intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - chi nhánh Hai Bà Trưng

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

60
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng thương mại; phân tích, đánh giá hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – chi nhánh Hai Bà Trưng giai đoạn 2006 - 2009; từ đó đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng trong thời gian tới. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - chi nhánh Hai Bà Trưng

i<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN<br /> <br /> Ngân hàng thương mại kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động, cho vay,<br /> đầu tư và cung cấp các dịch vụ khác. Nguồn vốn có vai trò rất quan trọng đồng thời<br /> là yếu tố phát sinh chi phí và nghĩa vụ trả nợ đối với Ngân hàng thương mại. Nâng<br /> cao hiệu quả huy động vốn - nâng cao hiệu quả hoạt động tạo nguồn vốn cho Ngân<br /> hàng thương mại- có vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của<br /> Ngân hàng thương mại.<br /> Hệ thống các Ngân hàng thương mại Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công<br /> thương Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi<br /> nhánh Hai Bà Trưng không ngừng nỗ lực khơi thông các nguồn lực, cung ứng vốn<br /> cho các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Mặc dù Ngân hàng Thương mại cổ<br /> phần công thương Việt Nam – chinh nhánh Hai Bà Trưng đã rất chú trọng công tác<br /> huy động vốn song quá trình huy động vốn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả huy động<br /> chưa cao, đặc biệt là trong giai đoạn nền kinh tế suy thoái. Vì vậy, đề tài “Nâng cao<br /> hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt<br /> Nam - chi nhánh Hai Bà Trưng” được chọn làm đề tài nghiên cứu nhằm làm rõ<br /> cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng thương mại;<br /> phân tích, đánh giá hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần<br /> Công thương Việt Nam – chi nhánh Hai Bà Trưng giai đoạn 2006 - 2009; từ đó đưa<br /> ra những giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng trong thời gian<br /> tới.<br /> <br /> ii<br /> <br /> CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN VỐN VÀ HIỆU<br /> QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI<br /> 1.1. Khái quát về Ngân hàng thương mại<br /> Ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt có đối tượng kinh doanh là<br /> một loại hàng hóa đặc biệt là tiền tệ. Các ngân hàng có thể được định nghĩa dựa trên<br /> chức năng, các hoạt động chủ yếu hoặc vai trò của chúng trong nền kinh tế nhưng<br /> đều có chung quan điểm: “Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh<br /> mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ<br /> thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức<br /> kinh doanh nào trong nền kinh tế”1 . Tùy theo các tiêu chí khác nhau, NHTM được<br /> phân loại thành các loại hình khác nhau:NHTM nhà nước, NHTM cổ phần, NHTM<br /> liên doanh, NHTM 100% vốn nước ngoài; NHTM bán buôn và NHTM bán lẻ.v.v..<br /> Các tổ chức trung gian tài chính ngày càng mở rộng phạm vi hoạt động và<br /> loại hình nghiệp vụ khiến cho quan điểm về NHTM không còn thống nhất giữa các<br /> quốc gia. Tuy nhiên, có thể khái quát NHTM là một tổ chức kinh doanh tiền tệ, thực<br /> hiện đồng thời các nghiệp vụ chính: Huy động vốn, sử dụng vốn và các hoạt động<br /> kinh doanh khác.