intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Năng lực công chức cấp xã ở huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi

Chia sẻ: Vica999 Vica999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

11
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm phân tích, đánh giá thực trạng năng lực công chức cấp xã, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi, qua đó rút ra những hạn chế cần khắc phục và tìm ra những nguyên nhân hạn chế đó. Đề xuất các giải pháp phù hợp với thực tế ở địa phương giúp nâng cao năng lực công chức cấp xã, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Năng lực công chức cấp xã ở huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ .............../ ............... ......../ ........ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ NGỌC THỊNH NĂNG LỰC CÔNG CHỨC CẤP XÃ Ở HUYỆN TRÀ BỒNG, TỈNH QUẢNG NGÃI Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2018
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS NGUYỄN THỊ THU HÀ Phản biện 1: .................................................................. . ....................................................................................... Phản biện 2: .................................................................. . ....................................................................................... Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp …....., Nhà...... - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số:… - Đường…………… - Quận……………… - TP……………… Thời gian: vào hồi …… giờ …… tháng …… năm 2018 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
  3. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Cấp xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là một cấp trong hệ thống chính trị ở nước ta. Chính quyền cấp xã không thể thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn của mình nếu đội ngũ công chức không có năng lực. Để chính quyền cấp xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước một cách có hiệu lực, hiệu quả thì cần phải có đội ngũ công chức cấp xã có năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ tốt. Huyện Trà Bồng nằm phía Tây Bắc của tỉnh Quảng Ngãi, là một trong 6 huyện miền núi của tỉnh, có diện tích tự nhiên 421,5km2, với 10 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 9 xã và một thị trấn, dân số khoảng 33.358 người; trên địa bàn huyện có nhiều dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm hơn 50%, dân tộc Co và một số dân tộc khác (Hre, Cadong, Mường, Tày…) chiếm gần 50%. Mật độ dân cư thấp, phân bố không đồng đều; tỷ lệ lao động trong nông lâm nghiệp là chủ yếu, tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao. Trong nhiều năm qua, các cấp uỷ, chính quyền địa phương luôn quan tâm xây dựng đội ngũ CBCCVC nói chung, đội ngũ công chức cấp xã nói riêng thông qua công tác tuyển dụng và ĐTBD kiến thức chuyên môn, lý luận chính trị tại địa phương..., đã đạt được một số kết quả quan trọng. Đội ngũ công chức cấp xã của huyện Trà Bồng đã được nâng cao cả về số lượng và năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên, công chức cấp xã trên địa bàn huyện vẫn còn nhiều hạn chế về chất lượng, chưa hợp lý về cơ cấu, hẫng hụt trong tạo nguồn quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã; việc ĐTBD đội ngũ công chức cấp xã chưa gắn với yêu cầu sử dụng; tư tưởng ỷ lại, ngại tiếp thu cái mới, kém năng động, sáng tạo còn phổ biến trong 1
