intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ ngành Thông tin thư viện: Nghiên cứu nhu cầu tin của người dùng tin tại thư viện Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:29

35
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài nhằm nghiên cứu thực trạng nhu cầu tìm tin của người dùng tin tại trường Cao đẳng kỹ thuật Cao Thắng để tìm ra những đặc điểm nhu cầu riêng của từng nhóm đối tượng người dùng tin tại trường. Đồng thời nêu ra những nguyên nhân cần hạn chế, khắc phục, những điểm mạnh cần phát huy trong hoạt động thông tin thư viện cũng như trong quá trình phục vụ thông tin cho người dùng tin. Từ đó đưa ra một số giải pháp giúp thư viện có thể tham khảo, định hướng, nâng cao chất lượng công tác phục vụ bạn đọc sao cho có hiệu quả nhất, tốt nhất, thỏa mãn mọi nhu cầu tin của người dùng tin.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ ngành Thông tin thư viện: Nghiên cứu nhu cầu tin của người dùng tin tại thư viện Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng

  1. Nghiên cứu nhu cầu tin của người dùng tin tại Thư viện trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng Trần Thị Huệ Trường Đại học KHXH&NV Luận văn ThS ngành: Khoa học Thư viện; Mã số: 60 32 20 Người hướng dẫn: PGS TS Trần Thị Minh Nguyệt Năm bảo vệ: 2013 Abstract: Nghiên cứu thực trạng nhu cầu tin của người dùng tin tại trường Cao đẳng kỹ thuật (CĐKT) Cao Thắng bằng các phương pháp khác nhau như: điều tra, phỏng vấn, quan sát, thống kê,… để tìm ra những đặc điểm nhu cầu riêng của từng nhóm đối tượng người dùng tin tại trường giúp cho việc phục vụ nhu cầu tin được nhanh chóng và thuận tiện, phù hợp với từng đối tượng. Đồng thời nêu ra những nguyên nhân cần hạn chế, khắc phục, những điểm mạnh cần phát huy trong hoạt động thông tin thư viện cũng như trong quá trình phục vụ thông tin cho người dùng tin. Đưa ra một số giải pháp giúp thư viện có thể tham khảo, định hướng, nâng cao chất lượng công tác phục vụ bạn đọc sao cho có hiệu quả nhất, tốt nhất, thỏa mãn mọi nhu cầu tin của người dùng tin Keywords: Nhu cầu tin; Người dùng tin; Thư viện trường cao đẳng kỹ thuật Cao Thắng; Thư viện Content:
  2. MỤC LỤC DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT .............................................................. 3 DANH MỤC CÁC BẢNG THỐNG KÊ SỐ LIỆU ............................................ 4 DANH MỤC BIỂU ĐỒ....................................................................................... 5 LỜI NÓI ĐẦU ..................................................................................................... 6 CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHU CẦU TIN VÀ TỔNG QUAN VỀ TRƢỜNG CAO ĐẴNG KỸ THUẬT CAO THẮNG ..................... 12 1.1. .................................................................................................... Cơ sở lý luận chung về nhu cầu tin .......................................................... 12 1.1.1. Khái niệm nhu cầu tin ...................................................................... 12 1.1.2. Vai trò của nhu cầu tin trong hoạt động thông tin thƣ viện ............ 15 1.1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng tới nhu cầu tin.............................................. 16 1.2. .................................................................................................... Khái quát về trƣờng Cao đẳng Kỹ thuật Cao thắng ................................. 17 1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của nhà trƣờng .......................... 17 1.2.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của nhà trƣờng ................. 20 1.3. .................................................................................................... Khái quát về thƣ viện trƣờng Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng.................. 22 1.3.1. Cơ cấu tổ chức ................................................................................. 