intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Vai trò của Tòa án trong nhà nước pháp quyền Việt Nam

Chia sẻ: Truong Tien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:21

84
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn này phân tích một số quy định pháp lý về vị trí, vai trò của Tòa án, một số quy định của pháp luật hình sự, pháp luật dân sự, pháp luật tố tụng Tòa án và pháp luật liên quan trực tiếp đến tổ chức và hoạt động xét xử của Tòa án và thực tiễn hoạt động xét xử của Tòa án trong thời gian từ năm 2002 đến nay. Trên cơ sở những luận điểm đã nêu ra và những đánh giá vai trò của toàn án ở nước ta hiện nay, qua đó đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao vai trò của Tòa án trong nhà nước pháp quyền Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Vai trò của Tòa án trong nhà nước pháp quyền Việt Nam

Vai trò của Toà án trong nhà nước pháp quyền<br /> Việt Nam<br /> Nguyễn Huyền Ly<br /> Khoa Luật<br /> Luận văn ThS ngành: Lý luận lịch sử nhà nước và pháp luật; Mã số: 60 38 01<br /> Người hướng dẫn: GS.TSKH Nguyễn Đăng Dung<br /> Năm bảo vệ: 2012<br /> Abstract: Xác định nội hàm của quyền tư pháp trong nhà nước pháp quyền, những đặc<br /> điểm của quyền tư pháp, thực hiện quyền tư pháp, cơ quan tư pháp, vị trí trung tâm của<br /> toà án trong việc thực hiện quyền tư pháp. Nghiên cứu một số vai trò quan trọng và nổi<br /> bất của toà án trong nhà nước pháp quyền. Phân tích một số quy định pháp lý về vị trí,<br /> vai trò của toà án; một số quy định của pháp luật hình sự, pháp luật dân sự, pháp luật tố<br /> tụng toà án và pháp luật liên quan trực tiếp đến tổ chức và hoạt động xét xử của toà án và<br /> thực tiễn hoạt động xét xử của toà án trong thời gian từ năm 2002 đến nay. Trên cơ sở<br /> những luận điểm đã nêu ra và những đánh giá vai trò của toàn án ở nước ta hiện nay, qua<br /> đó đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao vai trò của toà án trong nhà<br /> nước pháp quyền Việt Nam.<br /> Keywords: Lịch sử nhà nước; Nhà nước pháp quyền; Pháp luật Việt Nam; Tòa án<br /> <br /> Content<br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do chọn đề tài.<br /> Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN đảm bảo quyền lực nhà nước thống nhất có sự phân<br /> công phối hợp trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp là định hướng cơ bản<br /> thực hiện công cuộc đổi mới hệ thống chính trị nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay. Trong ba nhánh<br /> quyền lực nói trên, thì nhánh quyền tư pháp là nhánh quyền được tổ chức để thực hiện họat động xét<br /> xử và những họat động phục vụ trực tiếp cho họat động xét xử như điều tra, công tố, bổ trợ tư pháp.<br /> Tòa án nhân dân là nơi biểu hiện tập trung nhất của quyền tư pháp, họat động xét xử của Tòa án cũng<br /> chính là họat động thể hiện chất lượng họat động và uy tín của hệ thống cơ quan tư pháp và toàn thể<br /> bộ máy nhà nước. Với ý nghĩa đó, việc cải cách Tòa án ở nước ta phải được xây dựng trên cơ sở<br /> những quan điểm đúng đắn và đầy đủ về vị trí, vai trò của Tòa án trong hệ thống cơ quan nhà nước,<br /> <br /> trong bộ máy nhà nước đặc biệt là trong quá trình tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước trong điều<br /> kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay.<br /> Tuy nhiên, so với những yêu cầu đặt ra trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa về vị trí,<br /> vai trò của Tòa án trong việc tổ chức thực hiện quyền tư pháp, bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền công<br /> dân, Qua thực tiễn họat động của Tòa án cho thấy rằng, họat động xét xử của Tòa án trong thời gian<br /> qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, chất lượng họat động xét xử được nâng cao, tình trạng xét xử<br /> sai, gây oan cho người vô tội đã giảm đi đáng kể; Tòa án đã xét xử nghiêm minh các vụ án lớn,<br /> nghiêm trọng. Vị trí, vai trò của Tòa án trong nhận thức, tâm thức của người dân đã và đang dần<br /> được cải thiện.<br /> Tuy nhiên, so với những yêu cầu đặt ra trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa về vị<br /> trí, vai trò của Tòa án trong việc tổ chức thực hiện quyền tư pháp, bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền<br /> công dân, quyền con người và bảo đảm quyền tự do, dân chủ xã hội chủ nghĩa thì Tòa án ở nước<br /> ta cần phải tiếp tục được cải cách một cách mạnh mẽ, toàn diện từ nhận thức, vấn đề pháp lý, đến<br /> nguồn lực vật chất để phục vụ cho họat động xét xử.<br /> Từ những vấn đề trên, tác giả mạnh dạn chọn đề tài “Vai trò của Tòa án trong nhà nước pháp<br /> quyền Việt Nam” làm luận văn thạc sỹ của mình với mong muốn là thông qua việc làm rõ một số vấn<br /> đề lý luận và đánh giá vị trí, vai trò của Toà án ở nước ta trong thời gian qua. Qua đó, luận văn đề<br /> xuất phương hướng và một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao vai trò của Toà án trong nhà nước<br /> pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.<br /> 2.Tình hình nghiên cứu đề tài.<br /> Từ khi những định hướng cải cách tư pháp mà trung tâm là cải cách Toà án được đề cập<br /> trong các văn kiện chính thức của Đảng, Toà án đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều<br /> công trình khoa học ở nước ta, như đề tài cấp nhà nước do TS. Trịnh Hồng Dương làm chủ<br /> nhiệm hoàn thành năm 1996 “ Vị trí, vai trò và chức năng của Toà án nhân dân trong Bộ máy<br /> nhà nước ta qua các thời kỳ cách mạng Việt Nam” MS: 95-98-048/ĐT, đề tài cấp nhà nước do<br /> TS. Uông Chu Lưu làm chủ nhiệm hoàn thành năm 2006, “Cải cách cơ quan tư pháp, hoàn thiện<br /> hệ thống các thủ tục tư pháp, nâng cao hiệu lực xét xử của toà án trong nhà nước pháp quyền<br /> XHCN của dân, do dân, vì dân”; luận án tiến sĩ của TS. Nguyễn Thanh Bình “Thẩm quyền giải<br /> quyết của Toà án nhân dân trong giải quyết khiếu kiện hành chính”; luận án tiến sĩ của TS Tô<br /> Văn Hoà “Tính độc lập của Toà án- nghiên cứu pháp lý về khía cạnh lý luận, thực tiễn ở Đức,<br /> Mỹ, Pháp, Việt Nam và các kiến nghị đối với Việt Nam”. Toà án còn là đối tượng trung tâm của<br /> nhiều công trình khoa học đề cập đến lĩnh vực đổi mới cải cách bộ máy nhà nước, cải cách tư<br /> <br /> pháp, như Luận án tiến sĩ của TS. Trần Huy Liệu “Đổi mới và tổ chức hoạt động của các cơ<br /> quan tư pháp theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam”. Ngoài ra có rất nhiều bài<br /> viết, nhiều ấn phẩm khoa học pháp lý, sách, tạp chí, báo… đã được xuất bản có nội dung đề cập<br /> đến toà án từ nhiều góc độ khác nhau.<br /> So với trước đây, những vấn đề lý luận về quyền tư pháp, thực hiện quyền tư pháp, vị trí,<br /> vai trò của Toà án trong hệ thống các cơ quan tư pháp, trong bộ máy nhà nước, mô hình tổ chức<br /> hệ thống toà án đã được kiến giải tương đối toàn diện và đầy đủ.