intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Cải cách thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Chia sẻ: Mucong999 Mucong999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:50

17
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ cơ sở khoa học về TTHC, cải cách TTHC, đánh giá thực trạng công tác cải cách TTHC tại UBND thành phố Lào Cai làm căn cứ cho việc đề xuất các biện pháp thích hợp nhằm cải cách TTHC trên một số lĩnh vực cụ thể.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Cải cách thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

  1. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN HỮU THÀNH CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ LÀO CAI, TỈNH LÀO CAI Chuyên ngành : Quản lý công Mã số : 60 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - NĂM 2018
  2. 2 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Thị Ninh Phản biện 1: Phản biện 2: Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia. Địa điểm: Phòng nhà A, Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ Học viện Hành chính Quốc gia. Số: 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa - TP. Hà Nội. Thời gian: vào hồi giờ phút ngày tháng năm 2018. Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia.
  3. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cải cách thủ tục hành chính (TTHC) là một trong 06 nội dung của công tác cải cách hành chính (CCHC), là nội dung phản ánh rõ nhất mối quan hệ của nhà nước với tổ chức, công dân. Đây cũng là nội dung đòi hỏi cần phải có sự cải cách quyết liệt, triệt để nhằm xây dựng một nền hành chính hiện đại, phục vụ Nhân dân. Cải cách TTHC có những tác động to lớn đến việc phát triển kinh tế - xã hội, xóa bỏ những rào cản rườm rà, phức tạp của các quy định đang chói buộc tổ chức, người dân khi thực hiện TTHC với chính quyền. Nhiệm vụ công tác cải cách TTHC với mục tiêu đơn giản hóa các TTHC, hỗ trợ tiếp cận, giải quyết TTHC cho người dân nhằm loại bớt những thủ tục, quy trình rườm rà, chồng chéo, giảm thiểu phiền hà, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, công dân trong quá trình giao dịch làm việc với các cơ quan công quyền, đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng được Chính phủ và các cấp chính quyền đặc biệt quan tâm và xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, chiến lược. Do trước đây chúng ta chưa thực sự chú trọng vấn đề này nên đến nay thủ tục hành chính vẫn là một trong những nguyên nhân gây ách tắc, kìm hãm các hoạt động kinh tế - xã hội, việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân, cũng như hoạt động nhịp nhàng của bộ máy nhà nước và điều đáng ngại nó làm giảm lòng tin của nhân dân vào nhà nước. Đảng và nhà nước ta đã có nhiều chủ trương và giải pháp thể hiện sự quyết tâm rất lớn trong thực hiện cải cách hành chính mà đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính. Các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp hay ở các văn bản pháp luật khác về cơ bản, đều phải thông qua thủ tục hành chính do các cơ quan, các cấp chính quyền nhà nước quy định và trực tiếp giải quyết. Cùng với yêu cầu phát triển và hội nhập, cải cách thủ tục hành chính ở nước ta đã và đang có những chuyển biến hết sức tích cực. Điều này được Chính phủ, UBND tỉnh Lào Cai, UBND thành phố nói riêng cụ thể hóa qua các văn bản quy phạm. 1
  4. Việc thực hiện cơ chế một cửa liên thông là giải pháp để đổi mới về phương thức làm việc của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương các cấp, nhằm tạo chuyển biến cơ bản trong quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức và công dân. Chính vì thế, thành phố Lào Cai luôn nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để đẩy mạnh cải cách TTHC, duy trì, thực hiện và kiểm soát các TTHC, đảm bảo các TTHC thực sự cần thiết và mang lại lợi ích thiết thực cho người dân địa phương. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế nêu trên là do việc kiểm tra, giám sát hoạt động tại bộ phận một cửa, các cơ quan chuyên môn trong việc giải quyết các TTHC chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục, đa chiều và lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo chuẩn mực. Xuất phát từ thực tiễn và yêu cầu công tác, bản thân tôi mạnh dạn chọn đề tài “Cải cách thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai” cho Luận văn thạc sỹ của mình với mong muốn góp phần làm cho hoạt động cải cách TTHC của thành phố Lào Cai ngày càng phục phụ tốt nhu cầu của Nhân dân, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, củng cố lòng tin của người dân với chính quyền thành phố. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Cải cách hành chính có thể được hiểu như là một quá trình thay đổi nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả hành chính, cải tiến tổ chức, và phương pháp hành chính cũ, xây dựng chế độ và phương thức hành chính mới trong lĩnh vực quản lý của bộ máy hành chính Nhà nước. Cải cách thủ tục hành chính là điều kiện cần thiết để tăng cường củng cố mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân, tăng cường sự tham gia quản lý Nhà nước của nhân dân. Cải cách thủ tục được coi là khâu đột phá trong cải cách nền hành chính Nhà nước, nghĩa là để tạo sự chuyển động của toàn bộ hệ thống nền hành chính quốc gia; thủ tục hành chính là khâu được chọn đầu tiên, cải cách thủ tục hành chính sẽ gây ra sự chuyển động của toàn bộ hệ thống khi bị tác động. Những yếu tố khoa học quản lý, những nhân tố thị trường, những mối quan hệ ngày càng đa dạng phức tạp giữa chính trị - hành chính - kinh tế, những bước nhảy vọt của khoa học công nghệ, xu thế quốc tế hoá đời sống xã hội, trình độ dân trí được nâng cao mọi mặt đã đề ra yêu cầu mới đối với các Nhà nước, các Chính phủ và các nền hành chính 2
  5. công. Đây là việc làm không đơn giản, đòi hỏi trong quá trình CCHC phải tính toán kỹ lư ng, lựa chọn chính xác mục tiêu, tập trung giải quyết đồng bộ các nội dung cải cách tạo sự chuyển biến vững chắc cả về chiều rộng, lẫn chiều sâu. CCHC nói chung, cải cách TTHC nói riêng đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học và quản lý nghiên cứu cải cách dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Đến nay đã có nhiều cuốn sách chuyên khảo, bài báo, luận văn và các công trình khoa học của nhiều tác giả đề cập đến vấn đề CCHC, cải cách TTHC, cụ thể: - Nghiên cứu về lý luận và thực tiễn cải cách hành chính và những giải pháp về đẩy mạnh cải cách hành chính ở Việt Nam có công trình nghiên cứu, bài viết của các tác giả. + “Giải pháp cải cách hành chính ở Việt Nam”, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội, của tác giả Nguyễn Ngọc Hiến + “Từ điển thuật ngữ hành chính”, NXB Lao động, Hà Nội, của tác giả Mai Hữu Khuê, Bùi Văn Nhơn. + “Thủ tục hành chính - Lý luận và thực tiễn”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội của tác giả Nguyễn Văn Thâm, Võ Kim Sơn + “Mô hình tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tác giả Đào Trí Úc. + “Cải cách hành chính nhà nước lý luận và thực tiễn” Nxb chính trị quốc gia, năm 2016 do PGSTS. Nguyễn Hữu Hải chủ biên; Các công trình nghiên cứu, các bài viết nêu trên, các tác giả đã tập trung đi sâu phân tích, đánh giá CCHC ở Việt Nam trên phương diện lý luận và thực tiễn. Trong các công trình nghiên cứu cho tác giả một cái nhìn tổng quan về lý luận công tác cải cách hành chính và sự cần thiết phải cải cách hành chính. Bên cạnh đó cũng giúp tác giả có cái nhìn về thực trạng cải cách hành chính ở Việt Nam và những giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh cải cách hành chính ở nước ta. - Nghiên cứu về cải cách thủ tục hành chính có các công trình nghiên cứu, bài viết tiêu biểu của các tác giả: + Một số vấn đề về cải cách thủ tục hành chính của tác giả Mai Hữu Khuê và Bùi Văn Nhơn; 3
  6. + Thủ tục hành chính: Lý luận và thực tiễn của tác giả Nguyễn Văn Thâm và Võ Kim Sơn; + Công tác cải cách thủ tục hành chính ở tỉnh Lai Châu, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2015 của tác giả Nguyễn nh Huấn. Ở các bài viết trên các tác giả đã nghiên cứu làm rõ những vấn đề về cải cách TTHC, những kết quả đã đạt được, những tồn tại, vướng mắc và nguyên nhân của những tồn tại nói trên, từ đó đề xuất phương hướng và các giải pháp để đẩy mạnh cải cách TTHC trong thời gian tới. Các tác giả Nguyễn Văn Thâm và Võ Kim Sơn đi sâu nghiên cứu lý luận về cải cách TTHC để vận dụng vào thực tiễn và chỉ ra được những bất cập, tồn tại cần phải khắc phục trong cải cách TTHC ở Việt Nam hiện nay. - Cũng phải kể đến các đề tài Luận án, Luận văn, Khóa luận về cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa: + Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại cơ quan hành chính nhà nước địa phương tỉnh Bắc Giang, Luận văn thạc sỹ lý luận lịch sử nhà nước và pháp luật năm 2014 của tác giả Lương Thị Phương Thúy; + Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại U ban nhân nhân huyện thuộc tỉnh Quảng Ninh, Luận văn thạc sỹ quản lý hành chính công của tác giả Nguyễn Thị Thanh; + Một số giải pháp nhằm hoàn thiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại Sở Tài nguyên Môi trường và nhà đất Hà Nội, đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở của tác giả Trịnh Thị Mai; + Luận văn Thạc sỹ của tác giả Nguyễn Đức Vượng năm 2007 với đề tài “Nâng cao hiệu lực của cơ chế một cửa trong công tác quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”… Ngoài những công trình nghiên cứu khoa học nói trên còn có những đề tài nghiên cứu và những bài nghiên cứu đăng trên Tạp chí khoa học có liên quan đến mô hình “một cửa”, “một cửa liên thông” từ trung ương đến địa phương như : Nghiên cứu của Vụ Cải cách hành chính và Dự án cải cách hành chính - UNDP về Bộ chỉ số đánh giá chất lượng hoạt động của bộ phận một cửa cấp huyện (2010); Đề án “Thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ 4
  7. chế một cửa trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng ” (năm 2012) của tác giả Trần Hoàng Phong - Phó chánh Văn phòng UBND tỉnh Sóc Trăng. Các bài báo khoa học tiêu biểu của các tác giả : Lê Chi Mai (2005), Từ mô hình “một cửa - một giải pháp để cải cách dịch vụ hành chính công, Thông tin khoa học hành chính số 3/2005; Trần Công Dũng (2010), Vách ngăn hay ngăn cách nơi giao dịch một cửa, Tạp chí Tổ chức nhà nước, số 6; Tạ Thị Hải Yến (2012), Hoàn thiện Cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, Báo điện tử www.thutuchanhchinh.vn Trong các đề tài nghiên cứu khoa học trên, các tác giả đã phân tích và hệ thống hóa những vấn đề lý luận của cải cách TTHC, phân tích, đánh giá thực trạng cải cách TTHC theo cơ chế “một cửa” tại các đơn vị, địa phương cụ thể và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện, đẩy mạnh cải cách TTHC theo cơ chế một cửa tại các địa phương, đơn vị nói trên. Các công trình, các đề tài khoa nghiên cứu các nội dung CCHC, cải cách TTHC nói chung hoặc cải cách TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông của một địa phương cụ thể chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào nghiên cứu thực trạng cải cách TTHC tại ủy ban nhân dân thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai và đề xuất phương hướng và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác cải cách thủ tục hành chính tại UBND thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai trong những năm tới. Các công trình nghiên cứu trên đã giúp tác giả rất nhiều trong quá trình nghiên cứu những vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn về CCHC và cải cách TTHC ở nước ta. Đây là những công trình được chúng tôi sử dụng làm cơ sở lý luận Luận văn . Bên cạnh đó đề tài Luận án, Luận văn, khóa luận về cải CCHC, cải cách TTHC và thực hiện cơ chế một cửa cũng là định hướng, gợi ý cho chúng tôi trong việc thực hiện đề tài của mình. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu Làm rõ cơ sở khoa học về TTHC, cải cách TTHC, đánh giá thực trạng công tác cải cách TTHC tại UBND thành phố Lào Cai làm căn cứ cho việc đề xuất các biện pháp thích hợp nhằm cải cách TTHC trên một số lĩnh vực cụ thể. 5
  8. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích làm rõ cơ sở khoa học về TTHC, cải cách TTHC của thành phố Lào Cai - Tìm hiểu thực trạng công tác cải cách TTHC tại UBND thành phố Lào Cai. - Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các giải pháp giám sát hoạt động của các bộ phận một cửa nhằm nâng cao hiệu quả của công tác cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, phục vụ cho công tác quản lý và điều hành hoạt động ở địa phương trong giai đoạn hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của của đề tài là các hoạt động cải cách TTHC tại UBND thành phố Lào Cai. Trong đó tập trung nghiên cứu khảo sát về cơ chế, cách tổ chức vận hành, điều kiện hoạt động, năng lực, trách nhiệm và kỷ cương, kỷ luật hành chính của cán bộ, công chức, viên chức có liên quan đến việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính đối với một số lĩnh vực cấp phép xây dựng, cấp phép kinh doanh, tài nguyên và môi trường. Đây là mảng công việc liên quan đến nhiều TTHC, công dân có nhu cầu được giải quyết thường xuyên, liên tục và cũng có nhiều bức xúc trong dư luận cần được nghiên cứu, cải cách triệt để nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế đặt ra cho UBND thành phố Lào Cai hướng tới mục tiêu xây dựng chính quyền phục vụ Nhân dân. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập chung nghiên cứu công tác cải cách TTHC tại UBND thành phố Lào Cai trong giai đoạn 2012- 2016 về những kết quả đã đạt được và những hạn chế trong quá trình cải cách TTHC của UBND thành phố Lào Cai từ đó có những kiến nghị, đề xuất các giải pháp tiếp tục hoàn thiện công tác cải cách TTHC trong thời gian tới tại UBND thành phố Lào Cai. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn - Đề tài nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, những quan điểm của Đảng và nhà nước về cải cách hành chính trong thời kỳ đổi mới, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến nội dung đề tài. 6
  9. - Đề tài sử dụng các các phương pháp nghiên cứu khoa học như: Thu thập số liệu - xử lý thông tin, phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê xã hội học, nghiên cứu lý thuyết, khảo sát thực tiễn để nghiên cứu các đối tượng trên. Trong quá trình thực hiện đề tài có kế thừa một số kết quả nghiên cứu liên quan, các đánh giá, nhận định trong các báo cáo tổng kết của các cơ quan về công tác cải cách TTHC. 6. Đóng góp của khóa luận - Về mặt lý luận: Luận văn góp phần nghiên cứu cơ sở khoa học về TTHC, cải cách TTHC - Về mặt thực tiễn: + Các số liệu thông tin về thực trạng cải cách TTHC của thành phố Lào Cai có thể giúp địa phương làm cơ sở để xây dựng các quy định hợp lý hơn. + Các biện pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính hướng tới người dân có thể áp dụng tại UBND thành phố Lào Cai trong thời gian tới. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung của bài khóa luận bao gồm 3 chương chính: Chương 1: Những vấn đề lý luận chung của cải cách thủ tục hành chính Chương 2: Thực trạng cải cách thủ tục hành chính tại UBND thành phố Lào Cai Chương 3: Phương hướng và giải pháp tiếp tục cải cách thủ tục hành chính tại UBND thành phố Lào Cai 7
  10. CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 1.1. Khái quát về thủ tục hành chính 1.1.1. Khái niệm thủ tục hành chính TTHC là một loại quy phạm pháp luật quy định về trình tự về thời gian, về không gian khi thực hiện một thẩm quyền nhất định của bộ máy Nhà nước, là “cách thức giải quyết công việc của các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền trong mối quan hệ nội bộ của hành chính và giữa các cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức và cá nhân công dân” [ 28,tr.7] 1.1.2. Đặc điểm của thủ tục hành chính Thứ nhất, thủ tục hành chính được điều chỉnh bằng quy phạm thủ tục, là cơ sở pháp lý cho các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng của mình. Thứ hai, thủ tục hành chính diễn ra theo trật tự, theo các bước nhất định là “trình tự thực hiện thẩm quyền trong hoạt động quản lý nhà nước trong hoạt động chấp hành, điều hành. Nghĩa là thủ tục hành chính được phân biệt với thủ tục tư pháp, khác thủ tục tố tụng tại tòa án” [ 42,tr.9] Thứ ba, “thủ tục hành chính rất đa dạng và phức tạp. Tính đa dạng và phức tạp của thủ tục hành chính được quy định bởi hoạt động quản lý nhà nước là hoạt động được diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội” [ 42,tr.9]. Thứ tư, thủ tục hành chính có tính năng động hơn so với các quy phạm nội dung của luật hành chính, đòi hỏi phải thay đổi nhanh hơn để thích ứng và phù hợp với nhu cầu thực tế của đời sống xã hội. 1.1.3. Vai trò của thủ tục hành chính Thứ nhất, TTHC là công cụ để tổ chức bộ máy hành chính ở UBND thành phố tác động quản lý nhà nước đến các hoạt động trên địa bàn thành phố. Thứ hai, TTHC là phương tiện bảo đảm thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của cá nhân và tổ chức. 8
