intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng của dân tộc Êđê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

4
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng của dân tộc Êđê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu cơ sở khoa học và thực trạng quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng của dân tộc Êđê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, tác giả đề tài đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện hoạt động này trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng của dân tộc Êđê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ……/…… ……/… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ HỒNG BÍCH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG CỦA DÂN TỘC ÊĐÊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG ĐẮK LẮK - NĂM 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. LƯƠNG HỮU NAM Phản biện 1 : TS. Nguyễn Thị Lan Anh - Học viện Hành chính Quốc gia Phản biện 2 : TS. Đinh Khắc Tuấn - Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Lắk Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện hành chính Quốc gia Địa điểm : Phòng họp……, Nhà….- Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện hành chính Quốc gia Số……- Đường…………………..- Quận……………TP………………………..… Thời gian: vào hồi 10 giờ 45 ngày 13 tháng 5 năm 2023. Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Ban QLĐT sau đại học, Học viện hành chính Quốc gia.
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nằm ở vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên, tỉnh Đắk Lắk là nơi hội tụ của 49/54 dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Nền văn hóa của các dân tộc nơi đây rất đa dạng, nhiều sắc màu. Ngoài những nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc Êđê, M’nông, Gia Rai còn có sự hiện diện văn hóa của các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao, Hoa… đến từ các tỉnh vùng Tây Bắc, Trung bộ, Tây Nam bộ. Với sự đa dạng và hòa nhập văn hóa các dân tộc tạo nên một bản sắc riêng cho Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung. Trong số các dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, dân tộc Êđê là dân tộc chiếm đa số và có nền văn hóa ảnh hưởng nhất định, tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc của tỉnh nhà. Dân tộc Êđê có tên gọi khác là Anăk Ea Ðê, Ra Ðê (hay Rhađê), Ê-đê, Êgar, Ðê; là một trong số các dân tộc cư trú lâu đời trên địa bàn tỉnh, có dân số đông thứ hai sau dân tộc Kinh. Xã hội Êđê là xã hội mẫu quyền điển hình nhất ở Tây Nguyên. Với đồng bào các dân tộc Êđê, cồng chiêng là báu vật, thứ báu vật gắn chặt với lịch sử của cả một đời người. Tiếng chiêng như sợi dây tâm linh nối kết con người với các đấng siêu nhiên, giúp con người bày tỏ niềm mong ước của bản thân cũng như của cộng đồng với thần linh. Cồng chiêng không chỉ có sức hấp dẫn đặc biệt ở sự đa dạng độc đáo bởi kỹ thuật diễn tấu mà còn là biểu tượng cho đời sống các tộc người; là nhân tố gắn kết giữa quá khứ, hiện tại và tương lai của cộng đồng. Trong những năm qua, cùng với việc chăm lo phát triển kinh tế - xã hội, công tác bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc đặc biệt là văn hóa cồng chiêng của người Êđê luôn được Tỉnh ủy, 1
  4. HĐND, UBND tỉnh quan tâm và đã chỉ đạo các ngành, các cấp phối hợp triển khai thực hiện nhiều đề án về bảo tồn, phát triển; công tác nghiên cứu, sưu tầm, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc trong đó có văn hóa cồng chiêng của dân tộc Êđê, tuyên truyền phổ biến đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước đến với người dân. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, không gian văn hóa cồng chiêng ở Đắk Lắk nói riêng, Tây Nguyên nói chung đang đứng trước khó khăn, thách thức, do quá trình chuyển biến về kinh tế, xã hội, tín ngưỡng, đã và đang làm thay đổi mạnh mẽ cuộc sống cộng đồng các dân tộc trong tỉnh. Công tác tuyên truyền về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên có lúc, có nơi chưa thường xuyên, kịp thời; ý thức, trách nhiệm bảo vệ, gìn giữ và phát huy di sản văn hóa cồng chiêng của một bộ phận nhân dân chưa cao; nhiều nơi cồng chiêng không còn mang ý nghĩa linh thiêng mà trở thành vật buôn bán, trao đổi. Mặt khác, trong quá trình bảo tồn các giá trị văn hóa người Êđê, hệ thống chính quyền cấp cơ sở chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế xã hội với bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống. Vấn đề đáng lo ngại ở Đắk Lắk hiện nay là tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường, của văn hóa và lối sống hiện đại nên các lễ hội truyền thống, không gian văn hóa cồng chiêng, không gian nhà dài, không gian bến nước, không gian nương rẫy, không gian rừng của đồng bào các dân tộc thiểu số đang thay đổi nhanh chóng, có nguy cơ mất dần. Sự phát triển của các loại hình văn hóa hiện đại, truyền thông đa phương tiện, mạng xã hội đã ảnh hưởng không nhỏ đến văn hóa truyền thống, ngày càng có nhiều thanh, thiếu niên dân tộc thiểu số không quan tâm đến văn 2
  5. hóa truyền thống của dân tộc mình...Nhiều loại hình sinh hoạt văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ đang bị mai một. Lễ hội cồng chiêng, văn hóa sử thi, dân ca - dân vũ ngày một ít đi trong các dịp lễ hội. Do đó, vấn đề bảo tồn nguyên trạng và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên nói chung, của dân tộc Êđê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói riêng đã và đang đặt ra nhiều thách thức trong giai đoạn hiện nay, vì vậy quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng của dân tộc Êđê là rất cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài “Quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng của dân tộc Êđê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” làm luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý công. Qua đó, góp phần vào việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về giá trị của văn hóa cồng chiêng và đặc biệt đề xuất những giải pháp quản lý nhà nước để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa cồng chiêng của dân tộc Êđê trên địa bàn tỉnh. 2. Tình hình nghiên cứu Xuất phát từ vị trí chiến lược quan trọng của Tây Nguyên, nơi sinh sống của nhiều dân tộc ít người nên có khá nhiều các học giả quan tâm, nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau. Đồng thời bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa là vấn đề cấp thiết trong toàn xã hội. Đây cũng là một trong những chức năng vô cùng quan trọng của các cơ quan quản lý nhà nước cấp địa phương đến trung ương, đặc biệt là vấn đề quản lý nhà nước về di sản văn hóa các dân tộc. Do vậy có nhiều công trình nghiên cứu, tham luận và các bài báo viết về vấn đề này như: 2.1. Các công trình liên quan đến cồng chiêng và bảo 3
  6. tồn, phát huy giá trị văn hoá cồng chiêng - Hội Văn học nghệ thuật Đắk Lắk (2022), Văn hóa dân gian Tây Nguyên – một cách nhìn. - Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đắk Lắk (2007), Tập san chuyên đề “Festival văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên”. - Linh Nga Niê Kdăm (2012), Văn hóa Tây Nguyên giàu và đẹp, NXB Văn hóa dân tộc. - Ngô Văn Doanh, Trương Bi (2012), Nghi lễ - lễ hội của người Chăm và người Êđê, NXB Văn hóa dân tộc. - Lý Vân Linh Niê Kdăm và Lê Xuân Hoan (2012), Âm nhạc dân gian dân tộc Êđê Kpă và Jrai, NXB Văn hóa dân tộc. - Nhà xuất bản Văn hóa thông tin (2014), Già làng và trường ca sử thi trong văn hóa Tây Nguyên. - Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Đắk Lắk (2015), Địa chí Đắk Lắk. - Nhiều tác giả (2017), Di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, NXB Văn hóa dân tộc. - Lý Sol - Linh Nga Niê Kdăm (2017), Nghệ thuật múa dân gian của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên, NXB Sân khấu. Các công trình nghiên cứu trên đã hệ thống một cách khoa học, sâu sắc về các vấn đề văn hóa, văn hóa các dân tộc thiểu số, các vấn đề về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số. Đây là nguồn tài liệu quý giá, giúp học viên tìm hiểu, nghiên cứu ở nhiều góc độ lý luận và thực tiễn khác nhau. Qua đó, có sự kế thừa, tổng hợp, phát triển các nội dung quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số gắn với đặc thù và tình hình phát triển kinh tế - xã hội riêng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Tuy nhiên, việc bảo tồn các giá trị văn hóa của dân 4
