intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh trong luật hình sự Việt Nam

Chia sẻ: Truong Tien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

62
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn đưa ra những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng BPBBCB trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, cụ thể nghiên cứu các giải pháp nhằm hoàn thiện quy định về BPBBCB trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp này trong việc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh trong luật hình sự Việt Nam

Biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh trong<br /> luật hình sự Việt Nam<br /> Ngô Thanh Sơn<br /> Khoa Luật<br /> Luận văn ThS Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự<br /> Mã số 60 38 01 04<br /> Người hướng dẫn: GS.TSKH Lê Văn Cảm<br /> Năm bảo vệ: 2013<br /> <br /> Abstract. Những vấn đề lý luận về Biện pháp bắt buộc chữa bệnh (BPBBCB) theo<br /> luật hình sự Việt Nam: làm rõ khái niệm BPBBCB, nội dung của các quy định có liên<br /> quan đến BPBBCB trong pháp luật hình sự Việt Nam, cơ sở lý luận về vấn đề này của<br /> Bộ luật hình sự Việt Nam. Trình bày thực tiễn áp dụng BPBBCB trong Bộ luật hình sự<br /> Việt Nam năm 1999: nghiên cứu hoạt động áp dụng BPBBCB trong việc đấu tranh<br /> phòng và chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay và thực tiễn áp dụng trên địa bàn<br /> Tp. Hồ Chí Minh; cụ thể là kỹ năng cá biệt hoá quy định về “Biện pháp tư pháp bắt<br /> buộc chữa bệnh trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999”, khả năng áp dụng biện<br /> pháp này của các cơ quan tư pháp hình sự và tác dụng của việc áp dụng biện pháp này<br /> đến hiệu quả của hoạt động đấu tranh phòng và chống tội phạm. Đưa ra những giải<br /> pháp góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng BPBBCB trong Bộ luật hình sự Việt Nam<br /> năm 1999, cụ thể nghiên cứu các giải pháp nhằm hoàn thiện quy định về BPBBCB<br /> trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng biện<br /> pháp này trong việc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay.<br /> Keywords. Bắt buộc chữa bệnh; Biện pháp tư pháp; Pháp luật Việt Nam; Luật hình sự.<br /> <br /> Content<br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do chọn đề tài<br /> Trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền và cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện<br /> nay, một trong những mục tiêu đề ra và được thể hiện xuyên suốt trong quá trình lập pháp nói<br /> <br /> chung và lập pháp trong lĩnh vực tư pháp hình sự nói riêng đó là chủ động phòng ngừa và<br /> kiên quyết đấu tranh chống tội phạm, trừng trị, giáo dục, cảm hoá người phạm tội, cải tạo họ<br /> trở thành công dân có ích cho xã hội trong đó giáo dục, phòng ngừa tội phạm là chủ yếu. Việc<br /> nghiên cứu để đưa ra các cơ chế pháp lý vừa nhằm đấu tranh phòng và chống tội phạm một<br /> cách hữu hiệu, vừa đảm bảo các quyền và tự do của con người và của công dân trên thực tế<br /> bằng các biện pháp cưỡng chế của hệ thống tư pháp hình sự không chỉ là những nhiệm vụ cơ<br /> bản của hoạt động lập pháp, mà còn là hướng nghiên cứu quan trọng của khoa học pháp lý<br /> nước ta. Bởi lẽ, với chức năng của mình các biện pháp cưỡng chế của hệ thống tư pháp hình<br /> sự có liên quan thiết thực hàng ngày đến một số quyền cơ bản của công dân - đến các giá trị<br /> xã hội cao quý nhất được thừa nhận chung đã nêu trong một xã hội có tính nhân bản cao [43,<br /> tr.3], đồng thời dựa vào đó cho phép đánh giá mức độ dân chủ và pháp chế trong bất kỳ một<br /> quốc gia nào. Trong số các biện pháp cưỡng chế ấy của hệ thống tư pháp hình sự thì biện pháp<br /> tư pháp bắt buộc chữa bệnh sau đây gọi là biện pháp bắt buộc chữa bệnh (BPBBCB) trong Bộ<br /> luật hình sự có chức năng rất quan trọng. Với tư cách là chế định độc lập, BPBBCB đã được<br /> các nhà làm luật nước ta ghi nhận tại Điều 43, 44 của Bộ luật hình sự 1999.