intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi thuộc hệ thống Sông Tích

Chia sẻ: Tuhai999 Tuhai999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

20
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn phản ánh được thực trạng về công tác quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích, chỉ ra các kết quả, hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích và nguyên nhân của hạn chế đó.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi thuộc hệ thống Sông Tích

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ --------/-------- -----/----- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN HỒNG VÂN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI THUỘC HỆ THỐNG THỦY LỢI SÔNG TÍCH Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI – 2018
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN HOÀNG QUY Phản biện 1: TS. ĐẶNG THÀNH LÊ Phản biện 2: TS. TRỊNH KIM LIÊN Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng 402, Nhà A, Hội trường bảo vệ Luận văn Thạc sĩ Học viện Hành chính Quốc gia Số: 77, Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội Thời gian: vào hồi 14h00 ngày 29 tháng 11 năm 2018 Có thể tìm hiểu luận văn tại thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web của Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia 2
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quản lý Nhà nước có vai trò hết sức quan trọng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong đó lĩnh vực quản lý, khai thác và bảo vệ đang là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu, bởi đây là lĩnh vực then chốt, mũi nhọn trong việc hình thành nên cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật của nền kinh tế Quốc dân, đặc biệt đối với nước ta hiện nay, khi nền kinh tế chuyển sang nền kinh tế thị trường, xu thể hội nhập kinh tế quốc tế có sự quản lý của Nhà nước thì lĩnh vực khai thác và bảo vệ càng có ý nghĩa và giữ vai trò quan trọng. Quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ cho trước mắt mà cả lâu dài. Quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi là một trong những chức năng quan trọng của Nhà nước nhằm điều chỉnh các quan hệ phát trinh trong lĩnh vực này cũng như thiết lập được các trật tự pháp lý hướng các đối tượng chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi. Hệ thống công trình thủy lợi là cơ sở hạ tầng thiết yếu được thiết kế để phục vụ cho nền sản xuất nông nghiệp. Thực tế hiện nay cho thấy, nhiều hệ thống công trình thủy lợi hiện chỉ được thiết kế để phục vụ cho nền sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, không đáp ứng được yêu cầu phục vụ nền nông nghiệp đa dạng, hiện đại. Các hệ thống chủ yếu tập trung cung cấp nước cho cây lúa, phần lớn các cây trồng cạn chưa được tưới hoặc tưới bằng các biện pháp lạc hậu và lãng phí nước. Việc 3
  4. xây dựng một số cơ sở hạ tầng đô thị, công nghiệp, giao thông đã làm cản trở việc thoát lũ, gây thêm áp lực cho các hệ thống công trình thủy lợi. Để đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững vừa đảm bảo ứng phó biến đổi khí hậu vừa đáp ứng yêu cầu của tái cơ cấu ngành nông nghiệp cần phải nỗ lực hơn nữa trong nâng cao tính chủ động sáng tạo, đổi mới tư duy trong công tác quản lý. Mặc dù trong năm qua công tác khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi Sông tích vẫn còn một số hạn chế như: Tình trạng xâm hại công trình thủy lợi diễn ra phổ biến ở khắp các địa phương nhưng việc chế tài, xử phạt gần như bỏ ngỏ. Nhiều hành vi xâm hại đến công trình như đục khoét mương bê tông, tự ý đục vào thành kênh để lấy nước; cơi nới nhà ở; chuồng trại trái phép trên các tuyến kênh đi qua khu dân cư và hành lang công trình; ngâm tre, nứa, gỗ làm cản trở đến dòng chảy; khai thác cát, sỏi trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình… Tuy nhiên, đa số các hành vi này chưa được các cơ quan quản lý nhà nước xử phạt vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều… dẫn tới nhiều công trình xuống cấp, hư hỏng nhanh chóng, gây ra thiệt hại lớn tài sản của Nhà nước và ảnh hưởng trực tiếp tới nông dân vùng hưởng lợi. Công tác quản lý nguồn nước, sử dụng tổng hợp nguồn nước từ các công trình thủy lợi chưa được quản lý, khai thác triệt để, đặc biệt là các hồ chứa như chưa tích nước đầy đủ về mùa mưa, mặt nước để nuôi trồng thủy sản chưa khai thác hợp lý; một số công trình không 4
