intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi

Chia sẻ: Vica999 Vica999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

23
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm đề xuất những giải pháp để tăng cường QLNN về giảm nghèo bền vững cho phù hợp với chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước và điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội trên địa bàn huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ....../..... HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ HẰNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂY TRÀ, TỈNH QUẢNG NGÃI Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03. TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2018
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS Đặng Thị Minh Phản biện 1:…………………………………………………. Phản biện 2:…………………………………………………. Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp …....., Nhà...... - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số:… - Đường…………… - Quận……………… - TP…………. Thời gian: vào hồi …… giờ …… tháng …… năm 2018
  3. LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giảm nghèo nhanh và bền vững là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả GN nhanh và bền vững phù hợp với chiến lược phát triển KTXH mà Đại hội Đảng lần thứ XI đã đề ra: “Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân cả nước 2%/năm” Huyện Tây Trà mới được thành lập từ năm 2004, là huyện vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng thuộc diện đặc biệt khó khăn nhất của tỉnh Quảng Ngãi. Đây cũng là một trong 06 huyện được hưởng lời từ chương trình GNBV theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ. Tuy nhiên, tỷ lệ giảm nghèo còn thấp, thiếu bền vững, đời sống nhân dân còn khó khăn. Theo số liệu điều tra năm 2017 tỷ lệ hộ nghèo là 70,54%. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn đó tôi chọn đề tài có tên là “Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi” làm luận văn tốt nghiệp, với mong muốn tìm ra các giải pháp giảm nghèo bền vững ở địa phương, góp phần đưa đời sống nhân dân ngày càng ổn định và phát triển. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài: GNBV được nhiều học giả và toàn xã hội quan tâm, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu ở các khía cạnh khác nhau : Nghiên cứu WB (1995) “Đánh giá nghèo đói và chiến lược”. Nghiên cứu của UNDP (1995) “XĐGN ở Việt Nam”. Báo cáo “Tấn công đói nghèo” (2000) của WB. 1
  4. Để đánh giá chương trình XĐGN giai đoạn 2001-2005, một loạt các nghiên cứu do các tổ chức phi Chính phủ tại Việt Nam thực hiện: Đó là các “Đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng tại Ninh Thuận” của Trung tâm Phát triển Nông thôn và WB, “Đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng tại đồng bằng sông Cửu Long” của UNDP, “Đánh giá nghèo có sự tham gia cộng đồng tại Hà Giang” của UNDP, “Đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng tại Quảng Trị” của Bộ Lao động - TB&XH và chương trình hợp tác Việt – Đức về XĐGN,... Bên cạnh đó có nhiều công trình nghiên cứu như: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công “Hoàn thiện quản lý nhà nước về xóa đói giảm nghèo ở các tỉnh Tây Bắc”, năm 2011, của tác giả Hà Chí Công; Nguyễn Thị Hoa với Luận án Tiến sĩ “Hoàn thiện các chính sách xóa đói giảm nghèo chủ yếu của Việt Nam đến năm 2015” (2009); “Tác động của Chương trình 135 tới xóa đói giảm nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn” (2007) của Nguyễn Thành Công; “Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững cho người dân tộc Cơ Tu trên địa bàn huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam” (2015) của Nguyễn Xuân Nghiêm; Trương Thị Thanh Hoa, “Quản lý nhà nước đối với công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Quảng Bình” (2016). Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến QLNN về GNBV ở huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Nghiên cứu cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về GNBV trên địa bàn huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ của luận văn 2
  5. - Làm rõ những khái niệm, vai trò, nội dung quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững; - Đánh giá thực trạng QLNN về GNBV để làm rõ những hạn chế và nguyên nhân cơ bản của bất cập trong công tác QLNN về GNBV tại huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi; - Tìm ra giải pháp tăng cường QLNN về GNBV phù hợp với chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước và ĐKTN, KT- XH, văn hóa, chính trị trên địa bàn huyện Tây Trà. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luân văn tâp trung nghiên cứu hoạt động QLNN về GNBV trên địa bàn huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: Tập trung nghiên cứu giai đoạn 2013-2017; đề xuất phương hướng và giải pháp cho giai đoạn cho những năm tiếp theo; - Về không gian: Trên địa bàn huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi - Về nội dung: Tập trung nghiên cứu các nội dung QLNN về giảm nghèo trên địa bàn huyện Tây Trà. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phép biện chứng duy vật của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và hệ thống các quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về GNBV. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thu thập, phân tích tài liệu thứ cấp 3
  6. - Phương pháp thống kê, so sánh: - Phương pháp chuyên gia: 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Khái quát hóa lý luận về công tác GNBV. Làm rõ sự cần thiết khách quan về tăng cường vai trò QLNN đối với công tác GNBV ở huyện miền núi Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi. Tổng kết, đánh giá thực tiễn, rút ra bài học kinh nghiệm để thực hiện các CSGN giai đoạn từ nay và cho những năm tiếp theo. Đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm tăng cường QLNN về GNBV góp phần phát triển KTXH, nâng cao hiệu quả GN trong giai đoạn này và những năm tiếp theo. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, chữ viết tắt và bảng biểu; luận văn được kết cấu thành 3 chương sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn QLNN về giảm nghèo bền vững Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về GNBV trên địa bàn huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi. Chương 3: Định hướng và một số giải pháp tăng cường QLNN về GNBV trên địa bàn huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi 4
