intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Chia sẻ: Tomhum999 Tomhum999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

23
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, góp phần bảo vệ môi trường, sức khỏe cho cộng đồng. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm chi tiết nội dung của luận văn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ………/……… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ HOÀI ANH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT THẢI Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG MÃ SỐ: 60 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG ĐẮK LẮK - NĂM 2018 1
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐẶNG THỊ MINH Phản biện 1: PGS.TS. Đặng Khắc Ánh Phản biện 2: TS. Lê Đức Niêm Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia. Địa điểm: Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ (Giảng đường 4), Phân viện khu vực Tây Nguyên - Học viện Hành chính Quốc gia. Số: 51 - Đường Phạm Văn Đồng - Tp. Buôn Ma Thuột - tỉnh Đắk Lắk. Thời gian: vào hồi 16 giờ 30 phút, ngày 28/01/2018. Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia 2
  3. 3
  4. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của kinh tế-xã hội, hàng loạt các cơ sở y tế được đầu tư xây dựng phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe cộng đồng, kéo theo lượng chất thải y tế ngày một nhiều lên. Công tác quản lý chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã được triển khai ở các bệnh viện; các ban ngành liên quan đã triển khai các hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý những vụ việc vi phạm; việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý chất thải y tế đã được các đơn vị quan tâm. Tuy nhiên, công tác quản lý chất thải y tế trên địa bàn tỉnh vẫn còn hạn chế như: hệ thống xử lý chất thải y tế chưa được đầu tư đối với hệ dự phòng; nhân lực vận hành trang thiết bị hầu hết không được đào tạo về chuyên môn, trang thiết bị chưa đảm bảo chất lượng…, dẫn đến hiệu quả xử lý chất thải y tế chưa cao, gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của cộng đồng. Nguyên nhân căn bản của những hạn chế trên là do công tác quản lý nhà nước về chất thải y tế chưa được quan tâm đúng mức. Từ vấn đề thực tiễn đó, việc đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk là một yêu cầu khách quan, cấp thiết trong giai đoạn hiện nay; đó là lý do tác giả chọn đề tài “Quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý công của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Cho đến nay, ở nước ta đã có khá nhiều các bài viết, tạp chí, sách, luận văn thạc sĩ... nghiên cứu về quản lý chất thải y tế. Mỗi công trình nghiên cứu đều là những sản phẩm có giá trị, đã giải quyết được phần lớn các vấn đề về lý luận và thực tiễn, đưa ra được nhiều giải pháp trong việc giải quyết các vấn đề về quản lý chất thải y tế. Tuy nhiên, 1
  5. chưa có công trình nào nghiên cứu và phân tích chủ đề quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, để từ đó đề ra những giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, góp phần bảo vệ môi trường, sức khỏe cho cộng đồng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản liên quan trực tiếp đến quản lý nhà nước về chất thải y tế. - Làm rõ những ưu điểm và hạn chế; từ đó xác định và phân tích các nguyên nhân cơ bản của những hạn chế bất cập trong hoạt động quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. - Nghiên cứu quan điểm, định hướng và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Về thời gian: Từ 2011 đến nay và định hướng đến 2020. Về nội dung: Các nội dung quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Vận dụng các phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các chủ 2
