intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định án tích trong luật hình sự Việt Nam

Chia sẻ: Truong Tien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

64
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận văn là nghiên cứu một cách đồng bộ, toàn diện để làm sáng tỏ về mặt lý luận và khoa học những nội dung cơ bản của chế định án tích trong pháp luật hình sự Việt Nam, đồng thời chỉ ra những bất cập để đưa ra các kiến giải lập pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự. Nâng cao hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định án tích trong luật hình sự Việt Nam

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định<br /> án tích trong luật hình sự Việt Nam<br /> Phùng Đăng Trường<br /> Khoa Luật<br /> Luận văn ThS Chuyên ngành: Luật hình sự; Mã số 60 38 40<br /> Người hướng dẫn: TS. Phạm Mạnh Hùng<br /> Năm bảo vệ: 2014<br /> <br /> Keywords. Pháp luật Việt Nam; Luật hình sự; Chế định án tích.<br /> <br /> Content<br /> MỞ ĐẦU<br /> <br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Bộ luật hình sự (BLHS) Việt Nam hiện hành đã được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 6<br /> thông qua ngày 21 tháng 12 năm 1999 và được sửa đổi, bổ sung năm 2009 là một trong những<br /> công cụ sắc bén và hữu hiệu của Đảng và Nhà nước trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm,<br /> góp phần đắc lực vào việc bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ<br /> quốc cũng như bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, góp<br /> phần giữ gìn, duy trì trật tự an toàn xã hội. Mặc dù, đã được kế thừa và tiếp thu những tinh thần và<br /> sự tiến bộ của BLHS năm 1985 nhưng kể từ năm 1999 đến nay, BLHS năm 1999 đã bộc lộ những<br /> bất cập không chỉ trong thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hình sự mà cả trên phương<br /> diện nhận thức và lý luận.<br /> Trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền và cải cách tư pháp hiện nay, việc<br /> nghiên cứu và làm sáng tỏ về mặt lý luận và đưa ra các kiến giải lập pháp là vô cùng cần thiết và<br /> quan trọng không chỉ trong lĩnh vực pháp luật hình sự nói riêng mà đối với cả hệ thống pháp luật<br /> Việt Nam nói chung.<br /> <br /> Án tích là một trong những chế đinh rất quan trọng trong phần chung của BLHS. Việc<br /> ̣<br /> nghiên cứu và làm sáng tỏ về mặt nhận thức và lý luận là một đòi hỏi cấp bách, không chỉ góp<br /> phần làm cho nhận thức một cách đúng đắn và khoa học về chế định án tích mà còn giúp cho các<br /> cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng chính xác các quy định của pháp luật hình sự. Bảo đảm các<br /> quyền con người, quyền và lợi ích chính đáng của công dân.<br /> Từ trước đến nay, về mặt lý luận, vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách<br /> tổng thể, toàn diện và có hệ thống vấn đề liên quan đến chế định án tích. Ngoài ra, việc hiểu vấn<br /> đề liên quan đến án tích cũng còn có nhiều quan điểm khác nhau và chưa thống nhất. Như vậy,<br /> đòi hỏi phải có một công trình nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc, điều đó đặt ra yêu cầu<br /> hết sức cần thiết trong điều kiện hiện nay.<br /> Trước yêu cầu đó, việc nghiên cứu một cách nghiêm túc và toàn diện về mặt lý luận vấn<br /> đề liên quan đến chế định án tích để đưa ra các lý giải khoa học và mô hình lý luận vấn đề này<br /> đồng thời cũng đưa ra các kiến giải lập pháp góp phần hoàn thiện pháp luật hình sự mà cụ thể là<br /> BLHS Việt Nam để giải quyết các vấn đề còn bất cập và vướng mắc trong thực tiễn áp dụng các<br /> quy phạm này của các cơ quan tiến hành tố tụng là vô cùng quan trọng và cần thiết trong giai<br /> đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN) hiện nay.