22 1.3.2. Hoạt động thông tin của thƣ viện .................................................... 25 1.4. .................................................................................................... Đặc điểm ngƣời dùng tin tại thƣ viện ....................................................... 30 1.4.1. Đặc điểm nhóm ngƣời dùng tin là cán bộ quản lý .......................... 30 1.4.2. Đặc điểm nhóm ngƣời dùng tin là giáo viên, cán bộ nghiên cứu........ 33 1.4.3. Đặc điểm nhóm ngƣời dùng tin là học sinh, sinh viên .................... 34 1
  3. CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NHU CẦU TIN CỦA NGƢỜI DÙNG TIN TẠI THƢ VIỆN TRƢỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CAO THẮNG ............. 39 2.1. Nô ̣i dung nhu cầu tin .............................................................................. 40 2.1.1. Nhu cầu về nội dung thông tin ........................................................ 40 2.1.2. Nhu cầu về hình thức thông tin ....................................................... 50 2.1.3. Nhu cầu về ngôn ngữ thông tin ....................................................... 56 2.2. Tâ ̣p quán sử dụng thông tin .................................................................... 57 2.2.1. Thời gian dành cho tim ̀ kiế m và sƣ̉ du ̣ng thông tin......................... 58 2.2.2. Nguồn khái khác thông tin chiń h .................................................... 60 2.2.3. Sản phẩm và dịch vụ thông tin thƣờng sử dụng .............................. 65 2.3. Nhận xét về đă ̣c điể m nhu cầu tin và mƣ́c đô ̣ thỏa mãn nhu cầu tin ...... 83 2.3.1. Đặc điểm nhu cầu tin ....................................................................... 83 2.3.2. Mƣ́c đô ̣ thỏa mañ nhu cầ u tin .......................................................... 84 2.3.3. Hạn chế và nguyên nhân ................................................................. 91 CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THỎA MÃN VÀ PHÁT TRIỂN NHU CẦU TIN CỦA NGƢỜI DÙNG TIN TẠI THƢ VIỆN TRƢỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CAO THẮNG .................................................................... 95 3.1. Nhóm giải pháp thỏa mãn nhu cầu tin ................................................... 95 3.1.1. Nâng cao hiệu quả phục vụ bạn đọc................................................ 95 3.1.2. Phát triển nguồn lực thông tin ......................................................... 98 3.1.3. Ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động thƣ viện............ 101 3.1.4. Nâng cao trình độ cán bộ thƣ viện .................................................. 104 3.2. Nhóm giải pháp kích thích nhu cầu tin phát triể n .................................. 107 3.2.1. Tăng cƣờng marketing sản phẩm dịch vụ thông tin thƣ viện.......... 107 3.2.2. Đào tạo ngƣời dùng tin .................................................................... 110 3.2.3. Đổi mới phƣơng pháp giảng dạy và học tâ ̣p ................................... 113 3.2.4. Đẩy mạnh phong trào nghiên cứu khoa học trong sinh viên........... 117 2
  4. KẾT LUẬN .......................................................................................................... 120 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 122 PHỤ LỤC............................................................................................................. 127 3
