thành lập Cục HKDD Việt Nam( nay là Cục Hàng không Việt Nam), trực thuộc Bộ Giao thông vận tải và Bưu điện. Cục HKDD Việt Nam là cơ quan quản lý nhà nước về HKDD. Ngày 26/3/1993, Văn phòng Chính phủ đã có công văn 86/TB thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng phát triển của Ngành Hàng không Việt Nam trong thời gian từ 1993 - 2000 phải tập trung xây dựng và phát triển Ngành Hàng khôngViệt Nam thành một nền kinh tế kỹ thuật quan trọng, đủ sức phục vụ các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong nước cũng như tranh thủ mọi khả năng mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với nước ngoài; đồng thời đảm bảo các yêu cầu phát triển văn hóa – xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước. Cục Hàng không Việt Nam là cơ quan quản lý nhà nước đối với mọi doanh nghiệp hàng không. Các đơn vị sản xuất kinh doanh có 13 doanh nghiệp; trong đó hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) là doanh nghiệp lớn nhất. Hiện nay ở Việt Nam có 22 sân bay có hoạt động bay dân sự (trong đó có 11 sân bay quốc tế), số lượng máy bay đăng ký quốc tịch Việt Nam lên đến 8
  9. 161 chiếc, có 46 hãng hàng không từ 24 quốc gia, lãnh thổ có đường bay đến Việt Nam. Theo thống kê của ngành Hàng không Việt Nam, tính đến tháng 12/2019 toàn ngành Hàng không Việt Nam có hơn 44.000 người. Những lĩnh vực hoạt động chủ yếu của HKDD bao gồm:Vận tải hàng không, kết cấu hạ tầng hàng không, công nghiệp hàng không, các dịch vụ kỹ thuật, thương mại hàng không, quản lý Nhà nước chuyên ngành HKDD phối hợp với các cơ quan có liên quan như hải quan, cửa khẩu, kiểm dịch y tế… Tại Việt Nam, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về HKDD. Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về HKDD. Cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước chuyên ngành HKDD là Cục Hàng không Việt Nam (thuộc Bộ Giao thông vận tải) là Nhà chức trách hàng không. Nhà chức trách hàng không có nhiệm vụ và quyền hạn trong việc ban hành chỉ thị, huấn lệnh; thực hiện các biện pháp khẩn cấp bao gồm cả việc đình chỉ chuyến bay và hoạt động của phương tiện, thiết bị, nhân viên hàng không để bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không và duy trì hoạt động đồng bộ của dây chuyền vận chuyển hàng không. Đồng thời, giám sát việc khai thác, bảo dưỡng tàu bay, kết cấu hạ tầng hàng không, bảo đảm hoạt động bay, khai thác vận chuyển hàng không, cung cấp dịch vụ hàng không, dịch vụ phi hàng không;cấp, phê chuẩn, công nhận giấy phép, giấy chứng nhận, năng định, tài liệu khai thác chuyên ngành HKDD; Tổ chức, vận hành và chỉ đạo hệ thống giám sát, quản lý an ninhhàng không, an toàn hàng không, tìm kiếm cứu nạn hàng không, khẩn nguy sân bay; tổ chức, chỉ đạo xử lý, điều tra, xác minh các tình huống uy hiếp an toàn hàng không, an ninh hàng không, sự cố, tai nạn hàng không, thực hiện chuyến bay chuyên cơ; Bổ nhiệm giám sát viên trong lĩnh vực bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không, chất lượng dịch vụ hàng không theo tiêu chuẩn do Bộ trưởng Giao thông vận tải quy định; Bộ Quốc phòng có trách nhiệm quản lý và bảo vệ vùng trời Việt Nam; giám sát hoạt động bay dân dụng; phối hợp với Bộ Giao thông vận tải trong việc tổ chức và sử dụng vùng trời phục vụ hoạt động HKDD. 9
