intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Góp vốn thành lập công ty theo pháp luật Việt Nam

Chia sẻ: Trương Tiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

116
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn trình bày khái quát về góp vốn thành lập công ty: Khái niệm và bản chất pháp lý của góp vốn thành lập công ty, hệ quả pháp lý của việc góp vốn thành lập công ty, hình thức và thủ tục góp vốn, các hình thức của vốn góp, xử lý vi phạm nghĩa vụ góp vốn. Nghiên cứu thực trạng Quy định của pháp luật Việt Nam về góp vốn thành lập công ty, những khiếm khuyết còn tồn tại và nguyên nhân của nó. Đưa ra những kiến nghị chủ yếu nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về góp vốn thành lập công ty.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Góp vốn thành lập công ty theo pháp luật Việt Nam

Góp vốn thành lập công ty theo pháp luật Việt<br /> Nam<br /> Phạm Tuấn Anh<br /> <br /> Khoa Luật<br /> Luận văn ThS. Chuyên ngành: Luật kinh tế; Mã số: 60 38 50<br /> Người hướng dẫn: TS. Ngô Huy Cương<br /> Năm bảo vệ: 2009<br /> Abstract: Trình bày khái quát về góp vốn thành lập công ty: Khái niệm và bản chất pháp lý của<br /> góp vốn thành lập công ty; Hệ quả pháp lý của việc góp vốn thành lập công ty; Hình thức và thủ<br /> tục góp vốn; Các hình thức của vốn góp; Xử lý vi phạm nghĩa vụ góp vốn. Nghiên cứu thực<br /> trạng Quy định của pháp luật Việt Nam về góp vốn thành lập công ty, những khiếm khuyết còn<br /> tồn tại và nguyên nhân của nó. Đưa ra những kiến nghị chủ yếu nhằm hoàn thiện pháp luật Việt<br /> Nam về góp vốn thành lập công ty<br /> Keywords: Luật kinh tế; Pháp luật Việt Nam; Công ty; Vốn kinh doanh<br /> Content:<br /> <br /> PHẦN MỞ ĐẦU<br /> <br /> I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI<br /> Sự phát triển của khu vực kinh tư nhân và việc cải cách khu vực kinh tế nhà nước đã thúc<br /> đẩy mạnh mẽ việc thành lập công ty ở Việt Nam. Thành lập công ty với sự đảm bảo an toàn pháp<br /> lý cao đặc biệt là về vốn góp là mục tiêu quan trọng của pháp luật về doanh nghiệp.<br /> Tuy nhiên, góp vốn thành lập công ty là một vấn đề mang tính hai mặt. Một mặt, quy<br /> định của pháp luật phải đảm bảo an toàn vốn góp của người tham gia góp vốn thành lập công ty.<br /> Mặt khác, quy định của pháp luật phải đảm bảo lợi ích của người thứ ba trong các giao dịch với<br /> công ty, đảm bảo lợi ích của công ty với tư cách là một chủ thể độc lập sau khi được thành lập.<br /> <br /> Thành lập công ty, trong đó một việc không thể thiếu là góp vốn có ảnh hưởng lớn tới<br /> không chỉ quyền lợi của các thành viên trong công ty mà còn ảnh hưởng tới hoạt động của công<br /> ty sau này. Mặc dù hiện nay pháp luật cho phép sự thoả thuận của các thành viên trong việc thoả<br /> thận góp vốn, xác định vốn góp. Tuy nhiên pháp luận cần có những dự liệu, những quy định để<br /> tạo cơ sở pháp lý giải quyết các tranh chấp, tạo hành lang pháp lý an toàn cho các bên. Ngoài ra<br /> vấn đề góp vốn trong trường hợp các công ty thực tế. Pháp luật cũng cần có các quy định để giải<br /> quyết trong trường hợp có tranh chấp phát sinh giữa các bên.<br /> Vì thế khía cạnh pháp lý của vấn đề góp vốn thành lập công ty đang là một vấn đề thực<br /> tiễn đặt ra, đặc biệt là chúng ta đang cố gắng tham gia vào quá trình toàn cầu hóa và hội nhập với<br /> mong muốn thu hút vốn đầu tư nước ngoài.