intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã là người dân tộc thiểu số ở tỉnh Cao Bằng

Chia sẻ: Tuhai999 Tuhai999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

36
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận về chất lượng đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu số ở tỉnh Cao Bằng. Nghiên cứu, phân tích, đánh giá chất lượng đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu số ở tỉnh Cao Bằng từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu số ở tỉnh Cao Bằng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã là người dân tộc thiểu số ở tỉnh Cao Bằng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA CHU VĂN THẮNG CHẤT LƢỢNG ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP XÃ LÀ NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TỈNH CAO BẰNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - 2018
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Hoa Phản biện 1: PGS. TS. Nguyễn Thị Phƣợng Phản biện 2: GS. TS. Phạm Hồng Thái Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp khoa Nhà nước và pháp luật - Hội đồng bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số: 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa - TP. Hà Nội Thời gian: Vào hồi 14 giờ ngày 12 tháng 11 năm 2018. Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, học viện Hành chính Quốc gia. 2
  3. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cao Bằng có 199 xã, phường, thị trấn. Nhiệm kỳ 2016-2021 toàn tỉnh có 4484 đại biểu HĐND cấp xã, trong đó 4364 đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu số. Họ là những người ưu tú được lựa chọn từ trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở địa phương để làm nhiệm vụ đại biểu thay mặt Nhân dân, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của Nhân dân địa phương để quyết định, giám sát các vấn đề quan trọng ở địa phương. Mặc dù đã được lựa chọn một cách kĩ càng gắn với tiêu chuẩn đại biểu nhưng các đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu số ở Cao Bằng vẫn còn bộc lộ khá nhiều những nhược điểm mà hiện nay và trong các nhiệm kỳ tiếp theo cần được khắc phục như về trình độ văn hóa, trình độ lý luận chính trị, trình độ quản lý nhà nước, trình độ chuyên môn, các kỹ năng hoạt động của đại biểu để thực hiện nhiệm vụ (như kỳ họp HĐND, tiếp xúc cử tri, hoạt động giám sát)...Muốn xây dựng Cao Bằng thực sự trở thành một tỉnh có kinh tế vững vàng, có an ninh trật tự ổn định, đời sống vật chất và tinh thần của đông đảo đồng bào các dân tộc thiểu số được đảm bảo, độc lập, chủ quyền Quốc gia được giữ vững, nhất thiết phải nâng cao chất lượng hoạt động của đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu số. Từ những thực tế của quá trình quản lý nhà nước ở địa phương, tác giả đã mạnh dạn lựa chọn vấn đề: ''Chất lượng đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu số ở tỉnh Cao Bằng” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Các công trình tiêu biểu đã được công bố như: - Triệu Sĩ Lầu (2002), Thực trạng về năng lực và phong cách làm việc của Uỷ ban nhân dân cấp xã, đề xuất phương thức nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ xã ở Cao Bằng, Đề tài khoa học cấp tỉnh, Cao Bằng. 3
  4. - Hà Đức Đà (2003), Người Mông, Dao trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Cao Bằng, Đề tài khoa học cấp tỉnh, Cao Bằng. - Đoàn Đông Vũ (2005), Người Tày, Nùng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Cao Bằng, Đề tài khoa học cấp tỉnh, Cao Bằng. - Đặng Văn Dũng (2010), Nâng cao chất lượng công tác chính trị, tư tưởng của Đảng bộ các xã biên giới huyện Hạ Lang tỉnh Cao Bằng, Đề tài khoa học cấp trường, trường Chính trị Hoàng Đình Giong tỉnh Cao Bằng. - Trần Thị Thu Hồng (2010), Công tác dân vận vùng đồng bào Mông, Dao huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng, Đề tài khoa học cấp trường, trường Chính trị Hoàng Đình Giong tỉnh Cao Bằng. - Đoàn Thị Vân Thúy (2016), Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 - 2020, Đề tài khoa học cấp trường, trường Chính trị Hoàng Đình Giong tỉnh Cao Bằng. - Trần Thị Thu Hồng (2018), Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào Mông tỉnh Cao Bằng hiện nay, Đề tài khoa học cấp trường, trường Chính trị Hoàng Đình Giong tỉnh Cao Bằng. - Đinh