  5. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Từ những năm cuối của thế kỷ 21, sự phát triển mạnh mẽ của các cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã hình thành nên xã hội thông tin – một xã hội mà thông tin và tri thức đã trở thành nguồn lực vô cùng quan trọng cho sự phát triển. Việt Nam đã và đang tiến hành sự nghiệp CNH – HĐH đất nước nhằm tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức, từng bước hội nhập vào sự phát triển chung của khu vực và quốc tế. Các cơ quan thông tin – thư viện ở các trường đại học, cao đẳng là một trong những yếu tố góp phần đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao. Thư viện trường Cao đẳng Kỹ Thuật Cao Thắng có một mục tiêu trước mắt và lâu dài là thông qua vốn tài liệu của mình góp phần giáo dục người dùng tin một cách toàn diện, xây dựng những con người Việt Nam mới, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Để giải quyết những vấn đề khác nhau trong cuộc sống thì người ta luôn tìm đến thông tin. Mỗi đối tượng khác nhau thì có những nhu cầu tin khác nhau. Việc nắm bắt nhu cầu tin của từng nhóm người dùng tin có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động thông tin thư viện. Chính vì vậy, việc chọn đề tài “Nghiên cứu NCT của NDT tại thư viện trường CĐKT Cao Thắng” là một việc làm cần thiết lúc này. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề nhu cầu tin của người dùng tin đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Một số luận văn thạc sĩ khoa học thư viện đã đề cập đến vấn đề nghiên cứu nhu cầu tin của người dùng tin ở một số trung tâm thông tin 1
  6. thư viện, cụ thể như: “Nghiên cứu nhu cầu tin khoa học và công nghệ tại trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia” của tác giả Nguyễn Thị Chung; đề tài “Nghiên cứu nhu cầu tin tại trường đại học Cần Thơ” của tác giả Dương Thị Vân; đề tài “Nghiên cứu nhu cầu tin và phục vụ thông tin tại phân viện Hà Nội – Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh” của tác giả Phùng Thị Minh Xuyến… . Một số công trình nghiên cứu về người dùng tin và nhu cầu tin cũng được công bố trên các tạp chí khoa học. 3. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu tin của người dùng tin tại thư viện trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng, luận văn đưa ra các giải pháp khả thi nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu tin của người dùng tin tại thư viện trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng. 4. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nhu cầu tin của người dùng tin tại thư viện trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng 5. Phạm vi nghiên cứu Không gian: Nhu cầu tin của người dùng tin tại thư viện trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng Thời gian: Trong giai đoạn hiện nay, từ năm 2009 đến năm 2012. 6. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp lý luận: dựa trên lý luận của Chủ nghĩa DVBC, DVLS, phương pháp luận thư viện. Phương pháp cụ thể: nghiên cứu, khảo sát, quan sát, thống kê, điều tra… 2
  7. 7. Cấu trúc luận văn: Được chia làm 3 chương: Chương 1: Nhu cầu tin và người dùng tin trong hoạt động thông tin thư viện tại trường Cao đẳng kỹ thuật Cao Thắng Chương 2: Thực trạng nhu cầu tin của người dùng tin tại trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng. Chương 3: Các giải pháp nhằm thỏa mãn và phát triển nhu cầu tin của người dùng tin tại thư viện trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng. CHƢƠNG 1 NHU CẦU TIN VÀ NGƯỜI DÙNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN – THƯ VIỆN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CAO THẮNG 1.1. Những vấn đề chung về nhu cầu tin và người dùng tin 1.1.1. Khái niệm nhu cầu tin và ngƣời dùng tin. Nhu cầu tin Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người, là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người có những nhu cầu khác nhau. Nhu cầu tin là đòi hỏi khách quan của chủ thề (con người, nhóm xã hội) đối với việc tiếp nhận và sử dụng thông tin nhằm duy trì và phát triển hoạt động sống của mình. Khi đòi hỏi về thông tin trở nên cấp thiết thì thì nhu cầu tin xuất hiện. Càng được thỏa mãn thì nhu cầu tin càng phát triển. Nhu cầu tin phát triển sẽ kích thích hoạt động của con người đạt hiệu quả cao hơn, đồng thời kích thích các nhu cầu khác phát triển. Vì vậy nhu cầu tin là một trong những động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội. 3
