intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về chất thải rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

Chia sẻ: Nhumbien999 Nhumbien999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

15
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn công nghiệp và làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về chất thải rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Làm phong phú thêm hệ thống cơ sở lý luận cho việc phân tích quản lý công nói chung và quản lý nhà nước về chất thải rắn công nghiệp nói riêng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về chất thải rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HOÀNG THỊ NHƢ QUỲNH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VEN BIỂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2020
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VIỆT HÙNG Phản biện 1: PGS.TS NGUYỄN HOÀNG HIỂN Phản biện 2: TS. NGUYỄN NGỌC CHÂU Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp B203, Nhà B - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số: 201 Phan Bội Châu, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế Thời gian: vào hồi 15 giờ 30 phút, ngày 21 tháng 6 năm 2020 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Thời gian qua, cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, sự tăng trưởng mạnh mẽ của các mô hình đầu tư vào khu kinh tế, khu công nghiệp - đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cũng như tạo động lực cho liên kết vùng/lãnh thổ. Tuy nhiên, các khu công nghiệp và hoạt động công nghiệp cũng được nhìn nhận làm cạn kiệt, suy thoái các nguồn tài nguyên thiên nhiên và là tác nhân chính gây biến đổi khí hậu toàn cầu. Đặc biệt kể đến chất thải rắn công nghiệp. Sự gia tăng nhanh chóng của CTRCN, trong đó có một phần không nhỏ CTRCNNH đang trở thành một trong những vấn đề môi trường cấp bách. Bên cạnh đó, công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường nói chung và quản lý chất thải rắn công nghiệp (chất thải nguy hại) tại các địa phương có KCN ven biển hoặc tiếp giáp với biển chưa theo kịp yêu cầu thực tế, tạo ra sức ép không nhỏ cho quá trình phát triển bền vững và đang trở thành thách thức đối với các nhà quản lý. Tỉnh Quảng Bình nằm ở Bắc Trung Bộ Việt Nam, với diện tích tự nhiên 8.000 km2, dân số trên 882.000 người. Quảng Bình sở hữu những lợi thế đặc biệt có thể được tận dụng để phát triển kinh tế - xã hội. Tỉnh đã thu hút được nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đến đầu tư các dự án về các lĩnh vực công nghiệp. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế, sự gia tăng các hoạt động công nghiệp thì sức ép lên môi trường cũng gia tăng, lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh ngày càng nhiều. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có 6 khu công nghiệp tập trung đang hoạt động (trong đó có 3 khu công nghiệp ven biển: KCN Cảng biển Hòn La, KCN Hòn La II, KCN Cam Liên) với tổng lượng CTRCN thông thường phát sinh i
  4. khoảng 1400 tấn/năm và CTRCN nguy hại khoảng 4 tấn/năm. Trong thời gian tới, cùng với việc đẩy mạnh chính sách thu hút đầu tư của chính quyền tỉnh Quảng Bình, các dự án công nghiệp đầu tư vào các khu công nghiệp sẽ phát triển ngày càng mạnh mẽ, đặc biệt là các khu công nghiệp ven biển. Bên cạnh đó, hiện trạng công tác quản lý CTRCN tại các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình còn gặp nhiều vướng mắc, hạn chế, đạt hiệu quả chưa cao. Với mục tiêu nâng cao hiệu quả và hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Xuất phát từ những yêu cầu cấp bách và thực tiễn quản lý nêu trên, Học viên chọn tên đề tài: “Quản lý nhà nƣớc về chất thải rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Quản lý công. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Qua tìm hiểu và thu thập, tôi được biết một số công trình nghiên cứu, đề tài tại Việt Nam được trình bày cụ thể trong luận văn. Đề tài luận văn không trùng lắp với các công trình đã được công bố, có tính thực tiễn cao trong yêu cầu phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế biển của tỉnh Quảng Bình trong những năm tới. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn việc QLNN về CTRCN tại các KCN ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Từ đó, đề xuất những giải pháp hoàn thiện công tác QLNN về CTRCN tại các KCN ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. ii
  5. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình - Phạm vi nghiên cứu: + Không gian: Luận văn nghiên cứu thực tiễn tại các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình (gồm: KCN Cảng Biển Hòn La, KCN Hòn La II, KCN Cam Liên) +Thời gian: Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển từ năm 2015 đến nay (tập trung chủ yếu trong giai đoạn 2017 - 2019) và đưa ra những định hướng, giải pháp trong thời gian tới. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn - Phương pháp luận: Luận văn vận dụng cách tiếp cận theo phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử; vận dụng quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về quản lý chất thải rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển. - Phương pháp nghiên cứu: Đề tài kết hợp sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như phương pháp thu thập số liệu, tài liệu; tổng hợp phân tích số liệu; so sánh; điều tra xã hội học; phỏng vấn; phương pháp đánh giá rủi ro môi trường công nghiệp dựa trên công cụ áp lực - trạng thái - đáp ứng của OECD. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Ý nghĩa lý luận: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác quản lý nhà nước về CTRCN và làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về chất thải rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. iii
  6. - Ý nghĩa thực tiễn: + Góp phần đánh giá thực trạng công tác QLNN về CTRCN trên địa bàn tỉnh Quảng Bình nói chung và tại các KCN ven biển nói riêng; làm rõ những ưu điểm, nhược điểm, nguyên nhân của những mặt hạn chế. Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý CTRCN tại các KCN ven biển tại tỉnh Quảng Bình. + Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ hệ thống hóa cơ sở khoa học, thực tiễn về quản lý chất thải rắn công nghiệp; là tài liệu tham khảo cho chuyên viên nghiên cứu lĩnh vực tài nguyên và môi trường, lãnh đạo UBND tỉnh và các cơ quan chuyên môn. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm ba chương. iv
  7. CHƢƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP TẠI KHU CÔNG NGHIỆP 1.1. Những khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài 1.1.1. Một số nội dung liên quan về CTRCN 1.1.1.1. Khái niệm chất thải, chất thải rắn Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. 1.1.1.2. Khái niệm chất thải rắn công nghiệp Chất thải rắn công nghiệp là chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. 1.1.1.3. Nguồn gốc, phân loại, thành phần a. Nguồn gốc phát sinh Nguồn gốc phát sinh CTRCN được chia làm 3 ngành công nghiệp chính: Ngành công nghiệp khai khoáng; Ngành công nghiệp cơ bản; Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. b. Phân loại Theo tính chất, CTRCN được phân loại thành CTRCN không nguy hại hay còn gọi là CTRCN thông thường và CTRCN nguy hại. c. Thành phần chất thải rắn công nghiệp Các ngành công nghiệp khác nhau sẽ sử dụng các nguyên vật liệu đầu vào khác nhau, cùng với các tác động lên nguyên liệu một cách khác nhau nên chất thải rắn phát sinh sẽ mang những đặc tính của nguyên liệu đầu vào và quá trình công nghệ. 1.1.1.4. Ảnh hưởng của chất thải rắn công nghiệp đến môi trường và sức khỏe cộng đồng Tác động của CTRCN đối với môi trường; sức khỏe cộng đồng; kinh tế - xã hội. 1
