intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Thể chế hành chính nhà nước về xử lý tham nhũng trong lĩnh vực đất đai – Từ thực tiễn ở thành phố Hà Nội

Chia sẻ: Tomhum999 Tomhum999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

42
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được hoàn thành với mục tiêu là làm rõ cơ sở lí luận liên quan đến đề tài; nghiên cứu thực trạng về các quy phạm xử lý tham nhũng; đánh giá ưu, nhược điểm; từ đó đề xuất giải hoàn thiện thể chế hành chính nhà nước về xử lý tham nhũng trong lĩnh vực đất đai – Từ thực tiễn ở Thành phố Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Thể chế hành chính nhà nước về xử lý tham nhũng trong lĩnh vực đất đai – Từ thực tiễn ở thành phố Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐÀO TRUNG KIÊN THỂ CHẾ HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC VỀ XỬ LÝ THAM NHŨNG TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI - TỪ THỰC TIỄN Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN BÁ CHIẾN HÀ NỘI – 2018
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS. NGUYỄN BÁ CHIẾN Phản biện 1: PGS.TS NGUYỄN QUỐC SỬU Học viện Hành chính Quốc gia Phản biện 2: GS.TS TRẦN NGỌC ĐƢỜNG Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp 204, Nhà A - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số:77 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội Thời gian: vào hồi 16 giờ ngày 17 tháng 4 năm 2018 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận văn Trong thời gian gần đây, khi nhà nước thực hiện mở cửa và hội nhập nền kinh tế thì nhu cầu về đất ngày càng cao và ước mong làm giàu từ đất ngày càng thể hiện rõ nét. Tình hình khiếu kiện liên quan đến đất đai trên toàn quốc luôn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số đơn thư khiếu nại tố cáo. Điều đó cho thấy nhiều người dân không đồng ý về những quyết định hành chính, hành vi hành chính, trong đó giá đất đền bù thường thấp hơn nhiều so với giá thị trường, dẫn đến xung đột lợi ích của các bên. Dẫn đến hiện tượng tham nhũng đất đai của các cấp chính quyền địa phương. Hà Nội là Thủ đô của cả nước, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá lớn nhất cả nước đang thực hiện đô thị hoá mạnh mẽ. Phát triển kinh tế thị trường là điều kiện và cũng là môi trường tốt để thực hiện các lợi ích kinh tế nói chung và lợi ích kinh tế về đất đai nói riêng. Theo báo cáo về kết quả điều tra truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng về đất đai năm 2016 thì Công an Thành phố đã khởi tố 17 vụ với 44 bị can, kết thúc điều tra chuyển Viện kiểm sát đề nghị truy tố 14 vụ với 35 bị can; đình chỉ 2 vụ với 3 bị can. Hiện đang điều tra 12 vụ với 41 bị can. Cùng với đó, Viện kiểm sát nhân dân Thành phố đã truy tố, chuyển tòa 12 vụ với 34 bị can; đình chỉ 1 vụ 1 bị can và hiện đang giải quyết 6 vụ 17 bị can. Tòa án nhân dân Thành phố đã xét xử 17 vụ với 75 bị cáo; trả lại hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung 9 vụ với 33 bị cáo. Hiện còn 7 vụ với 30 bị cáo[27]. Như vậy, việc lạm dụng chức vụ, quyền hạn của người có thẩm quyền trong việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng; thẩm quyền lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thẩm quyền thu hồi đất có chiều hướng gia tăng. Vậy nên cần ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn nhằm giải quyết tham nhũng; phòng, chống tham nhũng. Lựa chọn đề tài: “Thể chế hành chính nhà nƣớc về xử lý tham nhũng trong lĩnh vực đất đai – Từ thực tiễn ở thành phố Hà Nội” làm luận văn thạc sĩ sẽ có ý nghĩa tích cực về mặt khoa học và thực tiễn trong việc quản lý, sử dụng và xử lý những hành vi tham nhũng trong lĩnh vực đất đai ở nước ta nói chung và ở địa bàn Thành phố Hà Nội nói riêng. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận văn 2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Trong bài viết bàn về khái niệm đất và quản lý đất đai của Huỳnh Văn Chương, năm 2010; Xây dựng chiến lược phát triển ngành quản lý đất đai theo định hướng hiện đại hoá, kinh tế hoá và phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững của Nguyễn Mạnh Hiển; Luận văn Thạc sỹ của Trần Quốc Khánh: “Quản lý đất đai trên địa bàn Thành phố Hà Nội” năm 2001; luận án “Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn quận Long Biên, Thành phố Hà Nội” năm 2009 cũng đã nêu ra những nguyên nhân, hạn chế của các cấp chính quyền trong quản lý đất. Hay luận văn thạc sỹ của Ngọ Duy Hiểu về Đổi mới tư duy pháp lý trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở nước ta hiện nay. 2.2. Tình hình nghiên cứu nƣớc ngoài Theo Acuña-Alfaro, Jairo trong “Cải cách nền hành chính Việt Nam, Thực trạng và giải pháp, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hỗ trợ cộng đồng” của nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật năm 2009 cũng đã nêu thực trạng nền hành chính, thực trạng công tác quản lý hành chính về đất đai. Theo O. Lange trong “Điều khiển học 1
