intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

44
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1 - Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTM, chương 2 - Thực trạng hoạt động KDNT tại ngân hàng ĐT&PT Việt Nam và chương 3 - Giải pháp phát triển hoạt động KDNT tại ngân hàng ĐT&PT Việt Nam. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam

i<br /> <br /> LỜI MỞ ĐẦU<br /> Trong những năm gần đây, ngân hàng ĐT & PT Việt Nam thông qua<br /> các hoạt động nói chung và hoạt động KDNT nói riêng đã góp phần thúc<br /> đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như khẳng định vị thế<br /> của Ngân hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên hoạt động<br /> kinh doanh ngoại tệ tại NH&T&PT Việt Nam còn một số hạn chế cần sớm<br /> được khắc phục như dịch vụ chưa đa dạng, hoạt động mua bán ngoại tệ<br /> mới chỉ dừng lại ở việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng là chủ yếu,<br /> doanh số và lợi nhuận chưa cao, quản trị rủi ro trong hoạt động KDNT<br /> chưa đạt chuẩn quốc tế …Do vậy có thể nói hoạt động KDNT tại Ngân<br /> hàng ĐT&PT Việt Nam vẫn chưa được đánh giá là phát triển và phần nào<br /> ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả hoạt động nói chung của Ngân hàng.<br /> Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đặc biệt khi Việt Nam đã là thành viên<br /> chính thức của WTO, nhu cầu ngoại tệ ngày càng gia tăng, ngân hàng<br /> ĐT&PT Việt Nam khó có thể phát triển bền vững nếu không phát triển<br /> hoạt động KDNT. Đề tài “Phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại<br /> Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam” được lựa chọn nghiên cứu nhằm góp phần<br /> đáp ứng đòi hỏi đó.<br /> Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung<br /> của luận văn được kết cấu thành 3 chương:<br /> Chương 1: “Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTM”<br /> Chương 2: “Thực trạng hoạt động KDNT tại ngân hàng ĐT&PT Việt<br /> Nam”<br /> Chương 3:“Giải pháp phát triển hoạt động KDNT tại ngân hàng ĐT&PT<br /> Việt Nam”<br /> <br /> ii<br /> <br /> CHƢƠNG 1<br /> CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH<br /> NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI<br /> 1.1. Tổng quan về Ngân hàng thƣơng mại<br /> Ngân hàng nói chung hay NHTM nói riêng là một phần quan trọng của<br /> nền kinh tế hàng hoá, là động lực thúc đẩy nền sản xuất phát triển và là một<br /> bộ phận không thể thiếu được trong nền kinh tế.<br /> Ngân hàng thương mại là những định chế trung gian tài chính với hoạt<br /> động chủ yếu là nhận tiền gửi và hoàn trả, đầu tư cho vay; cung cấp các dịch<br /> vụ ngân hàng; kinh doanh chứng khoán... Hoạt động NHTM với những đặc<br /> trưng cơ bản như thế nên chịu tác động của nhiều yếu tố như: Môi trường<br /> kinh tế, chính trị, xã hội, các cơ chế chính sách quản lý điều hành vĩ mô và<br /> vi mô. Mà các yếu tố này có thể thay đổi để phù hợp với diễn biến thực tế<br /> của nền kinh tế. Đặc biệt trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế và toàn<br /> cầu hoá như hiện nay, ngày càng làm gia tăng các nguy cơ rủi ro cho hoạt<br /> động ngân hàng thương mại và khi rủi ro xảy ra thì hậu quả của nó sẽ rất<br /> nặng nề. Chính vì vậy, hơn bất cứ tổ chức nào hoạt động của NHTM luôn<br /> chịu sự giám sát chặt chẽ của Chính phủ, ngân hàng Nhà nước…<br /> Ngân hàng thương mại thực hiện các hoạt động chủ yếu như huy động<br /> vốn, cho vay và đầu tư và các hoạt động cung cấp dịch vụ khác.<br /> <br /> 1.2. Hoạt động KDNT của Ngân hàng thƣơng mại<br /> Kinh doanh ngoại tệ là hoạt động mua bán, đầu tư, cho vay hoặc đầu cơ<br /> <br /> iii<br /> <br /> ngoại tệ của các tổ chức tín dụng hoặc phi tín dụng được phép kinh doanh<br /> ngoại hối và công ty lớn trên thị trường tài chính trong và ngoài nước với<br /> mục đích phòng ngừa rủi ro và tìm kiếm lợi nhuận.