  8. 1.1.2. Một số nội dung liên quan về khu công nghiệp 1.1.2.1. Khái niệm khu công nghiệp KCN là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định. 1.1.2.2. Đặc điểm của các khu công nghiệp - Các KCN thường được xây dựng ở những vị trí địa lý thuận lợi, gần các đường giao thông, cảng biển, sân bay, thuận tiện giao lưu với các trung tâm kinh tế lớn. - Các doanh nghiệp trong KCN thường được hưởng các quy định riêng của nhà nước và chính quyền địa phương. - Các KCN thường có nhu cầu sử dụng lượng lớn nguyên, nhiên vật liệu, năng lượng, và cũng thải ra lượng chất thải khổng lồ. - Các KCN chịu sự quản lý của Chính phủ về quyết định thành lập, quy hoạch tổng thể, khung điều lệ mẫu, kiểm soát, có trình độ tổ chức cao và phương thức quản lý tiên tiến. - Các KCN thường có mục đích, chức năng xác định tùy thuộc điều kiện cụ thể nơi KCN đó hình thành và phát triển. - Các KCN có tính tập trung và tính hội nhập quốc tế cao. 1.2. Quản lý nhà nƣớc về chất thải rắn công nghiệp 1.2.1. Khái niệm, mục tiêu, sự cần thiết quản lý nhà nước về chất thải rắn công nghiệp 1.2.1.1. Một số khái niệm liên quan quản lý nhà nước về chất thải rắn công nghiệp Quản lý nhà nƣớc về chất thải rắn công nghiệp là sự tác động của cơ quan quản lý nhà nước, bằng chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn của mình đưa ra các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường 2
  9. sống; phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn công nghiệp hướng đến mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. 1.2.1.2. Sự cần thiết phải QLNN về chất thải rắn công nghiệp Nguy cơ gây ô nhiễm môi trường do chất thải nói chung, CTRCN nói riêng gây ra đang trở thành vấn đề cấp bách đối với cộng đồng. Việc quản lý hiệu quả CTRCN là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác bảo vệ môi trường. Do đó, nhà nước phải thực hiện quản lý CTRCN nhằm mục tiêu khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường do CTRCN từ những hoạt động sản xuất tại các khu công nghiệp. 1.2.1.3. Mục tiêu quản lý nhà nước về CTRCN - Nâng cao hiệu quả quản lý CTRCN nhằm cải thiện chất lượng môi trường, đảm bảo sức khỏe cộng đồng và góp phần vào sự nghiệp phát triển bền vững đất nước. - CTRCN được phân loại tại nguồn, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý triệt để bằng những công nghệ tiên tiến và phù hợp. - Nhận thức của cộng đồng về QL CTRCN được nâng cao, hình thành lối sống thân thiện với môi trường. - Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật về môi trường nói chung, chất thải rắn công nghiệp nói riêng. - Xây dựng các công cụ hữu hiệu về quản lý môi trường nói chung, quản lý chất thải rắn công nghiệp nói riêng. 1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về CTRCN 1.2.2.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch Quy hoạch bảo vệ môi trường gồm 02 cấp độ là quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia và quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh. 3
  10. Quản lý chất thải rắn công nghiệp là một trong những nội dung chính của quy hoạch bảo vệ môi trường. 1.2.2.2. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật, chính sách quản lý chất thải rắn công nghiệp Hệ thống chính sách pháp luật về quản lý chất thải rắn công nghiệp tạo hành lang pháp lý cho việc quản lý chất thải rắn công nghiệp ngày càng hiệu quả hơn. 1.2.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về chất thải rắn công nghiệp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về BVMT nói chung, quản lý CTRCN nói riêng trong cả nước. Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về BVMT, CTRCN trong cả nước. UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng QLNN về BVMT nói chung, quản lý CTRCN nói riêng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Sở Tài nguyên và môi trường chịu trách nhiệm trước UBND cấp tỉnh trong việc BVMT, quản lý CTR ở địa phương. 1.2.2.4. Đầu tư nguồn lực cho quản lý chất thải rắn công nghiệp Nguồn lực bao gồm nguồn nhân lực và vật lực để thực hiện công tác quản lý CTRCN nhằm đạt mục tiêu BVMT đặt ra. 1.2.2.5. Thanh tra, kiểm tra trong QLNN về chất thải rắn công nghiệp Trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo thực hiện kiểm tra, thanh tra trong QLNN về chất thải rắn công nghiệp; Xử lý vi phạm. 1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về chất thải rắn công nghiệp 1.3.1. Các nhân tố khách quan 4
  11. Gồm: Điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương; Điều kiện tự nhiên, thiên tai, biến đổi khí hậu; Yêu cầu hội nhập quốc tế 1.3.2. Các nhân tố chủ quan Gồm: Pháp luật, chính sách; Tổ chức bộ máy; Trình độ năng lực, phẩm chất, đạo đức của nguồn nhân lực quản lý; Nguồn lực tài chính; Nhận thức của doanh nghiệp 1.4. Những bài học kinh nghiệm về quản lý CTRCN 1.4.1. Kinh nghiệm quản lý chất thải rắn công nghiệp tại một số khu công nghiệp, khu kinh tế tại Việt Nam Tác giả phân tích thực tế công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp tại Khu công nghiệp Phúc Khánh, Khu công nghiệp Đình Trám, Khu kinh tế Vũng Áng. 1.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho quản lý chất thải rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình Qua nghiên cứu kinh nghiệm quản lý chất thải rắn tại một số khu công nghiệp, khu kinh tế tại Việt Nam, vấn đề quản lý nhà nước về chất thải rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển tỉnh Quảng Bình rút ra một số bài học kinh nghiệm sau: kinh nghiệm về kêu gọi các nguồn vốn xã hội hóa; kinh nghiệm xử phạt nghiêm khắc các vi phạm môi trường, truy tố hình sự với các chủ doanh nghiệp không tuân thủ pháp luật bảo vệ môi trường nói chung và thực hiện công tác quản lý CTRCN, CTRNH nói riêng… Tiểu kết Chƣơng 1 5
  12. CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VEN BIỂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình 2.1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Quảng Bình Tỉnh Quảng Bình có phía Bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Nam giáp tỉnh Quảng Trị, phía Đông giáp Biển Đông với bờ biển dài 116,04 km và có diện tích khoảng 20.000 km2 thềm lục địa. Quảng Bình nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô, có các nguồn tài nguyên khá đa dạng. 2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Bình Tỉnh Quảng Bình nằm trên trục giao thông huyết mạch của cả nước, là nơi giao thoa về kinh tế - xã hội của hai miền Nam - Bắc. Do đó, Quảng Bình có tiềm năng phát triển mạnh mẽ, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh năm 2019 tăng 7,4% so với năm 2018. 2.1.3. Khái quát tình hình chung của các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình Hiện tại, tỉnh Quảng Bình có 06 KCN đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng, bao gồm: KCN Cảng biển Hòn La, KCN Hòn La 2, KCN Tây Bắc Đồng Hới, KCN Bắc Đồng Hới, KCN Tây Bắc Quán Hàu, KCN Cam Liên. Trong đó, có 3 KCN ven biển là KCN Cảng biển Hòn La, KCN Hòn La 2 và KCN Cam Liên. 2.1.3.1. KCN Cảng biển Hòn La (thuộc KKT Hòn La) KCN cảng biển Hòn La được UBND tỉnh thành lập tại Quyết định số 09/2005/QĐ-UB ngày 04/3/2005; nằm trong KKT Hòn La thuộc thôn Thọ Sơn và thôn Minh Sơn, xã Quảng Đông, huyện 6