  4. trong kinh tế học” thì công tác quản lý hành chính có thể thực hiện bằng điều khiển học, nhất là quản lý việc mua bán, trao đổi đất. Trong báo cáo khảo sát tình hình công khai thông tin trong quản lý đất đai của Uk-Aid Depocen thì đánh giá việc quản lý đất, công khai quản lý đất đai là nhiệm vụ, yêu cầu của bắt buộc của nhà nước. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Trên cơ sở lí luận thể chế hành chính nhà nước về xử lý tham nhũng về đất đai, thực trạng thể chế hành chính nhà nước về xử lý tham nhũng trong lĩnh vực đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Luận văn đề xuất những giải pháp hoàn thiện thể chế hành chính nhà nước về xử lý tham nhũng trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn Thành phố Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. 3.2. Nhiệm vụ Làm rõ cơ sở lí luận liên quan đến đề tài; nghiên cứu thực trạng về các quy phạm xử lý tham nhũng; đánh giá ưu, nhược điểm; từ đó đề xuất giải hoàn thiện thể chế hành chính nhà nước về xử lý tham nhũng trong lĩnh vực đất đai – Từ thực tiễn ở Thành phố Hà Nội. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thể chế hành chính nhà nước về xử lý tham nhũng trong lĩnh vực đất đai – từ thực tiễn ở Thành phố Hà Nội 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu về các quy phạm xử lý tham nhũng về đất đai và năng lực, phẩm chất, đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn Thành phố Hà Nội từ 2010 đến nay, các số liệu khảo sát, điều tra được xử lý trong 6 năm gần đây. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn - Phương pháp luận: Dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, chủ nghĩa Mác – Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh - Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu lí luận; phương pháp thống kê; phương pháp so sánh, đối chiếu và quy nạp. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận về hoàn thiện thể chế xử lý tham nhũng trong lĩnh vực đất đai; - Phân tích đánh giá thực trạng; chỉ ra ưu, nhược điểm trong công tác hoàn thiện thể chế hành chính nhà nước; đề xuất một số phương hướng và giải pháp hoàn thiện thể chế hành chính nhà nước về xử lý tham nhũng trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Kết quả nghiên cứu có thể được các cơ quan hành chính cấp cơ sở của thành phố Hà Nội sử dụng để hoàn thiện thể chế hành chính nhà nước về xử lý tham nhũng trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 03 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận thể chế hành chính nhà nước về xử lý tham nhũng trong lĩnh vực đất đai. Chƣơng 2: Thực trạng thể chế hành chính nhà nước về xử lý tham nhũng trong lĩnh vực đất đai – Từ thực tiễn ở thành phố Hà Nội. 2
  5. Chƣơng 3: Các giải pháp hoàn thiện thể chế hành chính nhà nước về xử lý tham nhũng trong lĩnh vực đất đai – Từ thực tiễn ở thành phố Hà Nội. Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN THỂ CHẾ HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC VỀ XỬ LÝ THAM NHŨNG TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI 1.1. Một số khái niệm liên quan 1.1.1. Khái niệm thể chế Theo Douglass North (Nobel kinh tế 1993) cho rằng: “Thể chế là những quy tắc trò chơi trong xã hội hoặc nói một cách chính thức là những giới hạn được vạch ra trong phạm vi khả năng và hiểu biết của con người, hình thành nên mối quan hệ qua lại giữa con người” [34]. Các nhà nghiên cứu của Việt Nam đều thừa nhận thể chế gồm thể chế chính thức và thể chế phi chính thức[25]. Thể chế còn là hệ thống các quy tắc, quy chế được sử dụng để điều chỉnh sự vận hành của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức. Như vậy thể chế Nhà nước là toàn bộ các văn kiện pháp lý như Hiến pháp, luật, Bộ luật, văn bản dưới luật để tạo thành khuôn khổ pháp luật để Bộ máy nhà nước thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với toàn xã hội, để cá nhân, tổ chức sống và làm việc theo pháp luật. 1.1.2. Khái niệm thể chế hành chính nhà nước “Thể chế hành chính nhà nước là các quy định chung do Nhà nước xác lập trong Hiến pháp, Luật và các văn bản pháp quy tạo cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước để thực hiện quản lý xã hội”. Thế chế hành chính nhà nước có một số vai trò sau: Thứ nhất; là cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý của nền hành chính nhà nước. Thứ hai; là cơ sở cho việc xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước. Thứ ba; là cơ sở để quản lý nguồn nhân lực. Như vậy thể chế nhà nước do Nhà nước ban hành mang tính pháp lý và có mức độ cưỡng chế cao được đảm bảo bằng hệ thống cưỡng chế đặc biệt. 1.1.3. Khái niệm tham nhũng Theo Từ điển Luật học thì: "Tham nhũng là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn hưởng lợi ích vật chất trái pháp luật, gây thiệt hại cho tài sản của nhà nước, tập thể, cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức"[31, tr.965]. Theo Luật Phòng, chống tham nhũng của Việt Nam năm 2012, tại Điều 1 Khoản 2 khẳng định: "Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn, đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi" [19, tr.33]. Điều 2, Khoản 5 Luật Phòng, chống tham nhũng giải thích: "Vụ lợi là lợi ích vật chất, tinh thần mà người có chức vụ, quyền hạn đạt được hoặc có thể đạt được thông qua hành vi tham nhũng"[19, tr.35]. Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về tham nhũng, có thể đưa ra khái niệm tham nhũng như sau: Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn hoặc được giao thực hiện một quyền hạn nào đó, đã lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao để nhũng nhiễu, tham ô, nhận hối lộ hay cố ý làm trái chủ trương, chính sách, pháp luật, các quy định của nhà nước, của cơ quan, tổ chức, đơn vị về chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế, tài chính vì động cơ vụ lợi. Đặc trƣng cơ bản của tham nhũng đƣợc thể hiện nhƣ sau: Thứ nhất, tham nhũng phải được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn trong bộ máy nhà nước hoặc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị xã hội nói chung. Bản 3