<br /> Tác giả chọn đề tài nêu trên để nghiên cứu vì những lý do sau đây:<br /> 1. Mong muốn được nghiên cứu một cách có hệ thống và đầy đủ những quy định của<br /> pháp luật về góp vốn thành lập công ty.<br /> Nội dung mà tác giả hướng tới nghiên cứu bao gồm: các vấn đề lý luận về góp vốn thành<br /> lập công ty, các hình thức của vốn góp, thực trạng quy định của pháp luật Việt Nam về góp vốn<br /> thành lập công ty, những hạn chế và phương hướng hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam<br /> về góp vốn thành lập công ty.<br /> Hiện nay, thực tiễn về việc góp vốn thành lập công ty diễn ra rất phong phú và đang<br /> dạng. Có những trường hợp đang diễn ra trên thực tế mà pháp luật chưa dự liệu trước được.<br /> Trước những đòi hỏi của thực tiễn phải cố gắng trước hết hoàn thiện các quy định pháp luật để<br /> đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên khi tham gia thành lập công ty, cũng như những<br /> ảnh hưởng trong quá trình hoạt động của công ty sau này, trong đó có cả vấn đề giải quyết về<br /> vấn đề tài sản khi giải thể, phá sản công ty. Việc nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần vào việc thực<br /> hiện mục tiêu trên.<br /> 2. Hiện nay, việc áp dụng các hình thức vốn góp thành lập công ty theo quy định của<br /> pháp luật Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào hình thức của tài sản. Việc nghiên cứu các hạn chế<br /> trong quy định về hình thức vốn góp thành lập công ty một cách thấu đáo sẽ giúp khắc phục các<br /> <br /> hạn chế và đem lại hiệu quả thiết thực đối với việc hoàn thiện các quy định của pháp luật nhằm<br /> giúp cho việc thành lập công ty được thuận lợi, thúc đẩy hoạt động kinh doanh.<br /> 3. Thông qua việc nghiên cứu các quy định của pháp luật về các hình thức vốn góp thành<br /> lập công ty, việc góp vốn thành lập công ty trên thực tế và so sánh với quy định của pháp luật<br /> một số nước, sẽ giúp đưa ra những nhận xét và đề xuất phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt<br /> Nam trong việc điều chỉnh lĩnh vực này để không những có thể áp dụng được đối với việc góp<br /> vốn thành lập công ty trong nước mà còn áp dụng đối với việc góp vốn thành lập các doanh<br /> nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thúc đẩy hoạt động đầu tư, bảo vệ được một cách hợp pháp<br /> quyền lợi của các bên trong thành lập công ty.<br /> II. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU<br /> Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề pháp lý cũng như cơ sở lý luận về góp vốn<br /> thành lập công ty. Từ các quy định của pháp luật đến những vấn đề thực tế đang diễn ra và tham<br /> khảo các quy định của pháp luật một số quốc gia. Trong nội dung trình bày, tác giả sẽ đưa ra<br /> những nhận xét, đánh giá thực tiễn cũng như đánh giá xu hướng diễn ra trên thực tế về góp vốn<br /> thành lập công ty. Qua đó nêu lên những kiến nghị để hoàn thiện các quy định về góp vốn thành<br /> lập công ty.<br /> III. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ VẤN ĐỀ NÀY Ở VIỆT NAM VÀ Ý NGHĨA<br /> LÝ LUẬN CỦA ĐỀ<br /> Hiện này ở nước ta, ngoài một số bài báo đề cập hoặc nghiên cứu một số khía cạnh của<br /> vấn đề góp vốn thành lập công ty, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách sâu sắc, hệ<br /> thống và đầy đủ về vấn đề: góp vốn thành lập công ty. Trong xu thế phát triển của khu vực kinh<br /> tế tư nhân hiện nay, có nhiều vấn đề đặt ra trong việc góp vốn thành lập công ty, nó đòi hỏi sự<br /> hoàn thiện các quy định của pháp luật nhằm đảm bảo sự an toàn về pháp lý cho những người đầu<br /> tư thành lập công ty. Những kiến nghị của đề tài hy vọng sẽ đem lại những kết quả thiết thực cho<br /> việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về góp vốn thành lập công ty. Tác giả hy vọng rằng<br /> với sự đầu tư thích đáng, việc nghiên cứu sẽ đạt kết quả tốt.