intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nợ xấu của ngân hàng thương mại ở Việt Nam

Chia sẻ: Trương Tiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

74
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn không đi sâu vào nghiên cứu tất cả vấn đề về xử lý nợ tồn đọng của NHTM mà chỉ tập trung vào các quy định liên quan đến việc mua bán nợ xấu của NHTM và đánh giá thực trạng, nguyên nhân dẫn đến yếu kém trong thực tiễn áp dụng pháp luật về mua bán nợ xấu của NHTM ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nợ xấu của ngân hàng thương mại ở Việt Nam

Pháp luật về mua bán nợ xấu của ngân hàng<br /> thương mại ở Việt Nam<br /> Nguyễn Thị Tú<br /> Khoa Luật<br /> Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật kinh tế; Mã số: 60 38 01 07<br /> Người hướng dẫn: PGS.TS. Lê Thị Thu Thủy<br /> Năm bảo vệ: 2014<br /> Keywords. Luật kinh tế; Pháp luật Việt Nam; Mua bán nợ xấu; Ngân hàng thương mại<br /> Content<br /> 1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:<br /> Ngân hàng kể từ khi hình thành đã được xem như hệ tuần hoàn lưu thông máu cho toàn<br /> bộ nền kinh tế hoạt động và phát triển. Các ngân hàng là trung tâm của hệ thống tài chính, có<br /> chức năng đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư thông qua các hoạt động tín dụng, thanh toán, huy động<br /> vốn… Tại Việt Nam, hệ thống ngân hàng ngày càng mở rộng quy mô cùng với các sản phẩm<br /> dịch vụ đa dạng, khẳng định vai trò không thể thay thế của mình. Tuy nhiên trong hoạt động các<br /> ngân hàng không thể tránh khỏi một vấn đề cốt yếu đó là nợ xấu. Hai năm gần đây, nợ xấu xuất<br /> hiện như một điểm nóng trong bức tranh ngành ngân hàng nước ta với những con số liên tục tăng<br /> (đạt mức 8,6 -10% năm 2012 theo công bố của NHNN) [32]. Nếu như xem hệ thống ngân hàng<br /> là hệ tuần hoàn thì nợ xấu như những “cục máu đông” trong mạng lưới đó. Sự gia tăng của nợ<br /> xấu một mặt ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các ngân hàng, mặt khác có tác động tiêu<br /> cực đến nhiều chủ thể khác mà rộng hơn là nền kinh tế. Vì vậy, giải quyết nợ xấu luôn là một<br /> trong những ưu tiên hàng đầu của các nhà quản trị vĩ mô.<br /> Tại Việt Nam những giải pháp đưa ra nhằm giải quyết thực trạng nợ xấu trở lên nóng<br /> bỏng hơn bao giờ hết. Một trong những cách thức xử lý nợ xấu là mua bán nợ đang được chú<br /> trọng triển khai và phát triển. Tuy nhiên thực tiễn cho thấy phương thức này còn chưa phát huy<br /> được tối đa hiệu quả của nó vì nhiều nguyên nhân, trong đó phần lớn nằm ở hệ thống pháp luật.<br /> Điều chỉnh về vấn đề mua bán nợ xấu ở Việt Nam hiện nay có các văn bản pháp luật như: Bộ<br /> luật dân sự 2005, Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, Luật đất đai, Luật nhà ở, Nghị định số<br /> 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm, Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày<br /> 22/02/2012 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 163/2006/NĐ-CP… đây là các văn<br /> bản pháp luật điều chỉnh mang tính định hướng chung cho hoạt động mua bán nợ xấu, là cơ sở<br /> để xây dựng các văn bản pháp luật chuyên ngành đồng thời được áp dụng điều chỉnh các vấn đề<br /> luật chuyên ngành chưa quy định. Bên cạnh đó phải kể đến các văn bản pháp luật chuyên ngành<br /> như: Nghị định số 53/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/05/2013 về thành lập, tổ chức và hoạt<br /> động của công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, Quy chế mua bán nợ của<br /> TCTD được ban hành kèm theo Quyết định số 59/2006/QĐ-NHNN ngày 21/12/2006 của Thống<br /> <br /> đốc Ngân hàng Nhà nước, Quyết định số 1390/2001/QĐ-NHNN ngày 07/11/2001 của Ngân<br /> hàng Nhà nước về việc ban hành