<br /> <br /> 1.2 Nguồn vốn và vai trò của nguồn vốn đối với Ngân hàng Thương mại<br /> Nguồn vốn của NHTM là những giá trị tiền tệ do NHTM tạo lập và huy động<br /> được dùng để cấp tín dụng, đầu tư, cung cấp dịch vụ ngân hàng và thực hiện các<br /> nghiệp vụ kinh doanh khác. Các nguồn hình thành khác nhau tạo nên các bộ phận<br /> vốn khác nhau trong cơ cấu nguồn vốn của NHTM, bao gồm:<br /> - Vốn chủ sở hữu (VCSH) là phần vốn do ngân hàng tạo lập và thuộc quyền<br /> sở hữu của ngân hàng. Đây là nguồn vốn có tính ổn định cao và ngân hàng toàn chủ<br /> động trong việc sử dụng vốn.<br /> <br /> 1<br /> <br /> PGS.TS Phạn Thị Thu Hà (2007) – Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB ĐH Kinh tế quốc dân, trang 7<br /> <br /> iii<br /> <br /> - Tiền gửi của khách hàng: đây nguồn vốn quan trọng nhất của NHTM. Tiền<br /> gửi chiếm tỷ trọng lớn (hơn 50%) trong tổng nguồn vốn và là mục tiêu tăng trưởng<br /> của NHTM.<br /> - Nguồn vốn vay: tỷ trọng của loại nguồn vốn này trong tổng nguồn vốn<br /> thường thấp hơn tỷ trọng tiền gửi, trừ một số ngân hàng chuyên hoạt động bán<br /> buôn. Các NHTM có thể vay NHTW (NHNN), vay giữa các tổ chức tín dụng với<br /> nhau hoặc vay trên thị trường bằng cách phát hành giấy tờ có giá.<br /> - Nguồn vốn khác: Thông qua việc cung cấp dịch vụ ngân hàng, các NHTM<br /> tạo ra các nguồn vốn tương ứng tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình: nguồn<br /> ủy thác, nguồn trong thanh toán, các khoản nợ khác như thuế chưa nộp, lương chưa<br /> trả cũng là một bộ phận nguồn vốn của NHTM.<br /> Nguồn vốn có vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của NHTM<br /> được thể hiện trên nhiều khía cạnh. Trước hết, nguồn vốn là cơ sở để tổ chức mọi<br /> hoạt động kinh doanh đồng thời là yếu tố quyết định khả năng sinh lời và mở rộng<br /> hoạt động kinh doanh của NHTM. Hơn nữa, nguồn vốn là yếu tố quyết định khả<br /> năng thanh khoản và năng lực cạnh tranh của NHTM.<br /> <br /> 1.3. Hiệu quả huy động vốn của NHTM<br /> Nâng cao hiệu quả huy động vốn là một trong những yếu tố cơ bản và quan<br /> trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM. Hiệu quả huy động<br /> vốn được thể hiện ở khả năng đáp ứng cao nhất nhu cầu sử dụng vốn của Ngân<br /> hàng. Đó là sự đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu sử dụng với chi phí hợp lý.<br /> Tùy thuộc vào mục tiêu huy huy động vốn, hiệu quả huy động vốn được<br /> đánh giá dựa trên nhiều chỉ tiêu khác nhau, Với mục tiêu tạo ra nguồn vốn có tốc độ<br /> tăng trưởng ổn định, cơ cấu hợp lý với chi phí rẻ và có khả năng đáp ứng tốt nhu<br /> cầu kinh doanh, hiểu quả huy động vốn chủ yếu được đánh giá qua các chỉ tiêu: Chi<br /> phí huy động vốn/Quy mô vốn huy động; Chênh lệch thu chi lãi/Quy mô vốn huy<br /> động; Sự ổn định của vốn huy động; Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động<br /> kinh doanh<br /> <br /> iv<br /> <br /> CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN<br /> TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG<br /> THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG<br /> 2.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam<br /> – Chi nhánh Hai Bà Trưng<br /> NHTMCP Công thương Hai Bà Trưng là một chi nhánh của NHTMCP Công<br /> thương Việt Nam đóng trên địa bàn quận Hai Bà Trưng – Thành phố Hà Nội có quá<br /> trình hình thành và phát triển gắn liền với sự ra đời và phát triển của NHTMCP<br /> Công thương Việt Nam.