intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Phát triển thị trường chứng khoán OTC ở Việt Nam

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

57
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu: Hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về việc phát triển thị trường OTC; Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển thị trường OTC ở Việt Nam; Đề xuất các giải pháp và đưa ra các kiến nghị nhằm phát triển thị trường OTC ở Việt Nam. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Phát triển thị trường chứng khoán OTC ở Việt Nam

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN<br /> --------------<br /> <br /> NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY<br /> <br /> Phát triển thị trường OTC ở Việt Nam<br /> chuyên ngành: kinh tế tài chính – ngân hàng<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học:<br /> Ts. Đặng Anh Tuấn<br /> <br /> Hà nội, năm 2014<br /> <br /> PHẦN MỞ ĐẦU<br /> 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu: Thị trường OTC là một bộ phận của<br /> TTCK, có vai trò quan trọng hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của TTCK tập trung<br /> nói riêng và TTCK nói chung. Hơn 13 năm vận hành, cấu trúc của TTCK Việt<br /> Nam vẫn chưa hoàn thiện. Thị trường OTC ở Việt Nam còn nhiều khiếm khuyết.<br /> Việc phát triển thị trường OTC ở Việt Nam là nhu cầu bức xúc cả về lý luận và<br /> thực tiễn. Do đó, tôi chọn đề tài “Phát triển thị trường chứng khoán OTC ở Việt<br /> Nam” để nghiên cứu.<br /> <br /> 2. Mục tiêu nghiên cứu: Hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về việc phát<br /> triển thị trường OTC; Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển thị trường OTC ở<br /> Việt Nam; Đề xuất các giải pháp và đưa ra các kiến nghị nhằm phát triển thị<br /> trường OTC ở Việt Nam.<br /> <br /> 3. Đối tượng nghiên cứu: Thị trường OTC.<br /> 4. Phạm vi nghiên cứu: (1) Không gian: Thị trường OTC ở Việt Nam. Sử dụng số<br /> <br /> liệu về sàn UPCoM để nghiên cứu. (2) Thời gian: 2011-2013.<br /> <br /> 5. Phương pháp nghiên cứu. Luận văn sử dụng một số phương pháp sau:<br /> Phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp so sánh và diễn dịch; phương<br /> pháp thống kê và chuyên gia.<br /> <br /> 6. Kết cấu của luận văn. Nội dung chính của luận văn gồm có 3 chương:<br /> Chương 1: Những vấn đề cơ bản về phát triển thị trường OTC; Chương 2: Thực<br /> trạng phát triển thị trường OTC ở Việt Nam; Chương 3: Giải pháp phát triển thị<br /> trường OTC ở Việt Nam.<br /> <br /> Chương 1<br /> NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ<br /> PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG OTC<br /> 1.1 Tổng quan về thị trường OTC<br /> - Khái niệm : Thị trường OTC là thị trường chứng khoán phi tập trung.<br /> Thị trường này không có địa điểm giao dịch cụ thể, đó là một mạng lưới các nhà<br /> tạo lập thị trường mua bán với nhau và với các nhà đầu tư.<br /> <br /> - Vị trí: Cùng với TTCK tập trung, thị trường OTC là một bộ phận cấu<br /> thành của TTCK.<br /> <br /> - Vai trò: (1) Hỗ trợ và thúc đẩy TTCK tập trung phát triển. (2) Góp phần<br /> thu hẹp thị trường tự do, góp phần đảm bảo sự ổn định và phát triển lành mạnh của<br /> TTCK. (3) Tạo thị trường cho các chứng khoán chưa niêm yết, tăng khả năng tích<br /> tụ, tập trung, phân phối vốn có hiệu quả của TTCK. (4) Tạo môi trường đầu tư linh<br /> hoạt, thuận lợi cho các nhà đầu tư.<br /> <br /> 1.2 Các vấn đề cơ bản về phát triển thị trường OTC<br /> 1.2.1 Quan niệm về phát triển thị trường OTC<br /> Phát triển thị trường OTC là sự tăng trưởng của thị trường gắn liền với việc<br /> gia tăng về số lượng và chất lượng của các yếu tố cấu thành.<br /> <br /> 1.2.2 Các tiêu chí phản ánh sự phát triển của thị trường OTC<br /> 1.2.2.1 Sự gia tăng về số lượng và chất lượng hàng hóa giao dịch<br /> Số lượng các chứng khoán tham gia thị trường tăng sẽ làm tăng cung hàng<br /> hóa cho thị trường. Các DN có chứng khoán tham gia thị trường ở nhiều các<br /> ngành nghề khác nhau thì sẽ làm cho hàng hóa trở nên đa dạng, phong phú hơn.