  7. tộc Êđê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk chưa có nhiều công trình nghiên cứu một cách cụ thể, toàn diện, nhất là trong giai đoạn phát triển hiện nay, vì vậy học viên cập nhật những kiến thức lý luận và thực tiễn, kế thừa những kết quả trước đó để làm hướng nghiên cứu và giải quyết những yêu cầu đặt ra cho đề tài. 2.2. Các công trình liên quan đến quản lý nhà nước về bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá cồng chiêng - Trương Bi, Bùi Minh Vũ (2009), Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa các tộc người Êđê, M'nông. - Nguyễn Kim Loan (2010), Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin. - Lương Thanh Sơn (2011), Góp phần Bảo tồn văn hóa người Bih Tây Nguyên. - Lê Hồng Lý (2011), Quản lý di sản văn hóa với phát triển du lịch, Nhà xuất bản Quốc gia. - Nguyễn Thị Thúy Hiền (2017), Quản lý nhà nước về di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, Luận văn thạc sĩ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc Gia. Các công trình nêu trên đã có nhiều đóng góp trong việc phác thảo, xây dựng hệ thống các di sản văn hóa của người Tây Nguyên nói chung và của các đồng bào dân tộc vùng Tây Nguyên nói riêng; mô tả đặc điểm, cách thức các nghi lễ, các nét văn hóa độc đáo cũng như công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của từng tộc người. Tuy nhiên, về góc độ quản lý nhà nước về việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên nói chung và trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Chưa có nhiều công trình nghiên cứu 5
  8. sâu cho lĩnh vực này một cách cụ thể, toàn diện, nhất là trong giai đoạn phát triển hiện nay. Vì vậy việc cập nhật những kiến thức lý luận và thực tiễn, tìm những luận cứ khoa học, kế thừa những kết quả nghiên cứu trước đó để làm hướng nghiên cứu. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích Qua việc nghiên cứu cơ sở khoa học và thực trạng quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng của dân tộc Êđê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, tác giả đề tài đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện hoạt động này trong thời gian tới. - Nhiệm vụ + Hệ thống hoá cơ sở khoa học của quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng của dân tộc Êđê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. + Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng của dân tộc Êđê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. + Đề xuất giải pháp góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng của dân tộc Êđê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu một số nội dung quản lý nhà nước về bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá cồng 6
  9. chiêng của dân tộc Êđê. - Không gian: Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. - Thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ năm 2016, thời điểm HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 05/2016/NQ- HĐND về bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2016-2020. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết những nội dung nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: được sử dụng với việc tìm hiểu các công trình nghiên cứu đi trước, qua đó bổ sung các luận cứ khoa học khi đi vào nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên nói chung, việc bảo tồn và phát huy giá trị cồng chiêng của dân tộc Êđê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói riêng. Trên cơ sở đó tập trung giải quyết những vấn đề còn vướng mắc về lý luận và thực tiễn trong công tác quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị cồng chiêng của dân tộc Êđê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn hiện nay. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: tập trung vào thống kê, báo cáo thực tế nhằm làm phong phú hơn các tài liệu nghiên cứu, đây là phương pháp giúp tác giả tiếp cận và thu lượm được những thông tin chính xác, bổ sung nguồn số liệu định lượng cho 7
