intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về quy hoạch hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:23

12
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Quản lý nhà nước về quy hoạch hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk" được hoàn thành với mục tiêu nhằm làm rõ cơ sở lý luận về quy hoạch hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, quản lý nhà nước về quy hoạch hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, phân tích thực trạng công tác quản lý nhà nước về quy hoạch hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk;

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về quy hoạch hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

  1. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ .........../........... .........../........... HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA BÙI THỊ MINH HẠNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUY HOẠCH HỆ THỐNG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG ĐẮK LẮK, NĂM 2022
  2. 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ .........../........... .........../........... HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA BÙI THỊ MINH HẠNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUY HOẠCH HỆ THỐNG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG Mã số: 8 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM THỊ TUYẾT MINH ĐẮK LẮK, NĂM 2022
  3. 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của TS. Phạm Thị Tuyết Minh. Tất cả những thông tin số liệu, kết quả sử dụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, không sao chép của các công trình khoa học đã nghiên cứu trước đó. Tác giả Bùi Thị Minh Hạnh
  4. 4 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu tại Phân viện Học viện Hành chính khu vực Tây Nguyên, được sự quan tâm, giúp đỡ của Lãnh đạo Học viện, Khoa sau Đại học, các Khoa bộ môn và các Thầy giáo, Cô giáo giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tận tình về mọi mặt để tác giả có thể hoàn thành tốt lớp học Cao học chuyên ngành Quản lý công. Đặc biệt, với tình cảm chân thành, lòng biết ơn sâu sắc, tác giả xin gửi đến Cô hướng dẫn TS. Phạm Thị Tuyết Minh, chỉ bảo tận tình để tác giả hoàn thành được luận văn tốt nghiệp. Bên cạnh đó, tác giả cũng xin chân thành cảm ơn Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk, Sở Lao động - Thương binh - Xã hội tỉnh Đắk Lắk, Văn phòng UBND tỉnh Đắk Lắk, cơ quan, đồng nghiệp tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập và nghiên cứu của tác giả. Tuy đã nỗ lực và cố gắng nhưng chắc chắn luận văn không tránh được những sai sót. Tác giả kính mong được quý Thầy, Cô giáo góp ý kiến đồng thời chỉ ra những ưu khuyết điểm để luận văn được hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn !
  5. 5 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 9 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .................................................. 9 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN11 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA LUẬN VĂN .................................. 11 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN ........ 11 5. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 12 6. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN ................. 12 7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN ................................................................ 13 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUY HOẠCH HỆ THỐNG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP ................................................................................................................... 14 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUY HOẠCH HỆ THỐNG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP ......................................................................... 14 1.2. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUY HOẠCH HỆ THỐNG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP ..................................................................... 14 1.3. KINH NGHIỆM MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUY HOẠCH HỆ THỐNG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP ................................................................................................................... 15 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 16 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUY HOẠCH 17 HỆ THỐNG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TRÊN..................... 17 ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK ................................................................................. 17 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH ĐẮK LẮK 17 2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUY HOẠCH HỆ THỐNG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK ............................................................................................................... 17 2.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUY HOẠCH HỆ THỐNG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK .......................................................................................... 18 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 18
