intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - chi nhánh Thanh Xuân

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

50
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông qua việc nghiên cứu công tác CĐTD và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp tại NHCT – CN Thanh Xuân, luận văn hướng tới mục đích: Tìm hiểu khái niệm, vai trò của chấm điểm và XHTD doanh nghiệp, các mô hình chấm điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới chấm điểm và XHTD doanh nghiệp; Tìm hiểu một cách cặn kẽ và chi tiết quy trình CĐTD và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp của hệ thống NHCT; thực trạng công tác CĐTD và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp đang được triển khai và thực hiện tại CN Thanh Xuân; Đưa ra một số giải pháp với CN Thanh Xuân; kiến nghị với Chính phủ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - chi nhánh Thanh Xuân

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Chi nhánh (CN) Thanh Xuân là CN có quy mô tài sản và lợi nhuận hàng năm đứng<br /> đầu trong hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (NHCT) với<br /> tỷ trọng tín dụng doanh nghiệp chiếm khoảng 70% tổng dư nợ (CN Thanh Xuân, 2014).<br /> Tuy nhiên, công tác chấm điểm tín dụng (CĐTD) và xếp hạng doanh nghiệp tại CN trong<br /> thời gian qua cũng đã bộc lộ nhiều bất cập như thông tin để CĐTD không đầy đủ, độ tin<br /> cậy không cao, chưa được kiểm toán hoặc chưa cập nhật; các hệ thống chỉ tiêu đặc biệt là<br /> các chỉ tiêu phi tài chính chưa hợp lý; việc chấm điểm thực hiện thủ công chưa có chương<br /> trình hỗ trợ, tốn nhiều thời gian tác nghiệp của cán bộ tín dụng (CBTD); CBTD chưa tuân<br /> thủ đúng quy trình CĐTD… Những hạn chế này đã làm công tác xếp hạng tín dụng<br /> (XHTD) doanh nghiệp chưa hỗ trợ hiệu quả cho quyết định cho vay, thu hồi nợ vay và là<br /> một trong những nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của CN gia tăng. Xuất<br /> phát từ thực tế trên, việc nghiên cứu và tìm ra những giải pháp để hoàn thiện công tác<br /> CĐTD và xếp hạng doanh nghiệp tại CN Thanh Xuân là đòi hỏi cần thiết để đảm bảo<br /> hoạt động tín dụng an toàn và hiệu quả.<br /> 2. Mục đích nghiên cứu<br /> Thông qua việc nghiên cứu công tác CĐTD và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp<br /> tại NHCT – CN Thanh Xuân, luận văn hướng tới mục đích: Tìm hiểu khái niệm, vai trò<br /> của chấm điểm và XHTD doanh nghiệp, các mô hình chấm điểm, các nhân tố ảnh hưởng<br /> tới chấm điểm và XHTD doanh nghiệp; Tìm hiểu một cách cặn kẽ và chi tiết quy trình<br /> CĐTD và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp của hệ thống NHCT; thực trạng công tác<br /> CĐTD và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp đang được triển khai và thực hiện tại CN<br /> Thanh Xuân; Đưa ra một số giải pháp với CN Thanh Xuân; kiến nghị với Chính phủ,<br /> Ngân hàng nhà nước (NHNN), NHCT để hoàn thiện công tác CĐTD và xếp hạng khách<br /> hàng doanh nghiệp.