i<br />
<br />
Chương 1: Tổng quan chung về tín dụng ngân hàng đối với<br />
doanh nghiệp vừa và nhỏ<br />
1.1. Khái quát về doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam<br />
Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 quy định: Doanh nghiệp nhỏ và vừa là<br />
cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba<br />
cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn hoặc số lao động bình quân năm,<br />
cụ thể được xác định tùy theo từng khu vực kinh tế: Nông, lâm nghiệp và thủy sản;<br />
Công nghiệp và xây dựng; Thương mại và dịch vụ.<br />
Đặc điểm của DNVVN là có vốn đầu tư ban đầu ít; tồn tại và phát triển ở hầu hết các<br />
lĩnh vực, các thành phần kinh tế; có tính năng động cao trước những thay đổi của thị<br />
trường; tuy nhiên năng lực kinh doanh còn hạn chế và năng lực quản lý còn thấp. Mặc<br />
dù vậy, các DNVVN đóng vai trò khá quan trọng trong nền kinh tế quốc dân: Tạo việc<br />
làm và thu nhập cho người lao động; Thu hút nguồn vốn trong dân; Đóng góp lớn vào<br />
tăng trưởng kinh tế và tạo sự linh hoạt cho nền kinh tế.<br />
Với đặc điểm vốn đầu tư ban đầu ít, các DNVVN luôn có nhu cầu bổ sung vốn kinh<br />
doanh. tín dụng ngân hàng là một kênh huy động vốn chủ yếu của các DNVVN, đóng<br />
vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN này, là công cụ<br />
tích tụ và tập trung vốn để hỗ trợ cho các doanh nghiệp, hỗ trợ cho các doanh nghiệp<br />
trong việc tự do di chuyển vốn từ ngành này sang ngành khác…<br />
1.2. Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ<br />
Để thỏa mãn tốt nhất các nhu cầu tín dụng của nhiều loại khách hàng, ngân hàng<br />
luôn tìm cách đa dạng hóa các dịch vụ và các hình thức tín dụng mà họ cung cấp. Các<br />
nghiệp vụ tín dụng, theo nghĩa rộng bao gồm các hình thức như chiết khấu, cho vay,<br />
bảo lãnh, và cho thuê tài chính. Tuy nhiên, tín dụng trong trường hợp này luận văn chỉ<br />
đề cập tới tín dụng theo nghĩa hẹp, có nghĩa là chỉ bao gồm hoạt động cho vay. Theo<br />
<br />
ii<br />
<br />
đó, các hình thức tín dụng mà ngân hàng áp dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ<br />
là cho vay từng lần và Cho vay theo hạn mức tín dụng. Dù cho vay theo hình thức nào<br />
thì chất lượng tín dụng luôn là vấn đề quan tâm lớn của các ngân hàng khi tiến hành<br />
cho vay.<br />
1.3. Chất lượng tín dụng<br />
Chất lượng tín dụng là sự đáp ứng yêu cầu của khách hàng, phù hợp với sự phát triển<br />
kinh tế xã hội và đảm bảo sự tồn tại, phát triển của ngân hàng. Để đánh giá chất lượng<br />
hoạt động tín dụng của một ngân hàng thương mại là tốt hay xấu thì người ta sử dụng<br />
kết hợp các chỉ tiêu định tính như: Sự đóng góp của hoạt động tín dụng ngân hàng đến<br />
quá trình phát triển kinh tế- xã hội; Uy tín của ngân hàng, mức độ thoả mãn của khách<br />
hàng đối với các khoản tín dụng…và chỉ tiêu định lượng như: Chỉ tiêu về tăng trưởng<br />
tín dụng, nợ có tài sản đảm bảo, nợ quá hạn, thu nhập từ hoạt động tín dụng…<br />
Khi các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng của một ngân hàng là xấu thì cần nghiên<br />
cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng để có thể đề ra được hướng khắc<br />
phục được chính xác. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng gồm có nhân tố<br />
chủ quan như: công tác thẩm định dự án vay vốn, trình độ nghiệp vụ, đạo đức của cán<br />
bộ tín dụng, vốn tự có của ngân hàng… và các nhân tố khách quan như: năng lực kinh<br />
doanh, uy tín đạo đức của khách hàng, môi trường kinh tế, môi trường pháp lý, môi<br />
trường chính trị xã hội.<br />
Trên cơ sở vận dụng những lý thuyết chung về tín dụng ngân hàng đối với DNVVN,<br />
luận văn tiến hành phân tích thực trạng chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa<br />
và nhỏ tại NHTMCP Quân Đội – CN Ngô Quyền Hải Phòng.<br />
Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại<br />
Ngân hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Ngô Quyền Hải Phòng<br />
2.1. Tổng quan về NHTMCP Quân Đội – CN Ngô Quyền Hải Phòng<br />
<br />
iii<br />
<br />
Ngân hàng Quân Đội – CN Ngô Quyền được hình thành bằng việc nâng cấp chi nhánh<br />
cấp 2 trực thuộc chi nhánh MB Hải Phòng vào tháng 8 năm 2006. Tuy nhiên đến nay,<br />
CN Ngô Quyền vẫn hoạt động với tư cách chi nhánh cấp 2 trực thuộc CN Hải Phòng<br />
nên mô hình chi nhánh tương đối gọn nhẹ, cơ cấu gồm có Giám đốc và 2 phòng nghiệp<br />
vụ là Phòng kế toán và Phòng kinh doanh với tổng số cán bộ nhân viên chi nhánh là 12<br />