  6. trương, quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quản lý nhà nước về chất thải y tế. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập, kế thừa và tổng hợp; phương pháp phân tích và xử lý số liệu; phương pháp so sánh, đánh giá; phương pháp chuyên gia và phương pháp ước tính, dự báo. 6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn góp phần hệ thống hóa và làm rõ hơn những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Nghiên cứu, đánh giá, khái quát để chỉ ra những hạn chế, yếu kém cần khắc phục trong thời gian tới. - Đề xuất được những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. - Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các sinh viên, các học viên cao học và các nhà quản lý cũng như các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực y tế. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn có kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về chất thải y tế. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 3
  7. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT THẢI Y TẾ 1.1. Cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài 1.1.1. Các khái niệm liên quan 1.1.1.1. Chất thải y tế Chất thải y tế là chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của các cơ sở y tế, bao gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải y tế thông thường. Cơ sở y tế bao gồm: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (trừ phòng khám bác sĩ gia đình; phòng chẩn trị y học cổ truyền; cơ sở dịch vụ đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết áp; chăm sóc sức khỏe tại nhà; cơ sở dịch vụ hỗ trợ vận chuyển người bệnh trong nước và ra nước ngoài; cơ sở dịch vụ kính thuốc; cơ sở dịch vụ làm răng giả; bệnh xá; y tế cơ quan, đơn vị, tổ chức); cơ sở y tế dự phòng; cơ sở đào tạo và cơ sở nghiên cứu có thực hiện các xét nghiệm về y học. 1.1.1.2. Quản lý chất thải y tế Quản lý chất thải y tế là quá trình giảm thiểu, phân định, phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải y tế và giám sát quá trình thực hiện. - Phân định: chất thải lây nhiễm, chất thải nguy hại không lây nhiễm và chất thải y tế thông thường. - Phân loại: chất thải y tế nguy hại và chất thải y tế thông thường. - Thu gom: thu gom riêng theo từng loại. - Lưu giữ: đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và thời gian. - Giảm thiểu: hạn chế tối đa sự phát thải chất thải y tế. - Vận chuyển: được thực hiện bằng các hình thức khác nhau. - Xử lý: phải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. 4
  8. - Quản lý và vận hành thiết bị xử lý chất thải y tế. 1.1.1.3. Quản lý nhà nước về chất thải y tế Quản lý nhà nước về chất thải y tế là hoạt động của các cơ quan nhà nước thực thi quyền lực nhà nước để điều hành, điều chỉnh hoạt động của các cơ sở y tế nhằm xử lý các loại chất thải y tế một cách kịp thời, đúng phương pháp, đúng quy trình để ngăn ngừa những nguy cơ gây hại của chất thải y tế đối với sức khỏe con người và môi trường. 1.1.2. Phân loại chất thải y tế Tùy theo dạng tồn tại, chất thải y tế được chia thành 3 loại chính đó là: chất thải rắn y tế, nước thải y tế, chất thải khí y tế. Ở góc độ khác, căn cứ vào đặc điểm lý học, hóa học, sinh học và tính chất nguy hại, chất thải y tế được chia làm các loại khác nhau: chất thải lây nhiễm; chất thải hóa học nguy hại; chất thải phóng xạ; bình chứa áp suất; chất thải y tế thông thường. 1.1.3. Đặc tính của chất thải y tế nguy hại Chất thải y tế nguy hại có thể bao gồm một hoặc một số tính chất nguy hại như: Gây độc gen, gây độc tế bào, gây dị ứng; có chứa độc chất, hóa chất độc hại, kim loại nặng; có tính ăn mòn; có tính phóng xạ; dễ cháy; sắc nhọn; có khả năng lây nhiễm. 1.1.4. Ảnh hưởng của chất thải y tế đến con người và môi trường 1.1.4.1. Ảnh hưởng của chất thải y tế đến con người Chất thải y tế có thể gây ra nhiều tác động xấu tới sức khỏe con người như: lây bệnh qua đường máu cho nhân viên y tế, đặc biệt là sự cố thương tích do chất thải sắc nhọn; nhiễm độc cấp tính, mãn tính, chấn thương và bỏng... nghiêm trọng hơn có thể gây ung thư và các vấn đề về di truyền. 1.1.4.2. Ảnh hưởng của chất thải y tế đến môi trường 5