  13. Quảng Trạch. Tổng diện tích đất KCN Cảng biển Hòn La là 157,9794 ha. Hiện tại, có 7 cơ sở đang hoạt động. 2.1.3.2. Khu công nghiệp Hòn La II (thuộc KKT Hòn La) KCN Hòn La II được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch tại Quyết định số 2570/QĐ-UBND ngày 07/10/2011. KCN Hòn La II nằm trong KKT Hòn La thuộc xã Quảng Phú, huyện Quảng Trạch. Tổng diện tích đất KCN Hòn La II là 177,1 ha. Hiện tại có 4 cơ sở đang hoạt động. 2.1.3.3. Khu công nghiệp Cam Liên KCN Cam Liên được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch tại Quyết định số 3726/QĐ-UBND ngày 21/11/2016; thuộc địa giới hành chính ba xã Cam Thuỷ, xã Thanh Thuỷ, xã Ngư Thủy Bắc - huyện Lệ Thuỷ. Tổng diện tích đất KCN Cam Liên là 272,1 ha. Hiện tại có 1 cơ sở đang hoạt động. 2.1.4. Khái quát hiện trạng môi trường của các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình 2.1.4.1. Khu công nghiệp cảng biển Hòn La Với tính chất các cơ sở sản xuất kinh doanh đang hoạt động tại KCN Cảng biển Hòn La thì các nguồn gây ô nhiễm môi trường chính: Tổng lượng nước thải: 39 m3/ngày đêm; Tổng CTRCN thông thường: 91,5 tấn/năm; Tổng CTNH: 0,6 tấn/năm. 2.1.4.2. Khu công nghiệp Hòn La II Các nguồn gây ô nhiễm môi trường chính: Tổng lượng nước thải: 14,5 m3/ngày đêm; Tổng chất thải rắn công nghiệp thông thường: 63,2 tấn/năm; Tổng chất thải nguy hại: 0,58 tấn/năm. 2.1.4.3. Khu công nghiệp Cam Liên 7
  14. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường chính: Tổng lượng nước thải: 50,5 m3/ngày đêm. Tổng chất thải rắn công nghiệp thông thường: 186 tấn/năm. Tổng chất thải nguy hại: 0,07 tấn/năm. 2.1.5. Đánh giá rủi ro môi trường công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình * Áp dụng đánh giá rủi ro môi trƣờng công nghiệp cho KCN Cảng biển Hòn La Kết quả đánh giá rủi ro môi trường công nghiệp tại KCN Cảng biển Hòn La với tổng điểm là 366/1000. Chỉ số điểm cao nhất là (56 điểm) của nhóm Áp lực là các hiện tượng thời tiết cực đoan (P1). Với nhóm chỉ trạng thái là ô nhiễm môi trường nước (S2) với điểm số cao nhất (18 điểm) và Chỉ thị sinh thái công nghiệp (R3) với điểm số cao nhất là (54 điểm). * Áp dụng đánh giá rủi ro môi trƣờng công nghiệp cho KCN Hòn La II Kết quả đánh giá rủi ro môi trường tại KCN Hòn La II thấp hơn KCN Cảng biển Hòn La với tổng điểm là 343/1000. Chỉ số có điểm số cao nhất (48 điểm) của nhóm áp lực là các hiện tượng thời tiết cực đoan (P1), với nhóm chỉ thị trạng thái là ô nhiễm môi trường nước (S2) với điểm số (18 điểm), chỉ thị đáp ứng công nghệ sản xuất sạch hơn (R1) với số điểm cao nhất (56 điểm). * Áp dụng đánh giá rủi ro môi trƣờng công nghiệp cho KCN Cam Liên Kết quả đánh giá rủi ro môi trường tại KCN Cam Liên thấp nhất trong 3 khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình với tổng điểm là 337/1000. Chỉ số có điểm số cao nhất (54 điểm) của nhóm áp lực là phát thải CTRCN (P3), với nhóm chỉ thị trạng thái là ô nhiễm môi trường nước (S2) với điểm số (18 điểm), chỉ thị 8
  15. đáp ứng tuyên truyền, giáo dục công nhân (R2) với số điểm cao nhất (63 điểm). 2.2. Tình hình phát sinh, phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình 2.2.1. Nguồn phát sinh, khối lượng, thành phần chất thải rắn công nghiệp Tổng lượng CTRCN thông thường phát sinh tại 3 KCN ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình là 186 tấn/năm, tổng lượng CTRCN nguy hại là 0,07 tấn/năm. 2.2.2. Hiện trạng phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn công nghiệp Hiện tại, hầu hết các cơ sở sản xuất kinh doanh trong các KCN ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã tiến hành phân loại sơ bộ và thu gom chất thải rắn phát sinh từ quá trình hoạt động. Tuy nhiên, chưa thực hiện triệt để, còn đổ thải lẫn lộn, thậm chí còn trộn lẫn cả CTNH. Phần lớn CTRCN thông thường được các cơ sở bán lại cho đơn vị thu mua hoặc tận dụng vào các mục đích khác. CTNH được các nhà máy tự thu gom lưu giữ tại cơ sở, định kỳ hợp đồng với các đơn vị có chức năng vận chuyển xử lý. 2.3. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về chất thải rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình 2.3.1. Xây dựng và thực hiện quy hoạch quản lý chất thải rắn UBND tỉnh Quảng Bình đã xây dựng và phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Quảng Bình. Theo đó, CTRCN là một trong những đối tượng của quy hoạch quản lý CTR. Tuy nhiên, theo quy 9