  11. Thứ ba, TTHC là cơ sở pháp lý hình thành hoạt động trật tự trong quản lý hành chính Nhà nước. 1.14. Phân loại thủ tục hành chính a) Thủ tục hành chính nội bộ. b) Thủ tục hành chính liên hệ c) Thủ tục hành chính văn thư 1.2. Cải cách thủ tục hành chính 1.2.1. Khái niệm về cải cách thủ tục hành chính Cải cách hành chính là một khái niệm đã được nhiều học giả, các nhà nghiên cứu hành chính trên thế giới đưa ra, dựa trên các điều kiện về chế độ chính trị, kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, cũng như phụ thuộc vào quan điểm và mục tiêu nghiên cứu, do đó hầu hết các định nghĩa này là khác nhau. 1.2.2 Các yếu tố tác động đến cải cách thủ tục hành chính a) Nguyên tắc thực hiện thủ tục hành chính nhà nước - Nguyên tắc thẩm quyền - Nguyên tắc chính xác, khách quan, công minh - Nguyên tắc công khai hóa thủ tục hành chính - Nguyên tắc các bên tham gia TTHC phải bình đẳng trước pháp luật - Nguyên tắc đơn giản, tiết kiệm b) Các yếu tố tác động đến cải cách thủ tục hành chính Thứ nhất, năng lực nhận thức của chủ thể thủ tục hành chính. Thứ hai, hệ thống các quy định về thủ tục hành chính. Thứ ba, truyền thông và sự tham gia của các nguồn lực xã hội 1.3 Nội dung cải cách thủ tục hành chính đối với cơ quan cấp thành phố trực thuộc tỉnh a) Nội dung cải cách thủ tục hành chính - Cơ chế một cửa và một cửa liên thông - Kiểm soát thủ tục hành chính - Đánh giá tác động thủ tục hành chính - Rà soát, đánh giá thủ tục hành chính 9
  12. - Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị b) Cải cách thủ tục hành chính đối với cơ quan cấp thành phố trực thuộc tỉnh Một là, đảm bảo tính thống nhất của hệ thống TTHC. Hai là, đảm bảo sự chặt chẽ, hợp lý, khoa học, rõ ràng và công khai của hệ thống TTHC. Ba là, Đơn giản hóa TTHC đảm bảo phải dễ hiểu, dễ tiếp cận, đơn giản trong thực hiện, cụ thể như. Bốn là, TTHC khi ban hành phải đảm bảo tính khả thi, phải áp dụng hiệu quả trong thực tiễn giải quyết nhu cầu của công dân và kiểm soát hoạt động của các cơ quan nhà nước trong quá trình giải quyết công việc. Năm là, tiếp tục thực hiện có hiệu quả cơ chế một cửa cơ chế một cửa liên thông phù hợp với các điều kiện đặc thù của thành phố về cơ cấu tổ chức, biên chế, cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc Sáu là, Ban hành cơ chế kiểm tra cán bộ, công chức tiếp nhận và giải quyết công việc của nhân dân và tổ chức. Bẩy là, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. 1.4. Ý nghĩa của cải cách thủ tục hành chính Thứ nhất, cải cách thủ tục hành chính sẽ đưa quy định của pháp luật đi vào đời sống xã hội. Thứ hai, cải cách thủ tục hành chính bảo đảm cho công việc được tiến hành theo một trật tự cần thiết và có thể kiểm soát được. Thứ ba, cải thủ tục hành chính sẽ xác lập cụ thể rõ ràng mối quan hệ giữa Nhà nước với công dân. Thứ tư, cải cách thủ tục hành chính là cơ sở để xác định rõ trách nhiệm giữa các bên trong công việc được giao. 10
  13. CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI UBND THÀNH PHỐ LÀO CAI 1.1. Khái quát về UBND thành phố Lào Cai 1.1.1. Điều kiện tự nhiên thành phố Lào Cai 1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 1.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của UBND thành phố Lào Cai 1.1.4 Hoạt động của UBND thành phố Lào Cai a) Nguyên tắc làm việc của Ủy ban nhân dân thành phố Lào cai b) Trách nhiệm, phạm vi và cách thức giải quyết công việc của UBND thành phố Lào Cai c) Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Chủ tịch UBND thành phố d) Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Phó chủ tịch UBND thành phố d) Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Ủy viên UBND thành phố đ) Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc UBND thành phố e) Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Chánh Văn phòng HĐND và UBND thành phố f) Quan hệ công tác của UBND thành phố Lào cai 2.2. Triển khai tổ chức thực hiện cải cách thủ tục hành chính tại UBND thành phố Lào Cai 2.2.1 Công tác lãnh đạo, chỉ đạo 2.2.2. Công tác cải cách thể chế 2.2.3. Cải Cách tổ chức bộ máy 2.2.4. Đổi mới nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức , viên chức 2.2.5. Cải cách tài chính công và Hiện đại hóa nền hành chính nhà nước 2.2.6 Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông a) Cơ cấu tổ chức của Bộ phận một cửa thành phố Lào Cai 11