Thị Thúy Hường (2018), Công tác giảm nghèo bền vững tại huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng trong giai đoạn hiện nay, Đề tài khoa học cấp trường, trường Chính trị Hoàng Đình Giong tỉnh Cao Bằng. - Tô Vũ Ninh (2018), Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp cơ sở tại huyện Hòa An tỉnh Cao Bằng trong giai đoạn hiện nay, Đề tài khoa học cấp trường, trường Chính trị Hoàng Đình Giong tỉnh Cao Bằng - Hoàng Ngọc Mai (2016), Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã ở tỉnh Cao Bằng hiện nay, Luận văn thạc sỹ Lý luận lịch sử nhà nước và pháp luật, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Tuy nhiên, các công trình nói trên chủ yếu tiếp cận chính quyền cấp xã ở tỉnh Cao Bằng một cách chung chung chưa đi nghiên cứu sâu sắc, cụ thể những vấn đề liên quan đến HĐND cấp xã và đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc 4
  5. thiểu số. Có thể nói đề tài “Chất lượng đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu số ở tỉnh Cao Bằng" là công trình nghiên cứu đầu tiên mang tính mới mẻ, toàn diện về đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu số. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận về chất lượng đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu số ở tỉnh Cao Bằng. Nghiên cứu, phân tích, đánh giá chất lượng đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu số ở tỉnh Cao Bằng từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu số ở tỉnh Cao Bằng. 3.2. Nhiệm vụ - Nghiên cứu cơ sở lý luận về chất lượng đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu số. - Đánh giá thực trạng chất lượng đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu số ở tỉnh Cao Bằng. - Đề xuất quan điểm, giải pháp nâng cao chất lượng đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu số ở tỉnh Cao Bằng. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến chất lượng của đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu số ở tỉnh Cao Bằng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: - Về phạm vi không gian: Tập trung nghiên cứu chất lượng đại biểu HĐND của 199 xã, phường, thị trấn trên cơ sở các báo cáo, số liệu liên quan đến HĐND cấp xã ở tỉnh Cao Bằng. 5
  6. Tiến hành khảo sát thực tế tại 87 xã phường thị trấn bằng việc phỏng vấn gián tiếp đối với các đại biểu HĐND cấp xã để thấy những khó khăn của đại biểu khi thực hiện nhiệm vụ. Chẳng hạn như hoạt động trong kỳ họp HĐND, hoạt động trong tiếp xúc cử tri, hoạt động trong công tác giám sát. - Về phạm vi thời gian: Nghiên cứu chất lượng đại biểu HĐND của 199 xã, phường, thị trấn từ năm 2011 đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận: Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng, Nhà nước về xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước trong giai đoạn hiện nay. 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp so sánh, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp thống kê. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Thông qua các nội dung nghiên cứu, luận văn góp phần làm rõ thêm về lý luận và thực tiễn về chất lượng đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu số. Góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND nói riêng, chính quyền cấp xã nói chung. Luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho địa phương trong những vấn đề liên quan đến đại biểu HĐND. Đồng thời luận văn cũng góp phần làm phong phú hơn thực tiễn về HĐND thông qua các số liệu. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 3 chương. 6
  7. Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận về chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã là người dân tộc thiểu số Chƣơng 2: Tình hình chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã là người dân tộc thiểu số ở tỉnh Cao Bằng Chƣơng 3: Quan điểm và giải pháp nâng cao chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã là người dân tộc thiểu số ở tỉnh Cao Bằng. 7