  10. luận văn. Phương pháp chuyên gia: thu thập và tiếp thu ý kiến của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu am hiểu về chủ đề này là hết sức cần thiết cho luận văn. Phương pháp xử lý thông tin, số liệu, tư liệu: thống kê, phân tích, tổng hợp số liệu, so sánh, xử lý thông tin một cách khoa học và có hệ thống. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Ý nghĩa lý luận + Góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa nói chung và giá trị văn hoá cồng chiêng của dân tộc Êđê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói riêng. + Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng của dân tộc Êđê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Ý nghĩa thực tiễn + Luận văn đề xuất hệ thống giải pháp góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng của dân tộc Êđê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. + Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong công tác giảng dạy, nghiên cứu và hoàn thiện quản lý nhà nước về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng của dân tộc Êđê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, danh mục tham khảo, phụ lục, luận văn có kết cấu 3 chương. Chương 1: Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước về bảo 8
  11. tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng của dân tộc Êđê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng của dân tộc Êđê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 9
  12. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG 1.1. Những khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm văn hoá và bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá Theo nghĩa rộng, văn hóa là toàn bộ giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong hoạt động thực tiễn lịch sử - xã hội, mang tính chất chân, thiện, mỹ và phục vụ cho sự sinh tồn, phát triển của con người, xã hội loài người. Theo nghĩa hẹp, văn hóa là toàn bộ các giá trị tinh thần do con người sáng tạo, tích lũy trong quá trình lịch sử xã hội. Bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá: là quá trình gìn giữ và làm cho những giá trị văn hóa lan tỏa trong cộng đồng xã hội. 1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước về bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá Quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa là hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước nhằm gìn giữ những giá trị văn hoá, từ đó làm cho các giá trị văn hoá lan rộng trong cộng đồng xã hội. Quản lý cũng chính là sự định hướng, tạo điều kiện tổ chức, điều hành việc bảo tồn, gìn giữ văn hóa, làm cho giá trị văn hóa được phát huy theo chiều hướng tích cực và thực sự trở thành mục tiêu và động lực của sự phát triển. 1.2. Nội dung, phương thức quản lý nhà nước về bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá 1.2.1. Nội dung quản lý nhà nước về bảo tồn, phát huy 10
  13. giá trị văn hoá 1.2.1.1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. 1.2.1.2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa. 1.2.1.3. Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di sản văn hóa. 1.2.1.4. Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn về di sản văn hóa. 1.2.1.5. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. 1.2.1.6. Tổ chức, chỉ đạo khen thưởng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. 1.2.1.7. Tổ chức và quản lý hợp tác quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. 1.2.1.8. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về di sản văn hóa. 1.2.2. Phương thức quản lý nhà nước về bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá 1.2.2.1. Quản lý nhà nước bằng Hiến pháp và pháp luật 1.2.2.2. Quản lý Nhà nước bằng hình thức hội nghị tập thể lãnh đạo. 1.2.2.3. Sử dụng có hiệu quả các phương tiện kỹ thuật. 1.2.2.4. Hoạt động quản lý phối hợp. 1.2.2.5. Xử lý kịp thời các công việc quản lý văn hóa. 1.2.2.6. Hoạt động kiểm tra, giám sát. 11