  6. 6 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUY HOẠCH HỆ THỐNG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP ................ 19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK..................................................................... 19 3.1. QUAN ĐIỂM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUY HOẠCH HỆ THỐNG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP ........................................................ 19 3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUY HOẠCH HỆ THỐNG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP ................................. 19 3.3. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ............................................................................ 20 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ........................................................................................ 21 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 22
  7. 7 DANH MỤC VIẾT TẮT LĐ -TB&XH Lao động, Thương binh và Xã hội UBND Ủy Ban nhân dân GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo NQ Nghị quyết NĐ Nghị định TT Thông tư GDNN Giáo dục nghề nghiệp VBQLNN Văn bản quản lí nhà nước CBCC Cán bộ công chức QLNN Quản lí nhà nước
  8. 8 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU STT NỘI DUNG TRANG Sơ đồ 1.1. Mô hình chủ thể quản lý nhà nước đối với giáo 1 39 dục nghề nghiệp Bảng 2.1. Kết quả giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2015 - 2 2021 56-57 (Nguồn số liệu Sở LĐTB&XH tỉnh Đắk Lắk) Bảng 2.2. Dân số và lực lượng lao động từ năm 2010 - 2021 3 57 (Nguồn số liệu Sở LĐTB&XH tỉnh Đắk Lắk) Bảng 2.3. Chi cho đầu tư và hoạt động dạy nghề 4 58 (Nguồn số liệu Sở LĐTB&XH tỉnh Đắk Lắk) Bảng 2.4. Tầm quan trọng của VBQLNN đối với GDNN 5 67 (Nguồn khảo sát) Bảng 2.5. Đánh giá hệ thống VBQLNN đối với GDNN 6 68 (Nguồn khảo sát) Bảng 2.6. Mức độ hiệu quả hoạt động của bộ máy QLNN 7 70 (Nguồn khảo sát) Bảng 2.7. Thời gian thanh tra kiểm tra 8 74 (Nguồn khảo sát) Bảng 2.8. Mức độ hiệu quả trong công tác thanh tra kiểm tra 9 74-75 (Nguồn khảo sát)
  9. 9 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu Phát triển giáo dục nghề nghiệp là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thích ứng với những biến đổi nhanh chóng của thị trường lao động, đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công lần thứ tư, hội nhập quốc tế và phát triển bền vững nền kinh tế của đất nước. Quyết định số 897/QĐ-TTg, ngày 26/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn 2045, đối tượng quy hoạch bao gồm những trường cao đẳng, trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được phân loại theo 3 loại hình: Các cơ sở công lập, các cơ sở tư thục và các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài. Với mục tiêu lập quy hoạch nhằm hình thành mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở và linh hoạt, với các loại hình cơ sở đa dạng, đủ quy mô, năng lực đào tạo nghề theo hướng ứng dụng, thực hành, cải thiện chất lượng đào tạo, hiệu quả đào tạo, góp phần nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam, nâng cao năng suất lao động; tuân theo quy luật cung - cầu một cách toàn diện đáp ứng nhu cầu về nhân lực có trình độ tay nghề, kỹ thuật cao của thị trường lao động trong nước và quốc tế, yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0), phục vụ công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của đất nước trong từng thời kỳ. Một trong những quan điểm lập quy hoạch là phải phù hợp, thống nhất quy hoạch tổng thể quốc gia và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030 và các chiến lược khác có liên quan trong cùng giai đoạn phát triển, phù hợp với chủ trương Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Khoá XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn
  10. 10 vị sự nghiệp công lập. Đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức, công dân Việt Nam, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp và tham gia các hoạt động giáo dục nghề nghiệp [35]. Trong chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 – 2030 tầm nhìn đến 2045 số 2239/QĐ-TTg của thủ tướng Chính phủ ngày 30 tháng 12 năm 2021 với mục tiêu là phát triển nhanh giáo dục nghề nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường lao động, của người dân và yêu cầu ngày càng cao về số lượng, cơ cấu, chất lượng nhân lực có kỹ năng nghề cho phát triển đất nước trong từng giai đoạn. Như vậy, phát triển giáo dục nghề nghiệp và quy hoạch hệ thống giáo dục nghề nghiệp trong những năm qua đã và đang được quan tâm phát triển tuy nhiên đến nay vẫn chưa có một văn bản chính thức nào về quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp của cả nước. Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phát triển với đầy đủ bao gồm các trường cao đẳng, trung cấp, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp thuộc quản lý của Sở LĐ -TB&XH tỉnh Đắk Lắk. Đây là các cơ sở đào tạo cung cấp phần lớn lao động kỹ thuật cho tỉnh Đắk Lắk và các khu vực lân cận. Tuy nhiên, việc quy hoạch hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa được tập trung chú trọng và đồng bộ. Do đó hệ thống cơ sở trên địa bàn còn cồng kềnh, dàn trải, các ngành nghề trùng lặp lẫn nhau dẫn đến khó khăn trong việc tuyển sinh trình độ cao đẳng, trung cấp, thậm chí có ngành không tuyển sinh được học viên; cơ sở giáo dục nghề nghiệp gặp khó khăn về cơ sở vật chất, diện tích sử dụng cho đào tạo; việc triển khai xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp còn chậm, chưa đồng đều, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, xã hội chưa tích cực tham gia đầu tư vào giáo dục nghề nghiệp... Một trong những nguyên nhân chính là do công tác quản lý nhà nước về hoạt động này còn chưa
  11. 11 hiệu quả. Vì vậy, cần phân tích những nguyên nhân, hạn chế và đề xuất những giải pháp để nâng cao hơn hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên lĩnh vực quy hoạch hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đây cũng chính là lí do để tác giả chọn đề tài “Quản lý nhà nước về quy hoạch hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích: Làm rõ cơ sở lý luận về quy hoạch hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, quản lý nhà nước về quy hoạch hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, phân tích thực trạng công tác quản lý nhà nước về quy hoạch hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về quy hoạch hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận quản lý nhà nước về quy hoạch hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp - Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về quy hoạch hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về quy hoạch hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác quản lý nhà nước về quy hoạch hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
  12. 12 4.2. Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: Quản lý nhà nước về quy hoạch hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. + Về không gian: Luận văn nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. + Về thời gian: từ 2015 - 2021 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu phương pháp luận của chủ nghĩa Mác -Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về quản lý nhà nước quy hoạch hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích tổng hợp để thống kê, mô tả lại toàn bộ tình hình liên quan đến công tác quản lý nhà nước về quy hoạch hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của các địa phương cả nước và trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói riêng. - Phương pháp điều tra xã hội học: Xây dựng mẫu phiếu khảo sát đối với CBCC quản lí cơ sở GDNN Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng một số phương pháp khác như: thống kê, so sánh, phân tích, đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về quy hoạch hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận: Hệ thống hóa cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý quản lý nhà nước về quy hoạch hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn chỉ ra thực trạng, nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về quy hoạch hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
  13. 13 Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu và học tập trong các cơ sở đào tạo về quy hoạch hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các chương trình khác có liên quan. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận văn kết cấu 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý nhà nước về quy hoạch hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về quy hoạch hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về quy hoạch hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
