intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về công tác Dân số-Kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

Chia sẻ: Vica999 Vica999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

46
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn đã đề xuất hệ thống giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ phù hợp thực tiễn trong giai đoạn hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Với mục tiêu thực hiện quản lý nhà nước về công tác DSKHHGĐ là nhằm bảo vệ lợi ích con người, hướng đến sự phát triển con người, nâng cao chất lượng cuộc sống con người. Điều đó có ý nghĩa quan trọng tác động trực tiếp đến mỗi người dân, mỗi cặp vợ chồng, mỗi gia đình và toàn xã hội, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về công tác Dân số-Kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ LAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC DÂN SỐ-KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2018
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. VŨ TRỌNG HÁCH Phản biện 1: ....................................................................... Phản biện 2: ...................................................................... Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp …....., Nhà...... - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia. Số: 201- Đường Phan Bội Châu - TP Huế - tỉnh Thừa Thiên Huế Thời gian: vào hồi …… giờ...…ngày....….tháng……năm 2018
  3. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Dân số - Kế hoạch hóa gia đình là sự nỗ lực mang tính quyết sách của Nhà nước trong chủ trương khống chế một cách khoa học số dân, sao cho sự phát triển dân số phù hợp và không gây cản trở tới việc phát triển kinh tế xã hội đất nước, nâng cao chất lượng dân số và cơ cấu dân số hợp lý [22]. Nói đến dân số là nói đến con người mà con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội, là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của đất nước bởi lẽ con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực và là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững kinh tế-xã hội. Ph.Ăngghen đã từng nói "Xã hội nào điều chỉnh được sự sinh sản ra con người như chính sự điều chỉnh phát triển kinh tế thì mới điều khiển được xã hội" [31]. Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng vấn đề phát triển dân số, sớm đề ra chủ trương, chính sách về Dân số-Kế hoạch hóa gia đình và coi là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước, là một trong những vấn đề kinh tế-xã hội hàng đầu ở nước ta, là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội. Quản lý nhà nước về Dân số-Kế hoạch hóa gia đình chính là một trong những giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của con người [1]. Nhận thức được tầm quan trọng đó, các vấn đề của công tác dân số bao gồm quy mô dân số, cơ cấu dân số và nâng cao chất lượng dân số được triển khai đồng bộ trên cả nước và đã đạt được những thành tựu quan trọng. Mức sinh của nước ta giảm nhanh, hiện đã đạt mức thấp. Đối với tỉnh Quảng Bình, thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác DS-KHHGĐ, đặc biệt là sau hơn 12 năm thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW ngày 22/3/2005 của Bộ Chính trị (Khóa IX) về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách Dân số-Kế hoạch hóa gia đình, nhận thức của toàn xã hội đã có bước chuyển biến rõ rệt, ngày càng có nhiều người kết hôn, sinh con phù hợp với lứa tuổi, sức khỏe, hoàn cảnh kinh tế, mô 1
  4. hình gia đình nhỏ có từ 1-2 con được nhân rộng. Tốc độ gia tăng dân số nhanh đã được khống chế, số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ giảm từ 3 con năm 2000 xuống còn 2,38 con vào năm 2017 [13]. Tuy nhịp độ gia tăng dân số đã được khống chế nhưng chưa ổn định và bền vững, Quảng Bình hiện được xếp vào tỉnh có mức sinh cao, tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh có xu hướng mất cân đối, chất lượng dân số chưa đáp ứng yêu cầu của tỉnh, một bộ phận người dân chưa nhận thức đúng đắn về DS-KHHGĐ. Giải quyết các vấn đề về dân số và năng lực quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ của các cấp ngành từ tỉnh đến cơ sở vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, khả năng tham mưu cho lãnh đạo của đội ngũ cán bộ dân số ở một số địa phương vẫn chưa hiệu quả, chưa đáp ứng được yêu cầu dẫn đến việc thực hiện chính sách và các quy định về pháp luật chưa nghiêm, cách hiểu và vận dụng còn khác nhau, chưa thống nhất, thậm chí không phù hợp với pháp luật hiện hành. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác DS-KHHGĐ. Trong bối cảnh quốc tế và tình hình trong nước có nhiều thay đổi, công tác DS-KHHGĐ tại Quảng Bình hiện đang đối mặt nhiều khó khăn, thách thức. Nhiều vấn đề mới phát sinh liên quan đến quy mô, cơ cấu và chất lượng dân số đòi hỏi phải được giải quyết nhanh chóng, đồng bộ. Để góp phần nào giải quyết thực trạng trên và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, học viên xin lựa chọn đề tài "Quản lý nhà nước về công tác Dân số- Kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn tỉnh Quảng Bình" để làm Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Quản lý công, mã số 60 34 04 03. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Thực tế đã có một số công trình nghiên cứu các vấn đề liên quan đến DS-KHHGĐ như: - Năm 2015, Đề tài “Quản lý nhà nước về Dân số, Kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang” của 2
  5. tác giả Hoàng Thị Phương Thúy, đã đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về dân số, kế hoạch hóa gia đình từ đó đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về dân số kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang [30].; - Năm 2015, Đề tài “Đánh giá tình hình quản lý nhà nước về công tác Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tại tỉnh An Giang giai đoạn 2010-2014” của Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh An Giang, từ kết quả đánh giá tình hình quản lý nhà nước về công tác Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tại tỉnh đưa ra những khuyến nghị một số vấn đề còn bất cập trong quản lý nhà nước về công tác DS- KHHGĐ [14]. - Năm 2016, Đề tài “Đánh giá thực trạng ban hành văn bản triển khai chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đìnhh tại một số tỉnh, thành phố” của ThS.Trần Thị Ngọc Bích, nghiên cứu viên Khoa Dân số và Phát triển (Viện Chiến lược và Chính sách Y tế) và ThS. Phạm Minh Sơn, Tổng cục DS-KHHGĐ. Công trình nghiên cứu này đã đề cập đến tầm quan trọng của việc ban hành chủ trương, chính sách thể hiện sự quan tâm toàn diện về công tác DS-KHHGĐ quyết định sự thành công của công tác DS-KHHGĐ. Công trình nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng khoa học và thực tiễn cho việc nâng cao chất lượng xây dựng, ban hành văn bản triển khai chương trình DS- KHHGĐ tại các địa phương [12]. Tại Quảng Bình, có 03 Đề tài nghiên cứu khoa học về lĩnh vực nâng cao chất lượng dân số của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Hà và các cộng sự, như: - Năm 2015, Đề tài “Tìm hiểu kiến thức về Hôn nhân cận huyết thống tại 20 xã đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Bình năm 2014 – 2015” [25]. - Năm 2016, Đề tài “Điều tra đánh giá thực trạng sàng lọc trước sinh, sơ sinh và đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả sàng lọc trước sinh, sơ sinh tại tỉnh Quảng Bình” [26]. 3
  6. - Năm 2017, Đề tài “Đánh giá kiến thức, thái độ, hành vi về sức khỏe sinh sản/sức khỏe tình dục của vị thành niên/thanh niên trên địa bàn tỉnh Quảng Bình năm 2017” Trong tất cả các công trình nghiên cứu nói trên có liên quan đến luận văn, học viên đã nghiên cứu kế thừa, có chọn lọc. Tuy nhiên, thực tế trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, chưa có nghiên cứu nào đi sâu phân tích đánh giá thực trạng cũng như đưa ra một hệ thống giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước trong công tác Dân số- Kế hoạch hóa gia đình. Do đó, đề tài được lựa chọn với mục đích nghiên cứu đầy đủ, thấu đáo nhằm đề xuất nhóm giải pháp phù hợp và có ý nghĩa thực tiễn với hy vọng sẽ góp phần giải quyết những vấn đề đặt ra đối với ngành Dân số-Kế hoạch hóa gia đình phù hợp với thực tế tình hình địa bàn tỉnh Quảng Bình. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đề xuất hệ thống giải pháp giải quyết một số vấn đề về công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. - Nhiệm vụ + Hệ thống hóa cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác DS-KHHGĐ: các khái niệm, đặc điểm, vị trí vai trò của quản lý, quản lý nhà nước, quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ. + Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình để xác định những kết quả mà công tác DS-KHHGĐ đã đạt được cũng như các mặt còn tồn tại, hạn chế trong quản lý. + Nghiên cứu, xác định những vấn đề đặt ra hiện nay về công tác DS-KHHGĐ trong tình hình mới. + Đề xuất hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu 4
  7. Luận văn nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước về công tác DS-KHHGĐ. - Phạm vi nghiên cứu + Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. + Về thời gian: Từ năm 2011 đến năm 2017. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn - Phương pháp luận Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của duy vật lịch sử và duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mac-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác DS-KHHGĐ. - Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận văn áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau: + Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Thu thập các tài liệu, tư liệu để phân tích, tổng hợp. + Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Thống kê, tổng hợp kinh nghiệm thực tiễn. + Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia. + Phương pháp xử lý số liệu: Toán học, phân tích, so sánh, tổng hợp. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Ý nghĩa lý luận: Luận văn đã hệ thống hóa và làm rõ hơn những vấn đề lý luận quản lý nhà nước về công tác DS-KHHGĐ. - Ý nghĩa thực tiễn của luận văn Luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên đã phân tích, đánh giá được thực trạng quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, nhận định kết quả đạt được, những vấn đề còn tồn tại, hạn chế và xác định nguyên nhân của những hạn chế, đặc biệt là các vấn đề mang tính chất đặc thù vùng, miền, địa phương. 5
  8. Luận văn đã đề xuất hệ thống giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ phù hợp thực tiễn trong giai đoạn hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Với mục tiêu thực hiện quản lý nhà nước về công tác DS-KHHGĐ là nhằm bảo vệ lợi ích con người, hướng đến sự phát triển con người, nâng cao chất lượng cuộc sống con người. Điều đó có ý nghĩa quan trọng tác động trực tiếp đến mỗi người dân, mỗi cặp vợ chồng, mỗi gia đình và toàn xã hội, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Kết quả nghiên cứu luận văn có thể góp phần bổ sung những vấn đề lý luận trong công tác quản lý DS-KHHGĐ, tạo cơ sở khoa học cho việc hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật đối với hoạt động quản lý về DS-KHHGĐ tại tỉnh Quảng Bình. Luận văn cũng có thể được sử dụng làm kết quả tham khảo cho công tác nghiên cứu, học tập trong cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu và thực hiện chính sách pháp luật trong lĩnh vực DS- KHHGĐ. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và các tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương sau: Chương 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về công tác DS-KHHGĐ. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về công tác DS- KHHGĐ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Chương 3: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. 6