  7. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG 1.1. Một số khái niệm liên quan 1.1.1. Khái niệm nghèo, giảm nghèo bền vững 1.1.1.1. Nghèo Hội nghị nghiên cứu về XĐGN khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức vào tháng 9/1993 tại BangKok – Thái Lan cho rằng: “Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận, tùy theo trình độ phát triển KTXH và phong tục tập quán của từng địa phương” [39]. Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội ở Copenhagen (1995)“người nghèo là tất cả những ai có thu nhập thấp hơn dưới 1 USD mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ để mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại” [42]. NHTG đưa ra: “nghèo đói là sự thiếu hụt không thể chấp nhận được trong phúc lợi xã hội của con người, bao gồm cả khía cạnh sinh lý học và xã hội học” [39]. Việt Nam đồng tình theo khái niệm định nghĩa “nghèo” tại Hội nghị nghiên cứu về xóa đói GN khu vực châu Á- Thái Bình Dương (ESCAP). 1.1.1.2. Giảm nghèo bền vững Giảm nghèo được hiểu là làm giảm tỷ lệ hộ nghèo hay làm giảm số hộ nghèo trên địa bàn, là giảm mức độ nghèo của cộng đồng. . 5
  8. “GNBV được hiểu là tình trạng dân cư đạt được mức độ thỏa mãn những nhu cầu cơ bản hay mức thu nhập trên mức chuẩn đó ngay cả khi gặp phải cú sốc hay rủi ro”. Hình 1.1: Các tiêu chí phản ánh giảm nghèo bền vững Thỏa mãn các nhu cầu cơ bản GNBV Thu nhập tăng và duy trì ở mức cao Thoát nghèo và không tái nghèo Nguồn: Thái Phúc Thành (2014) 1.1.2. Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững 1.1.2.1. Quản lý nhà nước QLNN là quá trình tổ chức, điều hành của hệ thống cơ quan HCNN đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người theo pháp luật nhằm đạt được những mục tiêu yêu cầu nhiệm vụ QLNN. 1.1.2.2. QLNN về giảm nghèo bền vững QLNN về GNBV là sự tác động của nhà nước bằng cơ chế, chính sách của tổ chức bộ máy nhằm quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện giảm nghèo, từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, ổn định và phát triển đất nước, hạn chế tối đa nguy cơ tái nghèo. 1.1.3. Tiêu chí xác định chuẩn nghèo đói của quốc tế và Việt Nam 1.1.3.1. Tiêu chí xác định chuẩn nghèo quốc tế - Dựa vào chất lượng cuộc sống (PQLI), chỉ tiêu phát triển con người (HDI), chỉ tiêu nhu cầu dinh dưỡng, chỉ tiêu thu nhập quốc dân bình quân tính theo đầu người để làm các tiêu chí xác định chuẩn nghèo. 6
  9. + Ngân hàng thế giới (NHTG) đưa ra các chỉ tiêu đánh giá mức độ giàu nghèo của quốc gia dựa vào 2 cách tính như sau: Phương pháp tính theo tỷ giá hối đoái (tính USD) và Phương pháp tính theo sức mua tương đương. + LHQ đưa ra chỉ số phát triển con người (HDI) để đánh giá sự tiến bộ trong phát triển con người. 1.1.3.2. Tiêu chí xác định chuẩn nghèo Việt Nam Tiêu chuẩn nghèo đã có sự thay đổi và sâu sắc hơn, có nhiều tiến bộ để phù hợp với tiêu chuẩn nghèo của thế giới. * Giai đoạn 2011 – 2015 Tiêu chí xác định chuẩn nghèo chỉ dựa vào mức thu nhập. + Hộ nghèo: - Vùng nông thôn: Có mức thu nhập từ 400.000đồng/người/tháng trở xuống. - Vùng thành thị: Có mức thu nhập 500.000đồng/người/tháng trở xuống. * Tiêu chuẩn nghèo giai đoạn 2015 – 2020 - Đo lường nghèo thu nhập Theo tinh thần Nghị quyết 15-NQ/TW và Nghị quyết 76/2014/QH13, cần tiến hành nghiên cứu và xây dựng chuẩn mức sống tối thiểu về thu nhập. - Chuẩn nghèo đa chiều Quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ áp dụng cho giai đoạn 2016- 2020. Đó là dựa vào: Tiêu chí về thu nhập; tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản (05 dịch vụ): y tế; giáo dục; nhà ở; nước sạch và vệ sinh; thông tin; + Hộ nghèo 7