  14. 14 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUY HOẠCH HỆ THỐNG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP 1.1. Một số vấn đề chung về quy hoạch hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp 1.1.1. Những khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Khái niệm về quy hoạch 1.1.1.2. Khái niệm về giáo dục nghề nghiệp 1.1.1.3. Khái niệm về quy hoạch hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp 1.1.2. Quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc lập quy hoạch, nội dung lập quy hoạch 1.1.2.1. Quan điểm lập quy hoạch 1.1.2.2. Mục tiêu lập quy hoạch 1.1.2.3. Nguyên tắc lập quy hoạch 1.1.2.4. Nội dung của quy hoạch 1.1.3. Đặc điểm của quy hoạch giáo dục nghề nghiệp 1.1.4. Quy hoạch cơ sở giáo dục nghề 1.2. Quản lý nhà nước về quy hoạch hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp 1.2.1. Khái niệm và đặc điểm quản lý nhà nước về quy hoạch hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp 1.2.2. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về quy hoạch hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp 1.2.2.1. Bảo đảm cho quy hoạch hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo đúng định hướng của Đảng, Nhà nước 1.2.2.2. Bảo đảm quy hoạch hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ bổ sung, phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
  15. 15 1.2.2.3. Bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp 1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về quy hoạch hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp 1.2.3.1. Xây dựng và ban hành chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về giáo dục nghề nghiệp 1.2.3.2. Tổ chức bộ máy thực hiện công tác quản lí nhà nước về quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp 1.2.3.3. Huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực trong quy hoạch hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp 1.2.3.4. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính trong quy hoạch hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. 1.3. Kinh nghiệm một số địa phương trong quản lý nhà nước về quy hoạch hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp 1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về quy hoạch hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của một số địa phương 1.3.1.1. Kinh nghiệm của tỉnh Gia Lai 1.3.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh Đăk Nông 1.3.1.3. Kinh nghiệm của tỉnh Lâm Đồng 1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Đắk Lắk
  16. 16 Tiểu kết Chương 1 Trong nội dung chương 1, luận văn giới thiệu khái quát những khái niệm cơ bản về quy hoạch, giáo dục, nghề, nghề nghiệp, giáo dục nghề nghiệp; đặc biệt là hoạt động quản lý nhà nước về quy hoạch hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Luận văn phân tích làm sáng tỏ các nội dung, chủ thể và vai trò của quản lý nhà nước về quy hoạch hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Nêu lên một số kinh nghiệm quản lý nhà nước về quy hoạch hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của các địa phương phát triển mạnh về nguồn nhân lực; nhất là về lực lượng lao động có tay nghề cao, có thái độ, kỹ năng làm việc tốt của các địa phương khác; từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho tỉnh Đắk Lắk về công tác xã hội hoá đào tạo giáo dục nghề nghiệp, công tác tuyên truyền giáo dục nghề, pháp luật về đào tạo giáo dục nghề nghiệp và công tác quản lý nội dung, chương trình, phương pháp đối với cơ sở đào tạo giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đây là cơ sở để tác giả đi vào phân tích làm rõ thực trạng quản lý nhà nước về quy hoạch hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ở chương 2.
  17. 17 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUY HOẠCH HỆ THỐNG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 2.1.3. Lĩnh vực giáo dục của tỉnh Đắk Lắk 2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về quy hoạch hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 2.2.1. Thực trạng quản lí nhà nước về quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay. 2.2.1.1. Xây dựng và triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quy hoạch thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp 2.2.1.2. Tổ chức bộ máy và đội ngũ công chức thực hiện quy hoạch các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 2.2.1.3. Tổ chức thanh tra, giám sát các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 2.2.2 Thực trạng quản lý nhà nước về quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp qua khảo sát 2.2.2.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản pháp luật định hướng quy hoạch hệ thống cơ sở GDNN 2.2.2.2. Xây dựng và tổ chức bộ máy quản lý nhà nước thực hiện quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp 2.2.2.3. Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý làm công tác quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp 2.2.2.4. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về giáo dục nghề nghiệp, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