  9. Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC DÂN SỐ-KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm về Dân số - Kế hoạch hóa gia đình 1.1.1.1. Dân số Trong khoa học cũng như trong thực tiễn có nhiều quan điểm khác nhau về dân số. Hiểu chung nhất, Dân số là một tập hợp người sinh sống trong một quốc gia, một địa phương hay một vùng lãnh thổ nhất định, được xác định tại một thời điểm cụ thể và nói đến Dân số là nói đến quy mô, cơ cấu, phân bố, chất lượng và những thành tố gây nên sự biến động của chúng như: sinh, chết, di cư. 1.1.1.2. Kế hoạch hóa gia đình Kế hoạch hóa gia đình là việc lập kế hoạch nhằm kiểm soát quá trình sinh sản của các cặp vợ chồng. Cốt lõi của kế hoạch hóa gia đình là việc chủ động sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn, nhằm kiểm soát tình trạng sinh con và hạn chế sinh con ngoài ý muốn. 1.1.2. Khái niệm về công tác Dân số-Kế hoạch hóa gia đình và mối quan hệ giữa Dân số và Kế hoạch hóa gia đình 1.1.2.1. Khái niệm Công tác Dân số-Kế hoạch hóa gia đình là sự nỗ lực mang tính quyết sách của Nhà nước trong chủ trương khống chế một cách khoa học số dân, sao cho sự phát triển dân số phù hợp và không gây cản trở tới việc phát triển kinh tế xã hội đất nước, ổn định cơ cấu dân số và nâng cao chất lượng dân số. 1.1.2.2. Mối quan hệ giữa Dân số với Kế hoạch hóa gia đình Vấn đề dân số có liên quan mật thiết tới kế hoạch hóa gia đình. Dân số hiểu theo nghĩa rộng chính là vấn đề con người. Kế hoạch hóa gia đình là một nội dung hẹp của vấn đề dân số, là việc đặt ra chỉ tiêu một cách khoa học về sinh đẻ thông qua sử dụng các biện pháp tránh thai. 1.1.3. Quản lý nhà nước về công tác Dân số-Kế hoạch hóa gia đình Quản lý nhà nước về công tác Dân số-Kế hoạch hóa gia đình là nhà nước thông qua hệ thống chính sách, luật pháp và cơ chế tổ chức các cơ quan quản lý của mình để điều khiển và tác động vào các đối tượng của quản lý nhằm thực hiện các mục tiêu về quy mô, 7
  10. cơ cấu, phân bố và chất lượng dân số, nhằm nâng cao chất cuộc sống của người dân và đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước. [24]. 1.1.4. Đặc điểm của quản lý nhà nước về công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình Quản lý nhà nước về công tác DS-KHHGĐ ở nước ta là hoạt động chủ động của nhà nước được tiến hành trước hết dựa vào quyền lực của nhà nước, nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đảm bảo các yếu tố quy mô, cơ cấu, phân bổ và chất lượng dân số phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, tiến tới một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh [23]; Quản lý công tác DS-KHHGĐ phải dựa vào nhân dân; Quản lý nhà nước về công tác DS-KHHGĐ là một khoa học; Quản lý nhà nước về công tác DS-KHHGĐ còn là mang tính nghệ thuật [27]. 1.2. Sự cần thiết quản lý nhà nước về công tác Dân số-Kế hoạch hóa gia đình 1.2.1. Bảo đảm cho công tác Dân số-Kế hoạch hóa gia đình theo định hướng mục tiêu chương trình của nhà nước Nhằm đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, phát triển bền vững đất nước về kinh tế, xã hội và môi trường, thông qua công cụ quản lý bằng pháp luật để tác động vào nhận thức hành vi của con người, các tổ chức, buộc mọi cá nhân, tổ chức phải hành động theo một định hướng và mục tiêu nhất định đó là ổn định về các yếu tố quy mô, cơ cấu, phân bổ dân số, nâng cao chất lượng dân số hoặc theo dõi, quản lý thay đổi của các quá trình sinh, chết, di dân... 1.2.2. Bảo đảm các hoạt động về Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tuân thủ theo quy định của pháp luật Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thực hiện sự quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước về công tác DS-KHHGĐ nói riêng chủ yếu bằng pháp luật và theo pháp luật. Trong quản lý nhà nước về công tác DS-KHHGĐ, pháp luật tạo cơ sở pháp lý vững chắc để điều chỉnh hành vi về hoặc liên quan đến DS-KHHGĐ của các tổ chức và cá nhân một cách đúng hướng, thống nhất và ổn định nhằm thực hiện được các mục tiêu về DS- KHHGĐ. 8
  11. 1.2.3. Quản lý nhà nước về công tác Dân số-Kế hoạch hóa gia đình là nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của quốc gia Để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và điều chỉnh quá trình tái sản xuất con người ở mức hợp lý, nhịp độ gia tăng dân số phù hợp với nền sản xuất vật chất điều chỉnh quy mô dân số với quá trình phát triển kinh tế xã hội, việc tiến hành quản lý dân số và thực hiện chính sách Dân số-Kế hoạch hóa gia đình là tất yếu của các quốc gia. 1.2.4. Quản lý nhà nước về công tác Dân số-Kế hoạch hóa gia đình có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế vi mô và vĩ mô Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa VII) đã nêu rõ: “Đầu tư công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình là đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế trực tiếp rất cao” [1]. 