  10. - Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: + Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống; + Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. 1.2. Tác động của giảm nghèo bền vững và vai trò của nhà nước 1.2.1. Tác động của GNBV đối với đời sống chính trị, kinh tế, xã hội GNBV có tác động lớn đối với đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước; là tiền đề quan trọng để đất nước hội nhập và phát triển. 1.2.2. Vai trò của Nhà nước đối với giảm nghèo bền vững Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong công cuộc GNBV đó là sự cần thiết khách quan 1.3. Nội dung quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững 1.3.1. Xây dựng định hướng, chiến lược, chương trình, dự án giảm nghèo bền vững 1.3.2. Hoạch định và triển khai thực hiện các chính sách để giảm nghèo bền vững 1.3.3. Huy động các nguồn lực để thực hiện giảm nghèo bền vững 1.3.4. Xây dựng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững 1.3.5. Kiểm tra, giám sát thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững 8
  11. 1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững của quốc tế và một số địa phương trong nước 1.4.1. Kinh nghiệm quốc tế về giảm nghèo bền vững * Trung Quốc * Hàn Quốc * Đài Loan 1.4.2. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước * Huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh * Huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi 1.4.3. Bài học đối với huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi + Thứ nhất: Tạo cơ hội cho người nghèo: + Thứ hai, cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản: + Thứ ba, điều tra chu đáo, chính xác các cơ sở dữ liệu đầy đủ. + Thứ tư, công tác tuyên truyền giáo dục, nhằm làm chuyển biến nhận thức từ cán bộ đến nhân dân về tầm quan GNBV. + Thứ năm, huyện phải huy động tối đa và lồng ghép nguồn lực từ các chương trình dự án phát triển KTXH trong và ngoài nước cho chương trình giảm nghèo. + Thứ sáu, nâng cao năng lực cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp, nhất là cán bộ cấp xã + Thứ bảy, GNBV cần có sự tham gia chung tay cộng đồng xã hội và người nghèo Tiểu kết chương 1 Luận văn đã hệ thống hóa các khái niệm và làm sáng tỏ lý luận về nghèo đói. Tổng kết vai trò của Nhà nước trong “tấn công đói nghèo” và khẳng định Nhà nước giữ vai trò quan trọng, khách quan trong việc đưa ra các chính sách và giải quyết đói nghèo. Phân tích các nội dung QLNN về GNBV, các yếu tố ảnh hưởng đến quản 9
  12. lý, điều hành và tổ chức thực hiện các CTGN. Bên cạnh đó, cùng với việc nghiên cứu kinh nghiệm GN của một số quốc gia trên thế giới và các địa phương trong nước và trong tỉnh đã được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, luận văn đã rút ra bài học kinh nghiệm quý giá cho huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi trong giải quyết đói nghèo. Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂY TRÀ TỈNH QUẢNG NGÃI 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Tây Trà 2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 2.1.3. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến công tác giảm nghèo bền vững của huyện Tây Trà 2.2. Thực trạng giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi - Năm 2017, kinh tế tiếp tục tăng trưởng và phát triển. Giá trị sản xuất các ngành (theo giá so sánh 2010) 173.204 triệu đồng, vượt 6,08% kế hoạch, tăng 14,04% so với năm 2016.. Đây là những tiền đề quan trọng góp phần xóa đói giảm nghèo cho địa phương. - CSHT được chú trọng đầu tư xây dựng; CSGN đươc triển khai thực hiện; cải thiện điều kiện sống cho nhân dân và làm cho diện mạo địa phương ngày càng khởi sắc. Bảng 2.6. Tổng hợp hiệu quả giảm nghèo giai đoạn 2013- 2017 10