quy định về hoạt động của công ty quản lý nợ và khai thác tài<br /> sản trực thuộc Ngân hàng thương mại, Thông tư số 33/2010/TT-BTC ngày 11/03/2010 của Bộ<br /> tài chính về ban hành điều lệ, tổ chức và hoạt động của Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng<br /> của doanh nghiệp, Thông tư số 19/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày<br /> 06/09/2013 quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của công ty quản lý tài sản của các tổ<br /> chức tín dụng Việt Nam… Hệ thống các văn bản pháp luật này đã tạo ra khung pháp lý tương đối<br /> vững chắc cho hoạt động mua bán nợ xấu. Tuy nhiên, với thực trạng nợ xấu gia tăng mạnh trong<br /> những năm gần đây, nhu cầu mua bán nợ xấu tăng nhanh thì nhiều quy định của pháp luật trước<br /> đây đã trở nên lỗi thời, chưa giải quyết hết những vướng mắc, bất cập phát sinh trong thực tế, đặc<br /> biệt là vấn đề xử lý TSBĐ khi mua bán nợ xấu. Nếu như trước đây hai chủ thể đóng vai trò chính<br /> trong việc mua bán nợ là DATC và AMC sau một thời gian dài hoạt động nhưng mục đích làm<br /> giảm tỷ lệ nợ xấu chưa đạt được đáng kể do bất cập trong quy định liên quan đến TSBĐ, BĐS,<br /> quyền được tiếp cận thông tin của bên đi mua nợ với ngân hàng và con nợ, việc huy động vốn và<br /> xử lý tài sản của công ty mua bán nợ… thì hiện nay, để đáp ứng nhu cầu xử lý nợ xấu, Chính phủ<br /> đã thành lập một chủ thể mua bán nợ xấu khác là VAMC. VAMC đã đi vào hoạt động được một<br /> thời gian và ít nhiều đạt được kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên một số quy định liên quan đến<br /> hoạt động của VAMC như: đối tượng nợ xấu VAMC sẽ mua, VAMC sẽ bán nợ xấu như thế nào<br /> khi Việt Nam chưa có chính sách khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài… hiện nay cũng đang<br /> nhận được những ý kiến trái chiều.<br /> Góp phần phát huy tối đa các ưu điểm của hoạt động mua bán nợ xấu của các tổ chức tín<br /> dụng, việc nghiên cứu, đánh giá thực tiễn hoạt động mua bán nợ xấu ở nước ta từ đó xây dựng<br /> khung pháp luật phù hợp trong điều kiện nước ta hiện nay là điều vô cùng cần thiết. Xuất phát từ<br /> nhu cầu thực tế, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Pháp luật về mua bán nợ xấu của Ngân hàng<br /> thương mại ở Việt Nam” với mong muốn là hệ thống và làm sáng tỏ cơ sở lý luận từ đó đi vào<br /> phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về mua bán nợ xấu của các NHTM, từ đó chỉ rõ tồn tại<br /> trong hoạt động mua bán nợ xấu của các NHTM và lý giải nguyên nhân vấn đề. Cuối cùng luận<br /> văn sẽ nêu ra các giải pháp, kiến nghị hoàn thiện pháp luật về mua bán nợ xấu của NHTM ở Việt<br /> Nam và giải toả khó khăn, tạo hiệu quả cho hoạt động mua bán nợ xấu của các NHTM ở Việt<br /> Nam.<br /> 2. Tình hình nghiên cứu đề tài:<br /> Trong thời gian qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu về pháp luật bảo đảm an toàn<br /> trong hoạt động ngân hàng nói chung và xử lý nợ xấu nói riêng. Cụ thể như:<br /> “Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bảo đảm tiền vay trong hoạt động cho<br /> vay của các NHTM trên địa bàn Hà Nội”, của Phạm Hùng Thắng, Luận văn thạc sỹ luật học,<br /> 2007. Công trình này đã trình bày những vấn đề lý luận và thực trạng pháp luật về bảo đảm tiền<br /> vay trong hoạt động cho vay của các NHTM trên địa bàn Hà Nội, trên cơ sở đó tác giả đã đưa ra<br /> các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật bảo<br /> đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng.<br /> “Pháp luật về mua bán nợ ở Việt Nam” của Nguyễn Minh Thuỳ, Khoá luận tốt nghiệp,<br /> Khoa luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011. Khoá luận đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận<br /> và thực trạng mô hình công ty mua bán nợ được nhìn nhận như một biện pháp hữu hiệu cho công<br /> tác xử lý nợ tồn đọng tại các NHTM. Trên cơ sở những bất cập đã chỉ ra trong phần thực trạng,<br /> tác giả đưa ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật về công ty mua bán nợ.<br /> Bên cạnh đó có rất nhiều bài viết đăng trên các sách, báo, tạp chí trong nước xung quanh<br /> vấn đề xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng như: “Xử lý nợ xấu cần lợi dụng xu thế lãi suất<br /> thấp” của TS. Nguyễn Đại Lai; “Trao đổi về giải pháp xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng<br /> <br /> thương mại Việt Nam” của Tiến sỹ Lê Quốc Lý - Bộ Kế hoạch và Đầu tư; “Vấn đề xử lý nợ xấu<br /> của của tổ chức tín dụng và của doanh nghiệp” của Tiến sỹ Nguyễn Đình Tài - Viện nghiên cứu<br /> quản lý kinh tế Trung Ương… Các bài viết này đã khảo sát, nghiên cứu về mặt lý luận và đưa ra<br /> các giải pháp mang tính chuyên ngành kinh tế tài chính, chưa đi sâu về các khía cạnh pháp luật<br /> nhằm nâng cao hiệu quả mua bán nợ xấu của NHTM ở Việt Nam. Các công trình nghiên cứu<br /> trên sẽ là nguồn tài liệu tham khảo quý báu và là cơ sở lý luận giúp cho việc tiếp cận vấn đề hoàn<br /> thiện hành lang pháp lý cho hoạt động mua bán nợ xấu hiệu quả ở Việt Nam hiện nay.<br /> Phương thức xử lý nợ xấu thông qua hoạt động mua bán nợ không còn là khái niệm mới<br /> đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, hoạt động này đã diễn ra được một thời gian và<br /> ngày càng được chú trọng. Tuy nhiên, những bất cập, vướng mắc trong hệ thống pháp luật hiện<br /> nay đã tạo ra nhiều thách thức cho hoạt động mua bán nợ. Chính vì vậy, việc đưa ra một hướng<br /> đi chính thống để hoạt động mua bán nợ xấu trở lên thực sự hiệu quả, giải quyết được vấn đề của<br /> các NHTM cũng như của các doanh nghiệp hiện nay là điều cần thiết ở Việt Nam. Xuất phát từ<br /> nhu cầu thực tế và tính cấp thiết của việc giải quyết nợ xấu, đề tài mong muốn đóng góp những ý<br /> kiến hoàn thiện hơn về pháp luật mua bán nợ xấu trên cơ sở phân tích tồn tại thực tế và thiếu xót<br /> của pháp luật hiện hành để từ đó đưa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định này trong thời gian<br /> tới.<br /> 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn:<br /> Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là nhằm góp phần hoàn thiện lý luận và thực trạng<br /> pháp luật về mua bán nợ xấu của NHTM ở Việt Nam.<br /> Phục vụ cho mục đích trên luận văn có nhiệm vụ:<br /> Thứ nhất, Nghiên cứu những vấn đề lý luận pháp luật về mua bán nợ xấu của NHTM ở<br /> Việt Nam.<br /> Thứ hai, Nghiên cứu thực trạng áp dụng pháp luật về mua bán nợ xấu của NHTM ở Việt<br /> Nam, từ đó nêu ra các bất cập và một số kiến nghị nhằm bổ sung và hoàn thiện quy định của<br /> pháp luật về vấn đề này.<br /> 4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu:<br /> Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quy định hiện hành của pháp luật điều chỉnh hoạt<br /> động mua bán nợ xấu của NHTM ở Việt Nam trong đó bao gồm các quy định pháp luật về quy<br /> trình mua nợ cũng như xử lý nợ xấu của bên đi mua nợ và sự tác động của các quy định tới thực<br /> tiễn hoạt động mua bán nợ xấu của các NHTM.<br /> Luận văn không đi sâu vào nghiên cứu tất cả vấn đề về xử lý nợ tồn đọng của NHTM mà<br /> chỉ tập trung vào các quy định liên quan đến việc mua bán nợ xấu của NHTM và đánh giá thực<br /> trạng, nguyên nhân dẫn đến yếu kém trong thực tiễn áp dụng pháp luật về mua bán nợ xấu của<br /> NHTM ở Việt Nam. Đặc biệt, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn thạc sỹ này, tác giả tập<br /> trung nghiên cứu sâu hơn về hoạt động mua bán nợ của một trong những chủ thể mua nợ xấu của<br /> NHTM phổ biến hiện nay là Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc NHTM (AMC).