  8. Người dùng tin Người dùng tin là một con người cụ thể trong một xã hội cụ thể có nhu cầu tin và sử dụng thông tin để làm thỏa mãn nhu cầu của mình. Người dùng tin đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động thông tin thư viện. Họ vừa là người sử dụng kết quả của hoạt động, vừa là người điều chỉnh hoạt động thông tin qua các thông tin phản hồi. Người dùng tin là chủ thể của nhu cầu tin – nguồn gốc nảy sinh hoạt động thông tin đồng thời là người sản sinh ra thông tin mới. Họ là yếu tố năng động trong hoạt động của một trung tâm thông tin. 1.1.2. Tính chất của nhu cầu tin Tính xã hội: nhu cầu tin xuất hiện và phát triển dưới ảnh hưởng của các nhân tố xã hội. Tính bền vững: nhu cầu tin khi được hình thành sẽ tồn tại trong những điều kiện nhất định và trong khoảng thời gian nhất định. Tính cơ động: Được thoả mãn đầy đủ nhu cầu tin sẽ phát triển, sâu rộng hơn về nội dung và đòi hỏi phương thức thoả mãn cao hơn. Nếu không được thoả mãn trong thời gian dài, thường xuyên và liên tục cường độ nhu cầu tin giảm dần, nhu cầu tin sẽ thoái hoá đần và có thể bị triệt tiêu. 1.1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến nhu cầu tin Người dùng tin và nhu cầu tin luôn bị chi phối bởi nhiều yếu tố tác động trong các mối quan hệ xã hội. Chính vì vậy, nhu cầu tin của người dùng tin luôn biến đổi. Các yếu tố khách quan tác động tới nhu cầu tin cùa người dùng tin như môi trường sống ( môi trường tự nhiên và môi trường xã hội); môi trường nghề nghiệp, lứa tuổi, giới tính, phương thức thỏa mãn nhu cầu tin. 4
  9. Cũng như các nhu cầu khác của con người, nhu cầu tin mang tính xã hội cao. Do đó, mỗi nhu cầu tin được hình thành và phát triển đều phụ thuộc vào môi trường xã hội và phụ thuộc vào từng đặc trưng cá nhân của từng người. Ngoài ra nó còn bị ảnh hưởng trực tiếp bởi nguồn lực và khả năng đáp ứng của cơ quan thông tin. 1.2. Hoạt động Thông tin – thư viện tại trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng 1.2.1. Khái quát về trƣờng Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng Quá trình hình thành và phát triển của nhà trường Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của nhà trường 1.2.2. Khái quát về Thƣ viện trƣờng Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng Cơ cấu tổ chức: Thư viện trực thuộc phòng Đào tạo. Cơ cấu tổ chức của thư viện bao gồm: bộ phận quản lý thư viện và 2 phòng chức năng. Tổng số nhân viên có 6 người: 1 phụ trách, 6 nhân viên. Tổng diện tích thư viện hiện nay khoảng 600m2 trong đó có 400m2 làm nơi trực tiếp thực hiện các hoạt động của thư viện đặt tại lầu 1 khu B và 200m2 được làm kho lưu đặt tại lầu 8 khu F. Căn cứ vào quy mô, chức năng và nhiệm vụ được giao, Thư viện được chia ra các phòng chức năng như sau: - Phòng bổ sung và xử lý nghiệp vụ - Phòng phục vụ bạn đọc 1.2.3. Nguồn lực thông tin Nguồn lực thông tin trong thư viện bao gồm tài liệu in truyền thống, tài liệu điện tử được chia sẻ trên mạng internet. Việc xây dựng chiến lược bổ sung tài liệu thư viện đóng một vai trò then chốt trong quá trình hoạt động của Thư viện. 5