  6. chất của tham nhũng chính là sự tha hóa quyền lực, nhằm thu vén cho lợi ích của cá nhân hoặc một nhóm người. Thứ hai, người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ được giao. Sự lợi dụng chức vụ, quyền hạn thể hiện ở chỗ họ sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình làm sai lệch hoạt động của cơ quan, tổ chức, gây nên những thiệt hại cho lợi ích của nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Thứ ba, người thực hiện hành vi tham nhũng phải có mục đích, động cơ vụ lợi. Vụ lợi là lợi ích vật chất, tinh thần mà người có chức vụ, quyền hạn đạt được hoặc có thể đạt được thông qua hành vi tham nhũng. Như vậy tham nhũng và hành vi tham nhũng đã được cụ thể hoá trong các văn bản pháp luật điều đó thể hiện công tác thể chế chính nhà nước về tham nhũng đã được quan tâm và chỉ đạo đúng hướng. 1.1.4. Khái niệm xử lý tham nhũng Xử lý tham nhũng là cách thức giải quyết đối với người có hành vi tham nhũng và cách thức giải quyết đối với tài sản tham nhũng[7]. Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2012 không chỉ quy định đối tượng có hành vi tham nhũng bị xử lý mà quy định cả các đối tượng khác có hành vi vi phạm liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ hay trách nhiệm của mình mà pháp luật quy định. 1.1.5. Khái niệm thể chế hành chính nhà nước về xử lý tham nhũng Thể chế hành chính Nhà nước về xử lý tham nhũng là hệ thống gồm Luật, các văn bản pháp quy dưới luật tạo khuôn khổ pháp lý cho các cơ quan hành chính nhà nước xử lý cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm đến quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng hoặc tham nhũng nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Vai trò của thể chế hành chính nhà nước về tham nhũng thể hiện: - Là cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý nhà nước về tham nhũng. - Là cơ sở cho việc xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về tham nhũng và phòng, chống tham nhũng. - Là cơ sở xác lập nhân sự trong các cơ quan hành chính nhà nước. 1.1.6. Khái niệm thể chế hành chính nhà nước về xử lý tham nhũng trong lĩnh vực đất đai Thể chế hành chính Nhà nước về xử lý tham nhũng trong lĩnh vực đất đai là một hệ thống gồm Luật, các văn bản pháp quy dưới luật tạo khuôn khổ pháp lý cho các cơ quan hành chính nhà nước xử lý cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm đến quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong việc quản lý, sử dụng đất đai hoặc tham nhũng trong lĩnh vực đất đai nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 1.2. Đặc điểm và nội dung thể chế hành chính nhà nƣớc về xử lý tham nhũng trong lĩnh vực đất đai 1.2.1. Đặc điểm thể chế hành chính nhà nước về xử lý tham nhũng trong lĩnh vực đất đai Thể chế hành chính nhà nước về xử lý tham nhũng trong lĩnh vực đất đai có một số đặc điểm sau: 4
  7. Thứ nhất; mang đậm tính quyền lực nhà nước đặc biệt, tính tổ chức cao và tính mệnh lệnh đơn phương của nhà nước. Các thể chế hành chính nhà nước về xử lý tham nhũng trong lĩnh vực đất đai là sự cụ thể hoá các quy định của nhà nước. Thứ hai; thể chế hành chính nhà nước về xử lý tham nhũng trong lĩnh vực đất đai phải có chương trình cụ thể và có kế hoạch rõ ràng để thực hiện mục tiêu đặt ra. Ba là; các thể chế phải có tính chủ động, sáng tạo và linh hoạt theo sự phân công, phân cấp, theo đúng thẩm quyền và theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Bốn là; các thể chế cần đảm bảo tính liên tục và ổn định trong tổ chức và hoạt động quản lý hành chính Nhà nước về xử lý tham nhũng trong lĩnh vực đất đai. Năm là; các thể chế phải đảm bảo tính chuyên môn hóa cao. Sáu là; có tính thứ bậc chặt chẽ. Bảy là; không có sự tách biệt tuyệt đối về mặt xã hội giữa người quản lý và người bị quản lý. Tám là; thể chế đảm bảo tính chất nhân đạo và không vụ lợi. 1.2.2. Nội dung thể chế hành chính Nhà nước về xử lý tham nhũng trong lĩnh vực đất đai 1.2.2.1. Các thể chế hành chính nhà nước về lĩnh vực đất đai Luật Đất đai 1993 (gồm cả Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai 1998 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai 2001) Là một trong những đạo Luật quan trọng thể hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta về lĩnh vực đất đai. Tuy nhiên, pháp luật về đất đai năm 1993 cũng bộc lộ rõ những hạn chế như: chưa xác định rõ nội dung cốt lõi của chế độ sở hữu toàn dân về đất đai do Nhà nước thống nhất quản lý; nhiều nội dung của pháp luật đất đai mới dừng lại ở mức độ quy định về nguyên tắc quan điểm mà thiếu các văn bản quy định cụ thể nên hiểu pháp luật và thực thi pháp luật còn khác nhau giữa các ngành, các cấp. Hệ thống pháp luật đất đai hiện hành rất phức tạp, cồng kềnh, nhiều tầng nấc và kém hiệu lực. Luật Đất đai 2013 