  18. 18 2.3. Đánh giá tác động của quản lý nhà nước về quy hoạch hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 2.3.1. Kết quả đạt được 2.3.1.1. Kết quả 2.3.1.2. Nguyên nhân 2.3.2. Hạn chế khó khăn 2.3.2.1. Hạn chế 2.3.2.2. Nguyên nhân Tiểu kết Chương 2 Hoạt động đào tạo giáo dục nghề nghiệp tỉnh Đắk Lắk trong những năm qua đạt được những thành tựu lớn cả về quy mô cũng như chất lượng. Quy mô hoạt động của các cơ sở đào tạo nghề tăng nhanh; đội ngũ cán bộ quản lý được tăng cường; số học viên, sinh viên được đào tạo đạt tay nghề chất lượng cao và tập trung một số ngành nghề mũi nhọn đáp ứng được những nhu cầu nhất định của nền kinh tế tỉnh Đắk Lắk và khu vực lân cận. Công tác xã hội hoá được xã hội hưởng ứng mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu, nhiều ngành nghề đào tạo mới được mở, các hình thức học tập được tổ chức đa dạng đã đáp ứng được nhu cầu học tập của thực tế xã hội. Bên cạnh đó, thực trạng quản lý nhà nước về quy hoạch hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của tỉnh Đắk Lắk có ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của ưu diểm và hạn chế đó. Chất lượng cán bộ quản lý còn yếu kém, cơ sở đào tạo không đảm bảo điều kiện học tập, công tác kiểm tra còn hình thức và nhiều vấn đề khác. Đặc biệt trong vấn đề xã hội hoá hoạt động đào tạo giáo dục nghề nghiệp còn nhiều vấn đề cần phải có biện pháp chấn chỉnh kịp thời để điều chỉnh cho đúng với mục tiêu của giáo dục. Đây chính là cơ sở để tác giả đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý nhà nước về quy hoạch hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
  19. 19 Chương 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUY HOẠCH HỆ THỐNG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK 3.1. Quan điểm quản lý nhà nước về quy hoạch hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp 3.1.1. Quan điểm quản lý nhà nước về quy hoạch hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp 3.1.2. Quan điểm quản lý nhà nước về quy hoạch hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của tỉnh Đắk Lắk 3.2. Phương hướng quản lí nhà nước về quy hoạch hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 3.2.1. Mục tiêu của tỉnh Đắk Lắk về quản lý nhà nước quy hoạch hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn 3.2.2. Phương hướng quản lí nhà nước về quy hoạch hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về quy hoạch hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp Giải pháp 1: Xây dựng quy hoạch hệ thống các cơ sở về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk để phù hợp với Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 – 2030 tầm nhìn đến năm 2045. Giải pháp 2: Nâng cao trách nhiệm của chủ thể quản lý nhà nước về quy hoạch các cơ sở giáo dục nghề nghiệp Giải pháp 3: Tăng cường thanh tra, kiểm tra trong công tác thực hiện quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp Giải pháp 4: Thu hút và huy động các nguồn lực xã hội vào giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Giải pháp 5: Phát triển nguồn nhân lực quản lí và giảng dạy cơ sở giáo dục nghề nghiệp Giải pháp 6: Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
  20. 20 Giải pháp 7: Thực hiện liên kết, hợp tác phát triển trong hoạt động đào tạo giáo dục nghề nghiệp Giải pháp 8: Đẩy mạnh giáo dục, tuyên truyền về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn 3.3. Một số khuyến nghị 3.3.1. Đối với Bộ LĐ-TB&XH - Tham mưu với Chính phủ xây dựng và hoàn chỉnh quy hoạch hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; chính sách hỗ trợ, chế độ khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. - Phối hợp với các Bộ, cơ quan quản lý trực tiếp các cơ sở đào tạo để nghiên cứu, ban hành văn bản hướng dẫn rõ ràng, minh bạch. - Phối hợp với Bộ GD&ĐT tháo gỡ những vướng mắc, rào cản trong tuyển sinh, cấp bằng và liên thông trong hệ thống giáo dục quốc dân. 3.3.2. Đối với tỉnh Đắk Lắk - Xây dựng, kế hoạch, chiến lược, bổ sung quy hoạch phát triển hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại địa phương và chương trình đào tạo phù hợp với các chuyên ngành; - Hoàn thiện cơ chế, chính sách, hỗ trợ đối với các trường đào tạo giáo dục nghề nghiệp; Nâng cao, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên giảng dạy để thích ứng với nhu cầu đào tạo theo giai đoạn hội nhập. - Sở LĐ-TB&XH cùng với các cơ quan liên quan đẩy mạnh công tác điều tra, tổng hợp phân loại danh mục ngành nghề chủ yếu và các yêu cầu về chất lượng, trình độ tiêu chuẩn của nhân lực trong các doanh nghiệp, khu công nghiệp trong tỉnh để thông tin và cung cấp cho các trường, cơ sở đào tạo nghề, trung tâm dịch vụ việc làm… Tăng cường, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát phải thường xuyên, bảo đảm uy tín cho các trường đào tạo nghề nghiệp. 3.3.3. Đối với các trường giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2