  8. Chƣơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƢỢNG ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP XÃ LÀ NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ 1.1. ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP XÃ VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP XÃ LÀ NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ 1.1.1. Khái niệm đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã là ngƣời dân tộc thiểu 1.1.1.1. Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã Đại biểu HĐND cấp xã là thành viên của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân địa phương. Đại biểu HĐND cấp xã vừa chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, vừa chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước cấp trên về mọi mặt kinh tế - xã hội, đảm bảo thực hiện Hiến pháp, Luật và các quyết định của cơ quan nhà nước tại địa phương. Trong hoạt động, đại biểu HĐND cấp xã thay mặt Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước, quyết định các vấn đề quan trọng để phát huy các tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện quyền giám sát việc tuân theo pháp luật của UBND cùng cấp và của các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân đóng tại địa phương. 1.1.1.2. Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã là ngƣời dân tộc thiểu số Vấn đề dân tộc thiểu số đã được xác định trong Điều 4, Nghị định số 05/2011/NĐ-CP, về Công tác dân tộc, trong đó dân tộc thiểu số được xác định là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong đó dân tộc đa số cũng được xác định là dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng dân số của cả nước, theo điều tra dân số quốc gia. Như vậy, trong tổng số 54 dân tộc anh em đại gia đình dân tộc Việt Nam, dân tộc Kinh chiếm 86% dân số, được gọi là dân tộc đa số. Các dân tộc còn lại được gọi là các dân tộc thiểu số. 8
  9. Trên cơ sở Điều 6 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định về địa vị pháp lý của HĐND các cấp và đại biểu HĐND, có thể hiểu đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu số là người dân tộc thiểu số do cử tri ở cấp xã bầu ra, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân ở địa phương. 1.1.2. Đặc điểm đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã là ngƣời dân tộc thiểu số 1.1.2.1 Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã *Đại biểu HĐND cấp xã là đại diện tiêu biểu cho tiếng nói của các tầng lớp nhân dân trong xã, đại diện cho trí tuệ tập thể của cử tri. * Đại biểu HĐND cấp xã là người trực tiếp thực hiện quyền lực của HĐND cấp xã * Đại biểu HĐND cấp xã thực hiện hoạt động đại biểu trong khuôn khổ những quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định. 1.1.2.2. Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã là ngƣời dân tộc thiểu số Ngoài những đặc điểm chung của đại biểu HĐND cấp xã nói chung, đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu số còn có những đặc điểm riêng, đó là: * Đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu số là người được lựa chọn và bầu ra trong cộng đồng người dân tộc * Đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu số có đời sống còn nhiều khó khăn * Đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu số không đồng đều các mặt đời sống, có sự chênh lệch khá lớn về điều kiện sống, mức sống, trình độ dân trí giữa các dân tộc và giữa các vùng địa lý khác nhau. * Đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu số bao gồm nhiều dân tộc thiểu số khác nhau cùng làm nhiệm vụ đại biểu tại địa phương. 9
  10. * Đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu số chịu ảnh hưởng văn hóa của chính dân tộc mình 1.2. CHẤT LƢỢNG ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP XÃ LÀ NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ 1.2.1 Khái niệm chất lƣợng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã là ngƣời dân tộc thiểu số Theo Từ điển Tiếng Việt thì "chất lượng" chính là yếu tố tạo nên phẩm chất, giá trị của một người, một sự vật, sự việc. Chất lượng của đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu số là các yếu tố của đại biểu HĐND giúp cho đại biểu HĐND đạt được kết quả cao nhất khi thực hiện chức năng thuộc thẩm quyền của người đại biểu HĐND đối với Nhân dân địa phương. Có thể nhận diện các yếu tố cơ bản cấu thành chất lượng đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu số như sau: Chất lượng tư duy lý luận của đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu số: Là tổng thể các phẩm chất trí tuệ của người đại biểu có thể đáp ứng yêu cầu phát hiện, nhận thức nhanh nhạy, đúng đắn