<br /> Việc quy định BPBBCB trong pháp luật hình sự thể hiện phương châm đúng đắn trong<br /> việc thực hiện chính sách hình sự nước ta đó là sử dụng tối đa, đồng bộ mọi biện pháp để tác<br /> động đến việc giáo dục người phạm tội, hình phạt không phải là phương tiện, công cụ duy<br /> nhất trong công tác đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Tất cả các biện pháp cưỡng chế<br /> hình sự cũng đều nhằm mục đích giáo dục người phạm tội và phòng ngừa tội phạm, góp phần<br /> nâng cao hiệu quả của sự tác động hình sự đối với tội phạm.<br /> Trong thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm ở nước ta trong thời gian qua đã cho<br /> thấy, vì các lý do chủ quan và khách quan khác nhau nên Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành<br /> nói chung và chế định BPBBCB nói riêng đã bộc lộ những nhược điểm nhất định trong việc<br /> thực hiện chức năng của mình. Do đó, hiện nay để đảm bảo cho sự vận hành đồng bộ của hệ<br /> thống tư pháp hình sự nhằm đạt được hiệu quả cao trong cuộc đấu tranh phòng và chống tội<br /> phạm, việc tiếp tục nghiên cứu một cách đồng bộ và có hệ thống chế định này là nhiệm vụ<br /> quan trọng và cần thiết.<br /> 2. Tình hình nghiên cứu đề tài<br /> Trong bối cảnh các bài viết nghiên cứu có liên quan đến BPBBCB trong luật hình sự<br /> Việt Nam là không nhiều và còn thiếu tính đồng bộ, trong đó đa số chỉ đề cập một cách khái<br /> quát hoặc chỉ phân tích một vài khía cạnh của vấn đề, các cơ quan chức năng dường như bỏ<br /> quên công tác tổng hợp, thống kê tình hình áp dụng BPBBCB. Mặt khác, trong quá trình thu<br /> thập các số liệu có liên quan đến đề tài, khi tác giả liên hệ với các cơ quan chức năng để được<br /> tiếp cận và thu thập số liệu thì nhận được trả lời: i) Tòa án, Viện kiểm sát: đây là các số liệu<br /> <br /> không nằm trong chỉ tiêu thống kê của ngành nên không thể có để cung cấp; ii) Phân viện<br /> giám định pháp y tâm thần phía nam (Biên Hòa - Đồng Nai): đây là các số liệu hạn chế cung<br /> cấp (Phân viện chỉ cung cấp cho các cơ quan chức năng có liên quan khi có yêu cầu) còn đối<br /> với cá nhân như tác giả thì không được cung cấp. Chính vì những lí do đó mà tác giả đã gặp<br /> không ít những khó khăn trong quá trình thực hiện đề tài, đặc biệt là trong việc tìm hiểu thực<br /> tiễn áp dụng. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả không tìm thấy một tài liệu hay ấn phẩm nào<br /> nghiên cứu chuyên sâu của các nhà nghiên cứu cũng như học giả Việt Nam về vấn đề "Biện<br /> pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh trong luật hình sự Việt Nam". Nghiên cứu của các nhà<br /> nghiên cứu, học giả Việt Nam có liên quan đến BPBBCB trong luật hình sự Việt Nam chỉ là<br /> những nghiên cứu dưới góc độ diễn giải, bình luận một cách khái quát đối với BPBBCB trong<br /> công trình nghiên cứu chung về các biện pháp tư pháp theo luật hình sự Việt Nam như: “Thực<br /> trạng quy định của pháp luật hình sự về các biện pháp tư pháp. Thực tiễn áp dụng và một số<br /> đề xuất” [52] hoặc chỉ nhắc lại các quy định của pháp luật đối với chế định về BPBBCB trong<br /> Bộ luật hình sự Việt Nam như: “Biện pháp tư pháp trong Luật hình sự Việt Nam và vấn đề<br /> bảo vệ quyền con người” [24]. Hay chỉ phân tích một vài khía cạnh về biện pháp này, chẳng<br /> hạn “Bàn về áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh” [41] hay “Về bắt buộc chữa bệnh và<br /> những thiếu xót cần khắc phục” [18]. Việc nghiên cứu BPBBCB trong luật hình sự Việt Nam<br /> một cách tổng thể dưới gốc độ quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 và thực