  10. Theo số liệu đã thống kê tại thư viện thông qua phần mềm The Library Information System Version 5.0 của tác giả Trương Bá Hà, tính đến cuối tháng 8 năm 2012, Thư viện có: Sách tham khảo – giáo trình: 10.645 nhan đề Báo - tạp chí: 101 nhan đề các loại Luận văn – luận án: 976 cuốn các loại Các loại tài liệu xám không công bố: 415 cuốn các loại CD-ROMs: hơn 1000 đĩa các loại bao gồm: đồ án tốt nghiệp, luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ, sách điện tử, tạp chí điện tử… Tài liệu điện tử: 7.301 CSDL Kinh phí hoạt động: Vì đang xin nâng cấp lên đại học nên nhà trường đang phải đầu tư xây dựng thêm cơ sở hạ tầng nên kinh phí hàng năm cho thư viện để mua sắm trang thiết bị và bổ sung tài liệu giữa các năm không đồng đều, phụ thuộc vào tài chính hàng năm của nhà trường để cân đối 1.2.4. Các sản phẩm – dịch vụ thông tin Thƣ viện Hiện nay, thư viện đang phục vụ người dùng tin các SP – DV thông tin sau: cho mượn tại chỗ, về nhà, phô tô, đa phương tiện, tư vấn thông tin, cung cấp thông tin theo yêu cầu, tra cứu mục lục trực tuyến, thư mục chuyên đề, website thư viện, thông báo sách mới. 1.3. Đặc điểm người dùng tin Dựa vào mục đích và đối tượng phục vụ có thể chia các nhóm người dùng tin tại thư viện trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng ra làm 3 nhóm như sau: Nhóm người dùng tin là Cán bộ quản lý Nhóm người dùng tin là Giáo viên – cán bộ nghiên cứu Nhóm người dùng tin là Học sinh – Sinh viên 6
  11. 1.4. Vai trò của nhu cầu tin trong hoạt động thông tin thư viện tại trường Nhu cầu tin đóng một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động thông tin thư viện. Nhu cầu tin chính là cơ sở để định hướng cho việc xây dựng và phát triển nguồn lực thông tin, nói cách khác, mọi hoạt động thông tin trong thư viện đều bắt nguồn từ nhu cầu tin của người dùng tin. Việc nắm bắt nhu cầu tin của người dùng tin cũng có một ý nghĩa quan trọng trong hoạt động thông tin thư viện, bởi vì nếu nắm bắt được từng loại nhu cầu tin của từng đối tượng người dùng tin khác nhau thì sẽ tạo ra nguồn thông tin, tổ chức được các sản phẩm và dịch vụ thông tin, thiết kế hệ thống thông tin trong đó có các công cụ tìm tin truyền thống hoặc hiện đại phù hợp với người dùng tin, qua đó, hoạt động thông tin của thư viện mới đạt hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả khoa học cao. CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG NHU CẦU TIN CỦA NGƯỜI DÙNG TIN TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CAO THẮNG 2.1 Nhu cầu về nội dung thông tin 2.1.1. Đặc điểm chung Nhu cầu về nội dung thông tin của NDT tại trường rất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, do đặc thù của trường toàn nam giới và đào tạo chủ yếu về chuyên ngành kỹ thuật nên NCT của NDT tại đây phần lớn về các chuyên ngành kỹ thuật. Chính vì vậy nên số lượng tài liệu về các ngành khoa học kỹ thuật chiếm đến gần 80% lượng sách trong kho mới có thể đáp ứng được tối đa NCT của NDT tại thư viện trường. 7
  12. 2.1.2. Nhóm cán bộ quản lý Cán bộ quản lý của nhà trường đều là những giáo viên, chuyên viên có trình độ chuyên môn nên ngoài những nhu cầu nội dung thông tin liên quan đến trình độ chuyên môn riêng, họ luôn phải cập nhật bổ sung những thông tin liên quan đến các vấn đề quản lý như khoa học xã hội, chính trị - pháp luật, ngoại ngữ, kinh tế, đặc biệt là về CNTT…. để có một cái nhìn khoa học, đầy đủ và toàn diện hơn nhằm phục vụ công tác quản lý, đào tạo 2.1.3. Nhóm giáo viên, cán bộ nghiên cứu Nội dung NCT của nhóm NDT là GV – CBNC quan tâm chủ yếu là những tài liệu thuộc chuyên ngành họ đảm nhiệm giảng dạy và nghiên cứu. Bên cạnh đó, họ còn đặc biệt quan tâm nhiều đến nội dung thông tin là ngoại ngữ và kinh tế. Còn lại 1.6% NCT về các nội dung thông tin khác được NDT quan tâm đến. 2.1.4. Nhóm học sinh - sinh viên Nội dung NCT của nhóm HS – SV còn ít, họ chủ yếu tìm kiếm các tài liệu chuyên ngành Khoa học Kỹ thuật phù hợp với chuyên ngành họ đang học. Nhu cầu thông tin về các lĩnh vực KHXH không nhiều, đặc biệt là ngoại ngữ. Ngoài ra có 2.4% NCT về những nội dung thông tin khác được NDT tìm đến. 2.2. Nhu cầu về hình thức thông tin 2.2.1. Đặc điểm chung Nhu cầu về loại hình tài liệu Nhu cầu về dạng tài liệu Nhu cầu về ngôn ngữ thông tin 8