  5. đảm an toàn nhưng chưa có nguồn lực để sửa chữa nâng cấp. Do đó để khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích một cách có hiệu quả cần phải tăng cường quản lý hơn nữa bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và lựa chọn tôi nhận thấy “Quản lý nhà nƣớc về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi thuộc hệ thống Sông Tích” là vấn đề rất quan trọng và cần được quan tâm nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Liên quan đến khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi là vấn đề được rất nhiều cấp lãnh đạo, nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Đã có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu của nhiều tác giả dưới nhiều gốc độ khác nhau như: Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế: “Quản lý và khai thác công trình thủy lợi huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh” của Trần Xuân Hòa – Đại học Quốc gia Hà Nội (2015).[13] Luận văn tập trung đánh giá thực trạng quản lý và khai thác các công trình thủy lợi ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh để đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý và khai thác các công trình thủy lợi một cách có hiệu quả. Luận văn tập trung vào công tác quản lý và khai thác hướng đến sự hiệu quả kinh tế. Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế: “Giải pháp nâng cao kết quả sử dụng các công trình thủy nông trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định” của Nguyễn Thị Vòng – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (2012). [21]. Luận văn chủ yếu phân tích thực trạng hoạt động và kết quả sử dụng các công trình thủy nông trên địa bàn từ đó đề xuất 5
  6. các giải pháp nâng cao kết quả sử dụng các công trình thủy nông trên địa bàn góp phần phát triển nông nghiệp của Huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Luận văn nghiên cứu dưới gốc độ nâng cao kết quả sử dụng các công trình thủy nông trên địa bàn một huyện. Luận văn thạc sĩ kinh tế: “Nghiên cứu hiệu quả của việc phân cấp quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi” của Nguyễn Công Thịnh – Đại học Thủy Lợi (2015). [17] Luận văn tập trung nghiên cứu hiệu quả của hoạt động phân cấp quản lý, khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi dưới góc độ hiệu quả kinh tế mang lại đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm nâng cáo hơn nữa hoạt động phân cấp quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi. Luận văn thạc sĩ luật học: Quản lý nhà nước về bảo vệ công trình thủy lợi từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam – Học viện khoa học xã hội Việt Nam(2017). Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận thực tiễn hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ công trình thủy lợi tại một số địa phương cụ thể nhằm cung cấp những luận cứ khoa học cho việc nghiên cứu tổng thể hoạt động quản lý nhà nước từ đó tìm ra những vấn đề còn tồn tại và đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về thủy lợi nhằm nâng cao chất lượng bảo vệ công trình thủy lợi và chất lượng quản lý nhà nước. Một số bài viết được đăng trên tạp chí chuyên ngành như: Trần Chí Trung: “Phân tích thực tiễn và đề xuất các giải pháp thực hiện phân cấp quản lý khai thác công trình thủy lợi vùng Đồng bằng sông Hồng” – Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường số 28/2010.[16] Bài viết phân tích thực tiễn thực hiện phân cấp 6
