intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng

Chia sẻ: Ocxaodua999 Ocxaodua999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

19
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng QLNSNN cấp huyện tại huyện Tiên Lãng, Tp Hải Phòng giai đoạn 2016-2018, chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến những bất cập của chính quyền huyện Tiên Lãng trong việc QLNSNN của huyện. Từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác QLNSNN cho bộ máy HCNN huyện Tiên Lãng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HOÀNG TRUNG DŨNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8340403 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - NĂM 2019
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. LÊ SỸ THIỆP Phản biện 1: TS. Lương Minh Việt - Học viện Hành chính Quốc gia Phản biện 2: TS. Nguyễn Xuân Thành - Cục Thuế thành phố Hà Nội Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia. Địa điểm: Phòng D, nhà A - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia. Số: 77, Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội. Thời gian: vào hồi 14 giờ, ngày 17 tháng 12 năm 2019. Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia.
  3. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn. Ngân sách nhà nước giữ vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển toàn diện của mỗi quốc gia nói chung, từng cộng đồng địa phương nói riêng. Ngân sách nhà nước là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế, xã hội, đảm bảo cho các hoạt động chi tiêu công và điều tiết các quan hệ xã hội. Quản lý ngân sách nhà nước có vai trò rất quan trọng, quyết định sự mạnh, yếu của ngân sách nhà nước nói riêng và bộ máy nhà nước nói chung. Trong những năm qua cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, quản lý ngân sách nhà nước luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền của huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng hết sức quan tâm, trăn trở. Tuy nhiên, thực tế tại huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng, quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện còn nhiều bất cập. Đồng thời, qua tìm hiểu, được biết đến thời điểm hiện nay, chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách toàn diện, nghiên cứu sâu về quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng. Với các lý do được phân tích trên đây, học viên lựa chọn đề tài: “Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng” để làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành quản lý công tại Học viện Hành chính quốc gia. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn a) Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận văn. - “Nâng cao hiệu quả quản lý thu ngân sách nhà nước tỉnh An Giang, giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2020” của 1
  4. Tô Thiện Hiền, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Ngân hàng Tp Hồ Chí Minh, năm 2012. - Quản lý ngân sách nhà nước ở huyện Hoằng Hóa, Tỉnh Thanh Hóa” của tác giả Bùi Thị Minh Thúy. - “Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Cẩm Giàng - Tỉnh Hải Dương” của tác giải Vũ Thị Thuận; - “Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang” của tác giả Nguyễn Thị Thùy Nhung. - “Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thu - chi ngân sách của thành phố Hải Phòng” của Nguyễn Thị Thanh Mai, Luận án tiến sĩ kinh tế, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương. - “Quản lý đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Hải Phòng” của Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Luận án Tiến sĩ kinh tế - Năm 2012, Học viện Chính trị- Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. - “Phân cấp quản lý ngân sách địa phương nghiên cứu tại thành phố Hải Phòng” - Bài viết của TS. Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Trường Đại học Hải Phòng, Tạp chí Công thương, ngày 04/11/2017. - “Một số biện pháp hoàn thiện quản lý dự án đầu tư công tạ ố Hải Phòng” của Lương Văn Công, Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh. b) Ý nghĩa của các nghiên cứu trên đối với công trình của học viên. Trước hết, tác giả có thể tiếp nhận từ các công trình này rất nhiều bổ ích cho việc xử lý vấn đề, được đặt ra cho luận văn của mình. Những điều có giá trị là cơ sở lý luận và thực tế cho tác giả trong việc xử lý vấn đề “Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng”, vấn đề đã được tác giả chọn làm 2
  5. đề tài luận văn của mình. Tuy nhiên, với phạm vi nghiên cứu riêng là công tác QLNSNN của huyện Tiên Lãng, nên với tầm cụ thể của luận văn của mình, tác giả thấy rằng: - Chưa có đề tài nào nghiên cứu toàn diện, chuyên sâu về QLNSNN cấp huyện trên địa bàn huyện Tiên Lãng, Tp Hải Phòng. - Về lý thuyết, các công trình trên luận giải chưa đủ mức về công cụ NSNN trong việc giúp Nhà nước điều chỉnh sự vận động của nhiều quan hệ xã hội mà phần nhiều chỉ thiên về giá trị kinh tế của việc thu - chi NSNN. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn. a) Mục đích nghiên cứu của tác giả luận văn. Góp phần hoàn thiện công tác QLNN về NSNN của chính quyền huyện Tiên Lãng, Tp Hải Phòng, cả về mặt lý thuyết và thực tế công vụ. b) Nhiệm vụ nghiên cứu của tác giả luận văn. - Nghiên cứu, hệ thống hóa cơ sở khoa học về QLNSNN nói chung, NSNN cấp huyện nói riêng, lấy đó làm cơ sở để xử lý toàn bộ vấn đề, được đặt ra cho luận văn của tác giả. - Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng QLNSNN cấp huyện tại huyện Tiên Lãng, Tp Hải Phòng giai đoạn 2016-2018, chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến những bất cập của chính quyền huyện Tiên Lãng trong việc QLNSNN của huyện. - Từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác QLNSNN cho bộ máy HCNN huyện Tiên Lãng. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn. a) Đối tượng nghiên cứu. Đó là Công tác quản lý nhà nước đối với NSNN. 3
  6. b) Phạm vi nghiên cứu. - Về chủ thể QLNSNN được nghiên cứu, đó là chính quyền huyện Tiên Lãng. - Về nội dung công tác QLNSNN: Công tác lập dự toán ngân sách; Công tác phân bổ và giao dự toán ngân sách; Công tác tổ chức thu, chi ngân sách; Công tác quyết toán ngân sách và thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động có liên quan đến NSNN của huyện. - Về thời gian diễn biến: Giai đoạn 2016-2018 cho thực trạng. Giai đoạn đến năm 2025 cho các dự kiến hoàn thiện công tác QLNSNN của huyện. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn. Đó là thế giới quan và nhận thức luận Mác - xít; phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về QLNSNN nói chung, QLNSNN cấp huyện nói riêng; các phương pháp chuyên môn cụ thể: phương pháp nghiên cứu tài liệu; phương pháp trao đổi, phỏng vấn; phân tích, tổng hợp số liệu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn. a)Ý nghĩa lý luận. - Lý thuyết về NSNN và QLNSNN đượ ị b) Ý nghĩa thực tiễn. - Những ý kiế ản lý NSNN tại huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng. - Những đề xuấ ề phương hướng, giải 4
  7. pháp hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng. 7. Kết cấu của luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học của QLNSNN cấp huyện. Chương 2: Thực trạng công tác QLNSNN tại huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng. Chương 3: Phương hướng, giải pháp hoàn thiện QLNSNN tại huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng. 5