  16. hoạch, công tác QLNN về CTRCN tại tỉnh Quảng Bình không được giao thống nhất cho một cơ quan, mà được phân công cho nhiều sở, ngành cùng tham gia quản lý, bao gồm Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh, Sở Công Thương... 2.3.2. Xây dựng và thực hiện chính sách quản lý chất thải rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo về quản lý chất thải rắn công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, 2.3.3. Hiện trạng tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực quản lý nhà nước về chất thải rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường, trong đó có quản lý chất thải rắn công nghiệp. 2.3.4. Nguồn lực cho công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình Nguồn lực tài chính: Việc đầu tư kinh phí cho sự nghiệp môi trường nói chung và công tác quản lý CTRCN đã tăng lên theo thời gian và theo nhu cầu của công tác BVMT của Quảng Bình. Năm 2019 tổng chi ngân sách sự nghiệp môi trường khoảng 148 tỷ đồng. Tuy nhiên, do là tỉnh nghèo nên việc đảm bảo tổng kinh phí sự nghiệp môi trường trên 1% tổng chi ngân sách của tỉnh vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. 10
  17. 2.3.5. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức về quản lý chất thải rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình Tỉnh đã xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện nhiều hoạt động, chương trình tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức về quản lý chất thải rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. 2.3.6. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về quản lý chất thải rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về quản lý chất thải rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã được các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh, Sở TNMT, Ban Quản lý khu kinh tế, Công an tỉnh thực hiện thường xuyên, theo đúng quy định. 2.4. Đánh giá về kết quả quản lý nhà nƣớc về CTRCN tại các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình 2.4.1. Những kết quả đạt được UBND tỉnh Quảng Bình đã xây dựng và phê duyệt Quy hoạch quản lý CTR tỉnh Quảng Bình làm cơ sở giao trách nhiệm thực hiện cho các đơn vị liên quan; đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác quản lý CTRCN tại các KCN trên địa bàn tỉnh; tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực bảo vệ môi trường cơ bản đáp ứng; công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức về quản lý CTRCN tại các KCN ven biển đã được UBND tỉnh chú trọng chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về quản lý CTRCN tại các KCN ven biển đã được chú trọng. 11
  18. 2.4.2. Những tồn tại hạn chế Công tác QLNN về CTRCN hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa được giao thống nhất cho một cơ quan, mà được phân công cho nhiều sở, ngành cùng tham gia quản lý. Chế tài xử lý vi phạm trong công tác quản lý CTRCN chưa được quy định rõ ràng. Về công tác thanh, kiểm tra, do lực lượng mỏng, thiếu trang thiết bị nên hiệu quả cũng chưa đạt như mong muốn. Trang thiết bị, hạ tầng kỹ thuật vẫn còn thiếu cơ bản, chưa được quan tâm đầu tư, chưa có đơn vị đầu tư Nhà máy xử lý chất thải rắn công nghiệp trên địa bàn tỉnh. BQL KKT tỉnh Quảng Bình chưa triển khai xây dựng và thực hiện kế hoạch phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường. Các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh chưa xây dựng kịch bản ứng phó với thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu. 2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế - Do