intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

8
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk" được hoàn thành với mục tiêu nhằm xây dựng và đề xuất các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về GNBV để sớm đạt được mục tiêu xác định tại huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Y CHƯƠNG ÊBAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG NĂNG, TỈNH ĐẮK LẮK Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG ĐẮK LẮK – NĂM 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Khánh Cường Phản biện 1: PGS.TS. Trần Thị Diệu Oanh Phản biện 2: TS. Tuyết Hoa Niê Kđăm Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số: 02 - Đường Trương Quang Tuân – TP. Buôn Ma Thuột - Tỉnh Đắk Lắk Thời gian: Vào hồi 10 giờ 45, ngày 13 tháng 05 năm 2023 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Ban QLĐT Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
  3. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sự nghiệp đổi mới của đất nước đã đem lại nhiều thay đổi về mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội. Đáng chú ý nhất là tỷ lệ hộ nghèo ngày càng giảm, mục tiêu giảm nghèo bền vững được Nhà nước đầu tư lớn và chỉ đạo quyết liệt. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã định hướng: “Đổi mới chính sách giảm nghèo theo hướng tập trung, hiệu quả và tiếp cận phương pháp đo lường nghèo đa chiều nhằm bảo đảm an sinh xã hội cơ bản và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản”. Trong những năm qua, việc thực hiện Nghị quyết số 15/2016/NQ- HĐND, ngày 14/12/2016 của HĐND tỉnh Đắk Lắk về Chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016 – 2020 đã được huyện Krông Năng triển khai đồng bộ và kịp thời ở tất cả các cấp, ngành. Nghị quyết thực sự đi vào cuộc sống và huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận của các cấp, ngành, tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và sự tham gia của các tầng lớp nhân dân; các chỉ tiêu của chương trình về cơ sở hạ tầng được đầu tư, nâng cấp; hộ nghèo được hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập; việc tiếp cận các dịch vụ xã hội như: y tế, giáo dục, nước sạch… ngày càng tốt hơn; đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số từng bước được cải thiện. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 14,57% (năm 2016) xuống còn 6,46% (năm 2021), bình quân mỗi năm giảm được 1,62% hộ nghèo (nguồn: phòng Lao động – Thương binh & Xã hội tỉnh Đắk Lắk). Để quản lý nhà nước (QLNN) về giảm nghèo bền vững (GNBV) thực sự đem lại hiệu quả cao, trong thời gian đến, việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng thực hiện các chủ trương, chính sách, công cụ GNBV đối với cả nước nói chung 1
  4. và huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk nói riêng là thật sự cần thiết. Bên cạnh những kết quả, công tác QLNN về GNBV tại huyện huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk vẫn còn nhiều bất cập, do đó hiệu quả trong thực hiện chính sách GNBV chưa cao. Vấn đề này đang đặt ra những thách thức không hề nhỏ trong việc thực hiện mục tiêu GNBV ở huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk. Qua thời gian học tập chương trình thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công tại Học viện Hành chính Quốc gia, với kiến thức tiếp nhận được từ quý thầy, cô giáo cùng với xuất phát những vấn đề thực tiễn của địa phương, tác giả nghiên cứu về “Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk” nhằm củng cố và hoàn thiện hơn nhiệm vụ quản lý nhà nước về giảm nghèo theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Krông Năng. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Thời gian qua đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu về GNBV ở nhiều cấp độ, phương diện khác nhau. Các công trình nghiên cứu đã cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng trong việc hoạch định chương trình, kế hoạch cho công tác GNBV ở các địa phương thời gian trước mắt cũng như lâu dài. Tuy nhiên, cho đến nay trên địa bàn huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu QLNN về chính sách GNBV dưới góc độ quản lý công, nhất là đánh giá thực trạng và đề xuất những giải pháp khả thi để thực hiện tốt chính sách GNBV trên địa bàn huyện. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Từ cơ sở lý luận và thực tiễn QLNN về GNBV của cả nước nói chung và huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk nói riêng, luận văn xây dựng và đề xuất các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về GNBV để sớm đạt được mục tiêu xác định tại huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk. 2