<br /> 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu<br /> - Đối tượng nghiên cứu: Công tác CĐTD và xếp hạng doanh nghiệp<br /> - Phạm vi nghiên cứu:<br /> + Không gian: NHCT CN Thanh Xuân<br /> + Thời gian: Từ năm 2009 cho đến năm 2014<br /> <br /> 4. Phƣơng pháp nghiên cứu<br /> Sắp xếp các hồ sơ theo trình tự thời gian trong giai đoạn từ 2009 – 2014; Tiến hành<br /> kiểm tra tính tuân thủ quy trình CĐTD của các cán bộ CN Thanh Xuân; Tiến hành cụ thể<br /> và đi sâu vào đánh giá công tác CĐTD của một dự án được thẩm định tại CN Thanh<br /> Xuân; Đánh giá công tác CĐTD của CN theo các chỉ tiêu để đánh giá CĐTD.<br /> 5. Bố cục luận văn<br /> Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, các bảng biểu, phụ lục, danh mục tài liệu<br /> tham khảo, luận văn được trình bày gồm 3 phần:<br /> Chương 1: Cơ sở lý luận về chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp của<br /> ngân hàng thương mại.<br /> Chương 2: Thực trạng chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại Ngân hàng<br /> thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân<br /> Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh<br /> nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh<br /> Xuân<br /> CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG VÀ<br /> XẾP HẠNG DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI<br /> XHTD là một trong những kỹ thuật hữu hiệu để các ngân hàng thương mại<br /> (NHTM) thực hiện quản trị rủi ro tín dụng (RRTD). XHTD là việc phân tích, đánh giá<br /> khả năng trả nợ của doanh nghiệp trong tương lai dựa vào tình hình tài chính của họ đặt<br /> trong mối quan hệ tương quan với môi trường kinh doanh, kinh tế - xã hội, tính khả thi<br /> của dự án, uy tín trong quan hệ tín dụng…<br /> Mục tiêu của công tác XHTD doanh nghiệp: (i) Kết quả XHTD hỗ trợ ngân hàng<br /> xây dựng chính sách tín dụng và chính sách khách hàng; (ii) XHTD hỗ trợ ngân hàng làm<br /> cơ sở cho việc cấp tín dụng và quản trị RRTD; (iii) XHTD cung cấp chuỗi dữ liệu, thông<br /> tin có hệ thống về quá khứ và hiện tại của các doanh nghiệp tạo nên cơ sở dữ liệu cho<br /> việc đưa ra quyết định chính xác, kịp thời, nhanh chóng và hiệu quả cho các nhà quản trị<br /> ngân hàng; (iv) XHTD giúp ngân hàng thiết lập được chính sách phân loại nợ và trích dự<br /> phòng rủi ro theo phương pháp định tính đúng quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế.<br /> Các phương pháp xây dựng mô hình XHTD doanh nghiệp thường được sử dụng<br /> phổ biến: phương pháp thống kê, phương pháp chuyên gia và phương pháp chuyên gia<br /> <br /> “ràng buộc”.<br /> Đánh giá công tác XHTD trên các khía cạnh tổ chức công tác xếp hạng, nội dung<br /> xếp hạng và công tác hậu kiểm sau khi xếp hạng.<br /> Các nhân tố tác động đến kết quả XHTD doanh nghiệp bao gồm các nhân tố chủ<br /> quan và nhân tố khách quan. Nhân tố chủ quan là hệ thống chỉ tiêu phân tích, đánh giá,<br /> trình độ cán bộ, công nghệ và trang thiết bị của ngân hàng. Nhân tố khách quan là nguồn<br /> thông tin doanh nghiệp cung cấp, chính sách định chính sách liên quan tới công tác kế<br /> toán, kiểm toán của doanh nghiệp.<br /> Học tập kinh nghiệm XHTD các mô hình trên thế giới rút ra bài học kinh nghiệm<br /> cho các NHTM Việt Nam: Cập nhật bộ chỉ tiêu để XHTD cho phù hợp với điều kiện biến<br /> động của ngành, của nền kinh tế từng thời kỳ; Xây dựng khung XHTD đối với từng<br /> ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh cụ thể; Sử dụng cả ba phương pháp trong XHTD:<br /> phương pháp thống kê, phương pháp chuyên gia và phương pháp chuyên gia “ràng<br /> buộc”; Chuẩn hóa bảng XHTD doanh nghiệp theo quy ước phổ biến trên thế giới: hệ<br /> thống các ký hiệu bằng bốn chữ cái A, B, C, D và được sắp xếp theo thứ tự từ cao xuống<br /> thấp tùy theo mức độ rủi ro được đánh giá.