  14. Cơ chế một cửa tại UBND thành phố và các xã, phường được đưa vào hoạt động theo Quyết định số 45/QĐ - UBND ngày 17/3/2004 của UBND thành phố ban hành quy chế tiếp nhận và giải quyết hồ sơ của của công dân, tổ chức theo cơ chế một cửa tại UBND thành phố và các xã, phường; ngày 24/5/2010, UBND thành phố tiếp tục thực hiện thí điểm cơ chế một cửa liên thông theo Quyết định số 1337/QĐ - UBND của UBND tỉnh Lào Cai, qua 12 năm, triển khai thực hiện theo cơ chế một cửa, 06 năm thực hiện theo cơ chế một cửa liên thông đã góp phần đẩy mạnh chương trình cải cách hành chính của thành phố, hướng đến một nền hành chính phục vụ Nhân dân. b) Quy trình giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, tại UBND thành phố Lào cai. Bước 1. Tiếp nhận hồ sơ Bước 2. Chuyển hồ sơ Bước 3. Giải quyết hồ sơ Bước 4. Trả kết quả giải quyết hồ sơ c) Quy trình giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông, tại UBND thành phố Lào cai. Bước 1. Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan chủ trì giải quyết TTHC. Bước 2. Công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ và tiếp nhận hồ sơ theo quy định. Bước 3. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan chủ trì tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan phối hợp bằng văn bản, cơ quan được hỏi ý kiến phải trả lời trong thời gian quy định. Bước 4. Trên cơ sở giải quyết hồ sơ của các cơ quan phối hợp, cơ quan chủ trì thẩm định và trình cấp có thẩm quyền quyết định và chuyển kết quả giải quyết hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nơi cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ. Bước 5. Trả kết quả giải quyết hồ sơ thực hiện theo quy định 2.2.7 Công tác kiểm soát TTHC - Tổng số TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của thành phố 257 TTHC 12
  15. trong đó chia ra: Lĩnh vực Tư pháp 22 TTHC; TNMT 20 TTHC; Nội vụ 09 TTHC; Giáo dục 35 TTHC; Tài chính - KH 60 TTHC; Lao động thương binh xã hội: 30 TTHC; Kinh tế 43 TTHC ; Quản lý đô thị 16; Thanh tra 4 TTHC; Dân tộc 01 TTHC; Y tế 02 TTHC; Văn hóa - TT 06 TTHC. - Số TTHC thực hiện tại bộ phận một cửa của thành phố là 140 TTHC, trong đó: Lĩnh vực Tư pháp 18 TTHC; TNMT 20 TTHC; Nội vụ 08 TTHC; Giáo dục 17 TTHC; Tài chính - KH: 24 TTHC; Lao động thương binh xã hội: 12 TTHC; Kinh tế 18 TTHC ; Quản lý đô thị 16; Dân tộc 01 TTHC; Y tế 02 TTHC; Văn hóa - TT 06 TTHC. 2.2.8 Công tác kiểm tra cán bộ, công chức tiếp nhận và giải quyết TTHC. Thông qua hệ thống phần mềm Igate - VNPT các cơ quan, chức năng và tổ chức, người dân có thể tra cứu tình hình thực hiện TTHC ở bước. Công khai hệ thống điện thoại đường dây nóng (26 số diện thoại của lãnh đạo UBND thành phố và các Chủ tịch UBND các xã, phường được niêm yết công khai đến từng thôn, tổ dân phố thông qua hệ thống nhà văn hóa khu dân cư) để tiếp nhận ý kiến phản ánh những vướng mắc khó khăn khi giải quyết TTHC của các tổ chức và người dân theo yêu cầu 24/24 vào các ngày trong tuần. Tháng 10/2015, UBND thành phố tiếp tục mở rộng việc kiểm soát giải quyết TTHC thông qua việc lấy phiếu đo lường sự hài lòng của người dân qua từng phiếu hẹn trả kết quả (Phụ lục số 01) và phiếu đóng góp những sáng kiến, góp ý trực tiếp cho thành phố (Phụ lục số 02). 2.3. Kết quả cải cách thủ tục hành chính trên một số lĩnh vực tại UBND thành phố Lào Cai 2.3.1. Cải cách thủ tục cấp phép đăng ký kinh doanh - Kết quả giải quyết TTHC lĩnh vực đăng ký kinh doanh, cụ thể như sau: Số lƣợng TTHC đƣợc giải quyết theo các Tiến độ năm STT Tên TTHC Trả Trả TS 2012 2013 2014 2015 2016 đúng Quá hạn hạn 1 Đăng ký kinh doanh HTX 173 15 21 35 42 60 173 2 Đăng ký kinh doanh cá thể 6122 812 914 1162 1290 1944 6122 Tổng cộng : 6295 827 935 1197 1332 2004 6295 0 13
  16. - Kết quả đo lường sự hài lòng của tổ chức, người dân qua giấy hẹn trả kết quả và góp ý trực tiếp của người dân lĩnh vực Kinh doanh (từ tháng 10/2015 đến 9/2017), cụ thể như sau: Kết quả đánh giá qua giấy hẹn trả kết quả giải quyết TTHC Lĩnh vực, công việc giải quyết Số TTHC đƣợc đánh giá trên Tính công Quy trình Thực hiện trả Chi phí Phiếu góp ý trực tiếp Thái độ phục khai minh thực hiện kết quả theo ngoài quy vụ công chức giấy hẹn bạch TTHC giấy hẹn định STT Đúng giấy hẹn Khó thực hiện Không có chi Khó tiếp cận Dễ thực hiện Bình thƣờng Không đúng Dễ tiếp cận Có chi phí Không tốt giấy hẹn Tốt phí Cấp phép 1 3492 0 3372 5 3356 6 3370 4 2 3372 3280 122 kinh doanh (Nguồn tổng hợp các báo cáo năm CCHC của UBND thành phố) Tại UBND thành phố Lào Cai việc cấp giấy phép kinh doanh được ủy quyền cho phòng Tài