intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

53
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là chỉ ra sự cần thiết phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Bưu điện Liên Việt. Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận về phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ; thực trạng triển khai dịch vụ NHBL tại Ngân hàng Bưu điện Liên Việt từ khi thành lập tới nay (2008 – 2012) với nguồn thông tin thu thập từ các tài liệu về lý luận chung, từ nội bộ ngân hàng và các nguồn tham khảo từ báo, tạp chí chuyên ngành.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN<br /> --------------------<br /> <br /> ĐINH THỊ PHƢƠNG THẢO<br /> <br /> PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ<br /> TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT<br /> Chuyên ngành: Kinh tế - Tài chính – Ngân hàng<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ<br /> <br /> Hà Nội, năm 2013<br /> <br /> LỜI MỞ ĐẦU<br /> Định hướng phát triển ngân hàng bán lẻ hiện đang là xu thế chung của các<br /> NHTMCP trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Song mảnh đất ngân hàng bán lẻ tại<br /> Việt Nam vẫn chưa được khai thác tương xứng với tiềm năng.<br /> Trong quá trình hình thành và phát triển, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt đều chú<br /> trọng phát triển mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ và phấn đấu trở thành “Ngân hàng bán lẻ<br /> tốt nhất Việt Nam”. Xuất phát từ thực tế nêu trên, đề tài “Phát triển dịch vụ ngân hàng<br /> bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt” đã được chọn để nghiên cứu với hy<br /> vọng góp một phần trong quá trình phát triển hoạt động kinh doanh tại đơn vị.<br /> Mục đích nghiên cứu của đề tài là chỉ ra sự cần thiết phát triển dịch vụ ngân hàng<br /> bán lẻ tại Ngân hàng Bưu điện Liên Việt. Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận<br /> về phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ; thực trạng triển khai dịch vụ NHBL tại Ngân<br /> hàng Bưu điện Liên Việt từ khi thành lập tới nay (2008 – 2012) với nguồn thông tin thu<br /> thập từ các tài liệu về lý luận chung, từ nội bộ ngân hàng và các nguồn tham khảo từ báo,<br /> tạp chí chuyên ngành. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp phát triển dịch vụ Ngân<br /> hàng bán lẻ tại Ngân hàng Bưu điện Liên Việt trong thời gian tới.<br /> Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận<br /> văn gồm 3 chương:<br /> Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của ngân<br /> hàng thương mại<br /> Chương 2: Thực trạng phát triển di ̣ch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Bưu<br /> điện Liên Việt<br /> Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Bưu điện<br /> Liên Việt<br /> <br /> CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT<br /> TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG<br /> THƢƠNG MẠI<br /> Chương 1 bao gồm các nội dung lý luận cơ bản về dịch vụ ngân hàng bán lẻ, sự<br /> phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ và các chỉ tiêu để đánh giá mức độ phát triển dịch vụ<br /> ngân hàng bán lẻ. Sự phát triển dịch vụ NHBL được đánh giá qua 02 nhóm chỉ tiêu: định<br /> tính và định lượng và sự phát triển này chịu ảnh hưởng từ các nhóm yếu tố chủ quan từ<br /> phía ngân hàng cũng như khách quan từ các khách hàng và nền kinh tế nói chung.<br /> Các nội dung chính trong chương này bao gồm:<br /> <br /> 1.1<br /> <br /> Dịch vụ ngân hàng bán lẻ của ngân hàng thƣơng mại<br /> Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về dịch vụ ngân hàng bán lẻ, tuy nhiên đều cho<br /> <br /> thấy hoạt động ngân hàng bán lẻ là hoạt động ngân hàng hướng tới khách hàng là cá<br /> nhân, hộ kinh doanh nhỏ. Tại luận văn này, quan điểm về dịch vụ NHBL được hiểu như<br /> sau:<br /> Dịch vụ ngân hàng bán lẻ là việc cung ứng dịch vụ ngân hàng tới từng cá nhân<br /> riêng lẻ; các hộ gia đình; hộ kinh doanh cá thểthông qua mạng lưới chi nhánh hoặc<br /> việc khách hàng có thể tiếp cận trực tiếp với dịch vụ ngân hàng thông qua các phương<br /> tiện công nghệ thông tin, điện tử viễn thông.<br /> Dịch vụ ngân bàng bán lẻ có các đặc điểm chủ yếu gồm: Một là, đối tượng khách<br /> hàng đa dạng và nhu cầu mang tính thời điểm đòi hỏi ngân hàng phải đa dạng hoá danh<br /> mục sản phẩm dịch vụ cung cấp. Phân khúc thị trường của dịch vụ NHBL có phạm vi rất<br /> rộng lớn về thu nhập, trình độ, sở thích, thị hiếu, nhu cầu, do đó, việc cạnh tranh đòi hỏi<br /> ngân hàng phải luôn luôn phải đa dạng hoá sản phẩm bắt kịp xu hướng biến động của thị<br /> trường. Hai là, số lượng khách hàng lớn, giá trị và quy mô giao dịch nhỏ lẻ dẫn tới chi<br /> phí bình quân trên mỗi giao dịch cao, dẫn tới lợi nhuận thu được trên từng giao dịch là<br /> nhỏ nhưng ổn định. Ba là, hoạt động NHBL phát triển đi cùng với việc ứng dụng nền<br /> tảng công nghệ cao và hệ thông phân phối phát triển. Bốn là, dịch vụ NHBL thường đơn<br /> giản, dễ thực hiện và đáp ứng nhu cầu phân tán rủi ro do có số lượng khách hàng lớn<br /> <br /> và giá trị giao dịch nhỏ nên rủi ro trên mỗi giao dịch thấp, đồng thời, khả năng phân<br /> tán rủi ro tốt.