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2014, tuy nhiên, Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với những hành vi bị nghiêm cấm trong Luật chưa được ban hành đồng thời khi luật có hiệu lực nên đã gây không ít khó khăn cho các cơ quan trong việc phát hiện, xử lý đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm. Ngày 10/11/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định 102/2014/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Nghị định 102/2014/ NĐ-CP chỉ quy định áp dụng mức độ hậu quả để xác định mức phạt tiền trong 2 trường hợp: Chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang mục đích khác trong nhóm phi nông nghiệp mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép (Điều 9); Tự ý nhận chuyển quyền vượt hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân (Điều 24); các hành vi vi phạm khác thì mức phạt tiền căn cứ vào diện tích vi phạm [17]. Nghị định 102/2014/NĐ-CP quy định xử phạt đối với hành vi chuyển từ đất lúa sang từng loại đất, cụ thể như: đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, nuôi trồng thủy sản… 1.2.2.2. Cụ thể hóa hình thức xử phạt Nghị định 102/2014/NĐ-CP quy định các hình thức xử phạt chính bao gồm: cảnh cáo, phạt tiền. Hình thức xử phạt bổ sung bao gồm: Tước quyền sử dụng giấy phép từ 06 tháng đến 09 tháng hoặc đình chỉ hoạt động từ 09 tháng đến 12 tháng, kể từ ngày 5
  8. quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực theo quy định tại Khoản 3 Điều 25 của Luật Xử lý vi phạm hành chính; Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Xử phạt từ 2 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng. Xử phạt 5 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với hành vi chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối. Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất. Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở[17]. Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi tự ý nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở mà người nhận chuyển nhượng không có ngành nghề kinh doanh phù hợp. Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 1 tỷ khi giao đất xây dựng nhà ở cho người mua nhà ở khi chậm làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở[17]. 1.2.2.3. Thẩm quyền xử phạt Nghị định 102/2014/NĐ-CP quy định chủ tịch UBND cấp xã có quyền phạt tiền đến 5 triệu đồng; chủ tịch UBND cấp huyện có quyền phạt tiền đến 50 triệu đồng; chủ tịch UBND cấp tỉnh có quyền phạt tiền đến 500 triệu đồng[17]. Thanh tra viên có thẩm quyền xử phạt phạt cảnh cáo thuộc thẩm quyền của thanh tra viên đang thi hành công vụ; thanh tra viên đang thi hành công vụ có quyền phạt tiền đến 500.000 đồng; phạt tiền đến 50 triệu đồng sẽ thuộc thẩm quyền của Chánh Thanh tra Sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành; phạt tiền đến 250 triệu đồng thuộc thẩm quyền của Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp Bộ; phạt tiền đến 500 triệu đồng thuộc thẩm quyền của Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai[17]. 1.3. Yếu tố bảo đảm thực hiện thể chế hành chính của nhà nƣớc về xử lý tham nhũng trong lĩnh vực đất đai 1.3.1. Chủ trương chính sách của Đảng Bộ Chính trị ban hành Quyết định số 162-QĐ/TW về phòng, chống tham nhũng; Quyết định số 163-QĐ/TW quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc của Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng; Quyết định số 158-QĐ/TW thành lập Ban Nội chính Trung ương; Quyết định số 159-QĐ/TW về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy của Ban Nội chính Trung ương. Ban Bí thư ban hành Quy định số 183-QĐ/TW về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy của Ban Nội chính tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương. Chỉ thị số 50-CT/TW của Bộ Chính trị quy định “người đứng đầu cấp uỷ, tổ chức Đảng, nhà nước, đoàn thể, cơ quan, đơn vị phải gương mẫu thực hiện và có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo phòng, chống tham nhũng; chủ động tự phát hiện vụ việc có dấu hiệu tham nhũng trong tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương mình. Kết quả phòng, chống tham 6
  9. nhũng là thước đo đánh giá phẩm chất, năng lực, trách nhiệm và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu” [3] Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1424/QĐ-TTg ngày 31/10/2006 thành lập Cục Chống tham nhũng thuộc Thanh tra Chính phủ. Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Quyết định số 01/2007/QĐ-BCA thành lập Cục cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng. Năm 2015, Bộ Công an thành lập Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng trên cơ sở hợp nhất Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ với Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng. 1.3.2. Sự hoàn thiện pháp luật Việt Nam có hệ thống thể chế tương đối đầy đủ để đảm bảo triển khai thực hiện phòng, chống tham nhũng nói chung và phát hiện, xử lý tham nhũng về đất đai nói riêng. Rất nhiều văn bản của Đảng, Quốc hội, Chính phủ được ban hành làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện phát hiện và xử lý tham nhũng, điển hình như các văn bản có tính chất chuyên đề như: Nghị quyết Trung ương 3 (khoá X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 