  8. Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CẤP HUYỆN 1.1. NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI SỰ TỒN TẠI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA MỖI QUỐC GIA. 1.1.1. Khái niệm ngân sách nhà nƣớc. 1.1.1.1. Nguồn gốc ra đời NSNN. NSNN ra đời vì hai lý do chủ yếu sau: Một là, vì sự xuất hiện và ngày càng gia tăng về số lượng, chủng loại các nhu cầu chi tiêu công. Hai là, vì sự phát sinh những vấn đề KTXH mà để xử lý những vấn đề đó, những phương thức, công cụ QLNN ở phương diện nào đó đều chỉ có tác dụng nhất định, khó triệt để, kém nhạy bén, trong khi đó, chỉ có NSNN mới có thể giúp cho Nhà nước xử lý được các vấn đó một cách nhanh chóng, triệt để, hiệu lực cao. 1.1.1.2. Khái niệm NSNN. NSNN là công quỹ hàng năm của quốc gia, có phân rõ nguồn gốc tạo nên và đối tượng chi dùng công quỹ đó. 1.1.2. Chức năng của NSNN. 1.1.2.1. Chức năng bảo đảm chi tiêu công. Chi tiêu công xuất hiện vì nhiều lý do, có mối quan hệ hữu cơ và hệ thống với nhau. Con người cần sống cộng đồng. Khi con người đã cộng đồng trong cả ba việc: Làm - Ăn - Sinh tồn tất sinh ra nhiều nhu cầu và khả năng tiêu dùng chung. Đó chinhslaf chức năng bản đảm chi tiêu công của NSNN. 1.1.2.2. Chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội. 6
  9. Thứ nhất, một trong các chức năng hay sứ mạng của Nhà nước là điều chỉnh các quan hệ xã hội sao cho ích nước, lợi dân. Thứ hai, việc điều chỉnh các quan hệ trên có nhiều cách: Nhà nước đưa ra định hướng và chuẩn mực quan hệ xã hội để dân biết mà ứng xử đúng các quan hệ của mình với xã hội, tuyên truyền lôi cuốn để những ai chưa hiểu được định hướng đó thì giác ngộ và theo. Thứ ba, trên thực tế, các biện pháp trên không đủ tác dụng điều chỉnh đối với không ít thành viên xã hội. Thứ tư, với nhiều trường hợp như trên, Nhà nước đã dùng biện pháp cưỡng chế mạnh. Thứ năm, nhưng với nhiều trường hợp, Nhà nước không thể dùng biện pháp cưỡng chế mạnh đó được. Thứ sáu, trong trường hợp đó, Nhà nước thấy rằng, chỉ có dùng công cụ NSNN để điều chỉnh cả người sản xuất kinh doanh lẫn người tiêu dùng các hàng hóa đó là ngăn chặn được các hành vi trên. Thứ bảy, bằng hoạt động của NSNN, nhà nước có thể đưa ra các khoản thu hoặc chi để điều chỉnh các hành vi của công dân và tổ chức công dân theo hướng ích nước, lợi dân. Đoạn lý giải trên đây của tác giả chính là ngọn nguồn của chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội của NSNN. 1.1.3. Cấu tạo NSNN. 1.1.3.1. Cấu tạo chung của cả NSNN. a) Về hình thái cấu trúc: Đó là cấu tạo với hai phần là thu và chi. b) Về nội dung của mỗi phần. - Phần chi: Phần này thể hiện toàn bộ nhu cầu chi tiêu công của quốc gia, là xuất phát điểm cho việc hình thành phần đối ứng với nó là phần thu. 7
  10. - Phần thu: Phần này thể hiện toàn bộ khả năng có của công quỹ quốc gia, cái bảo đảm cho nhu cầu chi tiêu công của quốc gia, đã được thể hiện ở phần chi trên đây. 1.1.3.2. Cấu tạo từng phần Thu - Chi của NSNN. a) Về phần thu: Thu từ thuế; phí và lệ phí; lợi nhuận của kinh tế công; các khoản viện trợ; các khoản thu liên quan đến sự kiện tư pháp. b) Về phần chi: Chi đầu tư phát triển; chi thường xuyên; các khoản chi đặc biệt. 1.1.4. Yêu cầu đối với NSNN. a) Cân bằng thu - chi. b) Tỷ số giữa tổng thu hoặc tổng chi so với tổng GDP quốc gia. c) Kết quả thu-chi NSNN tương thích với sự phát triển tốt đẹp về KTXH. d) Nhân dân hài lòng với những gì mà Nhà nước đưa lại cho họ trong sự so sánh với những gì mà nhân dân đóng góp. 1.1.5. Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự lành mạnh của NSNN. 1.1.5.1. Các nhân tố chủ quan. a) Chất lượng CBCC làm quản lý NSNN. b) Chất lượng của bộ máy QLNN về NSNN. 1.1.5.2. Các nhân tố khách quan. - Chất lượng của công dân và tổ chức công dân có nghĩa vụ đóng góp xây dựng NSNN. - Chất lượng của toàn bộ nền KTXH. - Điều kiện thiên nhiên, địa lý. 8