<br /> Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, việc nghiên cứu và làm rõ những vấn đề lý luận về<br /> vai trò của Toà án trong nhà nước pháp quyền XHCN vẫn chưa thật đầy đủ, còn nhiều vấn đề<br /> phải bàn luận tiếp. Do đó, trong thời gian tới cần được tiếp tục nghiên cứu tổng kết thực tiễn<br /> nhằm góp phần tạo nên hệ thống lý luận đầy đủ và toàn diện về tư pháp, bảo đảm cho quyền tư<br /> pháp làm cơ sở phục vụ chiến lược cải cách tư pháp đã được đề ra trong Nghị quyết 49-NQ/TW,<br /> ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị.<br /> 3.Mục đích và nhiệm vụ của luận văn.<br /> * Mục đích nghiên cứu:<br /> Luận văn có mục đích là làm rõ một số vấn đề lý luận và đánh giá về vị trí, vai trò của<br /> Toà án ở nước ta kể từ năm 2002 đến nay. Trên cơ sở đó luận văn đưa ra phương hướng và một<br /> số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của toà án trong nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của<br /> nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.<br /> <br /> <br /> Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn.<br /> <br /> Với mục đích nghiên cứu như trên, luận văn phải hoàn thành những nhiệm vụ cơ bản sau<br /> đây:<br /> - Xác định nội hàm của quyền tư pháp trong nhà nước pháp quyền, những đặc điểm của<br /> quyền tư pháp, thực hiện quyền tư pháp, cơ quan tư pháp, vị trí trung tâm của toà án trong việc<br /> thực hiện quyền tư pháp.<br /> - Từ những tiền đề lý luận trên, Luận văn khẳng định một số vai trò quan trọng và nổi bất<br /> của toà án trong nhà nước pháp quyền.<br /> - Luận văn đồng thời phân tích một số quy định pháp lý về vị trí, vai trò của toà án; một số<br /> quy định của pháp luật hình sự, pháp luật dân sự, pháp luật tố tụng toà án và pháp luật liên quan<br /> trực tiếp đến tổ chức và hoạt động xét xử của toà án và thực tiễn hoạt động xét xử của toà án<br /> trong thời gian từ năm 2002 đến nay.<br /> <br /> - Trên cơ sở những luận điểm đã nêu ra và những đánh giá vai trò của toàn án ở nước ta<br /> hiện nay, qua đó luân văn đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao vai trò của<br /> toà án trong nhà nước pháp quyền Việt Nam.<br /> 4. Phạm vi nghiên cứu của luận văn.<br /> Luận văn chỉ đánh giá thực tiễn chất lượng, hiệu quả hoạt động của Toà án từ năm 2002 trở<br /> lại đây.<br /> Để có tính thuyết phục cho những quan điểm nêu ra, luận văn có sự so sánh với một số<br /> quan điểm có tính phổ biến ở các nước tư sản phát triển về vị trí, vai trò của quyền tư pháp, hoạt<br /> động xét xử của Toà án trong nhà nước pháp quyền.<br /> 5. Những điểm mới của luận văn.<br /> Luận văn là một đề tài nghiên cứu trực tiếp và có tính chất chuyên biệt về vai trò cơ bản<br /> của Toà án trong nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.<br /> Đề tài sẽ đánh giá một cách tương đối đầy đủ và toàn diện về thực tiễn chất lượng, hiệu quả<br /> hoạt động của Toà án nước ta từ năm 2002 trở lại đây.<br /> Luận văn sẽ đề xuất được một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao vai trò của toà án trong<br /> điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân<br /> dân<br /> 6.Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn<br /> Phương pháp nghiên cứu chung có tính chất chủ đạo và nền tảng của luận văn là phương<br /> pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin. Ngoài ra để làm rõ<br /> những nội dung của quy định pháp luật, những luận điểm chưa phổ biến ở nước ta, luận văn đã<br /> sử dụng phương pháp nghiên cứu cụ thể là phương pháp mô tả kết hợp với phương pháp so sánh.