  13. 2.2.2. Nhóm cán bộ quản lý Nhu cầu về hình thức thông tin của nhóm CBQL như sau: về loại hình tài liệu: họ quan tâm nhiều nhất đến báo và tạp chí; về dạng tài liệu: họ chủ yếu sử dụng dạng tài liệu in truyền thống vì có độ tin cậy cao; về ngôn ngữ khai thác thông tin: ngoài tiếng Việt là ngôn ngữ chính, đây là nhóm có số người sử dụng tiếng Anh để khai thác thông tin nhiều nhất. 2.2.3. Nhóm giáo viên – cán bộ nghiên cứu Nhu cầu về hình thức thông tin của nhóm GV – CBNC như sau: về loại hình tài liệu: họ thường xuyên sử dụng sách là nhiều nhất, đặc biệt là sách tham khảo, sách giáo trình. Về dạng tài liệu: cũng như nhóm CBQL, họ thường sử dụng dạng tài liệu in ấn. Về ngôn ngữ khai thác thông tin: ngoài tiếng Việt, họ còn sử dụng tiếng Anh và tiếng Pháp để khai thác thông tin. 2.2.4. Nhóm học sinh – sinh viên Nhu cầu về hình thức thông tin của nhóm HS – SV như sau: về loại hình tài liệu: sách là loại hình được nhóm thường xuyên sử dụng, đặc biệt là sách giáo trình. Về dạng tài liệu: ngoài dạng tài liệu in, họ còn quan tâm nhiều đến các dạng tài liệu trực tuyến và CD – ROM. Về ngôn ngữ khai thác thông tin: ngoài tiếng mẹ đẻ, rất ít người trong số họ sử dụng tiếng Anh do trình độ ngoại ngữ còn hạn chế. 2.3. Tập quán khai thác thông tin 2.3.1.Thời gian dành cho tìm kiếm và sử dụng thông tin Nhìn chung ta thấy, trong mỗi nhóm NDT, thời gian dành để thu thập thông tin mỗi ngày khác nhau. Phần lớn các nhóm NDT tại thư viện đều dành từ 1 đến 2 giờ để tìm kiếm và thu thập thông tin mỗi ngày và đều chiếm tỉ lệ lớn nhất. 9
  14. Đặc điểm chung giữa nhóm GV – CBNC và HS – SV là có nhiều NDT dành thời gian từ 2 – 3 giờ và có một số ít người dành thời gian từ 3 – 4 giờ để tìm kiếm và khai thác thông tin. Không có nhóm nào dành thời gian trên 4 giờ để tìm kiếm và khai thác thông tin. 2.3.2. Nguồn khai thác thông tin chính Ngoài nguồn khai thác thông tin chính là Thư viện trường, NDT còn có nhiều nguồn khác như Thư viện khoa và Internet. NDT vẫn luôn tìm đến Thư viện trường với tỉ lệ không nhỏ. Riêng đối với thư viện Khoa, do tâm lý chung của NDT là HS – SV tại trường “sợ” và “ngại” lên Khoa, bên cạnh đó, họ cũng có thể tìm những tài liệu có trong thư viện Khoa tại Thư viện trường nên Thư viện Khoa hầu như chỉ có một số NDT là GV – CBNC và CBQL tìm đến. Ngoài hệ thống Thư viện Trường, Khoa hay Internet, NDT là GV – CBNC và HS – SV còn tìm đến nhiều nguồn khai thác khác như nhà sách, thư viện Khoa học tổng hợp… tuy nhiên cũng chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ. Với những ưu điểm như: thuận lợi trong tìm kiếm, truy cập thông tin dễ dàng tại chỗ và “cần gì có đó”, miễn phí, không lệ thuộc vào thời gian, không gian cũng như không lệ thuộc vào thư viện, vào sự hỗ trợ của thủ thư thì không có gì khó hiểu khi tất cả các nhóm NDT đều chọn Internet là nguồn khai thác thông tin nhiều nhất. Các nhóm NDT tại trường đều thường xuyên truy cập Internet với mục đích chính là xem báo, tạp chí điện tử. Ngoài việc xem báo tạp chí, mỗi nhóm NDT khi truy cập internet đều có những mục đích riêng khác nhau. 10
  15. Tóm lại hiện nay, mặc dù Thư viện trường mang tính chất chuyên ngành nhưng đối với các nhóm NDT, đây vẫn chưa phải là một điểm đến để khai thác thông tin nhiều nhất. Thư viện cần phải xem lại cách thức phục vụ của mình để có thể trở thành một sự lựa chọn lý tưởng đầu tiên mỗi khi nảy sinh nhu cầu của các đối tượng NDT 2.3.3. Sản phẩm và dịch vụ thông tin thƣờng sử dụng Hệ thống SP – DV thông tin, thư viện được phát triển cùng với sự phát triển của Thư viện . Cho tới nay, Thư viện đã cung cấp cho NDT một hệ thống các SP – DV khá đa dạng, phong phú cả hiện đại lẫn truyền thống và phần nào đó đã bao quát được hết các tài liệu và loại hình tài liệu có trong thư viện. Hiện nay, Thư viện vẫn đang trong quá trình gấp rút xây dựng các sản phẩm