<br /> Trên cơ sở đó luận văn đưa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý về hoạt động mua bán nợ<br /> xấu của các NHTM ở Việt Nam và các AMC trực thuộc NHTM.<br /> 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu:<br /> Để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu trên đây, dựa trên nền tảng phương<br /> pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử luận văn đưa ra một số phương pháp nghiên cứu<br /> cụ thể như: hệ thống hoá, phân tích, so sánh, đối chiếu, phương pháp khảo sát thực tiễn, đánh giá<br /> vấn đề và một số phương pháp nghiên cứu khác.<br /> 6. Kết cấu của luận văn:<br /> Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Mục lục, Phụ lục, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn<br /> được thiết kế gồm ba chương như sau:<br /> <br /> Chương 1: Những vấn đề lý luận về mua bán nợ xấu và pháp luật về mua bán nợ xấu của<br /> NHTM.<br /> Chương 2: Thực trạng pháp luật về mua bán nợ xấu của NHTM ở Việt Nam<br /> Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về mua bán nợ xấu của<br /> NHTM ở Việt Nam.<br /> <br /> References<br /> 1. Bộ Tài chính (2002), Thông tư số 27/2002/TT-BTC ngày 22/3 về hướng dẫn chế độ tài<br /> chính đối với công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thương mại,<br /> Hà Nội.<br /> 2. Bộ Tài chính (2010), Thông tư số 33/2010/TT-BTC ngày 11/03 về Ban hành điều lệ, tổ<br /> chức và hoạt động của Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp, Hà<br /> Nội.<br /> 3. Bộ Tư pháp (2010), Thông tư số 23/2010/TT-BTP ngày 6/12 hướng dẫn Nghị định số<br /> 17/2010/NĐ-CP, Hà Nội.<br /> 4. Chính phủ (1999), Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12 về bảo đảm tiền vay của<br /> các tổ chức tín dụng, Hà Nội.<br /> 5. Chính phủ (2004), Nghị định 202/2004/NĐ-CP ngày 10/12 về xử lý vi phạm hành chính<br /> trong lĩnh vực tiền tệ - hoạt động ngân hàng, Hà Nội.<br /> 6. Chính phủ (2006), Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12 về giao dịch bảo đảm, Hà<br /> Nội.<br /> 7. Chính phủ (2010), Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 4/3 về bán đấu giá tài sản, Hà Nội.<br /> 8. Chính phủ (2010), Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7 về đăng ký giao dịch bảo<br /> đảm, Hà Nội.<br /> 9. Chính phủ (2012), Nghị định số 05/2012/NĐ-CP ngày 2/2 về sửa đổi, bổ sung một số<br /> điều của các Nghị định về đăng ký giao dịch bảo đảm, trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn<br /> pháp luật, Hà Nội.<br /> 10. Chính phủ (2012), Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/2 về sửa đổi, bổ sung một số<br /> điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP, Hà Nội.<br /> 11. Chính phủ (2013), Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18/5 về thành lập, tổ chức và hoạt<br /> động của công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, Hà Nội.<br /> 12. TS. Ngô Huy Cương, Nghĩa vụ dân sự và quan niệm nghĩa vụ dân sự ở Việt Nam, Tạp<br /> chí nghiên cứu lập pháp, số 121, tháng 04/2008.<br /> 13. Nguyễn Kim Đức (2012), Hoạt động thẩm định giá trong việc quản lý nợ xấu tại hệ<br /> thống Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay , Tạp chí phát triển và hội nhập số 7<br /> (17) tháng 11-12/2012, Hà Nội<br /> 14. GS-TS Lê Nam Hải (2000), Thiết chế tài chính trung gian, Nxb Thống kê, Hà Nội.<br /> 15. NGND.PGS.TS. Tô Ngọc Hưng, Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của một số quốc gia và<br /> những bài học cho Việt Nam, Thứ 3, ngày 13/11/2012 14:13<br /> 16. Khó xử lý nợ xấu liên quan đến thi hành án, Báo Nghi Lộc, cập nhật 21/8/2013 9:30AM<br /> 17. Khoa luật – Đại học Quốc gia Hà Nội (2005), Giáo trình Luật ngân hàng Việt Nam, chủ<br /> biên TS. Lê Thu Thuỷ, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.