  9. Chất thải y tế có tác động xấu tới tất cả các khía cạnh của môi trường, đặc biệt là ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí (phát tán các vi sinh vật gây bệnh, hóa chất độc hại, phát sinh ra các chất khí độc hại...). Mặt khác, xử lý chất thải y tế không đúng phương pháp có thể gây ra vấn đề lãng phí tài nguyên thiên nhiên. 1.1.5. Đặc điểm quản lý nhà nước về chất thải y tế Quản lý nhà nước về chất thải y tế có ba yếu tố cấu thành là chủ thể quản lý (các cơ quan nhà nước có thẩm quyền), đối tượng quản lý (chất thải y tế và mọi hoạt động y tế và hoạt động liên quan khác tạo ra và phát tán chất thải y tế dưới bất kỳ dạng thức nào) và mục tiêu quản lý (nhằm hạn chế sự phát tán chất thải y tế ra môi trường và xử lý chất thải y tế phát sinh theo đúng quy trình để bảo vệ môi trường sống trong lành, bảo đảm sức khỏe cộng đồng). Công cụ chủ yếu trong quản lý nhà nước về chất thải y tế là chính sách, pháp luật. Phương pháp quản lý nhà nước về chất thải y tế gồm có: Phương pháp giáo dục, thuyết phục; phương pháp hành chính; phương pháp kinh tế; phương pháp cưỡng chế. Quản lý nhà nước về chất thải y tế có những đặc điểm cơ bản sau: Mang tính quyền lực Nhà nước; có sự kết hợp giữa quản lý hành chính và quản lý chuyên môn; có mục tiêu, kế hoạch; tính liên tục, kế thừa và ổn định; có sự kết hợp giữa Nhà nước, doanh nghiệp và xã hội. 1.2. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về chất thải y tế Một là, xuất phát từ ảnh hưởng của chất thải y tế đối với con người và môi trường. Hai là, thực trạng chất thải y tế hiện nay. Ba là, quan điểm của Đảng về quản lý chất thải y tế. Bốn là, chức năng của nhà nước là quản lý xã hội và cung ứng dịch vụ phục vụ cộng đồng. 6
  10. 1.3. Nội dung quản lý nhà nước về chất thải y tế 1.3.1. Ban hành và thực thi các văn bản pháp luật, chính sách về quản lý chất thải y tế Tạo hành lang pháp lý để quản lý các hoạt động liên quan đến chất thải y tế. Hệ thống các văn bản pháp luật được ban hành nhằm chỉ đạo toàn diện, thống nhất hoạt động quản lý nhà nước về chất thải y tế trên phạm vi cả nước; kiểm soát, ngăn chặn, xử lý các hoạt động vi phạm về quản lý chất thải y tế. 1.3.2. Hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện đăng ký và cấp sổ chủ nguồn thải chất thải y tế nguy hại, công tác quan trắc môi trường bệnh viện Cơ quan quản lý nhà nước về chất thải y tế quản lý hoạt động và các hồ sơ, báo cáo, hợp đồng, chứng từ của các chủ nguồn thải chất thải y tế nguy hại trong phạm vi địa phương mình; cập nhật cơ sở dữ liệu về chất thải y tế nguy hại và triển khai đăng ký chủ nguồn thải, kê khai chứng từ chất thải nguy hại, báo cáo quản lý chất thải nguy hại trực tuyến tại địa phương; tăng cường sử dụng hệ thống thông tin hoặc thư điện tử trong quá trình đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại. Sở Y tế có trách nhiệm quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác quan trắc môi trường bệnh viện trên địa bàn tỉnh; Báo cáo tổng hợp kết quả quan trắc môi trường bệnh viện trên địa bàn tỉnh theo quy định. 1.3.3. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, đề án, kế hoạch quản lý chất thải y tế Là một nội dung quan trọng thể hiện tầm nhìn trước mắt cũng như lâu dài đối với quản lý chất thải y tế, định hướng cho quản lý chất thải y tế phù hợp với mục tiêu chung của phát triển kinh tế - xã hội. 7
  11. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án tổng thể xử lý chất thải y tế giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020 và Quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại đến năm 2025. Định hướng đến năm 2020: 100% các cơ sở y tế ở các tuyến từ Trung ương đến địa phương thực hiện xử lý chất thải y tế bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. 1.3.4. Huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực để quản lý chất thải y tế Đầu tư cho quản lý chất thải y tế từ các nguồn: Nguồn từ ngân sách Nhà nước, nguồn thu từ một phần viện phí, đầu tư từ các tổ chức quốc tế và các thành phần kinh tế khác. Xây dựng Kế hoạch sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường cho hoạt động bảo vệ môi trường đối với cơ sở y tế. Bố trí kinh phí đầu tư và vận hành công trình xử lý chất thải y tế trên địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật. Nhà nước đẩy mạnh các biện pháp khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia tăng cường các nguồn lực đầu tư cho quản lý chất thải y tế; kịp thời tuyên dương, khen thưởng xứng đáng các tổ chức, cá nhân có đóng góp vào công tác quản lý chất thải y tế. 1.3.5. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về chất thải y tế - Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về chất thải y tế. - Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong quản lý chất thải y tế, chịu trách nhiệm trước Chính phủ. - Các cơ quan chuyên môn như Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường giúp UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quản lý nhà nước về chất thải y tế ở địa phương mình. 1.3.6. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về quản lý chất thải y tế 8
  12. Cơ quan quản lý nhà nước về chất thải y tế xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý chất thải y tế đối với cơ sở y tế thuộc thẩm quyền quản lý; có trách nhiệm phối với thanh tra chuyên ngành của các bộ, ngành hữu quan trong quản lý chất thải y tế theo quy định của pháp luật. Xử lý vi phạm pháp luật quản lý chất thải y tế tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. 1.4. Những yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về chất thải y tế 1.4.1. Quan điểm, đường lối của Đảng Đảng đưa ra các nghị quyết, chỉ thị có liên quan tới các hoạt động quản lý nhà nước về chất thải y tế. Trong các văn bản này, Đảng luôn coi công tác bảo vệ môi trường là quan trọng hàng đầu, vì vậy hệ thống quản lý nhà nước về chất thải y tế được hỗ trợ từ mọi yếu tố giúp quản lý nhà nước đi theo định hướng, theo kế hoạch. 1.4.2. Chính sách, pháp luật của Nhà nước Hệ thống pháp luật, các chính sách liên quan đến quản lý chất thải y tế sẽ có tác dụng kìm hãm hay thúc đẩy hoạt động quản lý hiệu quả hay không hiệu quả chất thải y tế. 1.4.3. Nguồn lực tài chính để thực hiện quản lý chất thải y tế Tài chính là nguồn lực quan trọng để thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước về chất thải y tế. Nguồn tài chính hạn chế sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả triển khai các hoạt động quản lý nhà nước về chất thải y tế. 1.4.4. Năng lực cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về chất thải y tế Nguồn lực con người là nguồn lực quan trọng nhất của mọi nguồn lực. Năng lực của cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về chất thải y 9
  13. tế là một trong những yếu tố quan trọng chi phối quá trình quản lý nhà nước và xử lý những hành vi vi phạm về chất thải y tế. 1.4.5. Ý thức, trách nhiệm của các cơ sở y tế Thực tế cho thấy việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất thải y tế của các cơ quan nhà nước dù có cố gắng và thực hiện đúng nguyên tắc nhưng ý thức, trách nhiệm của các cơ sở y tế còn kém, không tuân thủ các quy định của pháp luật thì khó thể đạt được mục tiêu hay hiệu quả quản lý nhà nước. 1.5. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về chất thải y tế ở Việt Nam 1.5.1. Thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh đã có những cơ sở y tế tiên phong đột phá, vận dụng linh hoạt chủ trương xã hội hóa của Chính phủ, thực hiện mô hình đối tác công tư trong xử lý chất thải y tế mang lại nhiều lợi ích: tiết kiệm nguồn nhân lực cho bệnh viện, giảm gánh nặng đầu tư ban đầu… 1.5.2. Thành phố Đà Nẵng Thành phố Đà Nẵng đã yêu cầu tất cả các cơ sở y tế phải ký hợp đồng với Công ty cổ phần Môi trường Đô thị Đà Nẵng để thu gom, vận chuyển và đốt rác tập trung tại Bãi rác. Ngành Y tế Đà Nẵng luôn chú trọng công tác đào tạo, tập huấn, truyền thông nâng cao nhận thức về quản lý chất thải y tế cho cán bộ, nhân viên và cộng đồng. 1.5.3. Tỉnh Cao Bằng Cao Bằng là địa phương đầu tiên trong cả nước thực hiện áp dụng công nghệ không đốt trong xử lý rác thải y tế ở tuyến huyện và tuyến xã. Giá thành của thiết bị này cũng không quá cao, phù hợp với khả năng của địa phương. 1.5.4. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Đắk Lắk 10