hiện đại như: CSDL toàn văn, số hóa tài liệu… để nhanh chóng đưa ra phục vụ bạn đọc. Trong tổng số những ý kiến đánh giá của NDT về chất lượng của SP – DV thông tin, thư viện, có đến 88.6% đánh giá tốt, chỉ một số ít đánh giá thấp các SP – DV này (7.2% là trung bình và 4.2% cho rằng kém). Những đánh giá trung bình và kém chất lượng chủ yếu tập trung ở những Dịch vụ truyền thống như: đọc tại chỗ và mượn về nhà. Mặc dù vậy, những SP – DV thông tin, thư viện này vẫn còn vấp phải một số hạn chế khác như:  Tính chính xác chưa cao, một tài liệu nhưng có khi mang hai số phân loại khác nhau. Gây khó khăn cho NDT khi muốn tìm đến tài liệu mình cần.  Các SP – DV thông tin, thư viện còn ít  Việc giới thiệu các SP – DV thông tin, thư viện tới NDT còn yếu. Số lượng NDT biết đến SP – DV của Thư viện chưa nhiều. 11
  16.  Kỹ năng giao tiếp, đối thoại với NDT của CBTV cần phải được cải thiện .  Việc nắm bắt tâm lý NDT, hiểu được NCT của CBTV chưa tốt nên chưa tạo được những sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu cầu của NDT. Thư viện cần cố gắng khắc phục những hạn chế trên để đưa những SP – DV thông tin, thư viện lại gần với NDT, giúp NDT có thể thỏa mãn được tối đa NCT của mình. 2.4. Mức độ thỏa mãn nhu cầu tin của ngƣời dùng tin trong trƣờng Với sự nỗ lực vươn lên không ngừng, Thư viện đã đáp ứng được một phần NCT của NDT tại trường và trở thành nơi hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý, dạy và học tại trường. 2.5. Đánh giá chung 2.5.1. Điểm mạnh nhu cầu tin của ngƣời dùng tin trƣờng Cao đẳng kỹ thuật Cao Thắng Đa dạng cả về nội dung lẫn hình thức Tập quán khai thác thông tin của người dùng tin chịu ảnh hưởng lớn bởi chất lượng hoạt động thông tin của thư viện trường. 2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân Bên cạnh những ưu điểm, hoạt động thông tin thư viện tại Thư viện trường CĐKT Cao Thắng còn gặp phải nhiều hạn chế. Những hạn chế trong hoạt động thông tin có ảnh hưởng tới NCT và tập quán sử dụng thông tin của NDT. Thỉnh thoảng NDT vẫn bị từ chối khi đưa ra yêu cầu cung cấp thông tin. Do NDT ngày càng đông còn nguồn tài nguyên của Thư viện thì có hạn. 12
  17. Tài liệu đặt không đúng vị trí khiến cho họ không tìm được tài liệu mình cần Loại hình tài liệu vẫn đang còn ít, thư viện chỉ tập trung bổ sung sách và quên mất báo, tạp chí… Các SP – DV có chất lượng chưa cao, chưa được nhiều người biết đến và sử dụng. CSVC còn hạn chế… Tóm lại: nội dung NCT tại trường CĐKT Cao Thắng rất phong phú và đa dạng thuộc nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn là những thông tin thuộc chuyên ngành KHKT. NDT tại trường có thói quen, tập quán sử dụng những dịch vụ thông tin truyền thống là chủ yếu, một số SP – DV thông tin quan trọng vẫn chưa được NDT tại trường biết đến và sử dụng. Nhu cầu sử dụng thông tin rất cao nhưng hiện nay thư viện mới chỉ đáp ứng được một phần NCT do còn gặp phải nhiều hạn chế chủ quan và khách quan trong đó chủ yếu là chất lượng hoạt động thông tin của Thư viện. CHƢƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THỎA MÃN VÀ PHÁT TRIỂN NHU CẦU TIN CỦA NGƯỜI DÙNG TIN TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CAO THẮNG 3.1. Nhóm giải pháp thỏa mãn nhu cầu tin 3.1.1. Nâng cao hiệu quả phục vụ ngƣời dùng tin - Đầu tư mua sắm trang thiết bị hiện đại - Mở rộng thư viện và tách riêng các phòng phục vụ với chức năng khác nhau. 13