<br /> CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG VÀ<br /> XẾP HẠNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP<br /> CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH THANH XUÂN<br /> Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại NHCT CN Thanh Xuân<br /> đang được áp dụng theo quy trình chấm điểm chung của toàn bộ hệ thống NHCT gồm<br /> các bước sau:<br /> Bước 1: Thu thập thông tin<br /> Bước 2: Xác định, phân loại ngành nghề/ lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh<br /> nghiệp<br /> Bước 3: Chấm điểm và xác định quy mô của doanh nghiệp<br /> Bước 4: Chấm điểm các chỉ số tài chính<br /> Bước 5: Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính<br /> Bước 6: Tổng hợp điểm và xếp hạng doanh nghiệp<br /> Bước 7: Đánh giá RRTD theo kết quả xếp hạng doanh nghiệp<br /> Bước 8: Trình phê duyệt kết quả CĐTD và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp<br /> <br /> Bước 9: Rà soát kết quả CĐTD và xếp hạng khách hàng<br /> Bước 10: Hoàn thiện hồ sơ kết quả CĐTD và xếp loại khách hàng<br /> Bước 11: Phê duyệt kết quả CĐTD và xếp loại khách hàng<br /> Bước 12: Cập nhật dữ liệu lưu trữ hồ sơ<br /> Ví dụ minh họa về hoạt động xếp hạng tín dụng tại NHCT – CN Thanh Xuân (Công<br /> ty cổ phần thiết kế và xây dựng An Việt)<br /> Bƣớc 1:CBTD thu thập thông tin từ hồ sơ do khách hàng cung cấp (hồ sơ pháp lý,<br /> các báo cáo tài chính), phỏng vấn trực tiếp khách hàng, tìm hiểu thông tin từ CIC, từ báo<br /> chí và Internet.<br /> Bƣớc 2: Xác định ngành nghề kinh doanh của đơn vị theo Bảng 1 tại Phụ lục:<br /> Ngành xây dựng<br /> Bƣớc 3:Chấm điểm và xác định quy mô của doanh nghiệp theo Bảng 2 tại Phụ lục.<br /> Doanh nghiệp xếp loại doanh nghiệp quy mô vừa<br /> Bƣớc 4:Chấm điểm các chỉ số tài chính theo Bảng 5 tại Phụ lục (áp dụng cho doanh<br /> nghiệp thuộc ngành xây dựng)<br /> Bƣớc 5: Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính<br /> - CĐTD theo tiêu chí lưu chuyển tiền tệ theo Bảng 7 tại Phụ lục<br /> - CĐTD theo tiêu chí năng lực và kinh nghiệm quản lý theo Bảng 8 tại Phụ lục<br /> - CĐTD theo tiêu chí tình hình và uy tín giao dịch với ngân hàng theo Bảng 9 tại Phụ<br /> lục<br /> - CĐTD theo tiêu chí môi trường kinh doanh theo Bảng 10 tại Phụ lục<br /> - CĐTD theo tiêu chí các đặc điểm hoạt động khác theo Bảng 11 tại Phụ lục<br /> Sau khi tiến hành CĐTD và xếp hạng khách hàng, CBTD đã lập báo cáo chấm<br /> điểm, đưa ra định hướng tín dụng như sau: Xếp hạng tín dụng BB+: Công ty được đánh<br /> giá tốt và có triển vọng trong ngắn hạn. Căn cứ tình hình tài chính, xếp hạng doanh<br /> nghiệp, lợi ích mà doanh nghiệp đem lại và nhu cầu của đơn vị, CBTD đề xuất cấp tín<br /> dụng cho đơn vị, cụ thể: Doanh nghiệp thuộc đối tượng mở rộng tín dụng. Tuy nhiên, do<br /> tình hình kinh doanh thị trường bất động sản có nhiều biến động bất ổn, một khách hàng<br /> lớn của doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc kinh doanh, không thể thanh toán hợp<br /> đồng cho doanh nghiệp. Dẫn đến, doanh nghiệp đã phát sinh nợ quá hạn, không thể trả<br /> gốc lãi phí cho ngân hàng đúng hạn.