<br /> Từ những lý do phân tích trên đây, chúng tôi lựa chọn đề tài “Một số vấn đề lý luận và<br /> thực tiễn về chế định án tích trong luật hình sự Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ luật học của<br /> mình.<br /> 2. Tình hình nghiên cứu đề tài<br /> Qua nghiên cứu và tham khảo BLHS của một số nước trên thế giới, BLHS Việt Nam<br /> năm 1985, năm 1999 thì có thể thấy án tích là một trong những chế định quan trọng và phức tạp<br /> trong pháp luật hình sự. Việc nghiên cứu về chế định này vẫn chưa được quan tâm đúng mức.<br /> Nhìn chung, đã có một số bài viết, khóa luận tốt nghiệp lý giải vấn đề trên góc độ lý luận nhưng<br /> vẫn chưa đưa ra được một bức tranh tổng quát cũng như các kiến giải lập pháp về chế định này.<br /> Ở Việt Nam, chế định án tích và các chế định liên quan đến chế định này đã có một số<br /> công trình nghiên cứu tiêu biểu như sau:<br /> <br /> Đề tài “Chế định xóa án tích trong luật hình sự Việt Nam” của tác giả Nguyễn Xuân<br /> Nghiệp, luận văn thạc sĩ luật học năm 2006; đề tài “Chế định xóa án tích trong luật hình sự Việt<br /> Nam” của tác giả Nguyễn Thị Lan, khóa luận tốt nghiệp cử nhân năm 2003.<br /> Ngoài ra, về giáo trình, sách chuyên khảo có các công trình sau đây: GS.TSKH Lê Văn<br /> Cảm, Mục VII, Chương VIII – Các biện pháp tha miễn trong luật hình sự, sách chuyên khảo sau<br /> đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung), Nhà xuất bản (NXB)<br /> Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005; TSKH. Lê Cảm (chủ biên), Mục VI, Chương XVII – Thời hiệu<br /> thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt và xóa án tích,<br /> Chương XVIII – Những đặc thù về trách nhiệm hình sự (TNHS) đối với người chưa thành niên<br /> phạm tội, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội, NXB Đại học<br /> Quốc gia Hà Nội, 2003.<br /> Bên cạnh đó còn có các bài viết sau đây: Hồ Sĩ Sơn, “Án tích theo luật hình sự Viêt Nam<br /> 1999”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 12/2001; Phạm Hồng Hải, “Xóa án”, trong sách: Mô<br /> hình lý luận về BLHS Việt Nam. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993;…<br /> Từ một số nội dung đề cập ở trên cho thấy các công trình và bài viết nghiên cứu liên<br /> quan đến chế định án tích đã đưa ra những quan điểm và phần nào đã giải quyết được một số<br /> vấn đề cơ bản mà lý luận và thực tiễn áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự đặt ra. Tuy<br /> nhiên, qua nghiên cứu các công trình này đã cho thấy, chế định án tích với tư cách là một trong<br /> những chế định quan trọng và cơ bản trong pháp luật hình sự nhưng chế định này hiện nay<br /> vẫn còn nhiều thiếu sót và bất cập.<br /> Xuất phát từ những đòi hỏi cấp bách của khoa học luật hình sự, về lý luận cũng như<br /> thực tiễn áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự. Việc nghiên cứu đề tài “Một số vấn đề lý<br /> luận và thực tiễn về chế định án tích trong luật hình sự Việt Nam” là một đòi hỏi khách quan và<br /> cần thiết trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền và cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện<br /> nay.<br /> 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn<br /> 3.1. Mục đích nghiên cứu<br /> <br /> Mục đích của luận văn là nghiên cứu một cách đồng bộ, toàn diện để làm sáng tỏ về<br /> mặt lý luận và khoa học những nội dung cơ bản của chế định án tích trong pháp luật hình sự<br /> Việt Nam, đồng thời chỉ ra những bất cập để đưa ra các kiến giải lập pháp nhằm hoàn thiện hệ<br /> thống pháp luật hình sự. Nâng cao hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm<br /> và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.