người, trong đó 100% trình độ đại học.<br />
2.2. Khái quát về khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP Quân Đội –<br />
CN Ngô Quyền Hải Phòng<br />
MB Ngô Quyền đặt tại Hải Phòng, thành phố biển nên cơ cấu khách hàng doanh<br />
nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh MB Ngô Quyền Hải Phòng mang những đặc điểm<br />
khá đặc trưng của thành phố Cảng. Hầu hết khách hàng DNVVN của chi nhánh hoạt<br />
động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ như vận tải hàng hóa, dịch vụ giao nhận,<br />
xuất nhập khẩu hàng hóa…<br />
2.3. Thực trạng chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại<br />
NHTMCP Quân Đội - CN Ngô Quyền Hải Phòng<br />
Hoạt động tín dụng tại MB Ngô Quyền Hải Phòng thời gian qua luôn tuân thủ chặt chẽ<br />
chính sách tín dụng nội bộ của MB về tài sản đảm bảo tiền vay, về hạn mức phát quyết<br />
tín dụng, về mức cho vay tối đa với một khách hàng, nhóm khách hàng, về mức cho<br />
vay tối đa không có tài sản đảm bảo... Tuy nhiên, tại MB Ngô Quyền, quy trình tín<br />
dụng hiện vẫn tập trung hầu hết vào chuyên viên quan hệ khách hàng, gây ra tình trạng<br />
quá tải cho chuyên viên quan hệ khách hàng và chất lượng công việc không đảm bảo.<br />
Đồng thời, quy trình tín dụng còn khá rườm rà khi hồ sơ sau khi thẩm định còn phải<br />
chuyển qua nhiều khâu tái thẩm định sau đó nên thời gian ra thông báo phê duyệt là<br />
chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu khách hàng. Việc áp dụng chính sách tài sản đảm<br />
bảo trong việc định giá tài sản tại chi nhánh còn cứng nhắc, chưa quan tâm thích đáng<br />
đến yếu tố thị trường nên giá trị định giá tài sản của chi nhánh chưa được phù hợp, gây<br />
<br />
iv<br />
<br />
khó khăn cho khách hàng. Đây cũng là thực trạng của việc áp dụng quy trình tín dụng<br />
và chính sách tín dụng đối với các DNVVN tại chi nhánh.<br />
Tín dụng DNVVN của chi nhánh thời gian qua tăng trưởng với tốc độ tương đối cao,<br />
gấp khoảng 1,35 lần tốc độ tăng trưởng tín dụng chung toàn chi nhánh. Toàn bộ dư nợ<br />
DNVVN của chi nhánh đều được đảm bảo bằng tài sản. Nợ quá hạn và nợ xấu khu vực<br />
DNVVN của chi nhánh tăng liên tục cả về quy mô và tỷ trọng từ năm 2007 đến năm<br />
2009. Mặc dù cùng với sự tăng trưởng về dư nợ cho vay DNVVN và tỷ trọng dư nợ<br />
DNVVN/tổng dư nợ của chi nhánh, thu nhập từ cho vay DNVVN cũng có sự tăng<br />
trưởng tương ứng nhưng tốc độ tăng trưởng thu nhập từ tín dụng DNVVN vẫn thấp<br />
hơn khá nhiều so với tốc độ tăng trưởng tín dụng. Nguyên nhân chính là do nợ quá hạn<br />
của chi nhánh cũng tập trung phần lớn ở đối tượng DNVVN khiến cho một phần lãi từ<br />
cho vay DNVVN không thu được khiến thu nhập từ cho vay DNVVN giảm xuống.<br />
2.4. Đánh giá chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP<br />
Quân đội – CN Ngô Quyền Hải Phòng<br />
Như vậy là nhìn chung, hoạt động tín dụng DNVVN của chi nhánh thời gian<br />
qua cũng đã đạt được những kết quả nhất định như: Dư nợ cho vay DNVVN tăng<br />
trưởng tương đối nhanh và vững chắc, tốc độ tăng trưởng dư nợ DNVVN tương đối<br />
cao, tất cả dư nợ của khách hàng DNVVN đều được đảm bảo bằng tài sản…<br />
Tuy nhiên, cần phải thừa nhận rằng chất lượng tín dụng DNVVN còn rất nhiều tồn tại<br />
cần khắc phục, đó là: Chi nhánh chưa áp dụng đầy đủ quy trình tín dụng chung của hệ<br />
thống vào quá trình thực hiện cho vay; Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của chi nhánh ở<br />
mức cao và có xu hướng tăng qua các năm và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh<br />
doanh của chi nhánh; tín dụng DNVVN chưa đa dạng về ngành nghề, thời gian giải<br />
quyết hồ sơ và việc định giá tài sản đảm bảo còn khiến nhiều khách hàng chưa hài<br />
lòng. Nguyên nhân của thực trạng này có thể kể đến những Nguyên nhân xuất phát từ<br />
ngân hàng như: cứng nhắc trong việc định giá tài sản đảm bảo; trình độ năng lực của<br />
<br />
v<br />
<br />
các cán bộ quan hệ khách hàng chưa cao; công tác thẩm định dự án thực hiện chưa thật<br />
tốt, tín dụng DNVVN chưa đa dạng về ngành nghề…; Nguyên nhân xuất phát từ khách<br />
hàng như: Độ tin cậy của các báo cáo tài chính không cao, tư cách đạo đức và năng lực<br />
quản trị kém, năng lực lập và trình bày dự án của các DNVVN chưa thật tốt…; Nguyên<br />
nhân xuất phát từ môi trường bên ngoài như: môi trường pháp lý chưa thực sự thông<br />
thoáng, môi trường kinh tế còn nhiều biến động…<br />
<br />