intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Đại diện không có ủy quyền và đại diện vượt quá phạm vi ủy quyền trong pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành

Chia sẻ: Cẩn Ngữ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

23
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu, đánh giá vấn đề pháp lý đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ đại diện không có ủy quyền, đại diện vượt quá phạm vi ủy quyền. Đưa ra những góp ý, đề xuất về mặt lý luận để những quy định về đại diện không có ủy quyền, đại diện vượt quá phạm vi ủy quyền nói riêng và chế định đại diện nói chung phát huy tối đa tác dụng trong đời sống pháp luật dân sự tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Đại diện không có ủy quyền và đại diện vượt quá phạm vi ủy quyền trong pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ LAN ANH ĐẠI DIỆN KHÔNG CÓ ỦY QUYỀN VÀ ĐẠI DIỆN VƯỢT QUÁ PHẠM VI ỦY QUYỀN TRONG PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC Hà Nội - 2015
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ LAN ANH ĐẠI DIỆN KHÔNG CÓ ỦY QUYỀN VÀ ĐẠI DIỆN VƯỢT QUÁ PHẠM VI ỦY QUYỀN TRONG PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH Chuyên ngành : Luật dân sự và tố tụng dân sự Mã số : 60 38 01 03 LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS.Nguyễn Minh Tuấn Hà Nội - 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Nguyễn Thị Lan Anh
  4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. MỤC LỤC .......................................................................................................... 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 4 CHƯƠNG I - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẠI DIỆN KHÔNG CÓ ỦY QUYỀN VÀ ĐẠI DIỆN VƯỢT QUÁ PHẠM VI ỦY QUYỀNError! Bookma 1. Một số vấn đề lý luận về đại diện và đại diện theo ủy quyền.Error! Bookmark not define 1.1 Khái quát chung về đại diện ............................. Error! Bookmark not defined. 1.1.1 Khái niệm đại diện............................................ Error! Bookmark not defined. 1.1.2 Đặc điểm đại diện ............................................. Error! Bookmark not defined. 1.1.3 Phân loại đại diện ............................................. Error! Bookmark not defined. 1.2 Đại diện theo ủy quyền ..................................... Error! Bookmark not defined. 1.2.1 Khái niệm đại diện theo ủy quyền .................... Error! Bookmark not defined. 1.2.2 Đặc điểm đại diện theo ủy quyền ..................... Error! Bookmark not defined. 2. Khái lược về đại diện không có ủy quyền và đại diện vượt quá phạm vi ủy quyền. ............................................................... Error! Bookmark not defined. 2.1 Đại diện không có ủy quyền. ............................ Error! Bookmark not defined. 2.2 Đại diện vượt quá phạm vi ủy quyền. .............. Error! Bookmark not defined. 3. Hậu quả pháp lý của đại diện không có ủy quyền và đại diện vượt quá phạm vi ủy quyền. ...................................................... Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG II - ĐẠI DIỆN KHÔNG CÓ ỦY QUYỀN, ĐẠI DIỆN VƯỢT QUÁ PHẠM VI ỦY QUYỀN TRONG PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH ............................. Error! Bookmark not defined. 1. Đại diện không có ủy quyền và hậu quả pháp lý của đại diện không có ủy quyền theo pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành.Error! Bookmark not defined. 1.1 Đại diện không có ủy quyền theo quy định của pháp luật Dân sự Việt Nam hiện hành. ................................................. Error! Bookmark not defined. 1
  5. 1.2 Hậu quả pháp lý của đại diện không có ủy quyền theo pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành và so sánh với pháp luật của một số quốc gia khác.Error! Bookmark 2. Đại diện vượt quá phạm vi ủy quyền và hậu quả pháp lý của đại diện vượt quá phạm vi ủy quyền theo pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành.Error! Bookmark not d 2.1 Đại diện vượt quá phạm vi ủy quyền theo quy định của pháp luật Dân sự Việt Nam hiện hành. ......................................... Error! Bookmark not defined. 2.2 Hậu quả pháp lý của đại diện vượt quá phạm vi ủy quyền theo pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành và so sánh với pháp luật của một số quốc gia khác................................................................... Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG III - THỰC TRẠNG THI HÀNH VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN VỀ ĐẠI DIỆN KHÔNG CÓ ỦY QUYỀN, ĐẠI DIỆN VƯỢT QUÁ PHẠM VI ỦY QUYỀN TRONG PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH ............................. Error! Bookmark not defined. 1. Thực trạng thi hành pháp luật dân sự Việt Nam về vấn đề đại diện không có ủy quyền, đại diện vượt quá phạm vi ủy quyền.Error! Bookmark not defined. 2. Một số kiến nghị góp phần hoàn thiện quy định về đại diện không có ủy quyền, đại diện vượt quá phạm vi ủy quyền. ... Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN ..................................................... Error! Bookmark not defined. TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 8 2
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BLDSVN : Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005 BLDSVN 1995 : Bộ luật Dân sự Việt Nam 1995 BLDSNB : Bộ luật Dân sự Nhật Bản BLDSTMTL : Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan BLDSP : Bộ luật Dân sự Pháp BLDSSG 1972 : Bộ luật Dân sự Sài Gòn năm 1972 3
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Khi kinh tế, xã hội càng phát triển, con người càng phải thực hiện nhiều công việc khác nhau để đáp ứng nhu cầu về đời sống của mình, mà hầu hết các nhu cầu trong đời sống của con người được đáp ứng thông qua các mối quan hệ với những người khác. Vì nhiều lý do khác nhau mà chính bản thân họ không thể tự mình thực hiện toàn bộ các công việc mong muốn, nên họ phải nhờ đến sự trợ giúp của những người khác. Các lý do như: sự hạn hẹp của thời gian khiến họ không thể cùng lúc thực hiện nhiều công việc, sự thiếu thành tạo trong lĩnh vực mà họ muốn làm khiến công việc trở nên khó khăn hơn hoặc do chính bản thân họ bị khuyết đi khả năng thực hiện quyền mà pháp luật cho phép....họ cần một người khác hành động nhân danh mình và vì lợi ích của mình. Vì vậy vấn đề đại diện được đưa ra như một giải pháp hữu hiệu giải quyết bài toán trên. Đại diện là việc một người thực hiện công việc nhân danh người khác và vì lợi ích của người khác. Để các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do người đại diện xác lập trở thành quyền, nghĩa vụ của người được đại diện thì người xác lập giao dịch đó phải có quyền đại diện và phải hành động trong phạm vi đại diện. Theo nghĩa rộng, người không có quyền đại diện bao gồm những người thực hiện công việc nhân danh người khác và vì lợi ích của người khác nhưng không có căn cứ xác lập quyền đại diện hoặc hành động vượt quá phạm vi đại diện của mình. Điều 145, điều 146 BLDSVN quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện và giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện. Tuy nhiên những quy định này phần nào đã bộc lộ những bất cập như quy định gây khó hiểu, khó áp dụng cũng như chưa phù hợp với thực tiễn của Việt Nam hiện nay. Theo cách phân loại đại diện quy định trong BLDSVN, tác giả bóc tách quy định tại điều 145, điều 146 4
  8. nhằm đi sâu nghiên cứu về những hậu quả pháp lý của các trường hợp đại diện mà không đủ căn cứ xác lập quyền đại diện theo loại hình đại diện theo ủy quyền. Những ràng buộc pháp lý của người đại diện không có ủy quyền là vấn đề quan trọng, góp phần tạo nên giá trị của chế định đại diện, có ý nghĩa bảo đảm ổn định, an toàn pháp lý cho quan hệ đại diện. Bản chất của quan hệ đại diện rất dễ bị phá vỡ, những tranh chấp nảy sinh từ việc hành động của người không có quyền đại diện là không thể tránh khỏi trong đời sống dân sự. Do đó vấn đề này cần được nghiên cứu cụ thể để đưa ra những quy định, hướng dẫn thực hiện đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia giao dịch. Luận văn “Đại diện không có ủy quyền và đại diện vượt quá phạm vi ủy quyền trong pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành” sẽ đi sâu nghiên cứu, phân tích, đánh giá toàn bộ các quy định của hệ thống Pháp luật Dân sự Việt Nam về hậu quả pháp lý của đại diện không có ủy quyền, đại diện vượt quá phạm vi ủy quyền. Nghiên cứu, so sánh với pháp luật của một số quốc gia như Nhật Bản, Pháp, Thái Lan ... để đưa ra đánh giá về ưu, nhược điểm của các quy định trong hệ thống pháp luật Dân sự Việt Nam và đề xuất một số giải pháp mang tính hoàn thiện cho quá trình sửa đổi pháp luật Dân sự tại Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Các