intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi ngân sách nhà nước trong ngành Thống kê

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

54
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài: Hệ thống hoá lý luận và thực tiễn về hiệu quả công tác quản lý chi ngân sách nhà nước (NSNN) nói chung và trong ngành Thống kê nói riêng; Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả công tác quản lý chi ngân sách nhà nước trong ngành Thống kê; Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi ngân sách nhà nước trong ngành Thống kê trong thời gian tới. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi ngân sách nhà nước trong ngành Thống kê

i<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN<br /> PHẦN MỞ ĐẦU<br /> 1.Sự cần thiết của đề tài:<br /> Để ngành Thống kê hoàn thành được các nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước<br /> giao cho, một trong những yêu cầu cấp thiết hiện nay là cần nghiên cứu một cách hệ<br /> thống về lý luận quản lý ngân sách nhà nước trong ngành Thống kê; phân tích, đánh<br /> giá thực trạng tình hình quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước và đề xuất các giải<br /> pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý kinh phí ngân sách nhà nước trong<br /> ngành Thống kê, đảm bảo việc sử dụng ngân sách nhà nước tiết kiệm, hiệu quả.<br /> Trước yêu cầu thực tế khách quan trên, qua quá trình nghiên cứu và học tập<br /> cao học ở Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, với vị trí công tác hiện tại, tôi mạnh<br /> dạn chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi ngân sách nhà nước<br /> trong ngành Thống kê”.<br /> 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài<br /> - Hệ thống hoá lý luận và thực tiễn về hiệu quả công tác quản lý chi ngân<br /> sách nhà nước (NSNN) nói chung và trong ngành Thống kê nói riêng;<br /> - Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả công tác quản lý chi ngân sách nhà<br /> nước trong ngành Thống kê;<br /> - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi ngân<br /> sách nhà nước trong ngành Thống kê trong thời gian tới.<br /> 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> a) Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu thực trạng công tác quản lý và hiệu<br /> quả của công tác quản lý kinh phí NSNN phục vụ các hoạt động chuyên môn của<br /> ngành Thống kê Việt Nam, tập trung tại cơ quan Tổng cục Thống kê.<br /> b) Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về hiệu quả của công tác quản lý kinh phí<br /> NSNN trong ngành Thống kê thực hiện trên phạm vi cả nước, tập trung vào công<br /> tác quản lý tại Tổng cục Thống kê trong giai đoạn 2007-2009.<br /> 4. Phương pháp nghiên cứu<br /> <br /> ii<br /> <br /> Tác giả sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để lý<br /> giải các vấn đề nghiên cứu. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các phương pháp phân<br /> tích, thống kê, tổng hợp trong các phần trình bày về lý luận cũng như thực tiễn,<br /> phân tích tình hình quản lý kinh phí ngân sách nhà nước tại Tổng cục Thống kê để<br /> làm rõ các đánh giá nhận định. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu<br /> quả công tác quản lý kinh phí ngân sách nhà nước trong thời gian tới.<br /> 5. Những đóng góp khoa học của đề tài<br /> Xuất phát từ lý luận về đặc điểm và vai trò của NSNN, đặc điểm của cơ quan<br /> hành chính sự nghiệp, đề tài khẳng định yêu cầu hoàn thiện công tác quản lý kinh<br /> phí NSNN là một tất yếu khách quan.<br /> Đề tài đi sâu, khảo sát, nghiên cứu các nội dung của công tác quản lý kinh<br /> phí NSNN trong công tác thống kê thời gian qua; sử dụng các phương pháp, công<br /> cụ để phân tích, đánh giá tình hình sử dụng và hiệu quả quản lý kinh phí ngân sách<br /> nhà nước, những ưu nhược điểm và những vấn đề cần hoàn thiện.<br /> Căn cứ vào chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về nâng cao hiệu<br /> quả quản lý ngân sách nhà nước và đổi mới công tác thống kê, tác giả đề xuất các<br /> giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý kinh phí ngân sách nhà<br /> nước trong ngành Thống kê ở Việt Nam.<br /> 6. Kết cấu của luận văn<br /> Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, mục lục chi tiết,<br /> luận văn có kết cấu 3 chương:<br /> Chương 1: Tổng quan về công tác và hiệu quả công tác quản lý chi NSNN.<br /> Chương 2: Thực trạng hiệu quả công tác quản lý chi NSNN trong ngành Thống<br /> kê.<br /> Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi NSNN<br /> trong ngành Thống kê.