<br /> 18. Ngân hàng Nhà nước (1999), Quy chế mua bán nợ của các tổ chức tín dụng kèm theo<br /> Quyết định số 140/1999/QĐ-NHNN14 ngày 14/9/1999, Hà Nội<br /> <br /> 19. Ngân hàng Nhà nước (2001), Quyết định số 1389/2001/QĐ-NHNN ngày 07/11 về việc<br /> Ban hành quy định về việc thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc<br /> ngân hàng thương mại, Hà Nội.<br /> 20. Ngân hàng Nhà nước (2001), Quyết định số 1390/2001/QĐ-NHNN ngày 07/11 về việc<br /> Ban hành quy định về hoạt động của công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc<br /> Ngân hàng thương mại, Hà Nội.<br /> 21. Ngân hàng Nhà nước (2013), Thông tư số 19/2013/TT-NHNN ngày 06/09 quy định về<br /> việc mua, bán và xử lý nợ xấu của công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt<br /> Nam<br /> 22. Ngân hàng Nhà nước (2013), Thông tư số 20/2013/TT-NHNN ngày 9/9 về cho vay tái<br /> cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín<br /> dụng Việt Nam, Hà Nội<br /> 23. Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Tổng cục Địa chính<br /> (2001), Thông tư liên tịch số 03/2001/TTLT/NHNN-BTP-BCA-BTC-TCĐC ngày 23/4<br /> hướng dẫn việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ cho các tổ chức tín dụng, Hà<br /> Nội.<br /> 24. Ls. Nguyễn Văn Phương, Khó khăn từ xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ xấu, Thông<br /> tin pháp luật dân sự, cập nhật ngày 27/07/2013;<br /> 25. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội.<br /> 26. Quốc hội (2003), Luật đất đai, Hà Nội.<br /> 27. Quốc hội (2005), Bộ luật dân sự , Hà Nội.<br /> 28. Quốc hội (2006), Luật công chứng, Hà Nội.<br /> 29. Quốc hội (2008), Luật thi hành án dân sự, Hà Nội<br /> 30. Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng, Hà Nội.<br /> 31. Rủi ro hiện hữu với hàng vạn hợp đồng thế chấp, Báo Lãi suất_Cổng thông tin điện tử<br /> Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cập nhật ngày 21/5/2012 8:59:56 AM<br /> 32. Trần Thị Lưu Tâm, Cơ hội “phá băng nợ xấu”, Tạp chí tài chính, cập nhật ngày<br /> 14/2/2013 7:00<br /> 33. Phạm Hùng Thắng (2007), Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bảo đảm<br /> tiề n vay trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại trên đi ̣a bàn Hà Nội<br /> ,<br /> Luận văn thạc sỹ Luật học, Khoa Luật_Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.<br /> 34. Thị trường mua bán nợ Việt Nam_ Bao giờ thành hình, Báo<br /> C.E.O_giamdocdieuhanh.org, cập nhật lúc 10:08<br /> 35. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (2006), Quy chế mua bán nợ của tổ chức tín dụngđược ban<br /> hành kèm theo Quyết định số 59/2006/QĐ-NHNN ngày 21/12/2006, Hà Nội.<br /> 36. Thủ tướng Chính phủ (2003), Quyết định số 109/2003/QĐ-TTg ngày 5/6 về việc thành<br /> lập Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp, Hà Nội.<br /> 37. Thủ tướng Chính phủ (2001), Quyết định số 149/2001/QĐ-TTg ngày 05/10 về việc phê<br /> duyệt đề án xử lý nợ tồn động của các Ngân hàng Thương mại, Hà Nội.<br /> 38. Thủ tướng Chính phủ (2003), Quyết định số 109/2003/QĐ-TTg ngày 5/6 về việc thành<br /> lập Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng doanh nghiệp, Hà Nội.<br /> 39. Phạm Thị Thương (2013), Xử lý nợ xấu trong hoạt động cho vay của các ngân hàng<br /> thương mại theo pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sỹ luật học, Trường đại học luật Hà<br /> Nội, Hà Nội.<br /> 40. Nguyễn Minh Thùy (2011), Pháp luật về mua bán nợ ở Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp,<br /> Khoa luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2