<br /> NHCT CN Thanh Xuân đã tiến hành XHTD cho tất cả các doanh nghiệp, bao gồm<br /> các doanh nghiệp đã có quan hệ tín dụng với CN và cả những doanh nghiệp bắt đầu thiết<br /> lập quan hệ tín dụng với CN. Đa phần các doanh nghiệp được xếp hạng là các doanh<br /> <br /> nghiệp vừa và nhỏ, chiếm 80% tổng số doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với CN. Số<br /> lượng các doanh nghiệp được NHCT CN Thanh Xuân xếp hạng tăng dần qua các năm.<br /> Cơ cấu hạng của doanh nghiệp tại NHCT CN Thanh Xuân chủ yếu ở hạng BB+ và BB.<br /> Tỷ trọng các doanh nghiệp xếp hạng từ BB+ và BB xấp xỉ 90% trong tổng số các doanh<br /> nghiệp được xếp hạng. Đây là nhóm khách hàng có độ rủi ro mức trung bình trở lên và có<br /> khả năng hoàn trả các khoản nợ. NHCT CN Thanh Xuân không có khách hàng nào xếp<br /> hạng tối ưu (AA+), là đối tượng khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, khả năng<br /> sinh lời tốt, năng lực cao trong quản trị, triển vọng phát triển lâu dài và rủi ro ở mức độ<br /> thấp nhất.<br /> Những kết quả đạt được: (i) Hệ thống CĐTD và xếp hạng khách hàng mà CN<br /> Thanh Xuân áp dụng là do NHCT tự triển khai, nghiên cứu và phát triển dựa trên những<br /> đặc thù riêng có của NHCT nên có những điểm phù hợp hơn so với các hệ thống mua từ<br /> các tổ chức xếp hạng khác; (ii) Hệ thống XHTD của CN tính điểm cho rất nhiều chỉ tiêu<br /> tài chính, phi tài chính tổng hợp; (iii) Nguồn thông tin mà CN sử dụng tương đối đa dạng;<br /> (iv) Hệ thống CĐTD đã tạo ra một khung chuẩn tính điểm khách hàng đã giúp cho CBTD<br /> có cơ sở để kiểm tra, đánh giá của mình, từ đó nâng cao tính chính xác cho các quyết<br /> định tín dụng; (v) Với điểm số tín dụng, vấn đề tài sản đảm bảo đối với khách hàng có độ<br /> rủi ro thấp không còn là một yếu tố hàng đầu trong xem xét cho vay như trước đây.<br /> Những hạn chế cần khắc phục: (i) Nguồn thông tin sử dụng vừa thiếu vừa chưa thực<br /> sự đáng tin cậy; (ii) Thời gian chấm điểm và XHTD có lúc mất nhiều thời gian, dẫn đến<br /> kết quả chấm điểm, XHTD có thể không chính xác với tình hình thực tế của doanh<br /> nghiệp; (iii) Phương pháp dùng trong XHTD doanh nghiệp của CN Thanh Xuân vẫn còn<br /> đơn điệu, chủ yếu dựa vào phương pháp so sánh mà không sử dụng kết hợp với các<br /> phương pháp đánh giá, xếp hạng khác như phương pháp chuyên gia hay phương pháp chi<br /> tiết.<br /> Nguyên nhân của những hạn chế<br /> Nguyên nhân chủ quan: (i) Trình độ và năng lực nghề nghiệp của các CBTD thực<br /> hiện XHTD còn nhiều hạn chế; (ii) Khối lượng công việc của mỗi cán bộ lớn và ngày<br /> càng tăng lên. Mỗi CBTD phải thực hiện toàn bộ quy trình của một khoản vay, đảm<br /> nhiệm một khối lượng công việc rất lớn và lại thực hiện cho vay đối với nhiều loại hình<br /> doanh nghiệp khác nhau, với các lĩnh vực ngành nghề khác nhau. Điều này đã gây ảnh<br /> hưởng không nhỏ tới chất lượng XHTD doanh nghiệp tại CN Thanh Xuân; (iii) Công tác<br /> thu thập và xử lý thông tin của CBTD còn nhiều bất cập; (iv) CN chưa chủ động thực<br /> hiện công tác hậu kiểm sau khi cấp tín dụng cho các doanh nghiệp được XHTD.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2