công trình liên quan về vấn đề này bao gồm nhiều luận văn thạc sỹ, các sách, bài viết chuyên khảo. Có thể nêu ra đây một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như sau: Luận văn thạc sĩ Quan hệ đại diện theo ủy quyền trong hoạt động thươmg mại của tác giả Đinh Thị Thanh Thủy năm 2004, tác giả làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về quan hệ đại diện theo uỷ quyền trong hoạt động thương mại. Nghiên cứu thực trạng pháp luật về quan hệ đại diện theo uỷ quyền trong hệ thống pháp luật nói chung và hoạt động thương mại nói riêng. Trên cơ sở đó đưa ra những khuyến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về quan hệ đại diện theo uỷ quyền ở Việt Nam. Đại diện trong giao kết hợp đồng của tác giả Cao Văn Tuân năm 2008, tác giả đi sâu vào làm rõ vấn đề đại diện theo uỷ quyền. Việc giao kết, xác lập, thực 5
  9. hịên hợp đồng của người uỷ quyền và người đại diện. Bài viết đi vào làm rõ quan hệ đại diện trong giao kết hợp đồng thì nó sẽ phát sinh những hậu quả pháp lý gì, trách nhiệm của các bên liên quan ra sao. Bài viết cũng giúp người ta hiểu được địa vị pháp lý của mình là ở đâu trong quan hệ đại diện. Chế định đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam – Nhìn từ góc độ luật so sánh, ấn phẩm Nhà nước và pháp luật của Viện Nhà nước và pháp luật số 4/2009, trang 26-31. Bài viết đưa ra quan điểm về đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam trên tổng quan so sánh với hệ thống pháp luật của một số quốc gia thuộc hệ thống pháp luật Common law và Civil law, cho thấy chế định đại diện trong BLDSVN có nhiều hạn chế cần phải có “những thảo luận lớn về chế định này để góp phần hoàn thiện nó”. Luận văn thạc sĩ Pháp luật Việt Nam về đại diện trong quan hệ hợp đồng của tác giả Đỗ Hoàng Yến năm 2012, tác giả trình bày khái luận về chế định đại diện. Phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam về đại diện trong quan hệ hợp đồng: nguồn luật điều chỉnh đại diện trong quan hệ hợp đồng; những quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về đại diện trong quan hệ hợp đồng; những tranh chấp thực tế liên quan đến đại diện trong quan hệ hợp đồng. Tìm hiểu cơ sở và định hướng giải pháp hoàn thiện pháp luật về Đại diện trong quan hệ hợp đồng. Luận văn thạc sĩ Đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự Việt Nam của tác giả Lê Hùng Nhân năm 2012, tác giả đưa ra một số vấn đề lý luận về đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự. Phân tích, đánh giá các quy định pháp luật hiện hành về đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự. Nêu rõ thực trạng áp dụng các quy định về đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự. Đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện về mặt lập pháp cũng như về mặt thi hành pháp luật về đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự. Bên cạnh đó còn nhiều các đề tài khoa học khác về đại diện như: “Phạm vi đại diện, thẩm quyền đại diện nhìn từ góc độ lý luận và thực trạng pháp luật” của tác giả Hồ Ngọc Hiển năm 2011, đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật, từ trang 48- 54; “Hoàn thiện chế định đại diện trong hệ thống pháp luật thương mại Việt 6
  10. Nam” của tác giả Phùng Thị Yến năm 2009, Đại học quốc gia Hà Nội và các sách chuyên khảo. Các công trình khoa học trên đề cập đến các khía cạnh khác nhau của chế định đại diện, nhưng chưa đi sâu phân tích và nghiên cứu về vấn đề đại diện không có ủy quyền, đại diện vượt quá phạm vi ủy quyền trong chế định đại diện. Vì vậy, khi thực hiện đề tài này, tác giả hy vọng đề tài sẽ đóng góp phần công sức nhỏ bé trong quá trình hoàn thiện chế định đại diện của hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam. 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu, đánh giá vấn đề pháp lý đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ đại diện không có ủy quyền, đại diện vượt quá phạm vi ủy quyền. Đưa ra những góp ý, đề xuất về mặt lý luận để những quy định về đại diện không có ủy quyền, đại diện vượt quá phạm vi ủy quyền nói riêng và chế định đại diện nói chung phát huy tối đa tác dụng trong đời sống pháp luật dân sự tại Việt Nam. Phân tích đánh giá các quy định về đại diện không có ủy quyền, đại diện vượt quá phạm vi ủy quyền theo quy định của pháp luật Dân sự Việt Nam. Nghiên cứu các quy định về đại diện không có ủy quyền theo quy định của pháp luật Dân sự một số quốc gia như Đức, Pháp, Anh, Mỹ; từ đó so sánh với các quy định của pháp luật Dân sự Việt Nam, đánh giá sự phù hợp với điều kiện xã hội Việt Nam hiện tại để đưa ra những đóp góp về mặt lý luận, thực tiễn đối với các quy định về đại diện không có ủy quyền. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là các quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành và pháp luật một số nước trên thế giới về đại diện không có ủy quyền, đại diện vượt quá phạm vi ủy quyền. Phạm vi nghiên cứu: Theo pháp luật Dân sự Việt Nam hiện hành có hai loại đại diện là đại diện theo ủy quyền và đại diện theo pháp luật được quy định trong BLDSVN. Nội dung của hai hình thức đại diện này đã có nhiều công trình nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau. Trong thực tiễn ở Việt Nam cũng như trên thế giới việc đại diện không theo ủy quyền và không theo pháp luật vẫn tồn tại trong kinh doanh 7
  11. TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt 1. Ngô Huy Cương (2009), “Chế định đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam – Nhìn từ góc độ Luật So sánh”, Nhà nước và Pháp luật, (số 4/2009), tr.26-31. 2. Hải Duyên, Phạm Duy (2015), “Tòa Tối cao: “Vietinbank phải có trách nhiệm về 1.000 tỷ Huyền Như chiếm đoạt”, http://vnexpress.net 3. Đỗ Văn Đại (2008), Luật Hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội. 4. Minh Đức (2012), “Bảo lãnh trái phiếu trái luật tại SeABank”, http://vneconomy.vn 5. Hồ Ngọc Hiển (2007), “Nghĩa vụ của người đại diện và người ủy quyền theo pháp luật kinh doanh của Hoa Kỳ trong sự so sánh với các quy định pháp luật tương ứng của Việt Nam”, Nhà nước và Pháp luật, (số 3/2007), tr.57-66. 6. Vũ Văn Mẫu (1963), Việt Nam Dân luật lược khảo – Quyển II Nghĩa vụ và Khế ước, NXB Sài Gòn, Sài Gòn. 7. Lê Đình Nghị (chủ biên), Nguyễn Minh Oanh, Vương Thanh Thúy, Vũ Thị Hồng Yến (2009), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam (tập một), NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 8. Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp (2010), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 (tập I), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 9. Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp (1995), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự Nhật Bản, Nguyễn Đức Giao và Lưu Tiến Dũng dịch ra tiếng Việt, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 10. Viện Ngôn ngữ học (2004), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Hà Nội – Đà Nẵng. 11. Nguyễn Quốc Vinh (2014), “Nguyên tắc “đại diện hiển nhiên” trong pháp luật hợp đồng”, Nghiên cứu lập pháp, (số 22(278) T11/2014), tr.29-32, tr64. 8
  12. 12. Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam (tập 1), NXB Công an nhân dân, Hà Nội. 13. (1995), Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan các quyển I-VI, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội. 14. (2015), “Chế định đại diện – Một vài so sánh giữa luật Việt Nam và Thông luật (phần I)”, http://vietnamlawgate.wordpress.com II. Tiếng Anh 15. Cambridge University (2009), The Unauthorised agent Perspectives from European and Comparative Law, Cambridge University Press, New York, USA. 16. Japanese Civil Code, http://www.moj.go.jp III. Văn bản pháp luật 17. Bộ Dân luật Sài Gòn 1972, Công báo Việt Nam Cộng Hòa, (số 11- Đặc biệt). 18. Quốc Hội (1995), Bộ luật Dân sự số 44-L/CTN ngày 28 tháng 01 năm 1995. 19. Quốc Hội (2005), Bộ luật Dân sự 33/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 200. 20. Quốc Hội (1996), Luật Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật 52-L/CTN ngày 12 tháng 11 năm 1996. 21. Quốc Hội (2008), Luật Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật 17/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008. 22. Quốc Hội (2014), Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014. 23. Quốc Hội (2013), Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013. 24. Quốc Hội (2005), Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005. 25. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối Cao (2003), Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số 04/2003/NQ-HĐTP ngày 27 tháng 5 năm 2003 hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong việc giải quyết các vụ án kinh tế, Hà Nội. 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2