  5. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn phải thực hiện thành công các nhiệm vụ chủ yếu sau đây: - Hệ thống lại những vấn đề về cơ sở lý luận của QLNN về GNBV tại Việt Nam. - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác QLNN về GNBV trên địa bàn huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk. - Đề xuất các giải pháp tăng cường QLNN về GNBV trên địa bàn huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới đạt hiệu quả hơn. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn QLNN về GNBV trên địa bàn huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Luận văn nghiên cứu cả lý thuyết và thực tiễn, cả hiện trạng và tương lai giảm nghèo bền vững và QLNN về GNBV trên địa bàn huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk. - Phạm vi không gian: Huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk - Phạm vi thời gian: Giai đoạn 2016-2021. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Trong quá trình nghiên cứu, tác giả dựa trên cơ sở, phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; 3
  6. đồng thời bám sát các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. 5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể Học viên sử dụng các phương pháp chủ yếu trong nghiên cứu cụ thể như sau: phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê mô tả… Các phương pháp trên được phối hợp với nhau một cách linh hoạt, chặt chẽ, tạo nên một hệ thống các vấn đề được trình bày một cách khoa học, thích hợp và logic. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn khái quát một cách có hệ thống các cơ sở lý luận và thực tiễn về QLNN về GNBV. Giúp người học nghiên cứu, bổ sung một số kiến thức lý thuyết bên cạnh đó vận dụng các lý thuyết về quản lý công, đánh giá công tác QLNN về GNBV ở địa phương. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Luận văn cung cấp một tài liệu thiết thực, ý nghĩa cho đội ngũ cán bộ, công chức hoạt động trong lĩnh vực giảm nghèo nói chung và các nhà hoạch định chính sách, thực thi công tác giảm nghèo của huyện Krông Năng nói riêng, từ đó có thể góp phần nâng cao hiệu QLNN về GNBV trên địa bàn huyện. - Luận văn cũng có thể là một tài liệu tham khảo có giá trị cho những ai quan tâm nghiên cứu vấn đề QLNN về GNBV. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn gồm có 03 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững. 4
  7. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk. Chương 3: Quan điểm, mục tiêu và giải pháp bảo đảm quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk. Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG 1.1. Một số khái niệm quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững 1.1.1. Khái niệm giảm nghèo 1.1.1.1. Khái niệm nghèo Tập trung nhất vào khái niệm là do Bộ LĐTB&XH ban hành, cụ thể: “Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có điều kiện thỏa mãn một phần các nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện”. 1.1.1.2. Chuẩn nghèo và tiêu chí xác định chuẩn nghèo Chuẩn nghèo giai đoạn 2016 – 2020 và giai đoạn 2021 – 2025 của Việt Nam được xây dựng theo hướng sử dụng kết hợp cả chuẩn nghèo về thu nhập và thiếu hụt mức độ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. 1.1.1.3. Khái niệm giảm nghèo bền vững Theo tác giả: Giảm nghèo bền vững là cải thiện cơ hội sinh kế cho các hộ nghèo nhằm nâng cao mức sống hộ nghèo, đảm bảo, ổn định thường xuyên ở hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục giảm nghèo trong tương lai, giảm nguy cơ tái nghèo. 5