1.2.5. Quản lý nhà nước về công tác Dân số-Kế hoạch hóa gia đình góp phần quan trọng đối với phát triển xã hội và ổn định môi trường Quản lý nhà nước đối với công tác DS-KHHGĐ có ý nghĩa quyết định trong việc thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia và từng địa phương. Dân số là nguyên nhân của mọi sự thay đổi ở các lĩnh vực xã hội như giáo dục, văn hóa, y tế, an ninh, trật tự an toàn xã hội, giao thông, liên quan mật thiết tới phát triển kinh tế và sự biến đổi môi trường. - Tác động của dân số đối với lao động, việc làm - Tác động của dân số đến giáo dục - Tác động của dân số đối với y tế - Dân số với an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo - Tác động của dân số đối với môi trường - Tác động của dân số đến an sinh xã hội - Dân số và bình đẳng giới 1.3. Nội dung quản lý nhà nước về công tác Dân số-Kế hoạch hóa gia đình Những nội dung trọng tâm quản lý nhà nước về công tác DS- KHHGĐ gồm: - Thứ nhất, xây dựng, tổ chức và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch và các biện pháp thực hiện công tác DS-KHHGĐ. 9
  12. - Thứ hai, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về DS-KHHGĐ. - Thứ ba, tổ chức bộ máy và bố trí nguồn nhân lực làm công tác DS-KHHGĐ. - Thứ tư, huy động các nguồn lực phục vụ thực hiện công tác DS-KHHGĐ. - Thứ năm, kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về DS-KHHGĐ. 1.4. Những yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về công tác Dân số-Kế hoạch hóa gia đình 1.4.1 Tác động của yếu tố chính trị và pháp luật Ở Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam giữ vai trò là Đảng cầm quyền. Đảng thực hiện vai trò lãnh đạo chính thức và toàn diện đối với Nhà nước thông qua đề ra các quyết sách chính trị của Đảng như: Cương lĩnh, chiến lược, chủ trương, đường lối, chính sách và các nghị quyết để làm cơ sở cho hoạt động của nhà nước 1.4.2. Tác động của tổ chức bộ máy Dân số-Kế hoạch hóa gia đình Cán bộ có vai trò quan trọng, quyết định đến sự thành bại của công việc, bởi chính cán bộ là người tổ chức, thực thi nhiệm vụ. Do đó, bộ máy có ổn định thì công việc chuyên môn mới được tiếp tục, các thành tựu khác, nhất là công tác dân số mới được bảo tồn. 1.4.3. Tác động của yếu tố kinh tế Yếu tố kinh tế tác động đến mức sinh, mức chết và di cư, đương nhiên kinh tế tác động đến quy mô, cơ cấu, phân bổ và chất lượng dân số và đó chính là 04 yếu tố cơ bản của quản lý nhà nước về công tác DS-KHHGĐ. 1.4.4. Tác động của yếu tố phong tục tập quán Trong thực tế đời thường, dễ nhận thấy phong tục tập quán tồn tại như một cơ chế song hành bên cạnh luật pháp, có tác dụng điều tiết hành vi ứng xử của cộng đồng, của nhóm hay cá nhân. Nếu luật pháp chủ yếu mang tính cưỡng chế thì phong tục tập quán chủ yếu lại mang tính tự điều chỉnh cá nhân và quan hệ xã hội, tính chất căn bản của phong tục tập quán là tự nguyện. Xét mặt tiêu cực của những phong tục tập quán lạc hậu đối với vấn đề DS-KHHGĐ là sự cản trở và đi ngược những mục tiêu chính sách DS-KHHGĐ như: Có bằng được con trai để nối dõi tông đường, thờ cúng tổ tiên, chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ khi về già; Tư tưởng trọng nam khinh nữ, quan 10
  13. niệm “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”…, ảnh hưởng do phong tục tập quán làm phá vỡ sự cân bằng tỷ lệ giới tính; Quan niệm lấy vợ/chồng là người trong họ hàng để của cải không rơi vào tay người khác dẫn đến tình trạng hôn nhân cận huyết thống tăng và đó chính là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh, tật dị tật bẩm sinh ở trẻ. 1.4.5. Tác động của yếu tố hội nhập quốc tế đối với quản lý nhà nước về công tác Dân số-Kế hoạch hóa gia đình Cùng với quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế là một xu thế khách quan. Đây là một bước đi tất yếu và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Đặc biệt, Đại hội X của Đảng đã khẳng định: “Toàn cầu hóa kinh tế tạo ra cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất bình đẳng, gây khó khăn, thách thức cho các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển”. 1.5. Kinh ngiệm quản lý nhà nước về công tác Dân số-Kế hoạch hóa gia đình ở một số địa phương 1.5.1. Kinh nghiệm của tỉnh Thừa Thiên Huế 1.5.2. Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Trị 1.5.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Quảng Bình 11