<br /> Vai trò của dịch vụ ngân hàng bán lẻ: Dịch vụ ngân hàng bán lẻ có khả năng đem<br /> lại cho ngân hàng nguồn thu cao, ổn định, chắc chắn; đồng thời, các dịch vụ này có khả<br /> năng phân tán rủi ro nhờ vào tính đa dạng của đối tượng khách hàng. Dịch vụ NHBL phát<br /> triển mang lại sự an toàn, thuận tiện và nhanh chóng cho khách hàng. Đối với nền kinh tế,<br /> việc phát triển dịch vụ NHBL thúc đẩy sản xuất, tích lũy tiết kiệm để thực hiện đầu tư<br /> và giúp Nhà nước kiểm soát được các giao dịch trong dân cư và của toàn bộ nền kinh<br /> tế.<br /> Các dịch vụ ngân hàng bán lẻ chủ yếu của ngân hàng: Dịch vụ bán lẻ của ngân<br /> hàng cũng rất đa dạng, bao gồm: dịch vụ huy động vốn bán lẻ như tiền gửi thanh toán,<br /> tiền gửi tiết kiệm; dịch vụ tín dụng bán lẻ bao gồm cho vay tiêu dùng, cho vay kinh<br /> doanh đối với các các nhân, hộ gia đình; dịch vụ thẻ với rất nhiều các loại hình thẻ ghi<br /> nợ, thẻ tín dụng; các dịch vụ ngân hàng bán lẻ khác như ngân hàng điện tử, tư vấn, bảo<br /> hiểm...<br /> <br /> 1.2<br /> <br /> Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của ngân hàng thƣơng mại<br /> Xét theo nghĩa hẹp, phát triển dịch vụ NHBL là sự mở rộng DVNH bán lẻ về quy<br /> <br /> mô số lượng sản phẩm dịch vụ. Xét trên nghĩa rộng, phát triển DVNHBL còn bao gồm cả<br /> sự gia tăng danh mục sản phẩm dịch vụ đồng thời gia tăng chất lượng dịch vụ, góp phần<br /> gia tăng hiệu quả hoạt động cho ngân hàng và đem lại sự thoả mãn cho khách hàng.<br /> Đối với các NHTM có quy mô khác nhau thì chiến lược phát triển cũng khác nhau,<br /> cụ thể: đối với các NHTM quy mô lớn cần phát triển song hành vừa bán buôn vừa bán lẻ,<br /> trong đó phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn vẫn được coi là trụ cột trong hoạt động<br /> kinh doanh. Đối với các NHTM quy mô vừa và quy mô nhỏ cần hướng đến nhóm khách<br /> hàng mục tiêu có số lượng lớn và phổ biến là các khách hàng cá nhân.<br /> Việc đo lường mức độ phát triển của dịch vụ NHBL được dựa trển các tiêu chí<br /> như sau:<br /> -<br /> <br /> Chỉ tiêu định lượng, bao gồm:<br /> <br /> (i)<br /> <br /> Sự tăng trưởng số dư và doanh số hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ,<br /> <br /> được xác định bằng cách so sánh doanh số, số dư hoạt động dịch vụ của đơn vị qua các kì<br /> liên tiếp về số tuyệt đối của các hoạt động huy động vốn, tín dụng, doanh số dịch vụ<br /> thanh toán, dịch vụ thẻ…;<br /> (ii)<br /> <br /> Lợi nhuận dịch vụ NHBL thể hiện sự chênh lệch giữa doanh thu dịch vụ<br /> <br /> bán lẻ với chi phí dịch vụ bán lẻ trong quá trình cung cấp dịch vụ;<br /> (iii)<br /> <br /> Tỷ trọng doanh số dịch vụ NHBL trong tổng doanh số của Ngân hàng: thể<br /> <br /> hiện thị phần đóng góp của dịch vụ NHBL trong toàn bộ các hoạt động của ngân hàng;<br /> (iv)<br /> <br /> Số lượng khách hàng và sự gia tăng số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ<br /> <br /> NHBL;<br /> (v)<br /> <br /> Số lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ đánh giá sự phát triển theo<br /> <br /> hướng mở rộng ngân hàng thông qua tính đa dạng, phong phú của các dịch vụ mà NH<br /> mang đến cho Khách hàng .<br /> -<br /> <br /> Chỉ tiêu định tính, bao gồm : Mức độ đa dạng về tiện ích của sản phẩm; Mức độ<br /> <br /> đáp ứng nhu cầu của khách hàng.<br /> <br /> 1.3<br /> <br /> Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻcủa<br /> <br /> NHTM<br /> Sự phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ chịu ảnh hưởng từ 02 nhóm nhân tổ: chủ<br /> quan và khách quan.<br /> -<br /> <br /> Các nhân tố chủ quan:<br /> Quan trọng nhất trong nhóm nhân tố này là định hướng chiến lược phát triển dịch<br /> <br /> vụ của ngân hàng, trong đó, phải dựa trên việc nhận định các điểm mạnh và điểm yếu, cơ<br /> hội và thách thức, bám sát vào nhu cầu thị trường.<br /> Bên cạnh đó, với đặc điểm đối tượng khách hàng đa dạng và trải rộng cả về khía<br /> cạnh địa lý, nhu cầu, tuổi tác... nên hệ thống Chi nhánh, kênh phân phối của ngân hàng<br /> cũng ảnh hưởng tới khả năng cung cấp dịch vụ ngân hàng bán lẻ cũng như sự phát triển<br /> của dịch vụ này.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2