về những vấn đề thực tiễn ở cấp độ lý luận, giúp cho người đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu số có những đề xuất sắc bén, khả năng vận dụng sáng tạo, linh hoạt, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND, biểu hiện: Một là, khả năng xác lập tri thức. Đó là khả năng tiếp thu và vận dụng lý luận, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước một cách đúng đắn của người đại biểu. Hai là, người đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu số phải có khả năng xác lập quan hệ giữa các tri thức. Đó là khả năng liên kết tri thức ở các lĩnh vực, các ngành nghề chuyên môn đa dạng, phong phú thành một tổng thể ở mức độ khái quát cao. Đồng thời cũng phân định được tính đặc thù giữa các loại tri thức, thông tin để khi vận dụng vào thực tiễn vừa phải đảm bảo tính hệ thống, 10
  11. chỉnh thể ở tầm quốc gia, vừa phải đảm bảo tính đặc thù phù hợp với địa phương. Ba là, người đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu số phải có khả năng hiện thực hoá tri thức. Đó là khả năng biến những tri thức đã lĩnh hội được thành các chủ trương, kế hoạch hành động làm biến đổi hiện thực trực tiếp. Biểu hiện ở khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn, liên hệ lý luận với thực tiễn, vận dụng cái chung một cách đúng đắn vào từng tình huống cụ thể. Chất lượng tổ chức thực tiễn của đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu số: Là khả năng hình thành một cơ cấu chỉnh thể các hoạt động thực tiễn một cách có trật tự, có nề nếp, nhịp nhàng cân đối, có hiệu lực, hiệu quả nhằm hiện thực hoá mục tiêu đề ra. Chất lượng tổ chức thực tiễn của người đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu số được biểu hiện cụ thể như sau: Một là, khả năng thu nhận và xử lý thông tin liên quan đến mọi mặt của đời sống xã hội ở địa phương một cách nhanh chóng và có hiệu quả cụ thể, thiết thực. Hai là, đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu số phải có khả năng tham gia quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương. Ba là, đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu số phải có khả năng tổ chức thực hiện các quyết định. Bốn là, người đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu số phải có khả năng kiểm tra việc thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các nghị quyết của HĐND để phát hiện kịp thời những vấn đề mới nảy sinh để giải quyết, tìm ra những lệch lạc, sai sót để góp ý sửa chữa, hoàn chỉnh. Năm là, người đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu số phải có năng lực sáng tạo, tính quyết đoán. 11
  12. Sáu là, người đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu số phải có các kỹ năng hoạt. Bảy là, Người đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu số còn phải có khả năng đoàn kết, phát huy sức mạnh của toàn dân, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương. Tám là, người đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu số còn phải có khả năng làm việc độc lập, đó là khả năng tự nghiên cứu, phân tích và đưa ra các quyết định mang tính chất cá nhân. 1.2.2. Tiêu chí xác định chất lƣợng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã là ngƣời dân tộc thiểu số 1.2.2.1. Phẩm chất chính trị Đã là người đại biểu của Nhân dân, dù là người dân tộc đa số hay dân tộc thiểu số phải có phẩm chất chính trị. Phẩm chất chính trị là yếu tố quan trọng, quyết định đến chất lượng của người đại biểu HĐND. Nó là cơ sở tinh thần giúp cho người đại biểu vượt qua được mọi khó khăn, thử thách để hết lòng hết sức thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ. 1.2.2.2. Đạo đức cách mạng Đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu số phải trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, pháp luật. Phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Cũng như đại biểu HĐND là dân tộc đa số, đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu số phải có phẩm chất: "cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư". 1.2.2.3. Trình độ Trình độ văn hoá Trình độ lý luận chính trị Trình độ quản lý nhà nước 12