  14. Tiểu kết Chương 1 Hoạt động quản lý nhà nước về công tác DS-KHHGĐ luôn được xác định là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước. Làm tốt công tác DS-KHHGĐ là một trong những nhiệm vụ quan trọng và có ý nghĩa lớn trong chiến lược phát triển đất nước, đồng thời cũng là một trong những giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Qua nghiên cứu một số vấn đề chung của quản lý nhà nước về công tác DS-KHHGĐ đã cho thấy được tầm quan trọng của công tác DS-KHHGĐ trong công cuộc phát triển đất nước. Điều này cũng thể hiện rõ hơn trong Nghị quyết Trung ương VI khoá XII và các chủ trương chính sách khác của Đảng và nhà nước ta. Song, để làm tốt công tác DS-KHHGĐ đòi hỏi phải có sự quản lý của nhà nước đối với công tác này. Tuy nhiên, công tác DS-KHHGĐ thường gặp rất nhiều khó khăn do con người vừa là chủ thể quản lý đồng thời cũng là đối tượng bị quản lý, bên cạnh đó nó còn phụ thuộc rất lớn vào các điều kiện kinh tế, xã hội, văn hoá, phong tục, tập quán, truyền thống của từng địa phương. Vì vậy, để đánh giá một cách khách quan, có cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với công tác DS-KHHGĐ cấp tỉnh, thành phố cần phải căn cứ vào các điều kiện cụ thể của từng địa phương, từng vùng, từng miền để từ đó làm rõ được các mặt còn tồn tại đang hiện hữu và đề ra các giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại đó. 12
  15. Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC DÂN SỐ-KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH 2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về công tác Dân số-Kế hoạch hóa gia đình của tỉnh Quảng Bình 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Quảng Bình là tỉnh ven biển Bắc Trung bộ, Việt Nam với diện tích tự nhiên 8.065,27km2. Tỉnh có bờ biển dài 116,04 km ở phía Đông và có chung biên giới với Lào 201,87 km ở phía Tây, có cảng Hòn La, cảng Hàng không Đồng Hới, Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc Nam, quốc lộ 12 và tỉnh lộ 20, 16 chạy từ Đông sang Tây qua cửa khẩu Quốc tế Cha Lo và một số cửa khẩu phụ khác nối liền với Nước CHDCND Lào. 2.1.2. Điều kiện phát triển kinh tế Trong thời gian qua, kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình đã đạt được những thành tựu đáng kể trong tăng trưởng và phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phát triển các ngành, lĩnh vực, nhiều công trình và các dự án quan trọng trên lãnh thổ được triển khai... Nền kinh tế của tỉnh Quảng Bình tiếp tục tăng trưởng cao và tương đối vững chắc; tiềm năng một số ngành, lĩnh vực, địa phương đã được chú trọng đầu tư khai thác; Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới đã mở ra cho tỉnh có một vị thế mới trong phát triển du lịch. Quảng Bình bước vào thời kỳ phát triển mới trong bối cảnh có nhiều thuận lợi, nhưng cũng có nhiều khó khăn, thách thức trong xu thế cạnh tranh thị trường trong và ngoài nước ngày càng tăng. 2.1.3. Điều kiện phát triển xã hội Dân số Quảng Bình năm 2017 có 882.505 người. Phần lớn cư dân địa phương là người Kinh. Dân tộc ít người thuộc hai nhóm chính là Chứt và Bru-Vân Kiều gồm những tộc người chính là: Khùa, Mã Liềng, Rục, Sách, Vân Kiều, Mày, Arem, v.v... sống tập trung ở hai huyện miền núi Tuyên Hoá và Minh Hoá và một số xã miền Tây Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thuỷ. Dân cư phân bố không đều, 80,31% sống ở vùng nông thôn và 19,69% sống ở thành thị. 2.2. Thực trạng công tác Dân số-Kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn tỉnh Quảng Bình 2.2.1. Quy mô dân số và biến động dân số 13