<br /> IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> <br /> Tác giả sẽ sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu: phương pháp duy vật biện<br /> chứng, phương pháp duy vật lịch sử, kết hợp với nhiều phương pháp cụ thể: phương pháp phân<br /> tích, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, phương pháp hệ thống.<br /> <br /> Với các lý do trên, luận văn bao gồm các nội dung cơ bản sau:<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> <br /> TIẾNG VIỆT<br /> Văn bản pháp luật trong nước<br /> 1- Bộ luật Dân sự 2005.<br /> 2- Bộ luật Dân sự Bắc Kỳ 1932.<br /> 3- Bộ luật Dân sự Trung Kỳ 1936 (Hoàng Việt Trung Kỳ Hộ Luật).<br /> 4- Bộ luật Dân sự 1972 của Việt Nam cộng hòa.<br /> 5- Bộ luật Thương mại 1972 của Việt Nam cộng hòa.<br /> 6- Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm<br /> 2000).<br /> 7- Luật Công ty 1990.<br /> 8- Luật Doanh nghiệp 2005.<br /> 9- Luật Đầu tư 2005.<br /> 10- Luật Đất đai 2003.<br /> 11- Luật Sở hữu trí tuệ 200.<br /> 12- Luật Thương mại 2005.<br /> <br /> 13- Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về đăng ký<br /> kinh doanh.<br /> 14- Nghị định số 101/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định<br /> việc đăng ký lại, chuyển đổi và đăng ký đổi giấy chứng nhận đầu tư của các doanh nghiệp có vốn<br /> đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư.<br /> 15- Nghị định số 111/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về tổ chức,<br /> quản lý tổng công ty nhà nước và chuyển đổi tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập,<br /> công ty mẹ là công ty nhà nước theo hình thức công ty mẹ - công ty con hoạt động theo Luật<br /> Doanh nghiệp.<br /> 16- Nghị định số 139/2007/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2007 của Chính phủ hướng dẫn<br /> chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp.<br /> 17- Thông tư liên tịch số 05/2008/TTLT-BKH-BTC-BCA ngày 29 tháng 07 năm 2008<br /> giữa Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công an hướng dẫn cơ chế phối hợp giữa các cơ<br /> quan giải quyết đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và đăng ký con dấu đối với doanh nghiệp<br /> thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.<br /> Sách, báo, tạp chí, luận án trong nước<br /> 18- Phạm Tuấn Anh (2004), Thành lập và phát triển doanh nghiệp, Nxb Thanh Niên, Hà<br /> Nội.<br /> 19- Lê Thị Châu (1997). Quyền sở hữu tài sản của công ty, Nxb Lao động, Hà Nội.<br /> 20- Ngô Huy Cương (2004), Hợp đồng thành lập công ty ở Việt Nam. Luận án tiến sĩ luật<br /> học, Viện Nhà nước và pháp luật, Hà Nội.<br /> 21- Hà Hùng Cường (2002), “Thực trạng pháp luật kinh tế và định hướng hoàn thiện”,<br /> Kỷ yếu hội thảo: Định hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế, tài chính và ngân sách,<br /> Quốc hội khóa X, ủy ban Kinh tế và Ngân sách, Hà Nội, tr. 27-53.<br /> 22- Học viện Tư pháp (2005), Giáo trình Luật Dân sự, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2