  13. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ 1.2.2.4. Kỹ năng Người đại biểu HĐND nói chung và người đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu số cần có kỹ năng hoạt động của mình. Cụthể: Kỹ năng xây dựng kế hoạch hoạt động của đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu số Kỹ năng tiếp xúc với cử tri Kỹ năng tiếp xúc cử tri bao gồm Kỹ năng tiếp xúc với phương tiện thông tin đại chúng Kỹ năng chất vấn Kỹ năng giám sát thành nhiệm vụ. 1.3. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƢỢNG ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP XÃ LÀ NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ 1.3.1. Yếu tố chính trị Yếu tố chính trị luôn luôn đóng một vai trò quyết định đến toàn bộ tiến trình phát triển của đời sống xã hội của một quốc gia, dân tộc. Định hướng sự phát triển của quốc gia, phát triển kinh tế, thúc đẩy văn hóa xã hội, các chế độ đối nội, đối ngoại, phát triển vùng miền, xóa bỏ sự chênh lệch về kinh tế, xã hội vùng miền, tăng cường đại đoàn kết dân tộc, đưa miền núi tiến kịp miền xuôi...Để đạt được những mục tiêu đó, nhất thiết phải nhờ vào yếu tố chính trị. Yếu tố chính trị tức là những chủ trương phát triển kinh tế xã hội mà Đảng đề ra đối với đời sống kinh tế- xã hội. Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đảng quyết định phát triển kinh tế xã hội bằng việc ra nghị quyết. Trên cơ sở nghị quyết của Đảng, Nhà nước với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tổ chức triển khai nghị quyết bằng việc xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Đối với đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số Việt Nam, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số Việt Nam có phát triển 13
  14. hay không cũng là nhờ vào sự quan tâm đúng mức của Đảng và Nhà nước thông qua các chính sách dân tộc. Chất lượng đại biều HĐND nói chung và đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu số nói riêng ở mức độ nào đó đều lệ thuộc vào sự định hướng chiến lược của Đảng. Cơ cấu tổ chức của HĐND, trang bị kiến thức các lĩnh vực đời sống cho đại biểu HĐND, vấn đề đảm bảo các điều kiện để đại biểu HĐND có thể hoạt động, các chế độ đãi ngộ đối với đại biểu HĐND… những yếu tố kể trên đều phụ thuộc vào đường lối chính sách của Đảng. 1.3.2. Yếu tố kinh tế Kinh tế luôn luôn là điểm mấu chốt quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Kinh tế quyết định đến trình độ sản xuất, đến văn hóa, giáo dục, y tế, quốc phòng, an ninh cũng như các mặt của đời sống xã hội. Đối với đời sống các mặt của đồng bào dân tộc thiểu số cũng vậy, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số có được cải thiện và nâng cao hay không, sự chênh lệch vùng miền, dân tộc có thể được giải quyết triệt để hay không thì đều nhờ vào yếu tố kinh tế và các chính sách kinh tế . Đại biểu HĐND nói chung và đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu số nói riêng chính là những cá nhân cụ thể nằm trong cộng đồng dân cư ở địa phương phụ thuộc vào nền kinh tế quốc gia và địa phương. Bởi lẽ đó, yếu tố kinh tế quyết định sâu sắc đến chất lượng đại biểu HĐND. 1.3.3. Yếu tố pháp lý Yếu tố pháp lý luôn luôn là vấn đề quan trọng trong bất cứ mối quan hệ xã hội nào, các cơ quan nhà nước với nhau, cơ quan nhà nước với công dân, tổ chức, các cá nhân công dân với nhau, quan hệ giữa quốc gia với quốc gia nhất thiết cần vào yếu tố pháp lý. Không có pháp luật sẽ không có bất cứ một quan hệ xã hội nào. Trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật quy định về dân tộc thiểu số, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 14
  15. văn bản quy phạp pháp luật điểu chỉnh các quan hệ xã hội, quyền lợi xã hội liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số. Chẳng hạn như: Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa. Chỉ thị số 38/2004/CT-TTg, của Thủ tướng Chính phủ về Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số đối với cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc, miền núi. Quyết định số 32/2016/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện ngheo, xã nghèo, thôn bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016-2020 và hỗ trợ vụ việc tham gia tố tựng có tính chất phức tạp hoặc điển hình. 1.3.4. Yếu tố phong tục tập quán Phong tục tập quán là yếu tố sâu sắc nhất tác động đến thế giới tinh thần của con người. Mỗi dân tộc đều có văn hóa, truyền thống, phong tục tập quán riêng. Việt Nam có 54 dân tộc anh em thì có 54 nét văn hóa để làm nên nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc. Cũng như các thành viên trong cộng đồng dân tộc mình, đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng sâu sắc bởi yếu tố phong tục tập quán của cộng đồng dân tộc mình. 15