03 tháng 01 năm 2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản; Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07 tháng 12 năm 2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2006; sửa đổi, bổ sung năm 2013; Bộ luật hình sự; Bộ luật tố tụng hình sự, Luật Thanh tra; Luật khiếu nại; Luật Tố cáo; Nghị quyết số 21/NQ-CP về Chiến lược Quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020; Chỉ thị số 12/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng … 1.3.3. Hiệu quả của hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tham nhũng Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) về tham nhũng được thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú; tạo sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của người dân, góp phần làm giảm các hành vi vi phạm pháp luật về tham nhũng. 1.3.4. Năng lực, trình độ, bản lĩnh, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tham nhũng Cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ phát hiện, xử lý tham nhũng là người có trình độ, kinh nghiệm, am hiểu chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước về lĩnh vực phòng, chống tham nhũng, tâm huyết với nghề, có bản lĩnh chính trị, liêm khiết, dũng cảm đấu tranh với hành vi tham nhũng; là cầu nối trực tiếp của hệ thống chính quyền nhà nước với nhân dân; có bản lĩnh chính trị vững vàng, có ý thức trách nhiệm cao trong thực hiện nhiệm vụ được giao. 1.3.5. Bảo đảm điều kiện vật chất cho việc triển khai thực hiện Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, kỹ thuật đảm bảo hiện đại đủ sức đấu tranh với các hành vi tham nhũng, cán bộ tham nhũng đang ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Thể hiện trang bị các máy móc hiện đại nhằm phát hiện kịp thời các hành vi tham nhũng, từ đó có các biện pháp phòng, chống tham nhũng phù hợp. 1.3.6. Sự tham gia tích cực của nhân dân Luật phòng chống tham nhũng, Nghị định 47 và Luật Tố cáo 2011 đều có quy định cụ thể về quyền và trách nhiệm của công dân trong phòng chống tham nhũng nói chung và tố cáo tham nhũng nói riêng; đồng thời khẳng định người tố cáo tham 7
  10. nhũng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ nếu bị đe dọa, trả thù và trù dập. Để tiếp tục phát huy vai trò của xã hội, của nhân dân trong công tác PCTN và đảm bảo thực hiện hiệu quả quy định của UNCAC, Việt Nam cần tập trung cải thiện tăng cường hợp tác giữa Nhà nước, xã hội và nhân dân trong PCTN[11]. 1.3.7 Kinh nghiệm của quản lý đất đai của một số nước trên thế giới Việc giải quyết quan hệ xã hội về đất đai ở Trung Quốc có một số đặc điểm nổi bật: Một là, về quan hệ sở hữu đất đai, hình thức sở hữu tư nhân về đất đai cũng chỉ tồn tại một thời gian ngắn. Sở hữu tập thể và sở hữu nhà nước về đất đai đã được thiết lập. Điều 10 Hiến pháp năm 1982 của Trung Quốc và Luật quản lý đất quy định: “đất đai ở Trung Quốc thuộc sở hữu nhà nước, gồm sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể, trong đó toàn bộ đất đai thành thị thuộc về sở hữu nhà nước. Đất nông thôn và ngoại ô thành phố, ngoài đất do pháp luật quy định thuộc về sở hữu nhà nước, còn lại là sở hữu tập thể”. Hai là, về quy hoạch sử dụng đất. Nhà nước có quyền và có trách nhiệm xây dựng quy hoạch sử dụng đất trong phạm vi cả nước và trong từng cấp chính quyền theo đơn vị hành chính lãnh thổ. Đối với đất đai thành thị, Nhà nước tiến hành quản lý bằng quy hoạch. Ba là, về công tác thống kê, phân loại đất đai. Luật quản lý đất đai của Trung Quốc chia thành 3 loại chính: 1/Đất dùng cho nông nghiệp 2/ Đất xây dựng 3/Đất chưa sử dụng. Bốn là, về tài chính đất. Luật quy định Nhà nước thu tiền khi giao đất, người sử dụng đất phải nộp đủ tiền sử dụng đất cho Nhà nước mới được thực hiện các quyền về đất. 1.3.7.2 Kinh nghiệm của Singapore Cục Tái phát triển đô thị thuộc Bộ Phát triển quốc gia là một cơ quan lập kế hoạch và kiểm soát phát triển ở Singapore và chịu trách nhiệm lập quy hoạch tổng thể để chuẩn bị cho quy hoạch dài hạn. Singapore dùng một phần không nhỏ quỹ đất của ình làm căn cứ quân sự. Singapore lấy đất bằng cách lấn biển, đưa các nhà máy ra các đảo phía xa, tận dụng không gian dưới mặt đất, xây dựng các tuyến đường cao tốc trên cao. Ngoài ra, Singapore còn tiến hành chương trình quy hoạch vành đai, trong đó phát triển một vành đai các đô thị vệ tinh mới có mật độ dân cư cao xung quanh các khu vực trữ nước. Các đô thị này được nối liền với nhau bằng hệ thống đường cao tốc trên toàn lãnh thổ. Tại Singapore, đất đai được phân chia thành 2 hình thức sở hữu là sở hữu nhà nước và tư nhân và sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp tính giá trị thặng dư trong xác định giá đất[23]. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Quản lý hành chính nhà nước trong lĩnh vực tham nhũng là một hoạt động quan trọng góp phần ổn định trật tự xã hội nên Đảng, nhà nước cần phải có thể chế quản lý hành chính nhà nước về tham nhũng phù hợp. Tại chương 1 tác giả đã đi sâu nghiên cứu tìm hiểu và phân tích làm sáng tỏ một số những khái niệm cơ bản; phân tích các đặc điểm cơ bản của thể chế hành chính nhà nước; xác định được một số hành vi tham nhũng, nhất là tham nhũng trong lĩnh vực đất đai; làm sáng tỏ những kinh nghiệm quý báu của Trung Quốc, Singapore về quản lý đất đai, hành vi tham nhũng và thể chế hành chính nhà nước về tham nhũng trong lĩnh vực đất đai. Những nghiên cứu trên góp phần vào việc hoàn thiện các giải pháp về thể chế hành chính nhà nước về phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. 8