  8. 1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững QLNN về GNBV là sự tác động của nhà nước, mà chủ yếu là hoạt động hoạch định cơ chế chính sách, điều phối, phân bổ các nguồn lực nhằm phục vụ công tác giảm nghèo, giúp người nghèo có khả năng chịu được những cú sốc hay rủi ro thông thường, hỗ trợ phát triển hạ tầng, hỗ trợ sinh kế cũng như các điều kiện tiếp cận cơ hội phát triển kinh tế dựa vào cộng đồng để người nghèo có thể tự vươn lên thoát nghèo và làm giàu bằng chính khả năng của mình dựa trên những điều kiện kinh tế - xã hội sẵn có, được thực hiện trên cơ sở những nguyên tắc về tổ chức, pháp luật và thủ tục thi hành chính sách, pháp luật có hiệu lực, trong một thời hiệu nhất định, cho đến khi được thực hiện xong hoặc đình chỉ thi hành hay miễn thi hành, nhằm phục mục tiêu phát triển bền vững về kinh tế, tiến bộ và công bằng xã hội, theo hướng xây dựng dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. 1.2. Nội dung quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững 1.2.1. Nhà nước ban hành và tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững Theo định hướng chung của CTMTQG giảm nghèo bền vững và các chính sách giảm nghèo trong giai đoạn 2016 - 2021 là tăng cường tích hợp các chính sách, lồng ghép các nguồn lực. 1.2.2. Tổ chức bộ máy thực hiện giảm nghèo bền vững Để làm tốt công tác QLNN đối với công tác GNBV, nhất thiết cần phải có tổ chức bộ máy làm công tác giảm nghèo và đội ngũ cán bộ có trình độ, chuyên môn, kỹ năng tốt. 1.2.3. Đầu tư nguồn lực để giảm nghèo bền vững 6
  9. Để thực hiện tốt chính sách giảm nghèo bền vững, các cơ quan quản lý nhà nước cần quản lý, khai thác có hiệu quả các nguồn lực trong giảm nghèo ở Việt Nam nói chung, ở huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk nói riêng. 1.2.4. Tổ chức thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững Hoạt động tổ chức thực hiện chính sách GNBV bao gồm các bước sau: - Tuyên truyền và phổ biến chính sách GNBV. - Xây dựng và ban hành các quyết định, chương trình, dự án thực thi công tác giảm nghèo bền vững theo từng giai đoạn, xác định mục tiêu, giải pháp để thực hiện các chính sách đó. Ngoài ra, tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực thi các CSGN để theo dõi tiến độ thực hiện chính sách, đánh giá kết quả so với mục tiêu đề ra. 1.2.5. Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát để đảm bảo việc thực hiện công tác GNBV theo đúng các mục tiêu đề ra với tiến độ, thời gian và nguồn lực. 1.2.6. Đánh giá kết quả quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững 1.2.6.1. Tính kịp thời, hợp lý, đồng bộ Tính kịp thời và hợp lý của các chính sách ban hành là rất quan trọng để đạt các mục tiêu của QLNN, đặc biệt là đối với việc GNBV vì người nghèo là đối tượng thường xuyên thiếu các nguồn lực và dễ bị tổn thương nhất trước các cú sốc. 1.2.6.2. Tính khả thi Trong QLNN, các chính sách ban hành cần có khả năng thực hiện với các nguồn lực sẵn có và khả năng của các tổ chức và đội ngũ nhân sự điều hành thực thi chính sách. Nếu chính sách giảm nghèo thiếu tính khả thi (các nguồn 7
  10. lực sẵn có không đủ để thực hiện) thì không chỉ dẫn đến khó đạt các mục tiêu giảm nghèo, mà còn có nguy cơ không thể thực hiện được. 1.2.6.3. Tính hiệu lực, hiệu quả Tiêu chí hiệu lực, hiệu quả đối với QLNN về GNBV là xem xét các chỉ số theo khung phân tích chính sách: Đầu vào –> Hoạt động –> Đầu ra –> Kết quả –> Tác động. 1.3. Sự cần thiết và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững 1.3.1. Sự cần thiết phải thực hiện quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững Một là, QLNN về giảm nghèo bền vững góp phần tạo ra sự ổn định để phát triển kinh tế - xã hội. Hai là, QLNN về giảm nghèo bền vững góp phần định hướng và hiện thực hóa công tác giảm nghèo bền vững 1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN về giảm nghèo bền vững 1.3.2.1. Những yếu tố chủ quan Một là, vai trò của Đảng, Nhà nước và của chính quyền địa phương về GNBV Hai là, hệ thống pháp luật liên quan đến chính sách GNBV. Ba là, Chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức (CBCC) thực thi QLNN về GNBV. Bốn là, Nguồn lực để thực hiện QLNN về GNBV 1.3.2.2 Yếu tố khách quan Một là, Tác động của kinh tế thị trường, toàn cầu hóa, đô thị hóa 8