  7. quản lý và đề xuất các giải pháp thực hiện hiệu quả phân cấp quản lý đối với vùng Đồng bằng sông Hồng. Đoàn Thế Lợi: “Thực trạng quản lý, khai thác công trình thủy lợi” – đăng trên https://www.iwem.gov.vn/. Bài viết đã tập trung phân tích cơ sở hạ tầng công trình thủy lợi, kết quả quản lý, khai thác công trình thủy lợi đồng thời chỉ ra những tồn tại, bất cập quản lý, khai thác công trình thủy lợi. Mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi tuy nhiên qua tìm hiểu thì chưa có công trình nào nghiên cứu trực tiếp về “Quản lý nhà nƣớc về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích”. Do đó tôi đã chọn đề tài này làm luận văn cao học chuyên ngành quản lý công. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn - Mục đích nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi và đánh giá thực trạng về công tác quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích, trên cơ sở đó tìm ra những bất cập, hạn chế trong công tác quản lý cũng như những khó khăn tồn tại trong quá trình quản lý nhà nước về lĩnh vực - Nhiệm vụ nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích. 7
  8. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích. - Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu dưới gốc độ quản lý nhà nước về thực trạng công tác quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích, giai đoạn từ 2013 đến nay. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn Sử dụng phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, tổng hợp; kết hợp nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn. Phương pháp thu thập số liệu: Các tài liệu, số liệu cần phải thu thập là: số liệu thống kê, báo cáo tổng kết, quy hoạch, sách, báo, tạp chí, internet…có liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi. Nguồn thu thập tài liệu là từ thư viện trường các trường Đại học, báo cáo của các Sở, ban ngành có liên quan đến công tác quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi. Phương pháp tổng hợp xử lý thông tin: Các tài liệu thu thập được tiến hành chọn lọc, hệ thống hóa, sắp xếp phù hợp với nội dung của luận văn. Phương pháp phân tích thông tin, so sánh. Trên cơ sở phân tích số liệu theo các tiêu chí, nội dung phù hợp với luận văn tác giả sẽ tiến hành so sánh qua các năm qua các nội dung để tìm ra những nét khác 8
  9. biệt trong công tác quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Về lý luận: Luận văn đã khái quát hoá những nội dung lý luận liên quan đến công tác quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi. - Về thực tiễn: + Luận văn phản ánh được thực trạng về công tác quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích, chỉ ra các kết quả, hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích và nguyên nhân của hạn chế đó. Kết quả nghiên cứu góp phần cung cấp thêm những cơ sở khoa học cho chính quyền địa phương tham khảo, hoạch định kế hoạch quản lý, khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi phục vụ cho sự nghiệp phát triển vững mạnh của địa phương. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, kết cấu của đề tài gồm có ba chương: Chương 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích 9
  10. Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích 10
  11. Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI 1.1. Lý luận về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi 1.1.1. Công trình thủy lợi 1.1.1.1. Khái niệm công trình thủy lợi Công trình thủy lợi là công trình hạ tầng kỹ thuật thủy lợi bao gồm đập, hồ chứa nước, cống, trạm bơm, hệ thống dẫn, chuyển nước, kè, bờ bao thủy lợi và công trình khác phục vụ quản lý, khai thác thủy lợi 1.1.1.2. Vai trò của công trình thủy lợi Thứ nhất, Thủy lợi có vai trò đặc biệt quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, bên cạnh đó còn góp phần phát triển công nghiệp và các ngành nghề khác. Thứ hai, Đối với sản xuất nông nghiệp hệ thống công trình thủy lợi vừa là phương tiện sản xuất vừa là điều kiện phục vụ tạo tiền đề cho các biện pháp kỹ thuật liên hoàn khác phát huy hiệu quả. Trong sản xuất nông nghiệp, việc đảm bảo nước tưới là yếu tố vô cùng quan trọng để thâm canh, tăng năng suất cây trồng. Thứ ba, thủy lợi còn có đóng góp to lớn trong việc cải tạo và bảo vệ môi trường nước bị ô nhiễm. Thứ tư: Công trình thủy lợi góp phần làm cho nông thôn phát triển toàn diện về kinh tế, văn hóa, xã hội. 11