<br /> <br /> iii<br /> <br /> CHƯƠNG 1<br /> TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC VÀ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC<br /> QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC<br /> 1.1.Một số vấn đề cơ bản về cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự<br /> nghiệp<br /> Cơ quan hành chính nhà nước (HCNN) và đơn vị sự nghiệp (sau đây gọi là<br /> đơn vị HCSN) là một loại hình đơn vị được Nhà nước ra quyết định thành lập, thực<br /> hiện chức năng quản lý nhà nước hay nhiệm vụ chuyên môn nhất định nhằm thực<br /> hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội do Nhà nước giao. Trong quá trình hoạt động đơn<br /> vị HCSN có các nguồn kinh phí sau:<br /> -Từ nguồn NSNN<br /> -Từ các nguồn tài trợ của các tổ chức trong và ngoài nước<br /> -Từ nguồn thu của các hoạt động sự nghiệp.<br /> <br /> 1.1.1.Những điểm giống và khác nhau giữa cơ quan HCNN và đơn vị sự<br /> nghiệp<br /> -Giống nhau: Cả hai đều cung cấp dịch vụ công cho các đối tượng liên quan<br /> trong xã hội, kể cả người dân, doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác.<br /> -Khác nhau: Thể hiện ở mô hình, nguồn lực tài chính và khả năng hạch toán<br /> chi phí<br /> <br /> 1.1.2.Đặc điểm cơ chế tài chính của đơn vị HCSN<br /> - Đơn vị HCSN là đơn vị thụ hưởng Ngân sách Nhà nước trên cơ sở luật<br /> pháp và kinh phí được cấp theo nguyên tắc không hoàn lại trực tiếp.<br /> - Kinh phí được sử dụng cho các mục đích đã hoạch định trước. Có nghĩa là<br /> kinh phí được cấp và chi tiêu theo dự toán được duyệt theo các mục đích cụ thể và<br /> được duyệt quyết toán chi ngân sách hàng năm.<br /> -Các khoản thu của đơn vị HCSN không vì mục đích lợi nhuận và được đưa<br /> vào quỹ tập trung của NSNN.<br /> <br /> iv<br /> <br /> 1.2. Những vấn đề chung về chi ngân sách nhà nước<br /> 1.2.1. Khái niệm ngân sách nhà nước và chi ngân sách nhà nước<br /> Chi NSNN là quá trình phân phối, sử dụng quỹ NSNN theo nguyên tắc<br /> không hoàn trả trực tiếp nhằm duy trì sự tồn tại và hoạt động bình thường của bộ<br /> máy Nhà nước và thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội mà Nhà nước<br /> đảm nhận.<br /> 1.2.2. Đặc điểm chi ngân sách nhà nước<br /> Chi NSNN thường có phạm vi rộng, liên quan đến nhiều đối tượng trong xã<br /> hội. Chi NSNN không chỉ đơn thuần phục vụ hoạt động của bộ máy Nhà nước mà<br /> luôn gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ về chính trị, kinh tế, xã hội của Nhà<br /> nước trong từng thời kỳ. Khi bộ máy Nhà nước càng cồng kềnh, đảm đương nhiều<br /> nhiệm vụ thì mức độ, phạm vi của NSNN càng lớn và ngược lại.<br /> 1.2.3. Phân loại chi ngân sách nhà nước<br /> + Chi thường xuyên: là những khoản chi có thời hạn tác động ngắn, đây là<br /> các khoản chi chủ yếu phục vụ cho chức năng quản lý và điều hành xã hội một cách<br /> thường xuyên của Nhà nước.<br /> + Chi đầu tư: là những khoản chi có thời hạn tác động dài, làm tiền đề, làm<br /> nền tảng cho các hoạt động kinh tế - xã hội khác.<br /> + Nhóm chi khác: bao gồm các khoản chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, chi<br /> trả các khoản thu năm trước, chi sắp xếp lại lao động, chi bầu cử Quốc hội và hội<br /> đồng nhân dân các cấp, chi nộp ngân sách cấp trên,...<br /> <br /> 1.3. Những vấn đề chung về công tác quản lý chi nsnn<br /> 1.3.1. Khái niệm công tác quản lý chi NSNN<br /> Công tác quản lý chi NSNN nhằm đảm bảo sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả<br /> kinh phí NSNN, đảm bảo chi đúng, chi đủ, chi có hiệu quả, tạo ra được những tiền<br /> đề phát triển kinh tế, tăng tích lũy trong nền kinh tế.<br /> <br /> v<br /> <br /> 1.3.2. Hình thức và đặc điểm của công tác quản lý chi NSNN<br /> a) Hình thức quản lý chi NSNN: Quản lý chi NSNN được chia thành 2 loại là quản lý<br /> tập trung và quản lý phân tán.<br /> b) Đặc điểm quản lý chi NSNN:<br /> - Chi NSNN được quản lý bằng luật pháp và theo dự toán.<br /> - Quản lý chi NSNN sử dụng một hệ thống tổng hợp các biện pháp, trong đó<br /> quan trọng nhất là biện pháp tổ chức - hành chính.<br /> <br /> 1.3.3. Nội dung của công tác quản lý chi NSNN<br /> Một chu trình ngân sách bắt buộc phải có 3 khâu nối tiếp nhau là lập, chấp<br /> hành và quyết toán ngân sách nhà nước.<br /> 1.4. Niệu quả công tác quản lý chi nsnn<br /> <br /> 1.4.1. Khái niệm hiệu quả công tác quản lý chi NSNN<br /> Nếu hiệu quả chi NSNN được so sánh kết quả đạt được với số tiền mà Nhà<br /> nước bỏ ra cho công việc nào đó, thì hiệu quả công tác quản lý chi NSNN được<br /> thể hiện bằng việc so sánh giữa kết quả công tác quản lý chi NSNN thu được với<br /> số chi phí mà Nhà nước đã chi cho công tác quản lý chi NSNN.<br /> <br /> 1.4.2. Những nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hiệu quả công tác quản lý chi<br /> NSNN<br /> Bao gồm các nhân tố sau: Cơ sở pháp lý của công tác quản lý chi NSNN;<br /> Công tác kiểm tra, kiểm soát; Đặc điểm của ngành; Tổ chức bộ máy quản lý và<br /> trình độ nghiệp vụ của cán bộ quản lý tài chính; Thông tin ngân sách.<br /> <br /> 1.4.3.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản lý chi NSNN<br /> Gồm các chỉ tiêu định tính và các chỉ tiêu định lượng.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2