chính - Kế hoạch có trách nhiệm thẩm tra và xác minh và ký cấp phép kinh doanh đã đảm bảo phù hợp với những yêu cầu quy định của luật doanh nghiệp và với quan điểm chỉ đạo chung khi xây dựng thủ tục hành chính là đơn giản hóa giấy tờ và quy trình thực hiện thủ tục hành chính so với giai đoạn 2005 -2013. Tuy nhiên đối với yêu cầu của tỉnh cần cắt giảm 30% thời gian thực hiện TTHC đăng ký kinh doanh (03 ngày đối với hộ kinh doanh cá thể ; 05 ngày đối với việc đăng ký kinh doanh hợp tác xã) yêu cầu UBND thành phố Lào Cai cần bổ sung nhân lực để thực hiện nhằm đảm bảo cho việc thẩm định, xác minh, đồng thời tăng cường ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào trong hoạt động tiếp nhận TTHC cho tổ chức người dân thông qua hệ thống phần mềm hỗ trợ giải quyết TTHC VNPT-Igate và thực hiện tuyên truyền mạnh mẽ cho người dân thấy được lợi ích của việc áp dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 đối với loại hình thủ tục hành chính này. Bên cạnh đó cũng cần tăng cường việc kiểm tra sau việc cấp phép nhằm đảm bảo cho cấp phép kinh doanh đạt đúng mục đích tránh việc lợi dụng cấp phép kinh doanh để làm việc lách luật 14
  17. 2.3.2. Lĩnh vực cấp phép xây dựng - Kết quả giải quyết TTHC lĩnh vực cấp phép xây dựng, cụ thể như sau : Số lƣợng TTHC đƣợc giải quyết theo các Tiến độ năm ST Tên TTHC Trả Trả T TS 2012 2013 2014 2015 2016 đúng Quá hạn hạn Cấp lại giấy phép xây 1 979 115 163 186 231 284 979 dựng nhà ở Cấp giấy phép xây dựng 2 4009 530 563 701 1061 1154 3991 18 nhà ở riêng lẻ đô thị Tổng cộng : 4988 645 726 887 1292 1438 4970 18 - Kết quả đo lường sự hài lòng của tổ chức, người dân qua giấy hẹn trả kết quả lĩnh vực Quản lý đô thị (từ tháng 10/2015 đến 9/2017), cụ thể như sau: Lĩnh vực, công việc giải quyết Kết quả đánh giá qua giấy hẹn trả kết quả giải quyết TTHC Số TTHC đƣợc đánh giá trên Phiếu góp ý trực tiếp Tính công Quy trình Thực hiện trả Chi phí Thái độ phục khai minh thực hiện kết quả theo ngoài quy vụ công chức giấy hẹn bạch TTHC giấy hẹn định STT Đúng giấy hẹn Khó thực hiện Không có chi Khó tiếp cận Dễ thực hiện Bình thƣờng Không đúng Dễ tiếp cận Có chi phí Không tốt giấy hẹn Tốt phí Cấp phép 1 1979 0 1972 0 1970 3 1967 6 4 1967 1950 18 0 xây dựng (Nguồn tổng hợp các báo cáo năm CCHC của UBND thành phố) Quản lý cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ vốn được coi là vấn đề hết sức phức tạp và khá nhạy cảm. TTHC trong quản lý phép xây dựng nhà ở riêng lẻ được quy định trong Luật xây dựng, Luật đất đai và nhiều luật, văn bản pháp luật có liên quan khác, đối với UBND thành phố Lào Cai trong những năm qua đã có nhiều thay đổi tích cực như: Rút ngắn thời gian cấp phép từ 20 ngày làm việc xuống còn 15 ngày làm việc; thống nhất việc cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ do thẩm quyền của UBND thành phố; từng bước xây dựng hạ tầng công nghệ để đáp ứng yêu cầu tiếp nhận TTHC về cấp phép xây dựng đạt mức độ 3… Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả nỗ lực cố gắng của UBND thành phố trong quá trình cải 15
  18. cách TTHC lĩnh vực cấp phép xây dựng vẫn còn những bất cập cần được khắc phục trong thời gian tới, cụ thể: - Nguồn nhân lực phục vụ trong lĩnh vực này còn thiếu và yếu đặc biệt là việc kiểm tra, thẩm tra sau quá trình cấp phép còn có nhiều bất cập dẫn tới còn có hiện tượng làm nhà không có giấy phép và xây dựng không theo cấp phép quy định. - Tuy đã có sự ứng dụng phần mềm vào trong việc giải quyết TTHC, nhưng thành phần hồ sơ của lĩnh vực này có khối lượng lớn, các bản vẽ được thiết kế khổ gấy 3, đòi hỏi khi đưa vào môi trường mạng cần phải có hệ thống máy scand tốc độ cao. Để làm giảm áp lực cho cán bộ, công chức giải quyết TTHC lĩnh vực này, UBND thành phố cần thiết phải có phương án đầu tư đồng bộ tránh việc tên TTHC vẫn chuyển trên môi trường mạng nhưng công chức vẫn phải chuyển hồ sơ TTHC ”chạy bộ”. 