  14. Một là, lãnh đạo phải có quyết tâm chính trị và tạo được sự đồng thuận cao, sự quan tâm, quyết liệt chỉ đạo và sự vào cuộc của các cấp, các ngành. Hai là, vận dụng linh hoạt chủ trương xã hội hóa. Ba là, chú trọng nâng cao nhận thức của những đối tượng có liên quan đến quản lý nhà nước về chất thải y tế. Bốn là, huy động nguồn vốn đầu tư để triển khai mô hình công nghệ “xanh” trong xử lý rác thải y tế ở tuyến huyện và tuyến xã. Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT THẢI Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 2.2. Thực trạng chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 2.2.1. Tổng quan về các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 2.2.1.1. Hệ điều trị: Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay có 24 bệnh viện (sau năm 2017 sẽ có thêm 03 bệnh viện). 2.2.1.2. Hệ dự phòng: Tuyến tỉnh có 08 Trung tâm chuyên khoa, 01 Trung tâm Y tế dự phòng và 02 Chi cục; tuyến huyện có 15 Trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố; tuyến xã có 184 Trạm Y tế xã, phường, thị trấn và 294 cơ sở hành nghề y tế tư nhân khác. 2.2.2. Hiện trạng phát sinh chất thải y tế và thực trạng thu gom, xử lý chất thải y tế 2.2.2.1. Chất thải rắn y tế Theo số liệu tổng hợp của Sở Y tế trung bình 1 ngày các cơ sở y tế trên địa bàn thải ra khoảng 1.022 kg chất thải rắn nguy hại và 5.400 kg chất thải rắn thông thường. Về cơ bản công tác thu gom, phân loại chất thải y tế tại các bệnh viện đã thực hiện theo quy định của pháp 11
  15. luật; chất thải rắn y tế nguy hại từ các phòng khám tư nhân hầu như không được xử lý một cách triệt để trước khi đưa ra môi trường hoặc được thu gom, vận chuyển, tiêu hủy chung với chất thải sinh hoạt. 2.2.2.2. Nước thải y tế Hiện nay, các bệnh viện trên địa bàn tỉnh thải ra khoảng 3.467 m3 nước thải/ngày (chưa bao gồm các trung tâm y tế, trạm y tế). Hệ thống xử lý nước thải y tế cơ bản đã xuống cấp, cần phải đầu tư mới. 2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 2.3.1. Ban hành và triển khai thực hiện theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách về quản lý chất thải y tế Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường và các Sở ngành có liên quan đã xây dựng, trình UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành nhiều văn bản quan trọng; hướng dẫn các cơ sở y tế thực hiện các quy định về quản lý chất thải y tế. Định kỳ hằng năm, đánh giá kết quả thực hiện, báo cáo Bộ Y tế. Mỗi năm Sở Y tế đều tổ chức 1-2 lớp tập huấn để phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý chất thải y tế cho các bệnh viện và các trung tâm y tế trên địa bàn; chỉ đạo triển khai dán áp phích tại các bệnh viện và các Trung tâm y tế trên địa bàn để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý chất thải y tế. 2.3.2. Hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện đăng ký và cấp sổ chủ nguồn thải chất thải y tế nguy hại, công tác quan trắc môi trường bệnh viện Sở Tài nguyên và Môi trường đã triển khai hướng dẫn đăng ký và cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại cho 26 cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh; quản lý hoạt động và các hồ sơ, báo cáo, hợp đồng, chứng từ của các chủ nguồn thải chất thải y tế nguy hại (kể cả chủ 12
  16. nguồn thải miễn thủ tục đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại); cập nhật cơ sở dữ liệu về chất thải y tế nguy hại, và tổng hợp báo cáo khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Về cơ bản các bệnh viện trên địa bàn tỉnh đã thực hiện việc quan trắc môi trường định kỳ theo quy định. Tuy nhiên, phần lớn kết quả quan trắc về khí thải không đạt theo quy định. 2.3.3. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, đề án, kế hoạch quản lý chất thải y tế Triển khai thực hiện đề án, quy hoạch về xử lý chất thải y tế, UBND tỉnh đã ưu tiên bố trí ngân sách cho các cơ sở y tế trên địa bàn có kinh phí xử lý chất thải y tế; tuy nhiên, kết quả giai đoạn 2011- 2015 chưa đạt mục tiêu Đề án 2038 đề ra. UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch Quản lý chất thải y tế giai đoạn 2015 - 2020 tỉnh Đắk Lắk và Kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Đến nay, đã có 8/13 cụm xử lý chất thải y tế nguy hại đi vào hoạt động. 2.3.4. Huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực để quản lý chất thải y tế Hàng năm tỉnh Đắk Lắk đã bố trí kinh phí từ nguồn sự nghiệp môi trường cho các hoạt động quản lý chất thải y tế. Năm 2015 đến nay tỉnh đã và đang bố trí kinh phí thực hiện Dự án Hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện cho 07 bệnh viện bằng nguồn vốn vay Ngân hàng thế giới là 65.201 triệu đồng và ngân sách tỉnh là 5.912 triệu đồng. Dự kiến nguồn vốn cần huy động để đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải y tế tại các trạm y tế xã trên địa bàn tỉnh là trên 200 tỷ đồng. Xã hội hóa quản lý chất thải y tế: Các Công ty dịch vụ Môi trường đô thị chịu trách nhiệm vận chuyển chất thải thông thường từ các cơ sở y tế đi tiêu hủy. Các bệnh viện đã hợp đồng với đơn vị tư nhân có 13
  17. chức năng để thực hiện việc thu gom, xử lý các chất thải nguy hại chưa được xử lý; tuy nhiên, còn tình trạng không thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại đúng thời gian quy định. UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch truyền thông về quản lý chất thải y tế tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2017-2021, với mục tiêu tuyên truyền nâng cao nhận thức, tăng cường thực hiện các quy định về quản lý chất thải y tế nhằm thực hiện hiệu quả công tác quản lý chất thải y tế. 2.3.5. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về chất thải y tế Các chủ nguồn thải, chủ vận chuyển, chủ xử lý chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk chịu sự quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nước sau đây: Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Y tế; Sở Xây dựng; Sở Tài chính; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Khoa học Công nghệ; Cảnh sát môi trường. Hiện tại sự phối kết hợp giữa các Sở, ngành trong tỉnh trong hoạt động quản lý chất thải y tế chưa thực sự tốt. 2.3.6. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về quản lý chất thải y tế Từ năm 2011 đến nay, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Sở Y tế, Phòng Cảnh sát môi trường - Công an tỉnh tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về quản lý chất thải y tế đối với các bệnh viện và đã trình Chủ tịch UBND tỉnh ban hành 32 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 21 bệnh viện, với tổng số tiền xử phạt là gần 4,9 tỷ đồng. Tuy nhiên, phần lớn quyết định chưa thi hành do số tiền phạt quá lớn, UBND tỉnh đang xem xét hướng xử lý. Đối với các phòng khám tư nhân, sau kiểm tra chỉ áp dụng biện pháp cảnh cáo, nhắc nhở chấn chỉnh hoạt động. UBND tỉnh đã chỉ đạo các Sở có liên quan phối hợp với Đoàn Kiểm tra của Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường khi có yêu cầu. 14
  18. Năm 2013 tỉnh Đắk Lắk có 18 bệnh viện trong danh sách cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; UBND tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo các đơn vị đẩy nhanh tiến độ xử lý triệt để tình trạng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; đến nay, trên địa bàn tỉnh chưa phát sinh cơ sở y tế gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mới; 18/18 bệnh viện đã thực hiện các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường triệt để. 2.4. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 2.4.1. Kết quả đạt được Công tác quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh đã được chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo thực hiện và đạt được những kết quả: Đã ban hành nhiều văn bản quan trọng để chỉ đạo thực hiện quản lý chất thải y tế; hàng năm, đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác quản lý chất thải tại các bệnh viện và trung tâm y tế đã được hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ và tập huấn, phổ biến pháp luật về quản lý chất thải y tế; các Bệnh viện và các cơ sở y tế quy mô lớn đã làm thủ tục đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại; đã thực hiện việc giám sát môi trường, quan trắc môi trường định kỳ theo quy định; nguồn lực tài chính và các điều kiện cần thiết cho quản lý chất thải y tế tại các bệnh viện được bảo đảm ngày càng tốt hơn; công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về quản lý chất thải y tế trong thời gian gần đây đã được tăng cường. 2.4.2. Hạn chế Một là, ban hành và triển khai thực hiện theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách về quản lý chất thải y tế vẫn còn chậm, chưa kịp thời. Công tác tập huấn, phổ biến pháp luật về quản lý chất thải y tế chưa được sâu rộng. Hai là, hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện đăng ký và cấp sổ chủ nguồn thải chất thải y tế nguy hại chưa 15