  16. Chƣơng 2 TÌNH HÌNH CHẤT LƢỢNG ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN CẤP XÃ LÀ NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TỈNH CAO BẰNG 2.1. CƠ CẤU ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP XÃ LÀ NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TỈNH CAO BẰNG 2.1.1. Khái quát chung về tỉnh Cao Bằng Cao Bằng là tỉnh miền núi biên giới nằm phía Đông Bắc của Tổ quốc. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc, có đường biên giới dài 332 km với một cửa khẩu quốc tế, hai cửa khẩu quốc gia và nhiều đường tiểu ngạch; phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang; phía nam giáp tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn. Trung tâm tỉnh lỵ là Thành phố Cao Bằng, cách thủ đô Hà Nội 286 km về phía Đông Bắc theo quốc lộ 3 2.1.2. Cơ cấu đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã là ngƣời dân tộc thiểu số ở tỉnh Cao Bằng Tổng số đại biểu HĐND cấp xã tỉnh Cao Bằng trong 2 nhiệm kỳ, nhiệm kỳ 2011-2016 và nhiệm kỳ 2016- 2021. Xem xét cơ cấu đại biểu HĐND cấp xã tỉnh Cao Bằng theo các tiêu chí như đại biểu tái cử, đại biểu nữ, đại biểu ngoài Đảng, tôn giáo, đại biểu dân tộc Kinh, đại biểu dân tộc Tày, đại biểu dân tộc Nùng, đại biểu dân tộc Mông, đại biểu dân tộc Dao, đại biểu dân tộc Sán Chỉ, đại biểu dân tộc Lô Lô, về độ tuổi của đại biểu. 2.2. THỰC TIỄN CHẤT LƢỢNG ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP XÃ LÀ NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TỈNH CAO BẰNG 2.2.1. Phẩm chất chính trị Về lập trường tư tưởng chính trị, đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu số ở tỉnh Cao Bằng nhiệm kỳ 2011- 2016 và năm đầu nhiệm kỳ 2016- 2021, tuyệt đại đa số đại biểu luôn tỏ rõ tư cách người đại biểu HĐND, có phẩm 16
  17. chất chính trị vững vàng, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Về ý thức tuân thủ pháp luật: Đại đa số đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu số ở tỉnh Cao Bằng đã phát huy tinh thần của người đại biểu đại diện cho ý chí và nguyện vọng của Nhân dân địa phương, thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước như pháp luật dân sự, pháp luật hình sự, pháp luật kinh tế, pháp luật đất đai. Về tinh thần đấu tranh chống lại các vi phạm pháp luật và những biểu hiện tiêu cực trong xã hội, đại đa số đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu số không những thực hiện tốt pháp luật mà còn có ý thức động viên gia đình, người xung quanh, Nhân dân địa phương thực hiện tốt pháp luật. 2. 2. 2. Đạo đức cách mạng Đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu số ở tỉnh Cao Bằng đã tỏ rõ là người tuyệt đối tuân thủ Hiến pháp, và pháp luật. Hết mình phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. 2.2.3. Trình độ của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã là dân tộc thiểu số Trình độ của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã là dân tộc thiểu số tỉnh Cao Bằng trong 2 nhiệm kỳ, nhiệm kỳ 2011-2016 và nhiệm kỳ 2016- 2021 2.2.4. Kỹ năng của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã là ngƣời dân tộc thiểu số 2.2.4.1. Tình hình bồi dưỡng kỹ năng hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã là người dân tộc thiểu số Về kết quả đạt được: Nhiệm kỳ 2011-2016 mở 56 lớp với 4.218/4.412 đại biểu có mặt tham gia. Nhiệm kỳ 2016-2021 mở 57 lớp với 4.280/4.482 đại biểu tham gia 17
  18. 2.2.4.2. Các kỹ năng cụ thể của đại đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu số * Kỹ năng trong các kỳ họp Số lượng kỳ họp diễn ra tại 87 xã phường thị trấn của tỉnh Cao Bằng được khảo sát trong nhiệm kỳ 2011-2016 và năm đầu nhiệm kỳ 2016- 2021 như sau: Nghiên cứu Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ 2011-2016 của HĐND cấp xã của 87/199 xã, phường, thị trấn của tỉnh Cao Bằng nhiệm kỳ 2011-2016 cho thấy trong nhiệm kỳ, HĐND các xã và đại biểu HĐND đã thực hiện tốt Luật Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 trong việc tổ chức kỳ họp HĐND. Khảo sát thực tế bằng việc phỏng vấn gián tiếp đối với 912 đại biểu