tiễn<br /> áp dụng biện pháp này của các cơ quan tố tụng trong những năm gần đây trên một địa bàn cụ<br /> thể - địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa được thực hiện thông qua các công trình<br /> nghiên cứu nói trên. Ngoài ra, tác giả cũng tham khảo được một số quy định của Luật hình sự<br /> của một số nước có liên quan đến quy định về BPBBCB như: Nga, Trung Quốc, Pháp, Tây<br /> Ban Nha, Thụy Điển, Đức.Vì vậy, có thể khẳng định đề tài “Biện pháp tư pháp bắt buộc<br /> chữa bệnh trong luật hình sự Việt Nam” là có tính mới và khoa học của một công trình luận<br /> văn thạc sĩ.<br /> 3. Mục đích nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu<br /> Để đem đến một cái nhìn tổng quan về nội dung, vai trò và ý nghĩa của quy định về<br /> "Biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh trong luật hình sự Việt Nam" tác giả sẽ nghiên cứu<br /> theo cách tiếp cận của phương pháp so sánh những quy định có liên quan đến BPBBCB với<br /> các chế tài pháp lý hình sự và phi hình sự khác; BPBBCB trong Bộ luật hình sự Việt Nam<br /> năm 1999 là đối tượng nghiên cứu chính của tác giả, những quy định của một vài nước cũng<br /> sẽ được tác giả nghiên cứu nhưng chỉ dừng lại ở mức độ tham khảo và minh họa. Một cách<br /> chi tiết hoá, trong phạm vi của đề tài, tác giả sẽ tập trung nghiên cứu ba nội dung:<br /> (i) Những vấn đề lý luận về BPBBCB theo luật hình sự Việt Nam: Với nội dung này,<br /> tác giả tập trung làm rõ khái niệm BPBBCB, nội dung của các quy định có liên quan đến<br /> <br /> BPBBCB trong pháp luật hình sự Việt Nam, cơ sở lý luận về vấn đề này của Bộ luật hình sự<br /> Việt Nam.<br /> (ii) Thực tiễn áp dụng BPBBCB trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999: Trong<br /> nội dung này, tác giả hướng tới việc nghiên cứu hoạt động áp dụng BPBBCB trong việc<br /> đấu tranh phòng và chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay và thực tiễn áp dụng trên địa<br /> bàn Tp. Hồ Chí Minh; cụ thể là kỹ năng cá biệt hoá quy định về “Biện pháp tư pháp bắt<br /> buộc chữa bệnh trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999”, khả năng áp dụng biện pháp<br /> này của các cơ quan tư pháp hình sự và tác dụng của việc áp dụng biện pháp này đến hiệu<br /> quả của hoạt động đấu tranh phòng và chống tội phạm.<br /> (iii) Những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng BPBBCB trong Bộ luật<br /> hình sự Việt Nam năm 1999: Trong nội dung này, tác giả hướng tới việc nghiên cứu các giải<br /> pháp nhằm hoàn thiện quy định về BPBBCB trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, góp<br /> phần nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp này trong việc đấu tranh phòng ngừa và chống tội<br /> phạm trong giai đoạn hiện nay.<br /> Qua việc làm rõ những nội dung trên, tác giả mong muốn hoạt động nghiên cứu của<br /> mình sẽ góp phần làm rõ quy định có liên quan đến BPBBCB trong Bộ luật hình sự Việt Nam<br /> năm 1999. Đồng thời luận văn này cũng trình bày một số quy định có liên quan đến BPBBCB<br /> của một vài nước, điều này sẽ giúp cho chúng ta có thể đánh giá ưu, nhược điểm của các quy<br /> định về BPBBCB trong Bộ luật hình sự hiện hành và học hỏi kinh nghiệm của các nước từ đó<br /> giúp cho hoạt động áp dụng BPBBCB đạt hiệu quả mong muốn.<br /> 4. Phạm vi nghiên cứu<br /> Ở một luận văn Thạc sĩ Luật, đề tài này sẽ nghiên cứu vấn đề về BPBBCB theo quy<br /> định của pháp luật hình sự của Việt Nam. Tuy nhiên, đề tài chỉ nghiên cứu vấn đề BPBBCB<br /> trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành. Nghĩa là đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu trong<br /> khuôn khổ quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 về BPBBCB.