  13. Tăng Gh (+) i T Năm (tỷ lệ %) Tên xã Giảm ch T (-) ú 2013 2014 2015 2016 2017 01 Trà Phong 63.97 61.69 77.98 73.05 69.42 + 5.45 02 Trà Thọ 50.72 46.20 67.27 63.64 59.52 +8.8 03 Trà Lãnh 60.00 56.48 83.47 79.05 74.69 + 1.46 04 Trà Nham 58.35 55.09 77.08 73.36 69.80 + 11.45 05 Trà Xinh 65.24 60.04 87.55 80.80 74.62 + 9.38 06 Trà Thanh 62.04 57.95 78.95 75.60 72.51 + 10.47 07 Trà Quân 65.08 62.67 79.50 76.42 72.67 +7.59 08 Trà Khê 65.71 61.68 91.47 83.94 74.94 + 9,23 09 Trà Trung 77.35 72.38 72.78 68.52 64.81 - 12.54 Tổng cộng 62.45 58.83 79.77 75,08 70.54 + 8.09 Nguồn: Phòng Lao động – TBXH huyện Tây Trà. - Tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm từ 75,08% (năm 2016) giảm xuống còn 70,54% (năm 2017). Các chường trình, dự án GNBV tuy phát huy hiệu quả nhưng kết quả chưa cao. Nguyên nhân: Thứ nhất: Tác động của điều kiện tự nhiên, xuất phát điểm thấp , kinh tế mang tính tự cung tự cấp. Thứ hai: Đa số hộ nghèo là người đồng bào DTTS, tâm lý người dân chỉ trong chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ từ Nhà nước. Thứ ba: Nghèo tập trung vào đối tượng không có việc làm, không có nghề, hoặc bị thu hồi diện tích sản xuất. 2.3. Nội dung quản lý nhà nước về giảm nghèo ở huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi 2.3.1. Chỉ đạo thực hiện các định hướng, chiến lược, chương trình, dự án giảm nghèo bền vững 11
  14. - Xác định GNBV là nhiệm vụ chính trị quan trọng. Thời gian qua, Huyện ủy – HĐND và UBND huyện đã quan tâm và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác GNBV theo quy định 2.3.2. Triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững * Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, đào tạo, dạy nghề * Chính sách hỗ trợ người nghèo về y tế, giáo dục Bảng 2.7: Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ y tế, giáo dục TT Chính sách hỗ Năm Hình thức, kinh phí hỗ trợ trợ 1. Chính Cấp thẻ BHYT 2013 Cấp 18.855 thẻ BHYT sách y tế 2014 Cấp 18.954 thẻ BHYT 2015 Cấp 19.289 thẻ BHYT 2016 Cấp 19.691 thẻ BHYT 2017 Cấp 19.894 thẻ BHYT 2018 Cấp 19.925 thẻ BHYT Quyết định số 2012- Hỗ trợ tiền ăn, đi lại người 14/2012/QĐ- 2013 nghèo DTTS cho 395 TTg lượt/120,743 triệu đồng. 2. Chính 2.1. Nghị định 2013- Cấp bù học phí 3.218,846 sách hỗ trợ 49/2010/NĐ-CP 2017 triệu đồng. giáo dục 2.2. Quyết định 2010- Hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ số 239/QĐ-TTg 2015 mẫu giáo: 3.324 lượt/3.588,84 triệu đồng 2.3. Quyết định 2010- Hỗ trợ học sinh bán trú: 1.954 số 85/QĐ-TTg 2015 lượt/lượt 6.365,722 triệu đồng. 2.4. Quyết định 2010- Hỗ trợ học sinh THPT cho số 12/2013/QĐ- 2015 568 lượt/2.650,635 triệu đồng TTg 12
  15. 2.5. Quyết định 2010- Hỗ trợ học phí và chi phí học số 112 và Quyết 2015 tập cho 5.988 lượt/4.692,39 định số 62/QĐ- triệu đồng TTg 2.6. Quyết định 2013- Hỗ trợ 155.970 kg gạo cho số 36/2013/QĐ- 2015 2.307 em TTg 2.7. Quyết định 2010- Hỗ trợ chi phí, dụng cụ học số 15/2010/QĐ- 2015 tập 5.129 lượt/5.009,260 triệu UBND đồng Nguồn: UBND huyện Tây Trà * Chính sách hỗ trợ nhà ở, định canh định cư - Thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg, từ năm 2009-2015 đã hỗ trợ xây dựng 967 nhà với kinh phí được hỗ trợ là 22.487,4 triệu đồng - Chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư theo Quyết định 1342 và Quyết định số 33/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Tổng kế hoạch vốn giao giai đoạn 2011-2015 là 9.154,38 triệu đồng cho 164 hộ . * Chính sách tăng cường thu hút cán bộ, trí thức trẻ; hỗ trợ pháp lý cho người nghèo. - Huyện đã luân chuyển 08 cán bộ huyện về tăng cương công tác tại 05 xã từ năm 2011-2015. UBND huyện tiếp nhận 03 tri thức trẻ theo Đề án 8738 của UBND tỉnh Quảng Ngãi, 06 tri thức trẻ theo Đề án 600 của Bộ Nội vụ và 05 em theo Đề án 500 của UBND tỉnh Quảng Ngãi. - Hàng năm, Trung tâm trợ giúp pháp lý của tỉnh đã tổ chức 09 lượt trợ giúp pháp lý lưu động tại 09 xã với 900 người tham gia, với kinh phí hỗ trợ 40.000.000 đồng/09 xã/năm. 13