hệ thống chính sách pháp luật về quản lý CTRCN còn chưa đầy đủ, chồng chéo. - Ðầu tư cho công tác quản CTRCN còn hạn chế, chưa đáp ứng đuợc nhu cầu thực tế do thiếu nguồn lực tài chính. - Vấn đề lựa chọn công nghệ xử lý CTRCN tối ưu vẫn đang là bài toán thách thức đối với các nhà quản lý và các nhà khoa học trong khi hiện chưa có mô hình công nghệ xử lý CTRCN hoàn thiện đạt được cả các tiêu chí về kỹ thuật, kinh tế, xã hội và môi trường. - Ngoài ra, việc nhiều doanh nghiệp chưa có ý thức trong việc tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường nói chung, quản lý chất thải rắn công nghiệp nói riêng. Tiểu kết chƣơng 2 12
  19. CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VEN BIỂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH 3.1. Định hƣớng và mục tiêu quản lý nhà nƣớc về CTRCN tại các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình 3.1.1. Định hướng Tiếp cận phương thức quản lý CTR của các nước tiên tiến trên thế giới hiện nay, đồng thời phù hợp với điều kiện Việt Nam và địa phương. Áp dụng công nghệ xử lý hiện đại phù hợp với điều kiện kinh tế, giảm tối đa lượng CTR phải chôn lấp nhằm giảm thiểu tác động môi trường, giảm chi phí đầu tư xây dựng bãi chôn lấp và tăng hiệu quả sử dụng đất. Quản lý tổng hợp CTR là một trong những ưu tiên của công tác BVMT, góp phần kiểm soát ô nhiễm, hướng tới phát triển đô thị bền vững. Quản lý CTR phải lấy phòng ngừa, giảm thiểu phát sinh và phân loại chất thải tại nguồn là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, tăng cường tái sử dụng, tái chế để giảm khối lượng chất thải phải chôn lấp. Quản lý CTR phải tuân thủ theo nguyên tắc “người sử dụng dịch vụ, gây ô nhiễm phải trả tiền”. 3.1.2. Mục tiêu Nâng cao hiệu quả quản lý CTR nhằm cải thiện chất lượng môi trường, đảm bảo sức khỏe cộng đồng và phát triển bền vững. Xây dựng hệ thống quản lý CTR hiện đại. Thiết lập cơ sơ pháp lý để quản lý, xây dựng các khu xử lý CTR theo quy hoạch và triển khai lập quy hoạch chi tiết các cơ sở xử lý CTR đảm bảo nâng cao hiệu quả công tác xử lý CTR, đặc biệt là CTRNH. Nâng cao nhận thức của cộng đồng về quản lý tổng hợp chất thải rắn. 13
  20. 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về chất thải rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình 3.2.1. Hoàn thiện và thực hiện tốt quy hoạch liên quan đến quản lý chất thải rắn Hiện nay, UBND tỉnh Quảng Bình đang lập Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Để thực hiện tốt công tác quản lý CTR nói chung, CTRCN nói riêng trên địa bàn tỉnh thì cần thiết phải điều tra, nghiên cứu hiện trạng, đánh giá, dự báo tình hình phát sinh, xây dựng phương án phát triển các khu xử lý chất thải, tích hợp quy hoạch quản lý chất thải rắn vào Quy hoạch tỉnh. Trong đó, phân công rõ trách nhiệm thực hiện cho các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương liên quan trên địa bàn tỉnh trong thực hiện Quy hoạch. 3.2.2. Tổ chức thực hiện và hoàn thiện chính sách QLNN về CTRCN tại các KCN ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình Xây dựng, ban hành các quy định và chính sách khuyến khích việc phân loại CTR tại nguồn, giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải. Hoàn thiện các chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng các cơ sở xử lý CTRCN. Hoàn thiện quy định, hướng dẫn, kiểm soát việc thực hiện các hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý CTR. Xây dựng quy định về quan trắc dữ liệu CTRCN. Quy định cụ thể hơn về trách nhiệm quản lý Nhà nước và cơ chế phối hợp giữa các sở, ngành liên quan, giữa cấp tỉnh và cấp huyện, xã về quản lý CTRCN. 3.2.3. Hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm nhiệm vụ QLNN về chất thải rắn công nghiệp tại các khu công nghiệp ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2