<br /> Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của một ngân hàng thương mại bao gồm<br /> các giao dịch của ngân hàng trên thị trường hối đoái và thị trường tiền tệ<br /> trong và ngoài nước nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và phục vụ cho<br /> chính bản thân ngân hàng.<br /> Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của một ngân hàng thương mại là sự<br /> tham gia của ngân hàng trên thị trường hối đoái và thị trường tiền tệ. Là<br /> thành viên quan trọng chi phối phần lớn khối lượng giao dịch trên cả hai thị<br /> trường này, các ngân hàng thương mại đã sử dụng lãi suất và tỷ giá để thực<br /> hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ với mục đích kiếm lời.<br /> Phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng thương mại là<br /> việc tăng doanh số và lợi nhuận từ kinh doanh ngoại tệ thông qua việc mở<br /> rộng phạm vi, tăng quy mô và số lượng dịch vụ nhưng vẫn đảm bảo mục<br /> tiêu an toàn trong hoạt động kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu về số<br /> lượng và chất lượng trong một thời kỳ nhất định.<br /> Sự phát triển của hoạt động KDNT được đánh giá ở cả hai mặt mặt số<br /> lượng và chất lượng.<br />  Sự phát triển của hoạt động kinh doanh ngoại tệ về số lượng chủ yếu<br /> được phản ánh qua hai tiêu chí: doanh số mua bán ngoại tệ và quy mô của<br /> hoạt động kinh doanh ngoại tệ.<br />  Sự phát triển của hoạt động kinh doanh ngoại tệ về chất lượng được<br /> phản ảnh qua các tiêu chí như: lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh<br /> ngoại tệ; tính kịp thời; mức độ chính xác an toàn trong hoạt động kinh<br /> <br /> iv<br /> <br /> doanh ngoại tệ.<br /> 1.3. Nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển hoạt động KDNT của NHTM<br /> Sự phát triển hoạt động KDNT của NHTM phụ thuộc vào các nhân tố<br /> thuộc về NHTM như quản trị rủi ro hối đoái; chính sách marketing của<br /> NHTM; mô hình tổ chức của NHTM; trình độ chuyên môn và đạo đức nghề<br /> nghiệp của cán bộ KDNT; và sự phát triển của các hoạt động khác của<br /> NHTM. Ngoài ra một số nhân tố bên ngoài cũng có thể tác động đến sự<br /> phát triển của NHTM như: Chính sách Quản lý ngoại hối và chính sách<br /> điều hành lãi suất của Ngân hàng trung ương; Diễn biến tình hình kinh tế chính trị - xã hội trong và ngoài nước.<br /> <br /> v<br /> <br /> CHƢƠNG 2<br /> THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KDNT TẠI<br /> NGÂN HÀNG ĐT&PT VIỆT NAM<br /> 2.1. Khái quát về Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam<br /> Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam được thành lập theo nghị định số<br /> 177/TTg ngày 26/04/1957 của thủ tướng Chính phủ. 50 năm qua ngân hàng<br /> ĐT&PT Việt Nam đã có những tên gọi:<br /> - Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam từ ngày 26/04/1957<br /> - Ngân hàng Đầu tư và xây dựng Việt Nam từ ngày 26/04/1981<br /> - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ ngày 14/11/1990<br /> Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam là một doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc<br /> biệt, được tổ chức theo mô hình Tổng công ty Nhà nước (tập đoàn) mang<br /> tính hệ thống thống nhất bao gồm hơn 112 chi nhánh và các Công ty trong<br /> toàn quốc, có 4 đơn vị liên doanh với nước ngoài, hùn vốn với 5 tổ chức tín<br /> dụng.<br /> Trọng tâm hoạt động và là nghề nghiệp truyền thống của Ngân hàng<br /> ĐT&PT Việt Nam là phục vụ đầu tư phát triển, các dự án thực hiện các<br /> chương trình phát triển kinh tế then chốt của đất nước. Thực hiện đầy đủ các<br /> mặt nghiệp vụ của ngân hàng phục vụ các thành phần kinh tế, có quan hệ<br /> hợp tác chặt chẽ với các Doanh nghiệp, Tổng công ty. Ngân hàng ĐT&PT<br /> Việt Nam không ngừng mở rộng quan hệ đại lý với hơn 400 ngân hàng và<br /> quan hệ thanh toán với trên 50 ngân hàng trên thế giới.<br /> Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam là một ngân hàng chủ lực thực thi chính<br /> sách tiền tệ quốc gia và phục vụ đầu tư phát triển. Quá trình 50 năm xây<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2