  11. Hai là, điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý Ba là, Văn hóa, phong tục tập quán, tôn giáo 1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững và bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk 1.4.1. Những nỗ lực giảm nghèo của huyện Ba tơ, tỉnh Quảng Ngãi 1.4.2. Kinh nghiệm từ huyện Krông Buk, tỉnh Đắk Lắk 1.4.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk Thứ nhất, cần phải xây dựng các giải pháp GNBV xuất phát từ điều kiện thực tế. Thứ hai, phải đổi mới cơ chế, chính sách cho phù hợp với các yêu cầu GNBV quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa. Thứ ba, coi trọng việc phát triển giao thông nông thôn. Thứ tư, đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến nâng cao hiểu biết cho người dân. Thứ năm, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, tạo cơ sở vật chất để đầu tư cơ sở hạ tầng và giải quyết các vấn đề xã hội. Thứ sáu, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy Đảng, chính quyền, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và nhân dân. Thứ bảy, hàng năm tổ chức hội nghị sơ, tổng kết nhằm đánh giá, rút kinh nghiệm. 9
  12. Kết luận chương 1 Trong Chương 1, tác giả luận văn đã khái quát những lý luận chung về đói nghèo, đề cập đến các khái niệm về phát triển bền vững, GNBV, QLNN về GNBV; tác động của chính sách giảm nghèo đến người dân, các nguồn lực thực hiện trực tiếp, gián tiếp cũng như những yếu tố chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến công tác QLNN về GNBV và sự cần thiết QLNN trong công tác giảm nghèo. Tại chương 1, tác giả đã trình bày những nội dung cơ bản của QLNN về GNBV, bao gồm việc xây dựng, hoạch định chủ trương, chính sách, chương trình đề án; xây dựng hành lang pháp lý để tổ chức thực hiện; tổ chức bộ máy; triển khai tổ chức thực hiện; công tác thanh tra, kiểm tra điều chỉnh chính sách; công tác tổng kết, đánh giá kết quả, hiệu quả thực hiện chính sách… Đồng thời tổng kết một số kinh nghiệm trong QLNN về GNBV của một số địa phương và rút ra bài học kinh nghiệm cho huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk. 10
  13. Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG NĂNG, TỈNH ĐẮK LẮK 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội 2.2. Thực trạng nghèo đói trên địa bàn huyện Krông Năng và nguyên nhân 2.2.1. Đặc điểm nghèo và các yếu tố ảnh hưởng tới giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Krông Năng 2.2.1.1. Đặc điểm nghèo trên địa bàn huyện Krông Năng Người nghèo trên địa bàn huyện Krông Năng có một số đặc điểm nổi bật sau đây: Thứ nhất, các hộ người nghèo phần lớn là người đồng bào dân tộc thiểu số, có nhiều người ăn theo, dân trí thấp và thường có tư tưởng phó mặc số phận. Thứ hai, các hộ nghèo chủ yếu là những người làm việc trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và thường có ít đất đai. Thứ ba, các hộ nghèo thường tập trung ở các xã, thôn, buôn đặc biệt khó khăn, người nghèo và con cháu ít được đi học đầy đủ, đa số lực lượng lao động chưa qua đào tạo… 2.2.1.2. Các yếu tố đặc thù ảnh hưởng tới QLNN về GNBV trên địa bàn huyện Krông Năng Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới QLNN về GNBV trên địa bàn huyện 11
  14. Krông Năng, tuy nhiên tác giả có thể chia thành hai nhóm các yếu tố chính: Nhóm các yếu tố khách quan và nhóm yếu tố chủ quan của người nghèo. 2.2.2. Thực trạng nghèo đói trên địa bàn huyện Krông Năng Những năm gần đây, công tác giảm nghèo được quan tâm triển khai thực hiện nên tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh. Năm 2016, số hộ nghèo là 3.853 hộ/28.782 hộ dân; chiếm tỷ lệ: 13,39% (chuẩn nghèo 700.000 đồng/người/tháng); Năm 2017, số hộ nghèo là 3.509 hộ/29.177 hộ dân; chiếm tỷ lệ: 12,03%; Năm 2018, số hộ nghèo là 2.951 hộ/29.809 hộ dân; chiếm tỷ lệ: 9,88%; Năm 2019 số hộ nghèo là 2.325 hộ/32.415 hộ dân; chiếm tỷ lệ: 7,17%; Năm 2020 số hộ nghèo là 2.126 hộ/32.889 hộ dân; chiếm tỷ lệ: 6,46%; Năm 2021 số hộ nghèo là 1.655 hộ, so với 32.725 hộ dân cư; chiếm tỷ lệ: 5,06%, giảm 1,41% so với cuối năm 2020, bình quân mỗi năm giảm được 1,62% tỷ lệ hộ nghèo. Bảng 2.1. Phân loại hộ nghèo trên địa bàn huyện Krông Năng giai đoạn 2016-2021 Đơn vị: hộ, % Tổng giai Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020 2021 đoạn 2016-2021 Tổng số hộ nghèo 3.853 3.509 2.951 2.325 2.126 1.640 16.404 Số hộ nghèo mới 271 285 272 143 110 98 1.179 Diễn biến Số hộ nghèo cũ 2491 2617 1940 1313 689 752 9.802 hộ nghèo Số hộ tái nghèo 192 75 86 76 43 64 536 Số hộ thoát nghèo 1833 1191 1037 985 843 856 6.745 Hộ nghèo Hộ có thành viên thuộc đối thuộc đối tượng 1339 1302 1094 741 423 422 5.321 tượng bảo trợ xã hội 12