  11. Chƣơng 2 THỰC TRẠNG THỂ CHẾ HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC VỀ XỬ LÝ THAM NHŨNG TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI - TỪ THỰC TIỄN Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Tổng quan về tình hình quản lý, sử dụng đất đai và tham nhũng trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn Thành phố Hà Nội 2.1.1. Tổng quan tình hình quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn Thành phố Hà Nội 2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên: Bao gồm vị trí địa lý; đặc điểm địa hình; khí hậu; thuỷ văn; tài nguyên đất. Tính đến tháng 6/2016, Thành phố Hà Nội có tổng diện tích 332,889.0 ha. Trong đó đất sản xuất nông nghiệp có diện tích 181,327.0 ha, chiếm 54.47 ; đất phi nông nghiệp có diện tích 144,624.0 ha, chiếm 43.45 ; đất chưa sử dụng có diện tích 6,938.0 ha, chiếm 2.08 [28]. Hà Nội có khoảng 18 loại đất chính, trong đó chủ yếu là đất phù sa chiếm 56 , đất bạc màu chiếm 26 , các loại đất còn lại chiếm 18 . Nhìn chung các loại đất trong nhóm đất phù sa phân bố khắp nơi trên địa bàn Thành phố. 2.1.1.2. Cơ cấu sử dụng đất của Thành phố Hà Nội Cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội có sự phân hoá rõ ràng. Theo con số thống kê năm 2016, tổng diện tích đất tự nhiên của Thành phố Hà Nội là 332,889 ha. Trong đó nhóm đất nông nghiệp chiếm 54.47 ; nhóm đất phi nông nghiệp chiếm 43.45 , nhóm đất chưa sử dụng chiếm 2.08 . Thể hiện ở bảng sau: Năm 2016 TT Mục đích sử dụng đất Mã Diện tích Cơ cấu (ha) (%) Tổng diện tích tự nhiên 332,889 100.00 Đất nông nghiệp NNP 181,327 54.47 1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 145,525 80.26 2 Đất lâm nghiệp LNP 23,909 13.19 3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 10,881 6.00 4 Đất làm muối LMU 0 0.00 5 Đất nông nghiệp khác NKH 1,012 0.56 Đất phi nông nghiệp PNN 144,624 43.45 1 Đất ở OTC 41,543 28.72 2 Đất chuyên dùng CDG 74,391 51.44 3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 845 0.58 4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 3,407 2.36 5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 24,223 16.75 6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 615 0.43 Đất chưa sử dụng CSD 6,938 2.08 1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 2,493 35.93 2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 2,130 30.70 3 Núi đá không có rừng cây NCS 2,315 33.37 Bảng 2.1. Diện tích các loại đất chính của Thành phố Hà Nội năm 2016 Nguồn Hiện trạng sử dụng đất năm 2 1 của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội 9
  12. Dựa trên bảng thống kê trên nhận thấy diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội chiếm tỉ lệ lớn (54,47 ), trong khi diện tích đất phi nông nghiệp chiếm tỉ lệ nhỏ hơn (43,45 ) và diện tích đất chưa sử dụng chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ (2.08 ). Số liệu trên cho thấy việc quy hoạch đất đai trên địa bàn Thành phố phân bố không đồng đều. Diện tích, cơ cấu sử dụng đất của Thủ đô Hà Nội năm 2016 tại bảng trên được thể hiện cụ thể qua biểu đồ dưới đây: 2.08% 43.45% Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp 54.47% Đất chưa sử dụng Sơ đ 2.1. Cơ cấu sử dụng đất Thành phố Hà Nội năm 2016 Qua sơ đồ cho thấy diện tích, cơ cấu sử dụng các loại đất chính của Thủ đô Hà Nội là đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Trong đó tỉ lệ chênh lệch giữa đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp không lớn. Điều này cho thấy mức độ đô thị hóa của Hà Nội cẩn phải đẩy mạnh và phát triển sao cho phù hợp với quá trình đô thị hoá hiện nay. Cụ thể việc phân bổ đất nông nghiệp trên địa bàn Thành phố có sự chênh lệch rõ rệt giữa thành thị và nông thôn, giữa nội thành và ngoại thành của Thành phố. Tỉ lệ phân bố đó được thể hiện cụ thể qua sơ đồ dưới đây: Đất nông nghiệp 0,56, % 0% 6% 13,19% Đất sản xuất nông nghiệp 80,26% Đất lâm nghiệp Đất nuôi trồng thuỷ sản Đất làm muối Đất nông nghiệp khác Biểu đ 2.2. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội Qua biểu đồ trên cho thấy đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ lệ cao (80,26 ), đất lâm nghiệp chiếm 13,19 ; đất nuôi trồng thuỷ sản chiếm 6 và đất nông nghiệp khác chiếm 0,56 . Hà Nội là thủ đô của cả nước, Hà Nội đang trong quá trình đô thi hoá, 10