  4. một bộ phận công chức; một số công chức có biểu hiện dao động, cơ hội, bè phái, sách nhiễu nhân dân... đã làm giảm uy tín với nhân dân, làm cho hiệu quả quản lý nhà nước ở cơ sở thấp. Từ nhận thức trên và qua thực tiễn công tác ở địa phương, tác giả lựa chọn đề tài: “Năng lực công chức cấp xã ở huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi” để làm luận văn Thạc sĩ của mình, nhằm đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi trong những năm tiếp theo. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Trong những năm qua đã có nhiều đề tài khoa học các cấp, nhiều bài báo khoa học, bài tham luận, một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ nghiên cứu về năng lực công chức cấp xã đã được thực hiện dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, vấn đề năng lực công chức cấp xã ở huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống. Đề tài nghiên cứu của tác giả không trùng lắp với các công trình khoa học đã được công bố và có ý nghĩa cần thiết cả về lý luận và thực tiễn. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về năng lực công chức cấp xã, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi, qua đó luận văn đề xuất những phương hướng, giải pháp phù hợp nhằm nâng cao năng lực công chức cấp xã, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi trong những năm tiếp theo. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Một là, hệ thống hoá và làm r cơ sở lý luận về năng lực công chức cấp xã. 2
  5. Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng năng lực công chức cấp xã, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi, qua đó rút ra những hạn chế cần khắc phục và tìm ra những nguyên nhân hạn chế đó. Ba là, đề xuất các giải pháp phù hợp với thực tế ở địa phương giúp nâng cao năng lực công chức cấp xã, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là năng lực công chức cấp xã, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Nghiên cứu về năng lực công chức nói chung và năng lực công chức cấp xã nói riêng có thể được tiếp cận từ nhiều góc độ với nhiều nội dung khác nhau. Trong luận văn này, đề tài tiếp cận và nghiên cứu năng lực công chức cấp xã, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi thông qua các yếu tố cấu thành năng lực và kết quả thực thi công vụ của công chức. Về không gian: 09 xã, 01 thị trấn trên địa bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi. Về thời gian: giai đoạn 2015 - 2017. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn được dựa trên nền tảng phép duy vật biện chứng và lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin làm cơ sở phương pháp luận và đồng thời dựa vào Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền; các quan điểm của Đảng về công tác CBCC và nâng cao năng lực CBCC; những quy định pháp luật về quản lý nhà nước để định hướng cho phương pháp nghiên cứu. 3
  6. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp khảo cứu tài liệu Phương pháp điều tra xã hội học Phương pháp phỏng vấn Phương pháp quan sát 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn hệ thống hoá và làm r những vấn đề lý luận về năng lực công chức cấp xã, bổ sung và làm phong phú cho khoa học Quản lý công, khoa học Quản lý nguồn nhân lực. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn để cấp uỷ, chính quyền huyện Trà Bồng xem xét, xây dựng, thực hiện kế hoạch về phát triển nguồn nhân lực của huyện Trà Bồng giai đoạn 2018 – 2020 và những năm thiếp theo. Thứ hai, luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các đề tài nghiên cứu liên quan sau này. 7. Kết cấu của luận văn Tổng số trang của luận văn là 110 trang, 26 bảng (01 bảng sắp xếp ở phụ lục). Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học về năng lực công chức cấp xã Chương 2: Thực trạng năng lực công chức cấp xã, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi Chương 3: Phương hướng, giải pháp nâng cao năng lực công chức cấp xã, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi 4