<br /> Làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các DN dẫn đến sự gia tăng về vốn điều lệ và ý<br /> thức nâng cao uy tín, chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh.<br /> <br /> 1.2.2.2 Sự gia tăng về số lượng và chất lượng các nhà tạo lập thị trường<br /> Thể hiện qua sự gia tăng về số lượng và khả năng tài chính các nhà tạo lập<br /> thị trường, tăng cường kiến thức và đạo đức nghề nghiệp của các nhà tạo lập thị<br /> trường. Nhờ đó mà tính thanh khoản của thị trường được nâng cao<br /> <br /> 1.2.2.3 Sự gia tăng về khối lượng giao dịch<br /> Khối lượng giao dịch lớn thể hiện tính thanh khoản cao, thị trường sôi động<br /> và hấp dẫn các nhà đầu tư và ngược lại.<br /> <br /> 1.2.2.4 Sự gia tăng về số lượng và chất lượng nhà đầu tư<br /> Sự tham gia ngày càng tăng của các nhà đầu tư thể hiện tính hấp dẫn của thị<br /> trường. Đặc biệt là sự tham gia ngày càng tăng của các nhà đầu tư có tổ chức sẽ<br /> thể hiện được tính chuyên nghiệp và tính thanh khoản tốt của thị trường.<br /> <br /> 1.2.2.5 Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật<br /> Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, phần mềm và hệ thống mạng ngày càng<br /> hiện đại chứng tỏ thị trường càng phát triển.<br /> <br /> 1.2.2.6 Tăng cường quản lý, giám sát thị trường<br /> Thị trường OTC có hai cấp quản lý, đó là Cấp quản lý Nhà nước và cấp tự<br /> quản. Hoạt động quản lý, giám sát thị trường càng hiệu quả thì chứng tỏ thị trường<br /> càng phát triển.<br /> <br /> 1.3 Các điều kiện để phát triển thị trường OTC<br /> (1) Ổn định và tăng trưởng kinh tế. (2) Hệ thống pháp luật đầy đủ và đồng bộ.<br /> (3) Năng lực quản lý và năng lực giám sát thị trường. (4) Lượng cung đủ lớn và<br /> phong phú về chủng loại. (5) Công chúng đầu tư. (6) Hệ thống các trung gian tài<br /> chính.<br /> <br /> 1.4 Kinh nghiệm phát triển thị trường OTC ở thế giới và bài học đối với<br /> Việt Nam<br /> <br /> Một số kinh nghiệm về thị trường OTC trên thế giới có thể vận dụng vào<br /> Việt Nam là: (1) Mô hình quản lý thị trường. Nhà nước đứng ra tổ chức, thành<br /> lập và trực tiếp quản lý thị trường thông qua UBCK và cơ quan trực tiếp điều<br /> hành thị trường. (2) Cấu trúc thị trường chứng khoán. Phát triển thị trường<br /> OTC sẽ sẽ tạo ra một thị trường có tính đa dạng, linh hoạt cho các DN chưa<br /> niêm yết, giúp hoàn thiện cấu trúc TTCK. (3) Mô hình tổ chức hệ thống giao<br /> dịch. Một tổ chức có thể điều hành và cung cấp nhiều hình thức giao dịch khác<br /> nhau. Do đó, thị trường OTC ở Việt Nam có thể do SGDCK HN đồng thời<br /> quản lý. (4) Hệ thống giao dịch trái phiếu. Nên xây dựng một hệ thống giao<br /> dịch trái phiếu riêng biệt với cơ chế thương lượng, thỏa thuận. (5) Năng lực của<br /> các công ty chứng khoán. CTCK phải được xem là trung tâm của thị trường với<br /> vai trò nhà tạo lập thị trường. (6) Lưu ký, thanh toán và bù trừ. Việc thanh toán<br /> và chuyển giao chứng khoán có thể là bù trừ song phương, thanh toán theo từng<br /> giao dịch, thanh toán theo thỏa thuận<br /> <br /> Chương 2<br /> THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN<br /> THỊ TRƯỜNG OTC Ở VIỆT NAM<br /> 2.1 Quá trình hình thành và tổ chức hoạt động của thị trường OTC ở<br /> Việt Nam<br /> (1) Trước khi Upcom ra đời. Ngoài TTCK tập trung thì còn có sự tồn tại<br /> của thị trường tự do. Các giao dịch ở đây diễn ra rời rạc, không có sự liên kết,<br /> không có tổ chức và giám sát. (2) Sau khi Upcom ra đời. Thị trường UPCoM là<br /> nơi giao dịch chứng khoán của các công ty đại chúng chưa niêm yết được tổ chức<br /> tại SGDCK HN, dưới sự quản lý giám sát của UBCK NN.<br /> <br /> 2.2 Thực trạng phát triển thị trường OTC ở Việt Nam<br /> 2.2.1 Sự biến động về số lượng và chất lượng hàng hóa giao dịch<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0