  15. Tổng giai Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020 2021 đoạn 2016-2021 Hộ có thành viên thuộc đối tượng 18 12 13 17 10 13 83 người có công (Nguồn: Phòng Lao động – Thương binh và xã hội huyện Krông Năng) 2.2.3. Nguyên nhân nghèo Căn cứ kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm của UBND huyện Krông Năng thì hộ nghèo do các nguyên nhân sau: thiếu vốn sản xuất; thiếu đất canh tác; thiếu phương tiện sản xuất; thiếu lao động; có lao động nhưng không có việc làm; không biết cách làm ăn, không có tay nghề; đông người ăn theo; ốm đau nặng; chây lười lao động và một số nguyên nhân khác... 2.3. Thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk 2.3.1. Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản pháp luật về giảm nghèo bền vững 2.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững 13
  16. Hình 2.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy làm công tác giảm nghèo tại huyện ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BAN CHỈ ĐẠO Phòng Lao động – TB&XH Phòng, ban, đoàn thể ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ/ THỊ TRẤN BAN CHỈ ĐẠO (Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Krông Năng) 2.3.3. Huy động và sử dụng các nguồn lực thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện 2.3.3.1. Nguồn lực tài chính 2.3.3.2. Nhân lực thực hiện quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện 2.3.4. Tổ chức thực hiện chính sách quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện 2.3.4.1. Các chính sách giảm nghèo chung a) Chính sách hỗ trợ về y tế b) Chính sách hỗ trợ giáo dục qua việc miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập 14
  17. Bảng 2.2. Tổng hợp kết quả miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập đối với học sinh nghèo Lượt hỗ trợ Kinh phí hỗ trợ (triệu đồng) Miễn, Miễn, Ghi Năm Chi phí Chi phí giảm Tổng số giảm học chú học tập học tập học phí phí 2016 1.467 737,50 737,50 2017 5.646 3.908,40 3.908,40 2018 7.837 6.710 3.796,35 680,05 3.116,30 2019 8.102 6.814 4.090,93 1.162,63 2.928,30 2020 8.281 6.188 3.552,04 1.220,69 2.331,35 2021 4.299 2.344 1.646,25 474,25 1.172,00 Tổng 28.519 29.169 17.731,47 3.537,62 14.193,85 cộng (Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Krông Năng) c) Chính sách ưu đãi tín dụng hộ nghèo d) Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động e) Chính sách hỗ trợ về nhà ở f) Chính sách hỗ trợ tiền điện, hỗ trợ gạo cứu đói và hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo sinh sống tại các xã đặc biệt khó khăn g) Chính sách trợ giúp pháp lý 2.3.4.2. Các dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2016 – 2021 - Dự án 2. Chương trình 135: Nguồn lực để thực hiện CTMTQG Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2021 là 36.209 triệu đồng, trong đó: Ngân sách Trung ương: 33.121 Ngân sách địa phương: 851,2 triệu đồng; vốn huy động 2.488,4 triệu đồng, cụ thể: 15
  18. + Tiểu dự án 1: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, buôn đặc biệt khó khăn: Kinh phí được giao là 28.220,8 triệu đồng, trong đó: Ngân sách Trung ương: 25.569 triệu đồng; Ngân sách địa phương: 836 triệu đồng; vốn huy động 1.815,8 triệu đồng. + Tiểu dự án 2: Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn: Kinh phí được giao là 6.632,3 triệu đồng, trong đó: Ngân sách Trung ương: 6.107 triệu đồng, ngân sách địa phương: 851,2 triệu đồng; đã thực hiện 115 dự án phát triển sản xuất, 02 dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo, chủ yếu là chăn nuôi và trồng trọt, tổng số hộ tham gia là 460 hộ. - Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững (trên địa bàn xã ngoài CT 135 và CT 30ª): Kinh phí được giao là 1.547,5,3 triệu đồng, trong đó: Ngân sách Trung ương: 1.385 triệu đồng, ngân sách địa phương: 0 đồng, vốn huy động: 162,5 triệu đồng; đã thực hiện 06 dự án phát triển sản xuất, 07 dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo, chủ yếu là chăn nuôi và trồng trọt, tổng số hộ tham gia là 249 hộ. Đều có kết quả tốt. - Dự án 5. Nâng cao năng lực và giám sát đánh giá: Kinh phí được giao là 60 triệu đồng, kinh phí thực hiện là 54,7 triệu đồng. 2.3.4.3. Xã hội hóa trong giảm nghèo bền vững 2.3.5. Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình giảm nghèo 2.4. Đánh giá chung kết quả quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Krông Năng 2.4.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân 16