  10. 1.2. Bản chất, khái niệm vi phạm hành chính và vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng VPHClà một loại vi phạm pháp luật xảy ra khá phổ biến trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy mức độ nguy hiểm thấp hơn tội phạm nhưng VPHC cũng là hành vi gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho lợi ích của nhà nước, tập thể, lợi ích cá nhân cũng như lợi ích của cộng đồng. Nếu không được ngăn chặn, xử lý kịp thời thì VPHC sẽ là nguyên nhân dẫn tới tình trạng phạm tội nảy sinh và tạo ra nhiều hệ lụy xã hội khác. Xác định được đúng hành vi VPHC(tức là xác định đúng cơ sở xử phạt), thì việc thực hiện xử phạt hành chính mới đúng đắn, mới đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, của tổ chức và cá nhân Dựa vào tính chất, phạm vi của các hành vi VPHCtrong lĩnh vực HKDD, có thể định nghĩa về VPHC trong lĩnh vực HKDD như sau: “Vi phạm hành chính trong lĩnh vực HKDD là hành vi do cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm hại đến những quan hệ về hàng không dân dụng phát sinh trong quá trình thực hiện các quy định của ngành HKDD mà theo quy định của pháp luật phải bị xử lý VPHC”. 1.3. Các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng Cũng như các loại vi phạm pháp luật, VPHC nói chung, VPHC trong lĩnh vực HKDD nói riêng đều được cấu thành bởi các yếu tố: khách quan, chủ quan, chủ thể và khách thể. 1.3.1. Mặt khách quan Mặt khách quan của VPHC trong lĩnh vực HKDD bao gồm các dấu hiệu: hành vi, tính trái pháp luật của hành vi, hậu quả gây thiệt hại mà hành vi gây ra cho xã hội, quan hệ nhân quả, thời gian, địa điểm, phương tiện vi phạm... VPHC trong lĩnh vực HKDD là hành vi có tính chất trái pháp luật, thể hiện ở chỗ hành vi đó được thực hiện ngược với yêu cầu của quy phạm pháp luật. 10
  11. 1.3.2. Mặt chủ quan Mặt chủ quan của vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực HKDD thể hiện ở yếu tố lỗi của người vi phạm. Lỗi là dấu hiệu pháp lý bắt buộc của VPHC. Trong mặt chủ quan của nhiều VPHC, yếu tố động cơ, mục đích vi phạm cũng được tính đến khi xem xét để quyết định các hình thức và mức xử phạt cụ thể. Trong lĩnh vực HKDD dấu hiệu nhận biết về mặt chủ quan của hành vi VPHC là yếu tố lỗi gồm lỗi cố ý và lỗi vô ý của chủ thể vi phạm.Ngoài dấu hiệu bắt buộc là lỗi, ở một số trường hợp cụ thể, pháp luật còn xác định dấu hiệu bắt buộc của một số loại hành vi trong VPHC trong lĩnh vực HKDD. 1.3.3. Chủ thể Chủ thể của VPHC trong lĩnh vực HKDD là các nhân hay tổ chức có năng lực trách nhiệm hành chính đã thực hiện hành vi VPHC. Pháp luật hành chính quy định chỉ truy cứu trách nhiệm hành chính đối với những cá nhân có năng lực hành vi pháp luật hành chính. Chủ thể thực hiện hành vi VPHC trong lĩnh vực HKDD có thể là cá nhân, tổ chức có năng lực, chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật hành chính và pháp luật về HKDD. 1.3.4. Khách thể Khách thể của vi phạm pháp luật là cái mà hành vi vi phạm đó xâm hại. Khách thể của VPHC trong lĩnh vực HKDD là những quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật hành chính bảo vệ. Khách thể là yếu tố quan trọng quy định tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi trái pháp luật 1.4. Các loại vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng 1.4.1. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụngđược phân loại dựa trên các tiêu chí khác nhau - Căn cứ vào các quan hệ trong lĩnh vực HKDD và phương thức thực hiện của ngành HKDD, có thể chia VPHC thành ba loại: Hành vi vi phạm về 11
  12. nghĩa vụ mua phí chuyên chở theo định của ngành HKDD; Hành vi vi phạm về nghĩa vụ chi trả cho hành khách; Hành vi vi phạm về quản lý các hoạt động HKDD. 1.4.2. Đặc điểm của vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng VPHC trong lĩnh vực HKDD là những vi phạm chủ yếu liên quan đến các quy định an toàn bay của pháp luật và của ngành HKDD. Chủ thể của các hành vi VPHC trong lĩnh vực HKDD là những đối tượng tham gia quan hệ của ngành HKDD. Thiệt hại mà hành vi VPHC trong lĩnh vực HKDD gây ra là sự mất ổn định đến hoạt động của hàng không, ảnh hưởng đến việc bảo đảm an toàn tuyệt đối tại cảng hàng không cũng như các chuyến bay 1.5. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng 1.5.1. Khái niệm Định nghĩa xử lý VPHC trong lĩnh vực HKDD là việc các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền áp dụng những biện pháp cưỡng chế hành chính (gồm các hình thức xử phạt VPHC; các biện pháp khắc phục hậu quả; các biện pháp ngăn chặn VPHC và đảm bảo việc xử phạt VPHC) đối với những cá nhân, tổ chức thực hiện VPHC nhằm đảm bảo trật tự và kỷ luật trong quản lý nhà nước về HKDD theo thủ tục do pháp luật quy định. 1.5.2. Đặc thù của xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng Ngoài những đặc điểm chung giống như xử lý VPHC trong các lĩnh vực khác, xử lý VPHC trong lĩnh vực HKDD có những đặc thù, cụ thể: Một là, cơ sở để xử phạt VPHC lĩnh vực HKDD chủ yếu là những hành vi vi phạm quy định về chuyên chở hành khách, chuyên chở hàng hóa, bảo đảm an toàn cảng hàng không. Hai là, đối tượng xử lý VPHCtrong lĩnh vực HKDD là cá nhân, tổ chức tham gia vào quan hệ HKDD. 12
  13. Ba là, thẩm quyền xử lý VPHC lĩnh vực HKDD là các chủ thể đại diện cho cơ quan quản lý nhà nước, theo quy định của pháp luật. Chủ yếu là: Thanh tra viên, người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành; Chánh thanh tra Cục hàng không Việt Nam (HKVN), trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Cục HKVN; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải(GTVT); Trưởng đại diện Cảng vụ hàng không; Chủ tịch UBND các cấp.. 1.6. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng 1.6.1. Các nguyên tắc chung Việc xử lý VPHC phải do người có thẩm quyền tiến hành theo đúng quy định của pháp luật. Mọi VPHC phải được phạt hiện kịp thời, xử lý công minh, nhanh chóng theo đúng pháp luật. Việc xử lý VPHC phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, thân nhân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định hình thức, biện pháp xử lý thích hợp.Không xử lý VPHC trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc VPHC trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình. 1.6.2. Các nguyên tắc kỹ thuật Một hành vi ci phạm hành chính chỉ bị xử lý hành chính một lần;Nhiều người cùng thực hiện một hành vi VPHC thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt;Một người thực hiện nhiều hành vi VPHC thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm. 13
  14. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰCHÀNG KHÔNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2014 - 2019 2.1. Thực trạng pháp luật xử lý vi phạm hành trong lĩnh vực hàng không dân dụngở Việt Nam 2.1.1.Pháp luật về lĩnh vực hàng không dân dụng ở Việt Nam Cùng với sự phát triển của ngành HKDD, hệ thống pháp luật về HKDD ở Việt Nam ngày càng được hoàn thiện. Các đạo luật, văn bản hướng dẫn và quy chế của ngành HKDD đã được xây dựng trên cơ sở có sự tiếp cận với thông lệ và luật pháp quốc tế. Năm 1991, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã thông qua Luật HKDD Việt Nam. Ngày 22/6/2006, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã chính thức thông qua Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 01/1/2007. Năm 2014, Quốc hội khóa XIII tiếp tục thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật HKDD Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 01/7/2015. Luật HKDD năm 2006 đã được sửa đổi bổ sung hai lần vào các năm 2014 và gần đây nhất vào năm 2018. Để hướng dẫn chi tiết việc thi hành Luật HKDD, Chính phủ đã ban hành các Nghị định quy định nội dung điều chỉnh các mặt hoạt động trong ngành HKDD: Nghị định 147/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực HKDD; Nghị định 162/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc Quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực HKDD (Thay thế Nghị định 147/2013/NĐ-CP). 2.1.2. Thực trạng quy định của pháp luật về vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng Pháp luật quy định về VPHC và xử lý VPHC trong lĩnh vực HKDD được quy định trong nhiều đạo luật và văn bản dưới luật. 14