HĐND thuộc 87 xã trong tỉnh nhiệm kỳ 2016- 2021 để tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của đại biểu trong kỳ họp HĐND. Kết quả khảo sát như sau: - Về sự nhiệt tình, trách nhiệm công tác của đại biểu: Một số đại biểu chưa xác định rõ trách nhiệm đại biểu của mình, chưa dồn hết tâm sức trách nhiệm đối với sự nghiệp chung. Bởi thế chưa xây dựng cho mình kế hoạch hoạt động cụ thể trong các hoạt động như thu thập tài liệu, nghiên cứu tài liệu, phát biểu ý kiến, biểu quyết trong kỳ họp. Kết quả khảo sát cho thấy 579/912 đại biểu chiếm 63,48% tổng số đại biểu được phỏng vấn có ý kiến nhận định còn có hiện tượng đại biểu thiếu nhiệt tình, trách nhiệm trong công tác. - Về kỹ năng phát biểu, chất vấn trong kỳ họp của đại biểu: Một số đại biểu chưa có kỹ năng phát biểu, chất vấn, bởi thế ảnh hưởng đến chất lượng đại biểu trong kỳ họp HĐND. Qua khảo sát 723/912 đại biểu chiếm 79,27 % tổng số đại biểu có ý kiến cho rằng kỹ năng phát biểu, chất vấn trong kỳ họp của đại biểu ảnh hưởng đến chất lượng của đại biểu. 18
  19. - Về kỹ năng thu thập và xử lý thông tin của đại biểu: Kết quả khảo sát thu được là 750/912 đại biểu chiếm 82,23% tổng số đại biểu có ý kiến nhận định kỹ năng thu thập và xử lý thông tin của một số đại biểu còn yếu kém. - Về trình độ lý luận chính trị của đại biểu: 534/912 đại biểu chiếm 58,55% tổng số đại biểu được phỏng vấn có ý kiến cho rằng trình độ lý luận chính trị ảnh hưởng đến chất lượng đại biểu HĐND trong kỳ họp HĐND. - Về trình độ văn hóa phổ thông của đại biểu: 637/912 đại biểu chiếm 88,70% tổng số đại biểu được phỏng vấn có ý kiến cho rằng trình độ văn hóa phổ thông ảnh hưởng đến chất lượng đại biểu HĐND trong kỳ họp HĐND. - Về khả năng sử dụng ngôn ngữ phổ thông của đại biểu: 637/912 đại biểu chiếm 69,84% tổng số đại biểu được phỏng vấn nhất trí khả năng sử dụng ngôn ngữ phổ thông của đại biểu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đại biểu HĐND trong kỳ họp HĐND. - Về sự phối kết hợp với Thường trực và các Ban HĐND với đại biểu: 512/912 đại biểu chiếm 56,14% tổng số đại biểu được phỏng vấn có ý kiến cho rằng sự phối kết hợp với Thường trực và các Ban HĐND với đại biểu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đại biểu HĐND. - Về nội dung quan tâm thuộc chuyên môn kỹ thuật sâu: 795/912 đại biểu chiếm 87,17% tổng số đại biểu được phỏng vấn có ý kiến cho rằng nội dung quan tâm thuộc chuyên môn sâu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đại biểu HĐND trong kỳ họp HĐND. * Kỹ năng trong hoạt động tiếp xúc cử tri Kết quả khảo sát 87/199 xã để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đại biểu trong hoạt động tiếp xúc cử tri như sau: - Cơ sở vật chất và phương tiện hoạt chưa đáp ứng: 736/912 đại biểu chiếm 80,70% tổng số đại biểu được phỏng vấn có ý kiến cho rằng cơ sở vật chất và phương tiện hoạt động ảnh hưởng đến chất lượng đại biểu HĐND. - Kinh phí hoạt động chưa đáp ứng 19
  20. - Ngôn ngữ bất đồng giữa cử tri và đại biểu - Tinh thần trách nhiệm, sự nhiệt tình của đại biểu - Trình độ văn hóa của đại biểu - Trình độ lý luận chính trị của đại biểu - Trình độ quản lý nhà nước của đại biểu - Trình độ chuyên môn của đại biểu - Trình độ dân trí của Nhân dân - Kỹ năng tiếp xúc cử tri của đại biểu: * Kỹ năng trong hoạt động giám sát Kết quả khảo sát 87/199 xã, phường, thị trấn để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đại biểu trong hoạt động giám sát như sau: - Về sự nhiệt tình, trách nhiệm công tác của đại biểu - Về kỹ năng phát biểu, chất vấn trong kỳ họp của đại biểu - Về kỹ năng thu thập và xử lý thông tin của đại biểu: - Về trình độ văn hóa phổ thông của đại biểu - Về khả năng sử dụng ngôn ngữ phổ thông của đại biểu - Về sự phối kết hợp với Thường trực và các Ban HĐND với đại biểu - Về nội dung quan tâm thuộc chuyên môn kỹ thuật sâu 2.2.5. Đánh giá chất lƣợng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã là ngƣời dân tộc thiểu số ở tỉnh Cao Bằng 2.2.5.1. Ƣu điểm và nguyên nhân Về cơ bản, đại biểu HĐND cấp xã là người dân tộc thiểu số ở tỉnh Cao Bằng chính là những đại biểu xuất sắc của Nhân dân các dân tộc thiểu số tỉnh Cao Bằng. Họ trưởng thành từ nông dân, từ lao động sản xuất, từ trong đấu tranh bảo vệ vững chắc biên cương tổ quốc. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2