intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tội gián điệp trong Luật hình sự Việt Nam

Chia sẻ: Truong Tien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

84
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm đề xuất việc hoàn thiện những quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về tội gián điệp và những giải pháp nâng cao hiệu quả việc áp dụng những quy định của pháp luật hình sự về tội gián điệp góp phần giữ vững an ninh quốc gia.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tội gián điệp trong Luật hình sự Việt Nam

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> KHOA LUẬT<br /> ------- o0o --------<br /> <br /> TỘI GIÁN ĐIỆP TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT<br /> NAM<br /> <br /> LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC<br /> <br /> HÀ NỘI, 2009<br /> <br /> MỤC LỤC<br /> TRANG<br /> Mở đầu<br /> <br /> 5<br /> <br /> CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI GIÁN ĐIỆP<br /> TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM<br /> <br /> 10<br /> <br /> 1.1<br /> <br /> Khái niệm và ý nghĩa của việc ghi nhận tội gián điệp trong<br /> <br /> 10<br /> <br /> Luật hình sự Việt Nam.<br /> 1.2.<br /> <br /> Lịch sử hình thành và phát triển tội gián điệp trong Luật hình<br /> <br /> 14<br /> <br /> sự Việt Nam.<br /> 1.3<br /> <br /> Những quy định về tội gián điệp trong pháp luật một số nước<br /> <br /> 34<br /> <br /> trên thế giới.<br /> Chƣơng 2. Tội gián điệp trong Bộ luật hình sự năm 1999 và thực<br /> <br /> 45<br /> <br /> tiễn áp dụng<br /> <br /> 2.1<br /> <br /> Những dấu hiệu pháp lý hình sự đặc trưng của tội gián điệp và<br /> <br /> 45<br /> <br /> hình phạt áp dụng đối với tội này.<br /> 2.2<br /> <br /> Thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luật hình sự về tội<br /> <br /> 63<br /> <br /> gián điệp.<br /> Chƣơng 3. Nâng cao hiệu quả việc áp dụng những quy định Bộ luật<br /> <br /> 77<br /> <br /> hình sự năm 1999 về tội gián điệp.<br /> <br /> 3.1<br /> <br /> Những yêu cầu đối với việc nâng cao hiệu quả những quy định<br /> <br /> 77<br /> <br /> của Bộ luật hình sự năm 1999 về tội gián điệp<br /> 3.2<br /> <br /> Những giải pháp nâng cao hiệu quả việc áp dụng những quy<br /> <br /> 90<br /> <br /> định của pháp luật hình sự về tội gián điệp<br /> Kết luận<br /> <br /> 99<br /> <br /> Danh mục tài liệu tham khảo<br /> <br /> 102<br /> <br /> Më ®Çu<br /> <br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Bảo vệ an ninh chính trị là một hoạt động mang tính đặc thù của mỗi quốc<br /> gia, đặc biệt đối với các quốc gia xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ gắn hết sức chặt<br /> <br /> chẽ với bảo vệ Tổ quốc. Ở Việt Nam, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn<br /> xã hội là nhiệm vụ hàng đầu của Nhà nước. Từ khi chính quyền thuộc về nhân dân<br /> đến nay, bảo vệ an ninh chính trị trở thành một bộ phận quan trọng của cuộc đấu<br /> tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc góp phần đánh thắng các thế lực đế quốc, thực<br /> dân, phản động, giữ vững sự ổn định chính trị - xã hội, đưa đất nước phát triển theo<br /> con đường xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến việc xây<br /> dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật quy định trách nhiệm hình sự đối với các<br /> tội xâm phạm an ninh quốc gia nói chung, đối với tội gián điệp nói riêng, tạo cơ sở<br /> pháp lý vững chắc cho cuộc đấu tranh bảo bệ an ninh quốc gia.<br /> Đất nước ta đang trên đà đổi mới, hội nhập và mở cửa, bên cạnh những<br /> thành tựu to lớn đã đạt được cũng không ít những khó khăn, thách thức mới. Các<br /> thế lực thù địch đang có âm mưu chống phá nước ta trên tất cả các lĩnh vực và<br /> bằng mọi thủ đoạn. Thực tiễn khẳng định: để đẩy mạnh công cuộc đổi mới và phát<br /> triển đất nước, một điều kiện không thể thiếu là phải giữ vững được an ninh chính<br /> trị, trật tự an toàn xã hội … làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động phá hoại của<br /> các thế lực thù địch. Chính vì vậy, để bảo vệ những thành quả cách mạng, làm thất<br /> bại mọi âm mưu của các thế lực thù địch, bảo đảm vững chắc cho công cuộc đổi<br /> mới đất nước, trấn áp mọi hoạt động trực tiếp xâm phạm, uy