  15. Đến nay Nghị định 162/2018/NĐ-CP năm 2018 của chính phủ về xử phạt VPHC trong lĩnh vực HKDDđược ban hành để giải quyết sự gia tăng nhanh, sự đa dạng của các hành vi VPHC trong lĩnh vực HKDD ở Việt Nam. Nghị định này quy định về hành vi VPHK, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi VPHC, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh và thẩm quyền lập biên bản đối với VPHC trong lĩnh vực HKDD. Theo quy định, các hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục VPHC trong lĩnh vực HKDD được xác định với mức phạt VPHC với từngloại hành vi vi phạm 2.2. Tình hình xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng 2.2.1.Về hình thức xử phạt và mức xử phạt. Cũng tương tự các lĩnh vực khác, về hình thức xử lý VPHC trong lĩnh vực HKDD bao gồm hai hình thức chính, đó là cảnh cáo và phạt tiền, hình thức xử phạt bổ sung, bao gồm: Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật HKDD Nhìn chung, những quy định về xử lý VPHC lĩnh vực HKDD tương đối rõ ràng, về cơ bản phù hợp với quy định của Luật xử phạt VPHC và thực tiễn thi hành. Tuy nhiên, những quy định về xử lý VPHC trong lĩnh vực HKDD vẫn còn có những bất cập như đã phân tích ở trên cần tiếp tục hoàn thiện, bổ xung. Liệt kê các quy định của Nghị định162/2018/NĐ-CP cho thấy hình thức phạt cảnh cáo được áp dụng đối với đa số hành vi VPHC trong lĩnh vực HKDD Tuy nhiên, trên thực tế hầu như rất ít trường hợp vi phạm bị xử phạt cảnh cáo. Đối chiếu với thực tiễn thi hành xử lý VPHC nói chung và xử lý VPHC trong lĩnh vực HKDD cho thấy các hình thức xử lý như hiện nay vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu giải quyết triệt để hành vi VPHC. 2.2.2.Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính 15
  16. Trên cơ sở Pháp luật Xử lý VPHC, thẩm quyền xử lý VPHC trong lĩnh vực HKDD được quy định tại chương III Nghị định số 162/2018/NĐ-CP ngày 30/11/2018, bao gồm: Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền; Chánh Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Cục Hàng không Việt Nam (Điều 31); Trưởng đại diện Cảng vụ hàng không; Giám đốc Cảng vụ hàng không; Chủ tịch UBND các cấp; Lực lượng Công an nhân dân có quyền xử phạt đối với các VPHC trong lĩnh vực HKDD 2.2.3. Tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng từ năm 2014 đến năm 2019 Theo số liệu của Cục HKVN, vi phạm pháp luật về HKDD từ năm 2014 đến năm 2019 ngày càng gia tăng. Theo đó: Năm 2014: Các cơ quan quản lý Nhà nướcvà chủ thể có thẩm quyền đã ban hành 299 quyết định xử lý VPHC đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi VPHC trong lĩnh vực HKDD,năm 2015 đã ban hành 342 quyết định xử lý VPHC, năm 2016 đã ban hành 300 quyết định xử lý VPHC, năm 2017 ban hành492 quyết định xử lý VPHC, năm 2018ban hành559 quyết định xử lý VPHC, năm 2019 đã ban hành 595 quyết định xử lý VPHC Với sự phát triển của HKDD Việt Nam việc ra đời các hãng hàng không trong nước, các hãng này phát triển mạng đường bay nội địa và quốc tế, phát triển đội bay, nhiều hãng hàng không quốc tế bay đến Việt Nam, các cảng hàng không, sân bay được phát triển, xây mới, mở rộng, lượng khách đi bằng đường hàng không, khách du lịch tăng mạnh…cũng kéo theocác VPHC trong lĩnh vực HKDD ngày càng gia tăng và phức tạp như vi phạm quy định về an toàn, ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay, trên chuyến bay, tại nơi có công trình, trang bị, thiết bị hàng không, vi phạm quy định về khai thác tàu bay, vi phạm quy định về quản lý, sử dụng thẻ và giấy phép kiểm soát an ninh 16