  7. Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ NĂNG LỰC CÔNG CHỨC CẤP XÃ 1.1. Công chức cấp xã 1.1.1. Khái niệm công chức cấp xã Theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 thì công chức cấp xã là công dân Việt Nam, được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước và theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thì công chức cấp xã gồm 07 chức danh: 1) Trưởng Công an (nơi chưa bố trí lực lượng công an chính quy); 2) Chỉ huy trưởng Quân sự; 3) Văn phòng - Thống kê; 4) Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng và Môi trường; 5) Tài chính - Kế toán; 6) Tư pháp - Hộ tịch; 7) Văn hoá - Xã hội. 1.1.2. Vị trí, vai trò của công chức cấp xã Ở cấp xã, UBND không có các cơ quan chuyên môn như cấp huyện, cấp tỉnh, mà chỉ bố trí từ 01 đến 02 công chức (tuỳ vào tiêu chí xếp loại xã) để thực hiện chức trách tham mưu, giúp UBND cấp xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực và thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch UBND cấp xã giao. Vì vậy, công chức cấp xã là người có vị trí rất quan trọng, là người thực thi các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, là người phản ánh tâm tư nguyện vọng chính đáng của quần chúng nhân dân lên cấp trên; giữ gìn trật tự kỷ cương xã hội, đấu tranh ngăn chặn, phòng ngừa, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm, bảo vệ lợi ích của các tầng lớp nhân dân lao động; điều hành các hoạt 5
  8. động kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội trong quá trình hoạt động của bộ máy nhà nước. 1.1.3. Tiêu chuẩn đối với công chức cấp xã Về tiêu chuẩn công chức cấp xã hiện nay đang chịu sự điều chỉnh theo Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 về công chức xã, phường, thị trấn và Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/12/2012 của Bộ Nội vụ, hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn. Tiêu chuẩn chung là điều kiện cần, mà bất cứ công dân nào muốn tham gia công vụ đều phải hội đủ. Tiêu chuẩn cụ thể là điều kiện đủ, gắn với từng vị trí việc làm cụ thể. Nó thể hiện tính chất, đặc điểm riêng của ngành, lĩnh vực và mang tính chuyên môn, nghiệp vụ cụ thể. 1.1.4. Đặc điểm của công chức cấp xã - Công chức cấp xã được hình thành thông qua tuyển dụng và phụ trách những lĩnh vực công tác cụ thể, nên có sự đảm bảo về tiêu chuẩn và tính ổn định trong công tác. - Công chức cấp xã là người trực tiếp tham mưu cho lãnh đạo UBND xã trong việc điều hành, chỉ đạo công tác. Chất lượng, năng lực của công chức cấp xã sẽ góp phần quyết định đến hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính nhà nước ở cấp xã. - Công chức cấp xã là người trực tiếp làm việc với người dân, chăm lo đến đời sống của nhân dân, là cầu nối giữa Nhà nước với nhân dân. Họ là những người gần dân nhất, hiểu được những nhu cầu, lợi ích, nguyện vọng chính đáng của người dân; thông thạo địa bàn, am hiểu phong tục tập quán. Mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều do công chức cấp xã phổ biến, triển khai để nhân dân hiểu r và thi hành. 6
  9. - Công chức cấp xã hội tụ rất nhiều vai trò khác nhau mà họ phải thể hiện như: Công dân, đồng hương, bà con, họ hàng; người đại diện cho cộng đồng, đại diện cho Nhà nước. Những vai trò này vừa có tính thống nhất vừa có tính mâu thuẫn, xung đột trong mọi hoàn cảnh, ít nhiều có tác động, chi phối hoạt động công vụ của họ, nhất là trong việc giải quyết những vấn đề có liên quan đến quan hệ giữa các lợi ích cá nhân - cộng đồng - Nhà nước. - Công chức cấp xã là lực lượng lao động chuyên nghiệp, có tính chuyên môn hoá cao theo từng chức danh, nhưng cũng kiêm nhiệm nhiều việc. Họ là chủ thể hoạt động công vụ ở cấp xã, phải giải quyết tất cả các công việc trong đời sống xã hội ở địa phương, mang tính thường xuyên để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người dân. 1.1.5. Chức trách, nhiệm vụ của công chức cấp xã Ngày 30/10/2012, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số 06/2012/TT-BNV về hướng dẫn chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn. Quy định đã xác định r chức trách, nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã. 1.2. Năng lực công chức cấp xã 1.2.1. Khái niệm và các yếu tố cấu thành năng lực công chức cấp xã 1.2.1.1. Khái niệm - Khái niệm năng lực - Khái niệm năng lực công chức cấp xã 1.2.1.2. Các yếu tố cấu thành năng lực công chức cấp xã + Kiến thức + Kỹ năng + Thái độ hành vi 7