  13. tuy nhiên ở đây tỉ lệ đất sản xuất nông nghiệp lại quá cao. Điều đó cho thấy sự không tương xứng với quá trình đô thị hoá, quá trình phát triển kinh tế, chính trị của Thủ đô. Vậy nên nhà nước cần phải điều tiết và phân bổ lại đất sao cho phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển của Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. Đối với đất phi nông nghiệp, tỉ lệ phân bổ đất lại có những đặc thù nhất định. Công tác quy hoạch, phân bổ đất phi nông nghiệp trên địa bàn Thành phố được phân định dưới nhiều hình thức khác nhau. Tỉ lệ phân bổ đất phi nông nghiệp được thể hiện qua sơ đồ dưới đây: Đất phi nông nghiệp Đất ở 2.36 % 0.43 % Đất chuyên dùng 0.58 % 16.75 % Đất tôn giáo, tín ngưỡng 28.72 % Đất nghĩa trang, nghĩa địa 51.44 % Biểu đ 2.3. Cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội Qua biểu đồ trên cho thấy đất ở trên địa bàn Thành phố Hà Nội chiếm 28,72 ; đất chuyên dùng 51,44 ; đất phục vụ cho mục đích tôn giáo, tín ngưỡng 0,58 . Trong đó tỉ lệ đất chuyên dung chiếm tỉ lệ cao; đất ở cũng chiếm một tỉ lệ tươ Điều đó cho thấy tỉ lệ phân chia đất vào các mục đích khác nhau không có sự đồng đều. Vậy nên cần phải có những giải pháp phù hợp để có quy hoạch hợp lý và mang tầm chiến lược của Thủ đô. Đất chƣa sử dụng 33.37 % 35.93 % 30.7 % Đất bằng chưa sử dụng Đất đồi núi chưa sử dụng Núi đá không có rừng cây Biểu đ 2.4. Đất chƣa sử dụng trên địa bàn Thành phố Hà Nội 11
  14. Biểu đồ trên cho thấy đất bằng chưa sử dụng chiếm 35,93 ; đất đồi núi chưa sử dụng chiếm 30 ; đất núi đá không có rừng cây chiếm 33,37 . Như vậy với cách phân chia như trên cho thấy đất chưa sử dụng trên cả diện tích đất đồng bằng, đồi núi và đất núi đá không có rừng cây đều bị bỏ hoang, dẫn đến lãng phí đất. Hà Nội cần có giải pháp, chiến lược cụ thể hơn đối với những loại đất này nhằm khai thác tối đa mục đích sử dụng của đất, tăng hiệu quả quy hoạch cho Thủ đô. 2.1.1.3. Tình hình biến động đất đai của Thành phố Hà Nội Trong những năm gần đây, tình hình quản lý, sử dụng đất trên địa bàn Thủ đô có những biến động lớn theo hướng giảm cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp, tăng cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp. Thể hiện: Biến Năm 2010 Năm 2016 động T Mục đích sử dụng đất Mã TT Diện tích Cơ cấu Diện Cơ cấu Diện (ha) (%) tích ha (%) tích ha Tổng diện tích tự nhiên 332,889 100.00 332,889 100.00 1 Đất nông nghiệp NNP 188,601 56.66 181,327 54.47 -7,274.1 - 1.1 SXN 152,379 80.79 145,525 80.26 Đất sản xuất nông nghiệp 6,853.63 1.2 Đất lâm nghiệp NP 24,258 12.86 23,909 13.19 348.68 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản TS 10,721 5.86 10,881 6.00 160.35 1.4 Đất làm muối MU 0 0.00 0 0.00 0.00 1.5 Đất nông nghiệp khác KH 1,244 0.66 1,012 0.56 -232.11 2 Đất phi nông nghiệp NN 134,947 40.54 144,624 43.45 9,676.6 2.1 Đất ở OTC 35,689 26.45 41,543 28.72 5,854.38 2.2 Đất chuyên dùng CDG 68,710 50.92 74,391 51.44 5,680.55 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 836 0.62 845 0.58 -8.53 Đất nghĩa trang, nghĩa 2.4 NTD 2,849 2.11 3,407 2.36 558.13 địa Đất sông suối và mặt SM - 2.5 26,339 19.52 24,223 16.75 nước chuyên dùng N 2,116.40 Đất phi nông nghiệp 2.6 PNK 524 0.39 615 0.43 91.42 khác 3 Đất chưa sử dụng CSD 9,341 2.81 6,938 2.08 -2,402.5 - 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 4,289 45.92 2,493 35.93 1,796.14 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 2,602 27.86 2,130 30.70 -471.84 Núi đá không có rừng 3.3 NCS 2,450 26.22 2,315 33.37 -134.53 cây Bảng 2.2. Biến động đất đai của Thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 – 2016 Nguồn Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội 12
  15. Tình hình biến động đất đai của Thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 – 2016 qua bảng thống kê trên cho thấy tỉ lệ đất nông nghiệp trên địa bàn Thành phố giảm; tỉ lệ đất phi nông nghiêp, đất chưa sử dụng gia tăng. Điều đó cho thấy đất nông nghiệp đã thay đổi theo chiều hướng giảm, việc thay đổi đó là do quá trình chuyển mục đích sử dụng đất; quy hoạch lại cơ cấu đất sau khi Hà Nội sát nhập các vùng lân cận vào Thủ đô. Đối với đất phi nông nghiệp, những năm qua cũng có sự gia tăng đáng kể. Thể hiện đất phi nông nghiệp tăng 9,676 ha. Trong đó đất ở tăng từ 35,695 ha lên 41,542 ha; đất chuyên dùng tăng từ 68,710 ha lên74,391ha. Một số loại đất khác lại giảm như đất sông suối giảm từ 26,339 ha xuống còn 24,223 ha. Số liệu trên cho thấy đất làm nhà ở trên địa bàn Thành phố tăng chứng tỏ sự dịch chuyển mục đích sử dụng đất sang làm nhà ở gia tăng; đất dùng cho sông suối, tôn giáo tín ngưỡng giảm. Tình hình biến động đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội được thể hiện qua đồ thị dưới đây: 188.601181.327 200 180 144.624 134.947 160 140 120 100 Năm 2010 80 60 Năm 2016 40 9.341 6.938 20 0 Đất nông Đất phi nông Đất chưa sử nghiệp nghiệp dụng Biểu đ 2.5. Tình hình biến động đất đai của Thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 – 2016. Nguồn Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội năm 2 1 Thông qua đồ thị cho thấy cơ cấu sử dụng đất đã có sự biến động đáng kể từ năm 2010 đến năm 2016 theo hướng giảm cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp, tăng dần cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp. 2.1.2. Tình hình tham nhũng đất đai trên địa bàn Thành phố Hà Nội Tình hình tham nhũng trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn Thành phố Hà Nội những năm qua được thể hiện như sau: 2.1.2.1. Sai phạm trong quy hoạch sử dụng đất đai Qua công tác thanh tra, kiểm tra nhận thấy một số dự án vi phạm quy hoạch sử dụng đất, sử dụng đất sai mục đích, có dự án sau khi được giao đất, chậm triển khai trên 24 tháng, đồng thời vi phạm quy hoạch, xây dựng trái phép nhưng chưa được các cơ quan chức năng xử lý triệt để. Hoặc quyết định giao đất tại một số dự án nhưng chậm tính tiền sử dụng đất, ký hợp đồng thuê đất, chậm bàn giao đất trên thực địa. Nhiều tổ chức sử dụng đất không có giấy tờ về sử dụng đất, chưa được công nhận quyền sử dụng đất. Hoặc như tình trạng quy hoạch các khu công nghiệp, khu chế xuất, làng nghề vào các vùng dân cư tập trung, sử dụng toàn bộ diện tích đất nông nghiệp, quy hoạch khu đô thị sinh thái rồi bỏ dở dự án như dự án xây dựng nhà vườn sinh thái [14]. Theo kết luận của Thanh tra Thành phố chỉ trong Quý IV năm 2016 đã phát hiện 108 cuộc thanh tra, đã kết luận 66 cuộc; phát hiện sai phạm trong quản lý, sử dụng đất đai 584 triệu đồng và 13