  17. hàng không, vi phạm quy định về đi lại, điều khiển, vận hành phương tiện, thiết bị hoạt động trong cảng hàng không, sân bay . 2.3. Đánh giá tình hình xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng 2.3.1. Một số thành công Hoạt động xử lý VPHC đã được thực hiện đúng thẩm quyền, mặc dù số lượng các vụ vi phạm ngày càng gia tăng, với tính chất của vụ việc ngày càng phức tạp nhưng cơ bản đã đảm bảo được trật tự hoạt động của lĩnh vực HKDD. Quá trình thực hiện đã hạn chế được những sai sót, đặc biệt là không hình sự hóa các VPHC, tạo tâm lý tích cực. Các cơ quan có thẩm quyền đã thực hiện nhiều biện pháp nghiệp vụ, kiểm soát, phát hiện và xử lý kịp thời hành vi vi phạm, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, đạt được những kết quả tích cực, góp phần phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi VPHC đối với lĩnh vực HKDD, giữa gìn trật tự, an ninh, an toàn xã hội và thúc đẩy phát triển. 2.3.2. Những hạn chế, bất cập Quá trình triển khai thực hiện xử lý VPHC trong lĩnh vực HKDD còn có những hạn chế nhất định. Hoạt động xử phạt VPHCcòn nhiều vụ việc chưa tương thích với hành vi vi phạm. Điều đó đi ngược với mục tiêu, phòng ngừa răn đe vi phạm. Điều này một phần do các quy định pháp luật, một phần do việc lựa chọn, áp dụng luật chưa chính xác, thậm chí còn rất nhẹ, có thể dẫn đến tâm lý chưa coi trọng pháp luật. Sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước trong xử lý VPHC trong lĩnh vực HKDD còn lỏng lẻo, tạo ra những khoảng trống, khó thực hiện. Đối tượng vi phạm là người nghèo, không có nghề nghiệp, thu nhập không ổn định, không có tài khoản ngân hàng, tài sản của các đối tượng vi phạm cũng không có giá trị để kê biên. Nhân lực, phương tiện, thiết bị và kinh phí của người quyết định xử phạt còn hạn chế trong việc tổ chức cưỡng chế. Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động xử lý VPHC hạn chế. 17
  18. Luật xử lý VPHC, các văn bản quy phạm pháp luật khác chưa có quy định cơ chế cho phép sử dụng dữ liệu được trích suất từ các thiết bị chuyên ngành (trừ lĩnh vực quản lý đường bộ và môi trường đã được quy định tại Nghị định số 46/2016/NĐ-CP, Nghị định số 155/2016/NĐ-CP.Cơ chế xử lý vi phạm hành chính thiếu rõ ràng, chưa phù hợp Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật xả phạt VPHC chưa tốt, dẫn đến, có nhiều VPHC trong lĩnh vực HKDD có tính chất côn đồ, gây mất an ninh, trật tự, hành hung, ảnh hưởng đến an ninh, an toàn. 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế Những hạn chế về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực HKDD có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ chủ thể xử lý vi phạm, nguyên nhân từ đối tượng xử lý và các công cụ, phương tiện xử lý vi phạm. Năng lực chuyên môn và đạo đức công vụ của một bộ phận cán bộ, công chức, thanh tra viên chưa đáp ứng yêu cầu. Điều đó dẫn đến việc xử lý các hành vi VPHC chưa nghiêm. làm giảm tính răn đe và giáo dục của pháp luật Quy định pháp luật về xử phạt VPHC trong lĩnh vực HKDD phân tán và chưa đảm bảo chất lượng, thiếu rõ ràng, thậm chí mâu thuẫn, chồng chéo, thiếu tính khả thi đã tạo ra những khó khăn cho việc tổ chức thực hiện và phối hợp xử lý Vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực HKDD trong thực tiễn rất đa dạng về hành vi, tính chất cũng như mức độ vi phạm. Trong khi đó, quy định về hình thức xử phạt, mức xử phạtcũng như các biện pháp khắc phục hậu quả khá nghèo nàn và cứng nhắc. Việc quy định cụ thể mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm chưa tương xứng với mức độ vi phạm dẫn đến những khó khăn bất cập trong thực tiễn áp dụng và làm cho các chế tài thiếu tính răn đe, phòng ngừa, gây nên những hành vi tái phạm và tái phạm nhiều lần 18