  16. * Thực hiện một số chính sách khác đối với người nghèo: hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, BTXH, hỗ trợ đất SX, đất ỏ, nước sinh hoạt, chính sách người uy tín, cấp không các mặt hàng thiết yếu, tín dụng hộ nghèo, cấp gạo cho học sinh,..... 2.3.3. Huy động và quản lý các nguồn lực để thực hiện giảm nghèo bền vững Giai đoạn 2013-2017 ngân sách trung ương hỗ trợ cho huyện Tây Trà: 371.054.88 triệu đồng để thực hiện các chính sách theo Nghị quyết 30a. Bảng 2.8. Ngân sách trung ương hỗ trợ giai đoạn 2013-2017 Đơn vị tính: Triệu đồng TT Năm Tổng Vốn đầu tư Vốn sự nghiệp 1 2013 69.211.31 51.444.31 17.767.00 2 2014 86.466.77 56.351.79 30.114.98 3 2015 77.292.75 47.186.61 30.106.14 4 2016 65.051.35 44.810.00 20.241.35 5 2017 73.032.70 49.290.90 23.741.80 Tổng cộng 371.054.88 249.083.61 121.971.27 - Nguồn vốn 30a và Chương trình 135 đã xây mới và sữa chữa 95 công trình, duy tu, bảo dưỡng 12 công trình. 2.3.4. Xây dựng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững 14
  17. - Xây dựng bộ máy tổ chức cán bộ làm công tác giảm nghèo từ tỉnh đến xã, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo điều hành các chính sách giảm nghèo một cách tập trung nhất. - Mạnh dạn trẻ hóa đội ngũ cán bộ xã, luân chuyển, bố trí cán bộ trẻ, có năng lực, được đào tạo vào các vị trí chủ chốt ở xã; đồng thời tiếp nhận 03 công chức xã theo Đề án 8348 của UBND tỉnh Quảng Ngãi, 06 PCT trẻ theo đề án 600 và 5 cán bộ trẻ theo Đề án 500 của Thủ tướng Chính phủ. 2.3.5. Kiểm tra, giám sát thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững - Kiểm tra, giám sát là hoạt động thường xuyên của Nhà nước ở cấp huyện đảm bảo các chương trình dự án thực hiện đầu tư và xây dựng đúng quy trình, quy định và đạt hiệu quả thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội địa phương. - Qua kiểm tra, giám sát huyện Tây Trà đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm quý định hướng để chương trình đi đúng. 2.4. Đánh giá thực trạng QLNN về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi 2.4.1. Ưu điểm đạt được - Thứ nhất: tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện Tây Trà bình quân giảm 4%/năm, năm 2017 chiếm 70,54%. - Thứ hai: Đạt được các tiêu chí tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản + 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo, người DTTS được cấp thẻ BHYT, khám chữa bệnh miễn phí; miễn giảm, hỗ trợ chi phí học tập; chính sách tín dụng tốt. + Về điện sinh hoạt: Đến cuối năm 2017 có 09/09 xã có điện phục vụ sinh hoạt 36/36 thôn. 15
  18. + Về giao thông, đến cuối năm 2017 có 08/09 xã có đường giao thông đến trung tâm xã, 01 xã đang thi công + Về xây dựng trường học: 95% xã có trường, lớp kiên cố, 3 trường đạt chuẩn quốc gia; thành lập mới 01 trường trung học cơ sở, chuyển đổi 05 trường thành mô hình trường phổ thông dân tộc bán trú; 09/09 xã có trung tâm học công đồng. + Về y tế: Mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở được quan tâm đầu tư xây dựng. 09 xã đều có Trạm Y tế, các Trạm y tế đêu có bác sĩ - Thứ ba: Nhận thức, năng lực, trách nhiệm về thực hiện giảm nghèo tiếp tục được nâng lên trong cán bộ, đảng viên và người dân DTTS. - Thứ 4: Chính sách luân chuyển, tăng cường cán bộ huyện về xã và đảm nhận các vị trí lãnh đạo chủ chốt đã phát huy hiệu quả; đồng thời, tiếp nhận các tri thức trẻ như Đề án 600 PCT xã trẻ, Đề án 500 của Chính phủ,…. 