  19. được chặt chẽ; một số cơ sở y tế không kê khai trung thực lượng chất thải nguy hại phát sinh. Công tác quan trắc, giám sát môi trường bệnh viện chưa có kiểm chứng mức độ chính xác của kết quả quan trắc. Ba là, kết quả triển khai thực hiện quy hoạch, đề án, kế hoạch quản lý chất thải y tế giai đọan 2011-2015 không đạt mục tiêu đề ra. Bốn là, chưa đủ nguồn lực để đầu tư hệ thống xử lý chất thải y tế đối với các cơ sở y tế thuộc hệ dự phòng; công tác xã hội hóa, khuyến khích, huy động mọi nguồn lực tham gia quản lý chất thải y tế chưa được triển khai thực hiện sâu rộng. Năm là, sự phối kết hợp giữa các Sở, ngành trong hoạt động quản lý chất thải y tế chưa thực sự tốt. Sáu là, công tác kiểm tra, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quản lý chất thải y tế chưa mang lại hiệu quả trong quản lý nhà nước về chất thải y tế. Tình trạng thải chất thải y tế chưa được xử lý hoặc xử lý nhưng chưa đạt tiêu chuẩn ra môi trường xung quanh vẫn còn diễn ra; các phòng khám tư nhân có phát sinh chất thải y tế nguy hại đã có hợp đồng với đơn vị chủ xử lý chất thải nguy hại nhưng trên thực tế không thực hiện nghiêm túc theo quy định của pháp luật; nhiều bệnh viện không thể chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính vì số tiền phạt lớn. 2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế 2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan - Ảnh hưởng của tình hình phát triển kinh tế - xã hội, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. - Pháp luật về quản lý chất thải y tế vẫn chưa hoàn thiện; các quy định của pháp luật về quản lý chất thải y tế rải rác tại nhiều văn bản gây khó khăn trong việc tiếp cận và tổ chức thực hiện; văn bản luật đã có hiệu lực nhưng phải chờ văn bản hướng dẫn. 2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan 16
  20. - Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ thực hiện công tác quản lý chất thải y tế còn hạn chế. Chưa có biên chế chuyên trách về quản lý chất thải y tế trong các bệnh viện. - Nguồn kinh phí đầu tư cho việc quản lý chất thải y tế còn hạn chế. - Tình trạng quá tải bệnh nhân, hạn chế về ý thức phân loại rác của người nhà bệnh nhân. - Các cấp chính quyền chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức đối với công tác quản lý chất thải y tế. Công tác thanh tra, kiểm tra về môi trường của các cơ quan chức năng đối với các cơ sở y tế vẫn mang tính hình thức, còn hiện tượng “phạt để tồn tại”; thiếu kiên quyết trong xử lý vi phạm. Hoạt động giám sát của các cơ quan có thẩm quyền còn lỏng lẻo. Chưa xử lý nghiêm đối với sai phạm của một bộ phận cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm. Chưa có Quy chế phối hợp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về chất thải y tế. - Công tác tập huấn, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý chất thải y tế còn mang tính hình thức, chưa có sự khảo sát, tiếp nhận, đánh giá hiệu quả chất lượng đối với công tác này. Chương 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT THẢI Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK 3.1. Quan điểm, mục tiêu của Đảng và Nhà nước về quản lý chất thải y tế 3.1.1. Về quan điểm Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, mọi gia đình và mỗi người; tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường phải trả chi phí cải tạo, phục hồi và bồi thường thiệt hại; tăng cường kiểm soát ô nhiễm tại nguồn; chú trọng quản lý chất thải nguy hại trong dịch vụ y tế. 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2