  12. Thứ tư, Các công trình thủy lợi còn có tác dụng ngăn nước, giữ nước, điều tiết dòng chảy theo ý đồ của con người và đã tạo nên những khả năng to lớn của con người trong việc khai thác và sử dụng, chế ngự, điều tiết tự nhiên cho phát triển kinh tế và đời sống. hệ thống thủy lợi mà có thể cung cấp nước cho những khu vực bị hạn chế nước tưới tiêu cho nông nghiệp đồng thời khắc phục được tình trạng khi thiếu mưa kéo dài và gây ra hiện tượng mất mùa mà trước đây tình trạng này là phổ biến. Thứ năm, ngoài ra các công trình thủy lợi góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân, giải quyết nhiều vấn đề xã hội từ đó góp phần nâng cao đời sống của nhân dân cũng như góp phần ổn định về kinh tế và chính trị trong cả nước. 1.1.2. Khái niệm khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi 1.1.2.1. Khai thác công trình thủy lợi Khai thác công trình thủy lợi được hiểu đó là quá trình sử dụng và thu về những nguồn lợi từ các công trình thủy lợi mang lại. 1.1.2.2. Bảo vệ công trình thủy lợi Bảo vệ công trình thủy lợi được hiểu đó là hoạt động chống lại những xâm hại, xâm phạm tới các công trình thủy lợi để đảm bảo cho các công trình nguyên vẹn và an toàn. 12
  13. 1.2. Quản lý nhà nƣớc về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi 1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi Khái niệm quản lý nhà nước Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN Khái niệm quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi Quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi là sự tác động mang tính tổ chức và quyền lực của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền lên các quan hệ xã hội trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi nhằm đảm bảo cho hoạt động khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi diễn ra theo đúng quy định của Pháp luật và nhằm đạt được mục tiêu đã xác định. 1.2.2. Vai trò quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi Vai trò thứ nhất trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi của các cơ quan nhà nước là vai trò điều tiết. Vai trò thứ hai của quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi là vai trò định hướng. 13
  14. Vai trò thứ ba của quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi là điều hòa các mâu thuẫn. Vai trò thứ tư của cơ quan nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi là điều tiết sự vận hành kinh tế thủy lợi. 1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi 1.2.3.1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi. 1.2.3.2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi 1.2.3.3. Bộ mày quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi 1.2.3.4. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi 1.2.3.5. Thực hiện công tác tổ chức, sắp xếp, đào tạo, bồi dưỡng những người làm công tác quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi 1.2.3.6. Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi 1.2.4.1. Tình hình phát triển kinh tế xã hội. 1.2.4.2. Yếu tố pháp luật 14
  15. 1.2.4.3. Đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi 1.2.4.4. Điều kiện tự nhiên 1.3 Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi của một số hệ thống thủy lợi tại Việt Nam 1.3.1. Kinh nghiệm của hệ thống thủy lợi Sông Đáy 1.3.2. Kinh nghiệm của hệ thống thủy lợi Sông Nhuệ 1.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho hệ thống thủy lợi Sông Tích 15
  16. Chƣơng 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI THUỘC HỆ THỐNG THỦY LỢI SÔNG TÍCH 2.1. Hệ thống thủy lợi Sông Tích 2.1.1. Giới thiệu chung về hệ thống thủy lợi Sông tích Hệ thống thủy lợi Sông Tích được giới hạn bởi: Phía Bắc giáp sông Hồng; Phía Tây giáp Tỉnh Hòa Bình; Phía Nam giáp Huyện Chương Mỹ, Hoài Đức Thành phố Hà Nội và một phần giáp Tỉnh Hòa Bình; Phía Đông giáp Huyện Đan Phượng và Huyện Hoài Đức Thành phố Hà Nội. Hệ thống thủy lợi Sông Tích được chia thành hai hệ thống thủy lợi chính là: Hệ thống thủy lợi Trung Hà - Suối Hai (phục vụ tưới tiêu nước cho địa phận huyện Ba Vì) và hệ thống thủy lợi Phù Sa – Đồng Mô (phục vụ tưới tiêu nước cho địa phận 4 xã: TX Sơn Tây, huyện Phúc Thọ, huyện Quốc Oai, huyện Thạch Thất). Hệ thống thủy lợi Sông Tích nằm trong vùng kinh tế trọng điểm tây bắc Hà Nội. Khu vực có mức tăng trưởng kinh tế cao, giao lưu kinh tế mạnh. Năm 2017 tổng dân số trong hệ thống thủy lợi Sông Tích là 1.008.930 người. Với khoảng 75% dân số làm nghề nông nên công tác quản lý, khai thác CTTL chiếm một vị trí quan trọng trong sự nghiệp ổn định và phát triển kinh tế xã hội của Thành phố. 16