hiếp đến sự tồn tại của<br /> chính quyền nhân dân là nhiệm vụ xuyên suốt và cực kỳ quan trọng của Nhà nước<br /> cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong đó cuộc đấu tranh chống tội gián điệp<br /> có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Trong thời gian qua, công tác điều tra, truy tố, xét<br /> xử tội gián điệp đã góp phần có hiệu quả vào công tác bảo đảm an ninh quốc gia,<br /> giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử tội phạm<br /> này cũng đã đặt ra những vướng mắc mà khoa học luật hình sự phải nghiên cứu<br /> giải quyết như khái niệm tội gián điệp, các dấu hiệu pháp lý hình sự đặc trưng của<br /> tội gián điệp, hình phạt đối người phạm tội… Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Tội<br /> <br /> gián điệp trong luật hình sự Việt Nam” không những có ý nghĩa về mặt lý luận, mà<br /> còn có ý nghĩa về mặt thực tiễn trong cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia, đảm<br /> bảo sự vững mạnh của chính quyền nhân dân, đảm bảo an ninh đối nội, đối ngoại<br /> của đất nước.<br /> 2. Tình hình nghiên cứu.<br /> Tội gián điệp là đề tài được một số tác giả quan tâm nghiên cứu.<br /> TS Bạch Thành Định đã có bài nghiên cứu "Một số suy nghĩ để hoàn thiện<br /> quy định trách nhiệm hình sự Tội gián điệp" (Tạp chí Công an nhân dân, Viện<br /> khoa học Bộ công an, số 5 - 2000); PGS. TS Kiều Đình Thụ có công trình: Hoàn<br /> thiện các quy định về trách nhiệm hình sự với các tội đặc biệt nguy hiểm xâm<br /> phạm an ninh quốc gia (Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 3 - 1995); về các tội<br /> đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia (Tạp chí khoa học Công an, số 3 1995)……….. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đó mới chỉ đề cập tới từng<br /> khía cạnh của vấn đề hoặc mang tính chung chung, chưa có một công trình nào<br /> nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện từ lịch sử tội gián điệp đến những quy<br /> định của pháp luật thực định và thực tiễn áp dụng cũng như những giải pháp nâng<br /> cao hiệu quả áp dụng các quy định của pháp luật về tội phạm này.<br /> 3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận văn.<br /> * Mục đích:<br /> Trên cơ sở nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống, toàn diện về lý luận<br /> và thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luật hình sự về tội gián điệp để đề<br /> xuất việc hoàn thiện những quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về tội gián điệp<br /> và những giải pháp nâng cao hiệu quả việc áp dụng những quy định của pháp luật<br /> hình sự về tội gián điệp góp phần giữ vững an ninh quốc gia.<br /> * Nhiệm vụ:<br /> <br /> Với mục đích nêu trên, Luận văn có nhiệm vụ sau:<br /> - Làm rõ khái niệm tội gián điệp và ý nghĩa của việc ghi nhận tội gián điệp<br /> trong Luật hình sự Việt Nam.<br /> - Khái quát sự hình thành và phát triển tội gián điệp trong lịch sử lập pháp<br /> hình sự Việt Nam.<br /> - Nghiên cứu từ khía cạnh so sánh pháp luật về tội gián điệp trong Luật hình<br /> sự một số nước trên thế giới.<br /> - Làm sáng tỏ các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội gián điệp theo Luật<br /> hình sự Việt Nam hiện hành và hình phạt đối với tội phạm này.<br /> - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả việc áp dụng các quy định của Bộ<br /> luật hình sự năm 1999 về tội gián điệp.<br /> * Đối tƣợng nghiên cứu:<br /> Luận văn nghiên cứu tội gián điệp trong Luật hình sự Việt Nam và thực tiễn<br /> áp dụng những quy định của pháp luật về tội phạm này.<br /> * Phạm vi nghiên cứu:<br /> Luận văn nghiên cứu tội gián điệp từ góc độ Luật hình sự.<br /> 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của Luận văn.<br /> Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở nhận thức luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về<br /> xây dựng nhà nước và pháp luật với phương pháp luận là phép DVBC và DVLS.<br /> Để giải quyết các nghiệm vụ khoa học đặt ra từ đề tài Luận văn, Luận văn có<br /> sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể: hệ thống, lịch sử, logic, phân tích,<br /> tổng hợp, thống kê tư pháp hình sự và tham khảo ý kiến của các chuyên gia.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2