  19. CHƯƠNG III PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM XỬ LÝ VI PHẠMHÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM 3.1. Phương hướng xử lý vi trong lĩnh vực hàng không dân dụng ở Việt Nam Trong Quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 vừa được Chính phủ phê duyệt điều chỉnh thì mục tiêu chính đến năm 2030, thị trường vận tải hàng không Việt Nam đứng trong nhóm bốn quốc gia hàng đầu ASEAN về sản lượng vận chuyển. Sau chín năm triển khai, vị trí, vai trò của ngành hàng không được củng cố và phát triển. Điều này đóng góp quan trọng cho sự phát kinh tế-xã hội, quốc phòng an ninh của đất nước. Quy hoạch mới cũng điều chỉnh về số lượng cảng hàng không và thời gian đưa vào khai thác hợp lý hơn để nâng cao hiệu lực, hiệu quả khai thác; cải thiện giao thông kết nối liên vùng và quốc tế, quốc nội; hỗ trợ phát triển các địa phương có tiềm năng phát triển du lịch. Với kế hoạch và mục tiêu phát triển của ngành HKDD Việt Nam, dự báo trong thời gian tới ngành HKDD Việt Nam sẽ có nhiều phát triển, đi kèm với những thách thức không chỉ về hạ tầng mà còn về số lượng khách hàng, tính chất, mức độ tham gia quan hệ HKDD và VPHC.Thực tế cho thấy cùng với sự phát triển của HKDD Việt Nam, số lượng các VPHC cũng ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp, các Cảng hàng không, sân bay là môi trường rất dễ phát sinh các hành vi VPHC. Các loại hành vi vi phạm phổ biến: hành hung nhân viên hàng không, hành khách, người khác tại cảng hàng không sân bay; trộm cắp trong cảng hàng không, sân bay, trên tàu bay… Trước yêu cầu đó, để bảo đảm chất lượng xử lý VPHC trong lĩnh vực HKDD trong thời gian tới, Theo tác giả cần phải theo những định hướng sau: 19
  20. Thứ nhất, phòng ngừa vi phạm luôn đòi hỏi phải có sự hỗ trợ đắc lực của luật pháp và chỉ có trên cơ sở quy định của luật pháp mới có thể xác định đúng đắn được hành vi ứng xử của mình.. Sau khi có Nghị định số 162/2018/NĐ-CP Quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực HKDD, chưa bao quát điều chỉnh đầy đủ hành vi, hành vi điều chỉnh chưa sát với thực tiễn. Việc xác định hành vi VPHC thường không chú trọng yếu tố căn cứ cấu thành hành vi VPHC nên việc xác định hành vi VPHC trong lĩnh vực HKDD dễ mang tính cảm tính và bất đồng quan điểm giữa các lực lượng chức năng tham gia công tác xử phạt VPHC trong lĩnh vực HKDD Thứ hai: Phải tiếp tục nghiên cứu bổ sung thêm quy định về mức phạt cho phù hợp với yêu cầu phát triển cũng như yêu cầu về an ninh, an toàn hàng không. Hiện nay mức xử phạt đối với các hành vi VPHC theo quy định hiện hành còn thấp so với yêu cầu phòng ngừa và sự phát triển kinh tế, xã hội, các biện pháp xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả trong nhiều trường hợp không thực hiện được Thứ ba, cải cách thủ tục xử phạt VPHC sao cho đơn giản, rõ ràng, hiệu quả, tạo thuận lợi cho người dân nhưng không làm bó tay các cơ quan có thẩm quyền xử phạt VPHC. Thứ tư, phối hợp chặt chẽ công tác giải quyết các VPHC giữa các cơ quan Trung ương và địa phương, giữa các cơ quan quản lý nhà nước và Thanh tra chuyên ngành về HKDD. Thứ năm, Xử lý VPHC đối với các pháp nhân, cần phải quy định cụ thể về việc truy cứu trách nhiệm hành chính những cá nhân trong pháp nhân có lỗi khi để xảy ra vi phạm. Sau khi có quyết định xử lý đối với pháp nhân cần tiếp tục làm rõ trách nhiệm của các cá nhân liên quan để có hình thức xử lý thích hợp. Thứ sáu, cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật về VPHC và xử phạt VPHC lĩnh vực HKDDxây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ trong xử lý 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2