  10. 1.2.2. Các tiêu chí đánh giá năng lực công chức cấp xã 1.2.2.1. Nhóm tiêu chí về kiến thức, kỹ năng, thái độ của công chức cấp xã 1.2.2.2. Nhóm tiêu chí thông qua kết quả thực thi công vụ 1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực của công chức cấp xã 1.3.1. Công tác tuyển dụng công chức cấp xã 1.3.2. Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã 1.3.3. Công tác sử dụng công chức cấp xã 1.3.4. Chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ 1.3.5. Công tác đánh giá, kiểm tra công chức cấp xã 1.3.6. Môi trường làm việc 1.3.7. Vai trò, trách nhiệm của người lãnh đạo, quản lý 1.4. Kinh nghiệm nâng cao năng lực công chức cấp xã ở một số địa phƣơng và các bài học rút ra 1.4.1. Kinh nghiệm một số địa phương về nâng cao năng lực công chức cấp xã. 1.4.1.1. Kinh nghiệm của tỉnh Hải Dương 1.4.1.2. Kinh nghiệm của huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam 1.4.2. Bài học rút ra qua nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao năng lực công chức cấp xã ở một số địa phương Một là, trước hết cần phải quát triệt về tính cấp thiết của việc nâng cao năng lực công chức cấp xã hiện nay nhằm nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền và đội ngũ công chức cấp xã. Trên cơ sở đó xác định r phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng, từng bước chuẩn hóa, nâng cao năng lực công chức cấp xã theo hướng toàn diện, cả về trình độ, năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức, đổi mới tác phong làm việc theo hướng chuyên nghiệp, thái độ ứng xử đúng mực, văn minh. 8
  11. Hai là, xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch ĐTBD công chức theo từng chức danh với các hình thức phù hợp với từng đối tượng. Ba là, có cơ chế trong việc tuyển chọn người có trình độ đại học chính quy, kể cả sinh viên diện cử tuyển có chuyên môn phù hợp về công tác tại cơ sở nhằm trẻ hóa, nâng cao năng lực công chức cấp xã; đồng thời đẩy mạnh công tác điều động, luân chuyển CBCC huyện về làm cán bộ chủ chốt cấp xã nhằm khắc phục tình trạng khép kín, cục bộ, địa phương trong bố trí CBCC; Bốn là, cần tinh giản số lượng công chức cấp xã hợp lý với từng vị trí đảm nhiệm của công chức theo khối lượng giải quyết công việc cụ thể của từng xã trên địa bàn huyện; để lại một số lượng công chức dự phòng hợp lý. Năm là, đề cao vai trò, trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra của cấp trên, nhất là cấp huyện. Cấp ủy cấp huyện cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát công chức cấp xã, kịp thời phát hiện, uốn nắn những hạn chế, thiếu sót, lệch lạc bảo đảm việc xây dựng công chức cấp xã đúng quan điểm, định hướng của Đảng. Định kỳ sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm trong xây dựng công chức cấp xã, kịp thời biểu dương, khen thưởng những điển hình tiên tiến xuất sắc, xử lý, kỷ luật những trường hợp sai phạm. Tiểu kết chương 1 9