2.4.2. Một số hạn chế - Chỉ đạo thực hiện các định hướng, chiến lược, chương trình, dự án GNBV: + Tỷ lệ hộ nghèo vẫn chiếm tỷ lệ cao; + Công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý và tổ chức thực hiện các Chương trình GN chưa hợp lý. + Thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban ngành và các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội trong công tác GNBV - Triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững: + Hiệu quả giảm nghèo chưa bền vững. 16
  19. + Công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động về XĐGN thực hiện chưa quyết liệt và thường xuyên, nhiều thông tin chưa đến được với người dân; + Cơ chế chính sách chưa đầy đủ và hiệu quả; - Huy động và quản lý các nguồn lực để thực hiện GNBV: + Lồng ghép nguồn lực các chương trình dự án cho mục tiêu giảm nghèo còn hạn chế, + Nguồn lực để thực hiện GNBV phần lớn là vốn Trung ương hỗ trợ và ngân sách tỉnh. Nguồn huy động tại cộng đồng và bản thân tự lực của người nghèo còn hạn chế - Bộ máy quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững + Hoạt động của Ban chỉ đạo XĐGN từ huyện đến cơ sở hiệu quả chưa cao, các chính sách triển khai chậm và Ban Chỉ đạo ở cơ sở ỷ lại cấp trên, thiếu chủ động nên kết quả thực hiện thấp. + Đội ngũ cán bộ làm công tác XĐGN cấp xã thiếu và yếu. - Kiểm tra, giám sát thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững: + Hoạt động kiểm tra, giám sát và hoạt động của Ban Chỉ đạo giảm nghèo chưa thường xuyên + Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện cao (70,54%), kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững, dễ tái nghèo. + Có quá nhiều chính sách hỗ trợ trực tiếp, cho không, liên quan đến lợi ích của người dân và cán bộ ở địa phương nghèo. 2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế * Nguyên nhân khách quan: - Điều kiện tự nhiên không thuận lợi. - Xuất phát điểm huyện Tây Trà thấp - Phong tục tập quán SX lạc hậu. 17
  20. - Nhận thức người dân nghèo chưa thực sự thay đổi, không muốn thoát nghèo, ỷ lại sự hỗ trợ từ Nhà nước. * Nguyên nhân chủ quan: - Cấp ủy, chính quyền một số địa phương chưa có giải pháp thu hút nguồn lực và sử dụng nguồn lực hiệu quả - Một số xã chưa xây dựng được kế hoạch giảm nghèo cụ thể, phù hợp với địa phương mình, - Các chính sách, dự án giảm nghèo mức hỗ trợ thấp, đầu tư dàn trãi, hỗ trợ trực tiếp nên hiệu quả GNBV chưa cao. - Sự phân cấp quản lý của Nhà nước đối với các chương trình, dự án GNBV vẫn còn nhiều vấn đề chưa phù hợp (chồng chéo, chậm trễ, phân tán, không sát thực tế,...). Tiểu kết chương 2 Trong chương 2, Luận văn đã phân tích điều kiện tự nhiên, KTXH có ảnh hưởng đến GNBV. Từ đó chỉ ra những thuận lợi, khó khăn khi triển khai chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện Tây Trà tỉnh Quảng Ngãi. Thực trạng hiệu quả GNBV giai đoạn 2013- 2017 và các nội dung QLNN về GNBV, kết quả thực hiện các chính sách đặc thù trên địa bàn huyện Tây Trà như: tỷ lệ hộ nghèo giảm 4,07%/năm (năm 2017 là 70,08%),…Đồng thời, phân tích làm rõ nguyên nhân hạn chế QLNN về GNBV giai đoạn 2012-2017. Đây được xem là cơ sở vững chắc cho việc đề xuất các giải pháp GN giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2