  14. 1.3. Cồng chiêng và giá trị văn hoá cồng chiêng của dân tộc Êđê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 1.3.1. Không gian văn hóa cồng chiêng Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên bao gồm các yếu tố bộ phận sau: cồng chiêng, các bản nhạc tấu bằng cồng chiêng, những người chơi cồng chiêng, các lễ hội có sử dụng cồng chiêng (Lễ mừng lúa mới, Lễ cúng Bến nước...), những địa điểm tổ chức các lễ hội đó (nhà dài, nhà rông, nhà gươl, rẫy, bến nước, nhà mồ, các khu rừng cạnh các buôn làng Tây Nguyên,...). 1.3.2. Cồng chiêng của dân tộc Êđê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Cồng chiêng được người Êđê coi là linh hồn của dân tộc bởi nó chứa đựng những giá trị lớn trong đời sống tinh thần, phong tục nghi lễ suốt cuộc đời. Tiếng chiêng như sợi dây tâm linh nối kết con người với các đấng siêu nhiên, giúp con người bày tỏ niềm mong ước của bản thân cũng như của cộng đồng với thần linh. Các bộ chiêng giữ vai trò chủ đạo trong các nghi lễ như mừng nhà mới, mừng lúa mới, lễ chúc sức khỏe, cưới hỏi, lễ sinh đẻ, lễ cầu may, lễ tang, lễ bỏ mả. Cấu tạo của bộ chiêng gồm 3 bộ phận chính: núm chiêng (đối với chiêng núm) đây là bộ phận được làm theo hình bán cầu từ mặt chiêng, là vị trí dùng để gõ, tạo ra âm thanh vang, ngân dài và có tiếng rung; mặt chiêng là một mặt phẳng xung quanh núm chiêng (ở chiêng núm) hay toàn bộ (ở chiêng bằng) và đều có hình tròn. Đây là bộ phận quyết định âm thanh như cao độ, sự “tròn, đầy” của 12
  15. tiếng và độ vang. Các nghệ nhân chỉnh chiêng, chủ yếu tác động vào bộ phận này; thành chiêng là một bộ phận nối liền với mặt chiêng thành một bản rộng bao quanh chiêng. Thành chiêng có hai loại: Thẳng đứng (đối với chiêng bằng) và khum (đối với chiêng núm). Tiêu chuẩn để lựa chọn chiêng là độ vang, âm sắc và độ hòa hợp dễ nghe giữa các chiêng đối đáp tạo nên giai điệu. Cồng chiêng của Êđê được diễn tấu ngay trong nhà dài, trên ghế K’pan; trường hợp chiêng Êđê được đánh ngoài trời là khi cúng bỏ mả, cúng bến nước, tang lễ… Các chiêng núm được đánh bằng dùi gỗ có bọc vải mềm, chiêng bằng đánh bằng dùi gỗ không bọc gì, chiêng bằng được đánh vào mặt trong của chiêng, đó cũng là điểm khác biệt trong cách diễn tấu cồng chiêng của người Êđê so với các tộc người Tây Nguyên khác. 1.3.3. Giá trị văn hoá cồng chiêng của dân tộc Êđê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Văn hóa cồng chiêng của các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên nói chung và dân tộc Êđê ở Đắk Lắk nói riêng bao gồm các giá trị chủ yếu sau: - Giá trị biểu thị đặc trưng bản sắc văn hóa vùng. - Giá trị lịch sử. - Giá trị biểu thị đặc trưng văn hóa tộc người hoặc nhóm tộc người. - Giá trị phản ánh đa chiều. - Giá trị nghệ thuật đặc thù. - Giá trị sử dụng đa dạng. - Giá trị vật chất. 13
  16. - Giá trị cố kết cộng đồng. 1.4. Những yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng của dân tộc Êđê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - Tác động của quá trình hội nhập quốc tế. - Yếu tố chính trị. - Yếu tố kinh tế. - Yếu tố pháp lý. 1.5. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng của dân tộc Êđê tại tỉnh Gia Lai 14
  17. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG CỦA DÂN TỘC ÊĐÊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và cộng đồng dân tộc Êđê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên. Phía Đông giáp Phú Yên và Khánh Hòa, phía Nam giáp Lâm Đồng và Đắk Nông, phía Tây giáp Campuchia đường biên giới dài hơn 70 km, phía Bắc giáp Gia Lai. Tỉnh Đắk Lắk có địa hình hướng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc. Khí hậu toàn tỉnh được chia thành hai tiểu vùng, vùng phía Tây Bắc khí hậu nắng nóng, khô hanh về mùa khô, vùng phía Đông và phía Nam có khí hậu mát mẻ, ôn hoà. Thời tiết chia làm 2 mùa khá rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Tỉnh Đắk Lắk có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 13 huyện. Trong đó có 184 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có 152 xã, 20 phường và 12 thị trấn. 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội - Điều kiện kinh tế Kinh tế chủ đạo của Đắk Lắk chủ yếu dựa vào sản xuất và xuất khẩu nông sản, lâm sản. Đắk Lắk là tỉnh có diện tích và sản phẩm cà phê xuất khẩu lớn nhất cả nước, với diện tích 199.801 ha và sản lượng thu hoạch hàng năm đạt trên 400.000 tấn, chiếm 40% sản lượng cả nước. Đắk Lắk là nơi trồng bông, cao su, ca cao, điều lớn 15