2.3.3. Lĩnh vực đất đai Đất đai là tài sản thuộc sở hữu nhà nước, là một trong những nguồn tài nguyên quý giá của quốc gia. Dân số tăng nhanh nhưng nguồn tài nguyên đất không tăng. Đặc biệt với xu hướng đô thị hoá hiện nay, việc quản lý đất sao cho hiệu quả là một đòi hỏi cấp thiết hơn. Lĩnh vực đất đai này gồm những TTHC như: Thủ tục chuyển đổi quyền sử dụng đất, chuyển nhượng quỳên sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với tổ chức, chuyển nhượng quyền sử dụng đất đô thị, cho thuê đất, cho thuê lại đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cho thuê đất, cho thuê lại đất của tổ chức kinh tế, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thủ tục chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các thủ tục trên đã được niêm yết công khai tại Bộ phận một cửa của thành phố. Hiện nay những quy định về quản lý đấy đai được thực hiện theo Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định thi hành một số điều của Luật Đất đai; Thông tư số 30/2014TT- BTNMT ngày 02/06/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất; Thông tư số 23/2014TT- BTNMT ngày 19/05/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất… Với những quy định theo văn bản quy phạm pháp luật hiện nay đã giúp thời gian giải quyết 16
  19. các thủ tục trên được rút ngắn so với trước đây, thẩm quyền và trình tự giải quyết cũng rõ ràng hơn, cụ thể: Đối với cấp xã chỉ còn thực hiện TTHC hòa giải tranh chấp đất đai; cấp huyện thực hiện các TTHC liên quan đến việc cấp đất lần đầu; cấp tỉnh thực hiện các TTHC về chuyển nhượng, cho tặng, thừa kế, đính chính, xóa thế chấp … (thông qua hệ thống các Văn phòng đăng ký đất đai của cấp huyện). - Kết quả giải quyết TTHC lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường, cụ thể như sau: Số lƣợng TTHC đƣợc giải quyết theo các Tiến độ S năm Số lƣợng các TTHC lĩnh vực T Trả Trả Tài nguyên và Môi trƣờng T TS 2012 2013 2014 2015 2016 đúng Quá hạn hạn Số lượng các TTHC Tài nguyên và Môi trường thuộc 1 11730 3659 4376 1025 1142 1528 11382 348 thẩm quyền giải quyết của UBND thành phố Số lượng các TTHC Tài nguyên và Môi trường thuộc thẩm quyền giải quyết của 2 Sở Tài nguyên và Môi 25577 4550 9495 11532 24398 1179 trường nhưng được tiếp nhận qua bộ phận một cửa thành phố Tổng cộng : 37307 3659 4376 5575 10637 13060 35780 1527 - Kết quả đo lường sự hài lòng của tổ chức, người dân qua giấy hẹn trả kết quả và góp ý trực tiếp của người dân lĩnh vực tài nguyên và môi trường (từ tháng 10/2015 đến 9/2017), cụ thể như sau: Kết quả đánh giá qua giấy hẹn trả kết quả giải quyết TTHC Lĩnh vực, công việc giải quyết Số TTHC đƣợc đánh giá trên Tính công Quy trình Thực hiện trả Chi phí Phiếu góp ý trực tiếp Thái độ phục khai minh thực hiện kết quả theo ngoài quy vụ công chức giấy hẹn bạch TTHC giấy hẹn định STT Đúng giấy hẹn Khó thực hiện Không có chi Khó tiếp cận Dễ thực hiện Bình thƣờng Không đúng Dễ tiếp cận Có chi phí Không tốt giấy hẹn Tốt phí Tài nguyên 1 14411 55 12097 175 10545 587 11949 738 185 12462 13013 933 48 Môi trường (Nguồn tổng hợp các báo cáo năm CCHC của UBND thành phố) 17
  20. Đối với việc cải cách hành chính về lĩnh vực đất đai còn gặp rất nhiều khó khăn, xuất phát ngay từ chính các văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể: Việc thực hiện mô hình Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố trực thuộc sở Tài nguyên và Môi trường mới chỉ giải quyết được vấn đề chiều dọc của công tác tổ chức bộ máy theo hướng thông suốt từ Trung ương tới địa phương. Tuy nhiên chưa giải quyết được yêu cầu đặc thù đặt ra đối với việc giải quyết TTHC của UBND thành phố Lào Cai. Hiện tại, thành phố Lào Cai là trung tâm tỉnh lỵ, người dân có nhu cầu giải quyết TTHC về đất đai là rất lớn (trên 30.000 TTHC/năm), trong quá trình giải quyết TTHC thành phố nhận được rất nhiều ý kiến phản ánh của người dân về những bức xúc về chậm muộn giải quyết TTHC về lĩnh vực đất đai (tổng số ý kiến phản ánh chậm muộn và nhưng bức xúc năm 2016 và 2017 là 411 ý kiến - Nguồn báo cáo tổng kết công tác CCHC hàng năm của UBND thành phố), đa số những ý kiến phản ánh này thuộc trách nhiệm của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh. Từ những yêu cầu thực tế đặt ra cần có sự vào cuộc thường xuyên, liên tục của chính quyền thành phố để kịp thời tháo g những khó khăn, vướng mắc cho người dân nhằm tránh tạo ra những “điểm nóng”. Đối với nội dung này cần phải có những điều chỉnh tích cực về mặt tổ chức bộ máy và phân cấp thực hiện cho thành phố để đảm bảo tính phù hợp với tình hình thực tế trong công tác cải cách TTHC lĩnh vực đất đai của thành phố Lào Cai. 2.4. Đánh giá chung 2.4.1. Kết quả đạt được. 2.4.2. Hạn chế 2.5.3 Nguyên nhân của những hạn chế 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2