  19. Thứ nhất, huyện Krông Năng đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo ở địa phương mình. Thứ hai, đã chú trọng việc tuyên truyền chính sách, pháp luật đến cộng đồng dân cư và trực tiếp đến với người nghèo. Thứ ba, việc phân công phối hợp thực hiện chính sách đã được các địa phương chú trọng triển khai thực hiện. Thứ tư, trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, ngoài sự nỗ lực của chính quyền các cấp từ huyện xuống tới xã đã biết vận dụng, tập hợp và huy động sự tham gia có kết quả và hiệu quả của các tổ chức đoàn thể. Thứ năm, huy động mọi nguồn lực cho việc thực hiện chính sách GNBV nhanh và bền vững; tranh thủ nguồn đầu tư của tỉnh; bố trí hợp lý nguồn lực của huyện; nguồn lực trong nhân dân; mở rộng nguồn vốn vay ưu đãi. Thứ sáu, đa số người nghèo đã nâng cao ý thức, có trách nhiệm hơn với cuộc sống của mình, cùng với sự hỗ trợ của nhà nước và xã hội, người nghèo đã tích cực học nghề, tìm kiếm việc làm, sản xuất kinh doanh, tiết kiệm để phấn đấu thoát nghèo, có cơ hội và chủ động tiếp cận dịch vụ giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khỏe... góp phần giải quyết những khó khăn trong cuộc sống. Thứ bảy, tăng cường phân cấp quản lý giữa huyện và cấp xã, đi đôi với nâng cao năng lực và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành, nhất là người đứng đầu. Thứ tám, công tác kiểm tra, giám sát quá trình tổ chức thực hiện chính sách đã được thực hiện thường xuyên với sự tham gia của nhiều cấp, nhiều ngành, đồng thời tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội từ huyện xuống xã tham gia vào công tác kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện. Thứ chín, quá trình tổ chức triển khai thực hiện chính sách GNBV đã đạt được những kết quả nhất định. Tỷ lệ giảm nghèo nhanh qua các năm, tình trạng 17
  20. tái nghèo giảm mạnh. Tỷ lệ nghèo của huyện Krông Năng đã giảm từ 13,39% năm 2016 xuống còn 5,06% năm 2021. 2.4.2. Một số hạn chế chính và nguyên nhân Thứ nhất, kết quả giảm nghèo chưa vững chắc, chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp. Tỷ trọng hộ nghèo dân tộc thiểu số chiếm hơn 50% tổng số hộ nghèo của huyện. Tỷ lệ hộ tái nghèo, phát sinh nghèo hàng năm còn cao. Thứ hai, chưa khai thác, huy động được nhiều nguồn lực tại chỗ, chưa phát huy được nội lực trong dân và chính người nghèo; quan điểm trông chờ, ỷ lại vào nguồn vốn ngân sách vẫn còn tồn tại ở một số địa phương và người nghèo. Thứ ba, tiến độ thực hiện và giải ngân nguồn vốn thuộc CTMTQG về giảm nghèo còn chậm. Chưa lồng ghép tốt giữa việc cấp vốn, cho vay với hướng dẫn người nghèo sử dụng vốn có hiệu quả dẫn đến tình trạng các chính sách giảm nghèo tuy có triển khai nhưng kết quả đạt được không cao. Thứ tư, quyết tâm giảm nghèo của một số xã chưa quyết liệt, sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể còn có mức độ. Đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm ở một số xã không ổn định, thường xuyên thay đổi; khối lượng công việc phụ trách lớn... đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả tham mưu thực hiện Chương trình. Thứ năm, hoạt động sản xuất tại địa phương còn manh mún, nhỏ lẻ. Các mô hình phát triển kinh tế theo hình thức liên kết giữa người dân và doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ vẫn còn hạn chế, chưa tạo được vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh để kết nối với thị trường tiêu thụ. Chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, cây trồng còn chậm so với yêu cầu đặt ra. Sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên vì vậy tiềm ẩn rủi ro về mất mùa do giá cả nông sản không ổn định, dịch bệnh, thiên tai... 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2