  11. 1.2. QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC. 1.2.1. Khái niệm về QLNSNN. QLNSNN là việc nhà nước tính toán và tổ chức huy động Tiền của công dân và tổ chức công dân nhằm tạo ra công quỹ quốc gia và việc Nhà nước tính toán và tổ chức xuất chi công quỹ đó cho việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 1.2.2. Ý nghĩa, tầm quan trọng và yêu cầu đối với sự QLNSNN. Một là, QLNSNN là một trong những nội dung trọng yếu của QLNN. Hai là, QLNN về NSNN là việc sử dụng một công cụ của nhà nước. Ba là, do đó, QLNSNN là công việc trung tâm, nền tảng, cốt lõi của toàn bộ sự nghiệp của nhà nước. Bốn là, do vậy, việc QLNSNN phải đạt được các yêu cầu như chính các yêu cầu đối với NSNN mà đã nêu ở trên. Năm là, để công tác QLNSNN đạt được yêu cầu như trên, công tác này phải được tiến hành một cách khoa học và chí công vô tư, đủ tâm và tầm. 1.2.3. Những nguyên tắc QLNSNN. 1.2.3.1. Nguyên tắc quản lý thống nhất, tập trung dân chủ. 1.2.3.2. Nguyên tắc hiệu quả, tiết kiệm. 1.2.3.3. Nguyên tắc công bằng, công khai, minh bạch. 1.2.3.4. Nguyên tắc phân công, phân cấp. 1.2.3.5. Nguyên tắc bảo đảm trách nhiệm. 1.2.4. Nội dung quản lý ngân sách nhà nƣớc. 1.2.4.1. Lập dự toán ngân sách nhà nước. 1.2.4.2. Phê chuẩn dự toán ngân sách nhà nước. 9
  12. 1.2.4.3. Phân bổ dự toán ngân sách nhà nước. 1.2.4.4. Chấp hành dự toán ngân sách nhà nước. 1.2.4.5. Giám sát - Thanh tra - Kiểm tra việc chấp hành Dự toán NSNN. 1.2.4.6. Cân đối và điều chỉnh dự toán NSNN. 1.2.4.7. Quyết toán ngân sách nhà nước. 1.2.4.8. Xử lý bội chi ngân sách Nhà nước. 1.3. TỔ CHỨC QUẢN LÝ NSNN VÀ VẤN ĐỀ QLNN CỦA CẤP HUYỆN. 1.3.1. Sự cần thiết phải tổ chức QLNN trong QLNSNN. Một là, các quan hệ thu - chi NSNN là rất rộng lớn và phức tạp, nên không thể nào tập trung QLNN được, kể cả trong việc thu lẫn chi của NSNN. Hai là, mọi quan hệ tài chính đều gắn liền với các quan hệ KTXH, mà việc QLNN về KTXH đã buộc phải phân cấp thành hệ thống nên việc QLNN về các quan hệ tài chính này (quan hệ thu - chi) cũng phải được thành hệ thống tương ứng. 1.3.2. Khái niệm có tính bản chất của việc tổ chức QLNN trong QLNSNN. Tổ chức QLNN về NSNN có thực chất là phân công QLNN về NSNN theo hệ thống bộ máy nhà nước hiện hành nhằm thống nhất sự QLNN của các cấp về KTXH với QLNN về NSNN. 1.3.3. Phƣơng pháp, nội dung tổ chức QLNN về NSNN. - Coi trọng tất cả những gì thuộc về yêu cầu đối với công tác QLNSNN, đã được nêu ở đầu chương. - Coi trọng nguyên tắc minh bạch và hiệu quả trong QLNSNN. - Nhận rõ các trọng điểm của việc tổ chức QLNN về NSNN là rành mạch và tương thích trong việc xác định các yếu tố: Chức năng, 10
  13. nhiệm vụ - thẩm quyền - trách nhiệm đối với mỗi cấp trong bộ máy nhà nước làm QLNN về NSNN. 1.3.4. Cấp huyện trong QLNN về NSNN. 1.3.4.1. Tổ chức bộ máy quản lý NSNN cấp huyện. Tổ chức bộ máy quản lý NSNN cấp huyện bao gồm: HĐND, UBND, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Chi Cục Thuế, Kho bạc nhà nước huyện. 1.3.4.2. Những đặc điểm của cấp huyện dưới giác độ QLNN về NSNN. Một là, cấp huyện phải QLNN về NN&NT. Hai là, xã hội huyện phần đông là phân tán trên địa bàn rộng. Ba là, xã hội huyện dễ mang bản sắc địa phương chủ nghĩa. Bốn là, cộng đồng huyện trong điều kiện Việt Nam khá thích ứng cho việc xây dựng một cộng đồng dân cư tương đối hoàn chỉnh cả về làm và sinh sống. Năm là, cấp huyện là một cấp gần như cấp cơ sở. 1.3.4.3. Những đặc điểm trong quản lý NSNN cấp huyện. a) Trước hết, về căn bản, công tác QLNN về NSNN của cấp huyện không khác về căn bản so với công tác QLNN về NSNN nói chung. b) Do đặc điểm cấp huyện, như đã nêu, công tác QLNN của huyện đối với NSNN cần lưu ý các điều chính sau đây: Một là, tính phân cấp trong QLNN về NSNN. Hai là, dưới cấp huyện là cấp không có quyền đáng kể trong việc thu-chi NSNN. Ba là, cấp huyện là một cấp chính quyền của một cộng đồng dân cư tối ưu cho việc tổ chức công cuộc lao động sản xuất và sinh 11