  17. 2.1.2. Diện tích tưới, tiêu, quy mô số lượng công trình hệ thống Thủy lợi Sông tích - Trạm bơm : 455 trạm bơm - Kênh mương : 11.652 tuyến, chiều dài : 5126,1km - Hồ chứa : 72 hồ chứa - Bai, đập dâng : 358 bai, đập dâng - Cống và công trình trên kênh : 15.811cống và công trình 2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn về công tác quản lý khai thác và bảo vệ các công trình thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích 2.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích 2.2.1.Công tác chỉ đạo, điều hành xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích 2.2.2. Công tác ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích 2.2.3. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích 2.2.4. Công tác tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng những người làm công tác quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích 17
  18. 2.2.5 Công tác quản lý tài chính tại Công ty TNHH MTV thủy lợi Sông Tích 2.2.6. Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích 2.3. Đánh giá chung công tác quản lý nhà nƣớc về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy lợi Sông Tích 2.3.1. Những kết quả đạt được 2.3.2. Những hạn chế 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế 18
  19. Chƣơng 3 ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI THUỘC HỆ THỐNG THỦY LỢI SÔNG TÍCH 3.1. Định hƣớng về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi 3.1.1. Quan điểm về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi Thứ nhất: Phát triển thuỷ lợi đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và môi trường đến năm 2020, tầm nhìn đến 2050, làm cơ sở để phát triển nông nghiệp bền vững, theo hướng hiện đại hoá, thâm canh cao, góp phần phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu, lợi ích quốc gia và hài hòa lợi ích giữa các vùng, các ngành. Thứ hai: Nâng cao mức bảo đảm an toàn phòng chống thiên tai: Bão, lụt, lũ, lũ quét, hạn hán, úng ngập, xâm nhập mặn, sạt lở đất. Thứ ba: Quản lý, khai thác sử dụng và phát triển nguồn nước đảm bảo các yêu cầu trước mắt và không mâu thuẫn với nhu cầu phát triển trong tương lai, thích ứng và giảm thiểu các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Thứ tư: Chú trọng phát triển thuỷ lợi cho miền núi, vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo, nhất là những vùng đặc biệt khó khăn về nguồn nước, gắn với các chính sách xã hội để từng bước giải quyết nước sinh hoạt cho nhân dân và phục vụ phát triển kinh tế xã hội, góp phần thực hiện thành công chương trình xóa đói giảm nghèo, định canh định cư và bảo đảm an ninh, quốc phòng. 19
  20. Thứ năm: Quản lý, sử dụng và phát triển nguồn nước phải luôn gắn với đặc điểm về nguồn nước của Việt Nam là ngày càng cạn kiệt và suy thoái về chất lượng, nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng, tác động của biến đổi khí hậu đến nguồn nước ngày càng mạnh mẽ. 3.1.2. Mục tiêu 3.1.2.1. Mục tiêu chung - Phát triển thủy lợi theo định hướng hiện đại hoá, tăng dần mức đảm bảo phục vụ cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, dịch vụ..., đảm bảo an ninh lương thực và phục vụ sản xuất nông nghiệp hàng hoá nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh, góp phần phát triển kinh tế xã hội bền vững, xóa đói giảm nghèo. - Chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra, nâng cao mức bảo đảm tiêu thoát nước, chống úng ngập, bảo vệ môi trường sinh thái, từng bước thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng. 3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể đến 2020 - Mục tiêu 1: Cấp nước. - Mục tiêu 2: Tiêu thoát nước và bảo vệ môi trường nước. - Mục tiêu 3: Chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. - Mục tiêu 4: Nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác các CTTL, đảm bảo phát huy trên 90% năng lực thiết kế. - Mục tiêu 5: Đưa trình độ khoa học công nghệ thủy lợi đạt mức trung bình của châu Á vào năm 2020, đến năm 2050 đạt trình độ trung bình tiên tiến trên thế giới. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2