<br /> 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu<br /> Xuất phát từ mục đích nghiên cứu trên, luận văn có những nhiệm vụ nghiên cứu sau:<br /> - Về mặt lý luận: Tập trung nghiên cứu xung quanh nội dung của chế định này trong<br /> pháp hình sự Việt Nam, đồng thời so sánh chế định án tích trong luật hình sự Việt Nam với chế<br /> định án tích trong luật hình sự một số nước trên thế giới để làm sáng tỏ về mặt lý luận của chế<br /> định này trong luật hình sự Việt Nam.<br /> - Về mặt thực tiễn: Tập trung vào nghiên cứu việc áp dụng các quy phạm pháp luật<br /> của chế định án tích trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự ở nước ta. Từ đó tìm ra những<br /> thiếu sót, bất cập và những vướng mắc của việc áp dụng pháp luật hình sự liên quan đến chế<br /> định này trên thực tế, qua đó đưa ra được mô hình lý luận về chế định án tích và đề xuất mô<br /> hình kiến giải lập pháp cụ thể về chế định này.<br /> 3.3. Phạm vi nghiên cứu<br /> Luận văn nghiên cứu và giải quyết vấn đề chế định án tích theo pháp luật hình sự<br /> Việt Nam. Đồng thời, đề cập đến một số quy phạm liên quan đến luật tố tụng hình sự, Luật thi<br /> hành án hình sự,… những vấn đề liên quan đến án tích và xóa án tích chưa được đề cập trong<br /> pháp luật hình sự của nước ta.<br /> Luận văn nghiên cứu về chế định án tích không chỉ trong quy định của BLHS Việt<br /> Nam năm 1985, năm 1999 mà còn nghiên cứu cả các quy phạm về chế định này trước khi có<br /> BLHS năm 1985.<br /> Đồng thời luận văn cũng phân tích một số quy định về chế định án tích trong pháp<br /> luật hình sự của một số nước trên thế giới.<br /> 4. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu<br /> <br /> Đề tài luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật<br /> biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đề tài luận văn còn được thực hiện trên cơ sở tư<br /> tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng nhà nước<br /> pháp quyền, về chính sách hình sự, về cải cách tư pháp để thể hiện. Luận văn sử dụng các<br /> phương pháp nghiên cứu cụ thể và đặc thù như: phương pháp phân tích, tổng hợp, logic và so<br /> sánh.<br /> 5. Những điểm mới và đóng góp của luận văn<br /> Nghiên cứu về chế định án tích có ý nghĩa và vai trò to lớn về mặt lý luận và thực<br /> tiễn đối với việc hoàn thiện pháp luật hình sự, vì đây là công trình đầu tiên ở cấp độ một luận<br /> văn thạc sĩ luật học nghiên cứu toàn diện, có hệ thống vấn đề án tích. Luận văn có những<br /> điểm mới cơ bản là:<br /> - Tập trung vào nghiên cứu một cách đồng bộ, thống nhất về mặt lý luận nội dung cơ<br /> bản của chế định án tích theo luật hình sự Việt Nam.<br /> - Nghiên cứu chỉ ra những đặc điểm cơ bản và chủ yếu của quá trình hình thành và<br /> phát triển chế định án tích trong luật hình sự Việt Nam.<br /> - Nghiên cứu làm sáng tỏ và chỉ ra những bất cập, hạn chế đối với các quy định về chế<br /> định án tích trong việc áp dụng các quy phạm này vào thực tiễn.<br /> - Đề xuất mô hình kiến giải lập pháp cụ thể về chế định án tích góp phần vào việc<br /> hoàn thiện hơn nữa BLHS trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN<br /> hiện nay.<br /> 6. Kết cấu của luận văn<br /> Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn<br /> gồm 3 chương:<br /> Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về chế định án tích<br /> Chương 2: Chế định án tích theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 và thực tiễn áp<br /> dụng<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2