  14. hoạt cộng đồng về tất cả các mặt cơ bản, phổ biến của đời sống con người. Bốn là, cấp huyện là một cấp chính quyền mà đối tượng QLNN chủ yếu là NN&NT. 1.4. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ HUYỆN TRONG QUẢN LÝ NSNN VÀ GIÁ TRỊ THÀM KHẢO CHO HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG. 1.4.1. Kinh nghiệm quản lý NSNN ở một số huyện. a) Quản lý NSNN tại huyện Kiến Thụy, Tp Hải Phòng. b) Quản lý NSNN tại huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. b) Quản lý NSNN tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. 1.4.2. Những kinh nghiệm rút ra cho huyện Tiên Lãng. Một là, các địa phương trên đều rất coi trọng công tác QLNSNN. Hai là, các địa phương trên rất coi trọng lòng dân trong QLNSNN. Ba là, họ rất coi trọng cơ sở pháp lý trong QLNSNN. Bốn là, tuy nhiên, trong QLNSNN, các địa phương trên đều chưa thật thành thạo trong việc sử dụng công cụ NSNN để điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm xây dựng quê hương giầu đẹp. 12
  15. Tóm tắt Chƣơng 1 NSNN là một công cụ Kinh tế - Tài chính - Tiền tệ để Nhà nước của mọi quốc gia thực hiện được một cách rất có hiệu lực trong việc điều tiết mọi hoạt động của quốc gia theo đúng mục tiêu phát triển KTXH của đất nước mà nhân dân và Nhà nước mong muốn. Để NSNN trở thành được công cụ có giá trị như trên, việc quản lý của Nhà nước đối với NS này (Gọi gọn là QLNN về NSNN) phải được thực hiện một cách có bài bản, khoa học. Trong QLNN về NSNN, QLNN về NSNN của cấp huyện có tầm quan trọng đặc biệt đối với một nước như Việt Nam. Trong thời gian qua, chính quyền cấp huyện ở Việt Nam chưa phải đều đã làm tốt việc này, nhưng cũng đã có nhiều huyện đã làm việc này ở mức đáng để cho nhiều huyện khác học tập. 13
  16. Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NSNN TẠI HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG. 2.1.1. Về mặt địa lý, đất đai, dân số. a) Về vị trí địa lý, Tiên Lãng là huyện ngoại thành của một thành phố trọng điểm, có lịch sử nổi tiếng lâu đời của đất nước, tiếp cận nhiều vùng KTXH quan trọng của vùng châu thổ nhiều sông lớn Việt Nam. b) Về lãnh thổ, Tiên Lãng là vùng đất rộng và phì nhiêu, giầu tiềm năng phát triển kinh tế nông nghiệp và kinh tế biển. c) Về dân số và đơn vị hành chính, Tiên Lãng là huyện thưa dân, nhưng hoàn hảo từ lâu đời về đơn vị hành chính. 2.1.2. Về trình độ phát trển kinh tế - xã hội. a) Về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. b) Về sự phát triển huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng. c) Về mặt lịch sử, Tiên Lãng là huyện giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng. d) Về sự phát triển giáo dục, y tế, văn xã. 2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NSNN TẠI HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG. 2.2.1. Thực trạng lập dự toán ngân sách. 2.2.2. Thực trạng phân bổ và giao dự toán ngân sách. 2.2.3. Thực trạng tổ chức thu ngân ngân sách. 2.2.4. Thực trạng tổ chức chi ngân sách. 2.2.5. Thực trạng quyết toán ngân sách. 14
  17. 2.2.6. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát quản lý NSNN. 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NSNN TẠI HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG. 2.3.1. Những ƣu điểm. 2.3.1.1. Đã có sự đổi mới, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành NSNN của huyện. 2.3.1.2. Việc lập dự toán, phân bổ và giao dự toán ngân sách nhà nước hằng năm đã theo đúng quy định của pháp luật, cơ bản sát với thực tiễn của huyện. 2.3.1.3. Có nhiều chuyển biến tích cực, đạt hiệu quả cao trong việc Tổ chức thu ngân sách nhà nước. 2.3.1.4. Công tác quản lý chi ngân sách đã đảm bảo thực hiện theo định mức, dự toán được giao. 2.3.1.5. Công tác quyết toán ngân sách ngân sách nhà nước được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng quy định. 2.3.1.6. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát được tăng cường, góp phần phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, chống thất thu, thất thoát NSNN. 2.3.2. Những hạn chế, bất cập. 2.3.2.1. Công tác lập, phân bổ và giao dự toán ngân sách nhà nước còn chưa sát với thực tiễn. 2.3.2.2. Thu NS địa phương còn thấp, chưa thật sự mang tính bền vững, chưa khai thác hết nguồn thu, còn thất thu NS. 2.3.2.4. Chi thường xuyên chiếm tỷ trọng cao; quản lý chi thường xuyên còn thất thoát, lãng phí. 2.3.2.5. Chi đầu tư phát triển chiếm tỷ trọng thấp, đầu tư còn dàn trải; quản lý đầu tư còn để thất thoát, lãng phí; nợ XDCB còn cao. 15