  16. 2.2.1.1. Dân số trung bình, tỷ lệ tăng dân số 2.2.1.2. Tỷ suất sinh thô, tổng tỷ suất sinh; tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên 2.2.2. Cơ cấu dân số 2.2.2.1. Cơ cấu dân số theo giới tính 2.2.2.2. Cơ cấu dân số theo độ tuổi 2.2.2.3. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên theo giới tính 2.2.3. Chất lượng dân số Tuổi thọ bình quân tỉnh Quảng Bình hiện nay đạt 72,7 tuổi [13]. Tuổi kết hôn trung bình lần đầu là 25,5 tuổi so với toàn quốc 24,5 tuổi. Số lượng người khuyết tật của tỉnh Quảng Bình khá cao. Tình trạng dịch bệnh, nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS ngày càng tăng 2.2.4. Thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản của người dân Các chỉ tiêu đạt được về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người dân trong giai đoạn 2011 đến 2017 được thể dưới tại Bảng 2.7 dưới đây Bảng 2.7: Các chỉ tiêu đạt được về chăm sóc sức khỏe sinh sản TT Các chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Tỷ suất tử vong trẻ 01 em < 1 tuổi (%o) 6.6 9.2 10.2 9.8 9.1 8.7 8.4 Tỷ suất tử vong trẻ 02 em < 5 tuổi (%o) 8.5 10.5 11.1 10.8 9.8 9.4 9.0 Tỷ lệ SDD trẻ em < 03 5 tuổi (%) 21.9 21.6 19.8 18.9 18.4 18.2 18.0 Tỷ lệ tử vong bà mẹ 04 ( /100.000) 36.7 52.7 14 14.1 7.3 14.5 12.2 (Nguồn: Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Quảng Bình) 2.2.5. Kế hoạch hóa gia đình Hiện, tổng số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (từ 15-49 tuổi) năm 2017 là 253.203 người, trong đó phụ nữ 15-49 tuổi có chồng là 140.710. Tỷ lệ các cặp vợ chồng chấp nhận các biện pháp tránh thai trên 76.8% [15]. 2.2.6. Phân bổ dân số và mật độ dân cư tỉnh Quảng Bình Dân số tỉnh Quảng Bình được phân bố trên 08 đơn vị hành chính, thể hiện ở Bảng 2.8. Bảng 2.8: Mật độ dân cư của tỉnh Quảng Bình Diện tích Đơn vị hành chính 2013 2014 2015 2016 2017 (Km2) 14
  17. Tổng số 8.000 107 108 109 110 110 Thành phố Đồng Hới 156 737 743 749 755 764 Thị xã Ba Đồn 162 639 644 652 656 660 Huyện Minh Hoá 1.394 34 35 36 36 36 Huyện Tuyên Hoá 1.129 68 68 70 70 71 Huyện Quảng Trạch 448 233 234 237 238 239 Huyện Bố Trạch 2.115 86 86 87 87 87 Huyện Quảng Ninh 1.194 75 75 75 76 76 Huyện Lệ Thuỷ 1.402 100 100 102 102 102 (Nguồn: Niên giám thống kê năm 2013-2017 tỉnh Quảng Bình) 2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về công tác Dân số- Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Quảng Bình 2.3.1. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản pháp luật về công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn tỉnh Quảng Bình 2.3.1.1. Tham mưu ban hành văn bản 2.3.1.2. Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn tỉnh 2.3.1.3. Thực trạng tổ chức và chỉ đạo thực hiện mục tiêu kế hoạch DS-KHHGĐ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình 2.3.2. Thực trạng tổ chức bộ máy Dân số - Kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn tỉnh Quảng Bình 2.3.2.1. Thực trạng tổ chức bộ máy DS-KHHGĐ 2.3.2.2. Phân tích thực trạng tổ chức bộ máy và bố trí nguồn lực thực hiện công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình 2.3.3. Mối quan hệ phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện công tác Dân số-Kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn tỉnh - Phối hợp với các Ban và cơ quan của Đảng như: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Ban Dân vận Tỉnh ủy; Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ; Trường Chính trị tỉnh trong công tác tuyên truyền, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định có liên quan đến Chính sách DS- KHHGĐ. - Phối hợp với các Sở, ban ngành như: Sở Kế hoạch - Đầu tư; Sở Tài chính; Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Thông tin Truyền thông; Sở Giáo dục Đào tạo; Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn.. tuỳ chức năng nhiệm vụ của ngành xây dựng kế hoạch hoạt động lồng ghép nội dung về DS-KHHGĐ vào chương trình công tác của ngành cũng như qui hoạch phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. 15