  18. - Phát triển nhiều dạng dịch vụ khác nhau - Tổ chức bàn tham khảo có nhiệm vụ - Nâng cao vai trò của cán bộ thư viện - Thường xuyên tổ chức các lớp hướng dẫn NDT sử dụng thư viện hơn nữa. 3.1.2. Phát triển nguồn lực thông tin - Đối với tài liệu truyền thống: tăng số bản, scan tài liệu quý hiếm, tích cực thu thập tài liệu xám, bổ sung ưu tiên, tổ chức kho khoa học, tăng cường chia sẻ nguồn lực thông tin - Đối với tài liệu điện tử: số hóa, chuyển dạng tài liệu có trong thư viện, bổ sung nguồn tài liệu điện tử, xây dựng các liên kết… 3.1.3. Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thông tin thƣ viện Để phục vụ ngày càng tốt hơn nữa NCT cho các đối tượng NDT tại trường, việc đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động thư viện là hết sức cần thiết. Cụ thể các giải pháp đó như: - Tạo ra các gói CSDL riêng biệt như: CSDL luận văn luận án, CSDL báo – tạp chí, CSDL sách của từng chuyên ngành riêng (cơ khí, điện, điện tử viễn thông, ô tô…) - Mua quyền truy cập vào các CSDL như: Springer Link, ProQuest Central và một số tạp chí điện tử kèm theo tạp chí giấy. - Bổ sung nguồn tài liệu thư viện điện tử từ những CSDL cho dùng thử trong thời hạn nhất định hay các trang sách, báo tạp chí điện tử được kích hoạt và sử dụng miễn phí. - Cấp quyền truy cập vào trang thư viện điện tử, và vào các gói CSDL điện tử cho NDT theo 2 hướng: hướng thứ nhất là tất cả các 14
  19. máy tính sử dụng mạng Intranet đều có thể truy cập được, hướng thứ 2 là NDT được cấp một tài khoản riêng để có thể truy cập vào thư viện điện tử và các CSDL từ bất kỳ máy tính nào nối mạng Internet vào bất cứ thời gian nào và bất kỳ ở đâu. - Luôn phải theo dõi, khắc phục sự cố mạng, theo dõi các hoạt động sao lưu dữ liệu. - Số hóa, scan dần các tài liệu có trong thư viện, đặc biệt là những tài liệu quan trọng và có ít bản. - Tập trung khai thác tốt những CSDL hiện có tại thư viện như: CSDL thư viện điện tử, CSDL biểu ghi thư mục, website… - Thường xuyên hướng dẫn cho CBTV khi có những ứng dụng mới được đưa vào hoạt động. - Tích cực tìm kiếm, nghiên cứu những ứng dụng mới, công nghệ mới vào các hoạt động thông tin thư viện. 3.1.4. Nâng cao trình độ cán bộ thƣ viện - Đào tạo kỹ năng giao tiếp với NDT - Đào tạo kỹ năng marketing - Tuyển dụng thêm nhân sự - Đối với người phụ trách thư viện: phải có năng lực chuyên môn và năng lực quản lý, luôn học tập và tự học nâng cao trình độ. Biết nhìn nhận và đánh giá năng lực của nhân viên trong thư viện ngoài việc để sắp xếp, bố trí công việc phù hợp. 3.2. Nhóm giải pháp kích thích nhu cầu tin phát triển 3.2.1. Tăng cƣờng marketing sản phẩm và dịch vụ thông tin thƣ viện - Có rất nhiều hình thức Marketing các SP – DV thông tin thư viện đến NDT như: 15
  20. - Trong các buổi hướng dẫn độc giả sử dụng thư viện, người CBTV cần phải nhấn mạnh đến các SP – DV, giới thiệu những tiện ích cũng như lợi ích của các SP – DV này đối với NDT trong việc tìm kiếm thông tin. - Tổ chức chức các buổi triển lãm để quảng bá các SP – DV thông tin, thư viện. - Giới thiệu chi tiết từng SP – DV thông tin, thư viện về lợi ích to lớn của nó khi NDT sử dụng ngay trên website Thư viện, nhất là khi có những SP – DV mới xuất hiện. - Làm tờ rơi để phát cho bạn đọc vào thư viện - Tư vấn, giới thiệu cho NDT tìm đến với các SP – DV khi họ có nhu cầu. - Liên kết với các giáo viên chủ nhiệm, lớp trưởng để quảng cáo hướng dẫn HS – SV tìm đến với những SP – DV thông tin thư viện khi cần phải làm tiểu luận, đồ án môn học, nhất là với những bạn HS – SV làm NCKH, đồ án tốt nghiệp. Ngoài việc quảng bá các SP – DV, thư viện cần cũng luôn phải làm ra nhiều sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện hơn, tăng cường hơn nữa khả năng cung cấp thông tin theo yêu cầu, tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao. 3.2.2. Đào tạo ngƣời dùng tin - Đa số NDT đã quen sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện truyền thống, số người sử dụng thư viện điện tử cón ít. Vì vậy thư viện cần phải tiến hành đào tạo NDT thường xuyên hiểu biết về các sản phẩm – dịch vụ thông tin – thư viện, hướng cho họ nhận biết NCT của mình, đồng thời rèn luyện cho họ kỹ năng khai thác thông tin qua các sản phẩm dịch vụ thông tin – thư viện. 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2