  12. Chương 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CÔNG CHỨC CẤP XÃ, HUYỆN TRÀ BỒNG, TỈNH QUẢNG NGÃI 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hƣởng đến năng lực công chức cấp xã của huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi - Điều kiện tự nhiên: Bảng 2.1. Hiện trạng dân số, diện tích TT Thị trấn/xã Dân số (người) Diện tích (ha) 1 Thị trấn Trà Xuân 7.725 609,42 2 Xã Trà Bình 4.949 2.218,99 3 Xã Trà Bùi 1.826 6.275,38 4 Xã Trà Giang 480 3.651,2 5 Xã Trà Hiệp 1.989 4.997,45 6 Xã Trà Lâm 1.940 3.468,48 7 Xã Trà Phú 4.393 1.569,92 8 Xã Trà Sơn 4.940 5.657,11 9 Xã Trà Tân 2.093 5.942,60 10 Xã Trà Thủy 3.025 7.555,64 Toàn huyện 33.358 42.149,91 - Về kinh tế - xã hội: 2.2. Khái quát về công chức cấp xã, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi 2.2.1. Về số lượng 10
  13. Bảng 2.2. Số lượng công chức cấp xã, huyện Trà Bồng theo vị trí công tác TT Chức danh 2015 2016 2017 1 Trưởng Công an 07 08 07 2 Chỉ huy trưởng Quân sự 10 10 10 3 Văn phòng – Thống kê 16 17 15 4 Địa chính – Xây dựng 16 16 16 5 Tài chính – Kế toán 17 17 16 6 Tư pháp – Hộ tịch 12 11 13 7 Văn hóa – Xã hội 16 16 16 Tổng cộng 94 95 93 2.2.2. Về cơ cấu công chức theo giới tính, dân tộc, độ tuổi, chuyên môn 2.3. Năng lực công chức cấp xã trong thực tiễn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi 2.3.1. Thực trạng năng lực công chức cấp xã theo nhóm tiêu chí yếu tố cấu thành năng lực 2.3.1.1. Về kiến thức - Trình độ văn hóa: Bảng 2.4 Thực trạng công chức cấp xã, huyện Trà Bồng theo trình độ văn hóa từ năm 2015 - 2017 TT Trình độ văn hóa 2015 2016 2017 1 Trung học phổ thông 84 90 89 2 Trung học cơ sở 08 04 04 3 Tiểu học 02 01 0 Tổng cộng 94 95 93 11
  14. - Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Bảng 2.5 Thực trạng công chức cấp xã, huyện Trà Bồng theo trình độ chuyên môn từ năm 2015 – 2017 TT Trình độ chuyên môn 2015 2016 2017 1 Sau đại học 0 0 0 2 Đại học 31 35 53 3 Cao đẳng 05 07 07 4 Trung cấp 45 46 29 5 Sơ cấp 08 02 02 6 Chưa đào tạo 05 05 02 Tổng cộng 94 95 93 - Trình độ lý luận chính trị: Bảng 2.6 Thực trạng công chức cấp xã, huyện Trà Bồng theo trình độ lý luận chính trị từ năm 2015 – 2017 TT Trình độ LLCT 2015 2016 2017 1 Cao cấp 0 0 0 2 Trung cấp 44 48 56 3 Sơ cấp 14 16 15 4 Chưa qua đào tạo 36 31 22 Tổng cộng 94 95 93 12
  15. - Trình độ lý quản lý nhà nước: Bảng 2.7 Thực trạng công chức cấp xã, huyện Trà Bồng theo trình độ quản lý nhà nước từ năm 2015 – 2017 TT Trình độ quản lý nhà 2015 2016 2017 nƣớc 1 Chuyên viên chính 0 02 03 2 Chuyên viên 15 13 12 3 Trung cấp chuyên môn 03 09 10 4 Chưa qua ĐT, BD 76 71 68 Tổng cộng 94 95 93 - Trình độ tin học: Bảng 2.8 Thực trạng công chức cấp xã, huyện Trà Bồng theo trình độ tin học từ năm 2015 – 2017 TT Trình độ tin học 2015 2016 2017 1 Trình độc C 0 0 08 2 Trình độc B 0 0 0 3 Trình độc A 36 42 84 4 Chưa đào tạo 58 53 01 Tổng cộng 94 95 93 - Trình độ ngoại ngữ và khả năng sử dụng tiếng dân tộc thiểu số của công chức cấp xã 13
  16. Bảng 2.9 Thực trạng công chức cấp xã, huyện Trà Bồng theo trình độ ngoại ngữ và khả năng sử dụng tiếng dân tộc thiểu số của công chức cấp xã, từ năm 2015 -2017 TT Trình độ ngoại ngữ 2015 2016 2017 1 Trình độ C 0 0 01 2 Trình độ B 49 52 62 3 Trình độ A 0 0 0 4 Chưa đào tạo 45 43 30 Tổng cộng 94 95 93 5 Công chức người Kinh biết tiếng DTTS 31 31 31 Tổng cộng 31 31 31 2.3.1.2. Về kỹ năng Do đặc điểm của công chức cấp xã là những người chịu trách nhiệm tham mưu, giúp việc cho chính quyền xã trong việc thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước, đồng thời trực tiếp thực hiện tác nghiệp chuyên môn giải quyết những yêu cầu chính đáng của nhân dân, do đó những kỹ năng trong việc thực thi công vụ là rất quan trọng. 14
  17. 2.3.1.3. Về thái độ, hành vi ứng xử trong thực thi công vụ Bảng 2.13. Kết quả khảo sát các tiêu chí đánh giá thái độ, hành vi ứng xử trong thực thi công vụ của công chức cấp xã, huyện Trà Bồng do Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp xã nhận xét Kết quả đánh giá Chƣa Rất tốt Tốt TT Tiêu chí đánh giá tốt SL % SL % SL % Việc chấp hành chủ trương, 1 đường lối của Đảng, chính 13 65% 7 35% 0 0% sách, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của cơ quan 2 Phẩm chất chính trị, đạo đức 12 60% 8 40% 0 0% lối sống. 3 Tác phong, lề lối làm việc. 9 45% 10 50% 1 5% 4 Năng lực, trình độ chuyên 4 20% 16 80% 0 0% môn, nghiệp vụ. 5 Tiến độ và hiệu quả thực 2 10% 17 85% 1 5% hiện nhiệm vụ 6 Tinh thần trách nhiệm và sự 8 40% 12 60% 0 0% phối hợp trong thực thi nhiệm vụ. 7 Thái độ phục vụ nhân dân. 13 65% 7 35% 0 0% 15