  18. Tổ chức cung cấp thông tin và định hướng tuyên truyền các chính sách DS-KHHGĐ. - Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và tổ chức thực hiện công tác DS-KHHGĐ đến các cấp hội, đoàn thể - Phối hợp với các cơ quan truyền thông như: Báo Quảng Bình, Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh trong công tác truyền thông, tuyên truyền về chính sách DS-KHHGĐ trên địa bàn toàn tỉnh. 2.3.4. Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về dân số theo thẩm quyền Kiểm tra, giám sát hoạt động cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ của các tổ chức dịch vụ công và thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực DS-KHHGĐ. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật đối với các hoạt động tư vấn và cung cấp dịch vụ KHHGĐ. Hướng dẫn, kiểm tra việc triển khai thực hiện các mô hình, đề án liên quan đến cơ cấu dân số và nâng cao chất lượng dân số. Tổ chức kiểm tra các cơ sở siêu âm, nhà sách, nhà xuất bản nhằm phát hiện các hành vi vi phạm liên quan đến lựa chọn giới tính thai nhi. Phối hợp xử lý các trường hợp cán bộ, đảng viên, công viên chức, người lao động vi phạm sinh con thứ 3 trở lên. Từ năm 2011 - 2017, toàn tỉnh có 970 trường hợp cán bộ, đảng viên vi phạm chính sách dân số. 2.4. Đánh giá chung 2.4.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân 2.4.1.1. Những kết quả đạt được 2.4.1.2. Nguyên nhân của kết quả 2.4.2. Những hạn chế 2.4.3. Nguyên nhân hạn chế 16
  19. Tiểu kết Chương 2 Công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn tỉnh Quảng Bình thời gian qua có nhiều biến đổi từ tổ chức bộ máy đến chủ trương, định hướng triển khai thực hiện nhưng đồng thời cũng gặt hái được nhiều thành tựu, đó là cả một quá trình thực hiện tốt công tác DS – KHHGĐ trong suốt nhiều năm qua. Trong từng giai đoạn và hàng năm, tỉnh Quảng Bình cũng đã bám sát chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác DS-KHHGĐ, ban hành các văn bản chỉ đạo ngành Y tế-Dân số phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thị xã, thành phố để tổ chức triển khai thực hiện. Kết quả minh chứng, công tác DS-KHHGĐ đã thực sự đi vào cuộc sống, nhận thức của toàn xã hội đã có bước chuyển biến rõ rệt, ngày càng có nhiều người kết hôn, sinh con phù hợp với lứa tuổi, sức khỏe. Tỷ suất sinh năm sau giảm hơn so với năm trước, từ 16%o năm 2011 xuống còn 14,92%o năm 2017. Kết quả đạt được về DS-KHHGĐ đã góp phần vào sự phát triển kinh tế – xã hội, tăng thu nhập bình quân đầu người, xoá đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống của người dân, nâng cao chất lượng dân số của tỉnh nhà. Qua nhiều lần thay đổi, hệ thống tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ đã được hình thành nhằm phù hợp với các giai đoạn phát triển và nhu cầu của xã hội. Hiện nay, mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện nhận được sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng ủy, HĐND, UBND huyện, phát huy tối đa việc vận động các ban, ngành, đoàn thể vào cuộc cùng ngành Dân số, thuận lợi hơn trong đầu tư kinh phí, dễ dàng hơn trong lồng ghép với kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và trong công tác chỉ đạo triển khai thực hiện công tác DS-KHHGĐ tuyến xã. Chức danh Chuyên trách dân số được đưa vào viên chức thuộc Trung tâm DS-KHHGĐ huyện và biệt phái làm việc tại UBND xã được coi là một thắng lợi trong công tác tổ chức bộ máy DS- KHHGĐ của tỉnh Quảng Bình. Đây cũng chính là mô hình có nhiều điểm ưu việt, giúp nâng cao vai trò, trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ cơ sở. Từ năm 2016, Chương trình mục tiêu Quốc gia DS-KHHGĐ bị cắt, thay bằng Chương trình mục tiêu Y tế-Dân số, bên cạnh việc cắt giảm kinh phí hoạt động, lĩnh vực dân số cũng được thu hẹp 17
  20. trong ngành y tế, điều đó có ảnh hưởng đến quy mô, phạm vi tác động và hiệu quả của công tác DS-KHHGĐ. Nhìn chung, so với toàn quốc, Quảng Bình vẫn đang là tỉnh nghèo, nền kinh tế đang đứng trước những thách thức trong tiến trình phát triển và hội nhập. Công tác DS-KHHGĐ vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức: Là một trong những tỉnh chưa đạt mức sinh thay thế. Nguồn cung ứng phương tiện tránh thai hạn chế và dần phải chuyển sang tiếp thị xã hội. Tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh mất cân đối. Chế tài xử lý vi phạm chính sách dân số chưa đủ mạnh với mọi tầng lớp người dân. Việc triển khai hoạt động của các mô hình, đề án nâng cao chất lượng dân số gặp khó khăn do kinh phí đầu tư từ ngân sách trung ương và địa phương quá hạn chế. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2