  18. của Việt Nam. Đồng thời, là nơi phát triển các loại cây ăn trái như cây bơ, sầu riêng, chôm chôm, xoài. - Điều kiện xã hội Dân số tỉnh Đắk Lắk đến thời điểm hiện tại là 2.127.000 người, với tổng diện tích là 13.125,4 km2. Theo GRDP thống kê kinh tế – xã hội đạt 78.686 tỷ đồng (tương đương 3.417,5 triệu đô la Mỹ), GRDP bình quân đầu người đạt 41 triệu đồng (tương đương 3.417,5 triệu đô la Mỹ, tương đương 1.781 đô la Mỹ), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,82%. Tỉnh Đắk Lắk có 49 dân tộc cùng chung sống, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 35,7% tổng dân số, trong đó dân tộc Êđê gần 300.000 người, Mnông trên 40.000 người. 2.1.3. Cộng đồng dân tộc Êđê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Cộng đồng dân tộc Êđê hiện sinh sống trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có gần 300.000 người, chiếm 17,2% dân số toàn tỉnh và 90,1% tổng số người Êđê tại Việt Nam [58]. Dân tộc Êđê sinh sống và phân bố đều tại thành phố Buôn Ma Thuột và tất cả các huyện của tỉnh Đắk Lắk. Người Êđê trên địa bàn tỉnh làm rẫy là chính. Hằng ngày họ lên nương trồng bắp, ngô, khoai, đậu…Ngày nay, người Êđê còn tham gia sản xuất nông sản cây công nghiệp như: cà phê, cao su, hồ tiêu, ca cao,... Ngoài trồng trọt còn có chăn nuôi (trâu, bò, voi…), săn bắn, hái lượm, đánh cá, đan lát, dệt vải… 2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá cồng chiêng của dân tộc Êđê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 2.2.1. Khái quát về văn hóa cồng chiêng của dân tộc Êđê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 16
  19. * Về số lượng Tỉnh Đắk Lắk nằm trong không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Qua công tác điều tra của ngành văn hóa, cồng chiêng toàn tỉnh Đắk Lắk năm 1993 có 4.675 bộ cồng chiêng; năm 2003 còn 3.825 bộ chiêng; đến năm 2007 còn 3.375 bộ cồng chiêng (trong đó dân tộc Êđê có 2.680 bộ). Đến tháng 9/2020 tỉnh Đắk Lắk còn tổng số 2.098 bộ chiêng (trong đó dân tộc Êđê có 1.645 bộ). * Về loại hình Cồng chiêng là nhạc cụ bởi khi đánh nó phát ra tiếng nhạc, nhưng cồng chiêng không chỉ để nhằm giải trí, tiêu khiển mà còn gắn liền với lễ hội hay sự kiện quan trọng. Vì vậy, cồng chiêng đối với người Êđê được xem như một vật linh thiêng, là phương tiện để con người giao tiếp với những bậc vô hình, là sợi dây nối kết giữa con người với các đấng thần linh. * Về đặc điểm Một bộ chiêng đủ của người Êđê thường có một cái trống và 10 cái chiêng, gọi là dàn chiêng K’nah. Dàn chiêng này được sắp xếp theo thứ tự các thành viên trong gia đình mẫu hệ từ lớn đến bé gồm: Trống H’gơr (tượng trưng cho người bà), chiêng Char (tượng trưng người ông), chiêng Ana (tượng trưng người mẹ), chiêng M’ đuh (tượng trưng người bố), chiêng Moong (tượng trưng ông cậu), chiêng Ana di (tượng trưng con gái lớn), chiêng H’liăng (tượng trưng con gái thứ hai), chiêng Khơk (tượng trưng con trai lớn), chiêng H’luê Khơk (tượng trưng con trai thứ hai), chiêng H’luê H’liăng (tượng trưng con gái thứ ba), chiêng H’luê Khơk điết (tượng trưng con trai út). 17
  20. 2.2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng của dân tộc Êđê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 2.2.2.1. Việc ban hành và tổ chức thực hiện các nghị quyết, chương trình, kế hoạch, đề án về bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá cồng chiêng Ngày 13/7/2007, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 10/NQ-HĐND và Nghị quyết số 63/2012/NQ-HĐND ngày 06/7/2012 của HĐND tỉnh về “Bảo tồn, phát huy di sản không gian văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2007- 2015. Tuy nhiên, bài học kinh nghiệm qua tổng kết thực tiễn đó là việc bảo tồn “không gian văn hóa cồng chiêng” tính khả thi thấp. Ngày 30/8/2016, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 05/2016/NQ-HĐND về bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2016-2020, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 1336/KH-UBND ngày 28/02/2017, về việc tổ chức, triển khai thực hiện Nghị quyết số 05 của HĐND tỉnh về bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2016- 2020. Ngày 17/12/2021 HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 10/2021/NQ-HĐND về bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2022-2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 2.2.2.2. Việc tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị văn hoá cồng chiêng; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá cồng chiêng của dân tộc Êđê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Các hoạt động tuyên truyền, tổ chức phục dựng nghi lễ; 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2