<br /> 7.Kết cấu của luận văn<br /> Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm có<br /> 2 chương:<br /> CHƢƠNG 1<br /> MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN TRONG NHÀ NƢỚC PHÁP<br /> QUYỀN VIỆT NAM<br /> I. Vị trí của Tòa án trong cơ chế phân công, phối hợp thực hiện quyền lực Nhà nƣớc<br /> ở Việt Nam.<br /> 1. Quyền tƣ pháp trong cơ chế phân công, phối hợp thực hiện quyền lực Nhà nƣớc ở<br /> nƣớc ta.<br /> <br /> “Tư pháp” là thuật ngữ Hán Việt có hai nghĩa chính: Thứ nhất là trông coi bảo vệ pháp luật; thứ<br /> hai, tư pháp là pháp đình theo pháp luật mà xét định các việc ở trong phạm vi pháp luật. Trong khoa học<br /> pháp lý phương Tây, tư pháp là xét xử hay là ý tưởng cao đẹp về một nền công lý. Trên phương diện tổ<br /> chức thực hiện quyền lực Nhà nước, tư pháp là một nhánh quyền lực độc lập với quyền lập pháp, quyền<br /> hành pháp và đồng nghĩa với quyền xét xử (tài phán) do Toà án thực hiện là quan niệm phổ biến ở nhiều<br /> nước tư sản phát triển.<br /> Ở Việt Nam, trên cơ sở nguyên tắc hiến định: “quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự<br /> phân công, phối hợp giữa các cơ quan quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp,<br /> hành pháp và tư pháp” [1, tr.3] qua đó cho thấy quyền tư pháp luôn gắn bó chặt chẽ với quyền<br /> lập pháp và quyền hành pháp trong tổng thể của quyền lực Nhà nước thống nhất.<br /> Trong khi hoạt động chủ yếu của hành pháp và lập pháp là Nhà nước ban hành và tổ<br /> chức thực hiện pháp luật để điều chỉnh hành vi của cá nhân tổ chức trong giới hạn tự do mà pháp<br /> luật xác lập. Tuy vậy, vì nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, hiện tượng xâm hại trật tư<br /> pháp luật và pháp luật luôn xuất hiện trong đời sống xã hội. Trong tác phẩm Nhà nước và cách<br /> mạng, Lênin khẳng định: “sẽ là không tưởng khi cho rằng pháp luật đương nhiên được tất cả<br /> mọi người tuân thủ”. Bảo vệ pháp luật, khôi phục trật tự pháp luật bị xâm hại là một đòi hỏi<br /> khách quan của Nhà nước, của xã hội và mọi người dân. Chính nhu cầu này đã hình thành nên<br /> hoạt động bảo vệ pháp luật là nội dung cơ bản của quyền tư pháp.<br /> Hoạt động xét xử của Toà án là lĩnh vực thể hiện tập trung nhất của quyền tư pháp. Nội dung<br /> của hoạt động xét xử của Toà án là so sánh các hành vi, tranh chấp pháp lý liên quan đến con người<br /> với các chuẩn mực pháp luật, phán xét tính đúng đắn, tính hợp pháp của hành vi, tranh chấp. Trên cơ<br /> sở đó, Toà án nhân danh Nhà nước ra phán quyết bắt buộc mọi người phải thi hành, khôi phục lại các<br /> giá trị pháp luật bị vi phạm, bảo vệ và duy trì các giá trị văn minh của pháp luật.<br /> Thực tế đã chứng minh rằng, trong thực thể quyền lực Nhà nước thống nhất, quyền tư<br /> pháp có vị trí đặc biệt quan trọng. Bởi lẽ quyền tư pháp vừa là bộ phận cùng với lập pháp và<br /> hành pháp hợp thành quyền lực Nhà nước vừa là thể chế bảo vệ quyền lực Nhà nước. Vị trí và<br /> vai trò đặc biệt của quyền tư pháp được được J.J. Russeau diễn đạt như sau: “luật đã mất thiêng<br /> thì mọi cái đều hết hy vọng. Luật không còn hiệu lực thì không một cái gì hợp lý có thể duy trì<br /> sức mạnh được nữa”<br /> Như vậy, có thể thấy rằng quyền tư pháp có nội dung là bảo vệ pháp luật. Hoạt động này<br /> được thực hiện tập trung nhất tại toà theo phương thức tài phán.<br /> Với nội hàm trên, quyền tư pháp có những đặc điểm cơ bản sau:<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2