<br /> Chức năng chủ yếu của VietinBank Hai Bà Trưng là huy động vốn ngắn hạn,<br /> trung hạn và dài hạn; cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; đầu tư; tài trợ<br /> thương mại; kinh doanh ngoại hối; dịch vụ thanh toán – ngân quỹ; chiết khấu các<br /> giấy tờ có giá và cung cấp dịch vụ chuyển tiền.<br /> Thực hiện chiến lược đa dạng hóa các phương phức, hình thức, giải pháp huy<br /> động vốn trong và ngoài nước, đa dạng hóa các hình thức kinh doanh và đầu tư,<br /> hiện nay VietinBank Hai Bà Trưng đã vượt qua những khó khăn và khẳng định<br /> được vị trí, vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường, đứng vững và phát triển<br /> trong cơ chế mới, chủ động mở rộng mạng lưới giao dịch, đa dạng hóa các dịch vụ<br /> kinh doanh tiền tệ.<br /> <br /> 2.2 Thực trạng hiệu quả huy động vốn tại VietinBank Hai Bà Trưng giai<br /> đoạn 2006 – 2009<br /> Việc tìm kiếm nguồn vốn rẻ (được đánh giá thông qua chỉ tiêu Chi phí huy<br /> động vốn/Quy mô vốn huy động) là một trong những yếu tố quan trọng để giảm chi<br /> phí huy động vốn của các NHTM. Năm 2006 để huy động một triệu đồng tiền vốn<br /> thì chi phí bình quân VietinBank Hai Bà Trưng phải bỏ ra 0,063 triệu đồng, con số<br /> này tăng lên 0,066 triệu năm 2007 và 0,095 triệu năm 2008. Sang năm 2009, khi<br /> <br /> v<br /> <br /> cơn sốt lãi suất lắng xuống thì chi phí huy động vốn bình quân của chi nhánh giảm<br /> xuống còn 0,072 triệu đồng. Trong đó chi phí trả lãi là 0,054 triệu đồng và con số<br /> này tăng lên 0,058 triệu đồng vào năm 2007; 0,087 triệu đồng vào năm 2008.<br /> Nhìn chung chênh lệch lãi suất giai đoạn 2006 – 2009 thấp khiến cho thu lãi<br /> không đủ bù đắp chi trả lãi do một phần nguồn vốn huy động được phải để lại quỹ<br /> dự trữ, dự phòng theo quy định và các chi phí khác cho huy động vốn, cộng với khả<br /> năng cho vay thấp khiến cho lợi nhuận thu về từ lãi của Chi nhánh trên một đồng<br /> vốn huy động thấp. Chênh lệch thu chi lãi/Quy mô vốn huy động giai đoạn 2006 –<br /> 2009 thấp (nằm trong khoảng 0,22%/tháng – 0,39%/tháng).<br /> Sự ổn định của các nguồn vốn huy động phản ánh hiệu quả huy động vốn<br /> và được đánh giá trên các khía cạnh: cơ cấu vốn huy động và tốc độ tăng trưởng<br /> vốn huy động. Chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn huy động của<br /> VietinBank là tiền gửi của các tổ chức kinh tế trong đó chủ yếu là tiền gửi ngắn hạn.<br /> Cơ cấu này cho thấy vốn huy động của VietinBank Hai Bà Trưng đang mất cân đối<br /> về kỳ hạn. Vốn huy động không kỳ hạn và ngắn hạn chiếm tỷ trọng quá cao trong<br /> khi vốn huy động trung và dài hạn có tỷ trọng quá thấp. Sự tăng trưởng quy mô vốn<br /> huy động của VietinBank Hai Bà Trưng giai đoạn 2006 – 2009 chưa ổn định. Tốc<br /> độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động không đều qua các năm.<br /> <br /> Khả năng đáp ứng kinh doanh của vốn huy động của VietinBank Hai<br /> Bà Trưng chưa cao. Nhu cầu sử dụng vốn dài hạn cao hơn nhiều lần so với khả<br /> năng huy động vốn dài hạn của Chi nhánh. Bên cạnh đó, sự chênh lệch giữa lượng<br /> vốn huy động và lượng vốn dùng cho vay và đầu tư còn quá lớn phản ánh hoạt động<br /> cho vay và đầu tư của Chi nhánh còn nhiền hạn chế, lượng vốn sử dụng để cho vay<br /> và đầu tư còn rất thấp so với lượng vốn huy động được.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2