  18. Bảng 2.14. Kết quả khảo sát đánh giá của nhân dân về năng lực tổ chức thực hiện công việc trong thực thi công vụ của CC cấp xã Kết quả đánh giá TT Tiêu chí đánh giá Rất tốt Tốt Chƣa tốt SL % SL % SL % 1 Năng lực tổ chức, 36 36% 62 62% 02 2% thực hiện công việc Bảng 2.15. Kết quả khảo sát đánh giá của nhân dân về thái độ, hành vi ứng xử trong thực thi công vụ của công chức cấp xã, huyện Trà Bồng Kết quả đánh giá Tiêu chí đánh giá Rất hài Hài lòng Chƣa hài lòng lòng SL % SL % SL % Sự hài lòng của người dân về tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ 35 35% 63 63% 02 2% của công chức. 2.3.2. Thực trạng năng lực công chức cấp xã thông qua kết quả thực thi công vụ từ năm 2015 -2017 Qua bảng thống kê cho thấy, đa phần công chức cấp xã hoàn thành tốt nhiệm vụ, tỷ lệ công chức cấp xã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cũng tăng dần theo từng năm tương ứng là 3,2%, 4,2% và 9,7%. Tuy nhiên, vẫn còn một số công chức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực, tỷ lệ này cũng tăng dần theo từng năm tương ứng là 7,4%, 8,4% và 9,7%; tỷ lệ công chức không hoàn thành nhiệm vụ ở năm 2016 là 1,06% và năm 2017 là 4,3%. Dựa vào kết quả đánh giá, 16
  19. phân loại cuối năm thì về năng lực của công chức cấp xã, huyện Trà Bồng cơ bản đáp ứng được yêu cầu giải quyết công việc được giao, song một số công chức có biểu hiện ngày càng khó có thể đáp ứng được với nhiệm vụ, nên tỷ lệ công chức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và tỷ lệ công chức không hoàn thành nhiệm vụ ngày cành tăng. Mặt khác, điều này cũng thể hiện công tác đánh giá công chức ngày càng thực hiện sát với kết quả thực thi công vụ của công chức hơn, đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch hơn. 2.4. Đánh giá chung về năng lực công chức cấp xã, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi 2.4.1. Ưu điểm Các cấp uỷ, chính quyền các cấp của huyện Trà Bồng đã tập trung xây dựng đội ngũ CBCCVC nói chung, trong đó có đội ngũ công chức cấp xã. Đội ngũ công chức cấp xã được tuyển dụng ngày càng có trình độ chuyên môn cao hơn, được ĐTBD, rèn luyện qua thực tiễn, có nhiều nỗ lực phấn đấu để nâng cao năng lực đội ngũ công chức cấp xã trên mọi mặt. 2.4.2. Hạn chế - Về kiến thức: Tuy có gần 100% công chức cấp xã đạt trình độ học vấn THPT, nhưng một bộ phận nhỏ công chức cấp xã việc học mang tính chắp vá, học hệ bổ túc nên kiến thức cơ sở nhìn chung là thấp. - Về kỹ năng: Đội ngũ công chức cấp xã trẻ dưới 30 tuổi, huyện Trà Bồng tuy năng động, nhiệt tình, nhưng thiếu kinh nghiệm thực tiễn, tinh thần học hỏi chưa cao nên trong công tác chuyên môn 17
  20. còn nhiều thiếu sót, xử lý công việc chưa chính xác, làm mất nhiều thời gian. Còn số công chức cấp xã trên 50 tuổi thì có nhiều kinh nghiệm trong công tác, nhưng đội ngũ này lại có một sức ỳ khá lớn, - Về thái độ: vẫn còn tồn tại một bộ phận công chức thiếu tu dưỡng, rèn luyện, có biểu hiện nhũng nhiễu. 2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế Thứ nhất, công tác tuyển dụng công chức cấp xã. Thứ hai, công tác ĐTBD công chức cấp xã. Thứ ba, công tác bố trí, sử dụng công chức cấp xã. Thứ tư, chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ. Thứ năm, công tác quản lý, đánh giá công chức cấp xã. Thứ sáu, môi trường làm việc. Thứ bảy, vai trò, trách nhiệm của người lãnh đạo, quản lý. Tiểu kết Chương 2 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2