  18. 2.3.2.6. Trong thực hiện công tác quyết toán NSNN, việc thẩm định báo cáo quyết toán của cơ quan chuyên môn có lúc còn nặng về hình thức. 2.3.2.7. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát quản lý NSNN còn chưa bao phủ được toàn diện, hiệu quả chưa cao. 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập. 2.3.3.1. Nguyên nhân chung của các hạn chế, bất cập trong quản lý NSNN. a) Sự bất hợp lý trong tổ chức bộ máy quản lý NSNN. b) Sự bất cập về trình độ quản lý NSNN của CBCC huyện. c) Chế tài trách nhiệm chưa đầy đủ, thích đáng, minh bạch đối với tổ chức và cá nhân có nghĩa vụ, nhiệm vụ trong quản lý NSNN huyện. d) Trang thiết bị cho công tác quản lý NSNN còn thô sơ nhưng cũng rất thiếu. 2.3.3.2. Những nguyên của hạn chế, bất cập trong từng khâu quản lý NSNN của Huyện. a) Nguyên nhân của hạn chế, bất cập trong công tác lập dự toán NSNN. b) Nguyên nhân của hạn chế, bất cập trong công tác thu NSNN. c) Nguyên nhân của hạn chế, bất cập của các đơn vị trực thuộc NSNN huyện trong công tác quản lý của họ có liên quan đến NSNN. d) Nguyên nhân của hạn chế, bất cập trong quản lý chi đầu tư phát triển KTXH. e) Nguyên nhân của hạn chế, bất cập trong công tác quyết toán NSNN huyện. f) Nguyên nhân của hạn chế, bất cập trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát quản lý NSNN. 16
  19. Tóm tắt Chƣơng 2 Tiên Lãng là Huyện đặc biệt trong số các huyện của Việt Nam trong công cuộc xây dựng đất nước ta hiện nay, đặc biệt cả về yêu cầu phát triển huyện, về tiềm năng, thế mạnh cho sự phát triển cao đó. Nhưng công tác QLNN về NSNN của huyện chưa xứng tầm để đưa huyện trở thành huyện có tiềm lực phát triển KTXH cao, tuy sự quản lý về NSNN đó trong những năm qua đã có sự cố gắng, tiến bộ nhất định. Nguyên nhân căn bản của sự bất cập trong công tác QLNSNN của huyện đó là sự bất cập nhiều mặt của chủ thể quản lý về NSNN huyện, từ tổ chức bộ máy quản lý, con người đến cơ chế vận hành và trang thiết bị khoa học - công nghệ phục vụ cho bộ máy quản lý. 17
  20. Chƣơng 3 PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NSNN TẠI HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 3.1. NHỮNG CĂN CỨ HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NSNN TẠI HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG. 3.1.1. Những căn cứ lý luận. - Mọi xã hội đều cần phát triển toàn diện, tốt đẹp và bền vững, từ tầm cả nước đến các cấp cộng đồng xã hội theo lãnh thổ, như Tỉnh-Huyện-Xã theo cách tổ chức đơn vị hành chính nhà nước của nước ta hiện nay. - Muốn thế, mỗi cấp nói trên cần có nhiều điều kiện, cần làm nhiều việc, trong đó có một điều kiện thuộc diện hàng đầu và là có một NSNN lành mạnh với những tiêu chí nhất thiết phải đạt. - Muốn thế, công tác QLNSNN của Nhà nước các cấp phải trong sạch và vững mạnh, thể hiện thành những tiêu chí và cách quản lý chuẩn mực. 3.1.2. Những căn cứ thực tế. 3.1.2.1. Vị trí chính trị - kinh tế - lịch sử,.. của Tiên Lãng và yêu cầu phải đạt trong việc xây dựng và phát triển huyện. 3.1.2.2. Những thời cơ và thuận lợi cho huyện Tiên Lãng trong việc xây dựng huyện xứng tầm yêu cầu trên. 3.1.2.3. Những định hướng vĩ mô của thành phố Hải Phòng cho sự phát triển KTXH của huyện Tiên Lãng. a) Quan điểm phát triển trong việc phát triển huyện. b) Những định hướng của cấp trên cho Tiên Lãng về Mục tiêu phát triển KTXH huyện. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2