<br /> Trong giới hạn của đề tài, tác giả sẽ nghiên cứu quy định của Bộ luật hình sự Việt<br /> Nam hiện hành về BPBBCB và thực tiễn áp dụng biện pháp này trên địa bàn Thành phố Hồ<br /> Chí Minh từ năm 2007 đến 2012.<br /> 5. Phương pháp nghiên cứu<br /> Nhằm đạt được nội dung và mục đích của việc nghiên cứu đề tài sử dụng chủ yếu hai<br /> phương pháp là: phương pháp phân tích - tổng hợp và phương pháp so sánh.<br /> a. Phương pháp phân tích - tổng hợp: Để diễn giải nội hàm của khái niệm BPBBCB và để<br /> làm rõ các quy định có liên quan của pháp luật hình sự Việt Nam, tác giả sử dụng phương pháp<br /> phân tích trong quá trình trình bày những nội dung này. Phương pháp phân tích sẽ được sử dụng<br /> kết hợp cùng với phương pháp tổng hợp nhằm giúp cho từng nội dung được trình bày trở nên<br /> <br /> logic và có căn cứ. Tác giả sẽ tổng hợp và phân tích các thông tin từ các nguồn khác nhau bao<br /> gồm các văn bản pháp quy, các tài liệu chuyên ngành như các bài nghiên cứu, sách, báo chuyên<br /> ngành,...<br /> b. Phương pháp so sánh: Với mục đích nghiên cứu các quy định của Bộ luật hình sự<br /> Việt Nam liên quan đến BPBBCB với một số chế tài pháp lý hình sự và phi hình sự vài khác,<br /> cũng như trong quá trình nghiên cứu tác giả cũng trình bày một số quy định có liên quan đến<br /> BPBBCB của một vài nước, phương pháp so sánh là phương pháp thích hợp để thực hiện mục<br /> tiêu trên.<br /> 6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài<br /> BPBBCB đóng vai trò rất quan trọng trong đó có liên quan đến việc xác định năng lực<br /> trách nhiệm hình sự của người bị áp dụng. Do đó, việc nghiên cứu đề tài "Biện pháp tư pháp<br /> bắt buộc chữa bệnh trong luật hình sự Việt Nam" có ý nghĩa thực tiễn rất lớn trong quá trình<br /> đấu tranh phòng và chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay. Song những quy định này vẫn<br /> chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức trong thực tiễn khoa học pháp lý tại Việt Nam. Vì<br /> vậy, việc nghiên cứu những quy định của pháp luật về "Biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh<br /> trong luật hình sự Việt Nam" là một nhu cầu bức thiết và mang tính thực tiễn cao hiện nay.<br /> Luận văn này đề cập việc nghiên cứu và đánh giá một cách tương đối toàn diện về quy<br /> định "Biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh trong luật hình sự Việt Nam" thông qua việc làm<br /> rõ khái niệm BPBBCB, điều kiện cần và đủ để áp dụng biện pháp này và so sánh các căn cứ<br /> để áp dụng BPBBCB trong Bộ luật hình sự Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả còn nghiên cứu<br /> cách thức vận dụng biện pháp này trong thực tiễn trên phạm vi địa bàn Thành phố Hồ Chí<br /> Minh để minh chứng cho tính hiệu quả của việc áp dụng biện pháp cưỡng chế này. Với vai trò<br /> là biện pháp cưỡng chế trong pháp luật hình sự, việc nghiên cứu các quy định về "Biện pháp<br /> tư pháp bắt buộc chữa bệnh trong luật hình sự Việt Nam " sẽ có ý nghĩa thực tiễn rất lớn vì nó<br /> đưa ra các căn cứ pháp lý cho việc áp dụng BPBBCB trong quá trình đấu tranh phòng và<br /> chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay.<br /> 7. Bố cục của luận văn<br /> Với mục đích nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài, luận văn sẽ được bố cục<br /> thành ba phần gồm Lời nói đầu, phần nội dung gồm ba chương và Kết luận. Cụ thể như sau:<br /> Mở đầu<br /> Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh theo<br /> Luật hình sự Việt Nam.<br /> Chương 2: Các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về biện pháp tư<br /> pháp bắt buộc chữa bệnh và thực tiễn áp dụng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.<br /> Chương 3: Hoàn thiện pháp luật và những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả áp<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2