  16. 13.965m2 đất. Các dạng sai phạm qua thanh tra chủ yếu là xử lý đất lấn chiếm và sử dụng đất không đúng mục đích, sai quy định[29] 2.1.2.2. Sai phạm trong việc lợi dụng chính sách của nhà nước để trục lợi liên quan đến đất. Trong thời gian qua, nhiều cán bộ lợi dụng chức vụ, quyền hạn và lợi dụng các chương trình, dự án của Nhà nước để bao chiếm ruộng đất, chia chác đất đai, nhất là đối với chương trình trồng rừng, các dự án phát triển khu dân cư, các dự án tái định cư. Theo con số thống kê, tổng số vụ án tham nhũng đã được khởi tố là 7 vụ với 21 bị can xảy ra tại các xã: Tốt Động, Mỹ Lương, Ngọc Hoà, Phú Nghĩa, Hợp Đồng, Đông Phương Yên, với các tội danh như: “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, “lạm dụng chức quyền trong khi thi hành công vụ”, “thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Tổng số tài sản thiệt hại do các vụ việc trên là trên 5,7 tỷ đồng, đến giờ đã thu hồi được trên 2,5 tỷ đồng. Theo Viện Kiểm sát nhân dân huyện, các vụ án tham nhũng tại Chương Mỹ chủ yếu trong lĩnh vực đất đai. Đối tượng phạm tội chủ yếu là trưởng thôn bán đất trái thẩm quyền[12]. 2.1.2.3. Sai phạm trong các hoạt động liên quan đến thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai Các thủ tục hành chính nhà nước liên quan đến đất đai như giao đất; cho thuê đất; cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; không thực hiện đúng trình tự, thủ tục thu hồi đất, đền bù, hỗ trợ. Việc chuyển đổi, phân chia đất diễn ra thường xuyên và nó sẽ phải thực hiện các thủ tục hành chính. Hầu như người dân ai cũng muốn thực hiện thủ tục này một cách nhanh gọn nên các bước tiến hành thủ tục hành chính có thể bị rút ngắn. Và để làm được điều đó thì xảy ra các sai phạm trong quá trình thực hiện. 2.1.2.4. Sai phạm liên quan đến việc các cấp chính quyền giao đất trái thẩm quyền giao đất, cho thuê đất không đúng đối tượng, không đúng quy hoạch; sử dụng tiền thu từ quỹ đất công ích trái quy định của pháp luật. Thực tế cho thấy, tiêu cực, sai phạm đang có mặt trong hầu hết tiến trình thực thi quyền lực đối với đất đai nhưng phổ biến hơn cả là trong việc thu hồi đất, giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất... Việc thu hồi đất hết sức phức tạp, rắc rối nhưng lại đang bị lợi dụng, lạm dụng. 2.1.2.5. Sai phạm liên quan đến các hành vi gian lận trong việc lập phương án bồi thường về đất đai Hiện nay, trên phạm vi Thành phố Hà Nội việc giải phóng mặt bằng, thu hồi đất để mở rộng đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở thành thị và nông thôn đã làm cho một bộ phận dân cư không còn hoặc còn ít đất để canh tác, ảnh hưởng đến công ăn việc làm và làm khó khăn thêm đời sống của họ. Mặt khác, quá trình thực hiện đã phát sinh khiếu kiện về cách làm thiếu công khai, mất dân chủ; giá đền bù thấp, không nhất quán, không công bằng; việc lấy đất sử dụng vào kinh doanh, đền bù cho dân giá thấp nhưng lại cho đấu thầu giá cao gấp nhiều lần; không ít trường hợp bớt xén tiền đền bù, tham nhũng, tiêu cực, gây bất bình trong nhân dân[20]. 2.1.2.6. Sai phạm liên quan đến trục lợi về đất đai Thông qua việc lập phương án hoặc điều chỉnh phương án quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch điểm dân cư nông thôn không phù hợp với thực tế, gây xáo trộn không cần thiết đối với đời sống nhân dân. Lợi dụng kẽ hở chính sách để biến ký túc xá 14
  17. thành dự án kinh doanh nhà, biến dự án công ích thành công trình tư ích... Tuy nhiên, trong lĩnh vực bồi thường, giải phóng mặt bằng, tình trạng tham nhũng lại diễn ra khá phổ biến với các hành vi như: gian lận trong lập phương án bồi thường để tham ô; lập 2 phương án bồi thường (một cho người có đất bị thu hồi và một để thanh toán với Nhà nước); lập phương án, xác nhận thời điểm sử dụng đất, vị trí đất, diện tích sử dụng, thỏa thuận với người dân để chia lợi nhuận. 2.1.2.7. Sai phạm liên quan đến lãng phí đất công Tại Hà Nội, có chín cơ sở của các bộ, ngành, tám bệnh viện tuyến trung ương và một cơ sở giáo dục thuộc diện phải di dời khỏi nội thành; hoặc không bàn giao hết quỹ đất sau di dời cho thành phố để quản lý, khai thác bổ sung hạ tầng xã hội và kỹ thuật; công tác di dời các cơ sở công nghiệp còn manh mún do gặp khó khăn về tài chính, cơ chế chính sách hỗ trợ. Hay là chuyện của ga Hà Nội, chuyện của 04 bến xe trong nội đô (Gia Lâm, Giáp Bát, Nước Ngầm và Mỹ Đình) cũng đang được quy hoạch để di dời từ sau năm 2020. 2.1.2.8. Sai phạm do thiếu trách nhiệm, buông lỏng công tác quản lý Qua thanh tra 6 tháng đầu năm 2017 đã phát hiện vi phạm 1.141,17 tỷ đồng (kiến nghị thu hồi 1.045,22 tỷ đồng; kiến nghị khác 95,015 tỷ đồng) và 14,08 ha đất; kiến nghị xử lý trách nhiệm, rút kinh nghiệm đối với 70 tập thể và 129 cá nhân do thiếu trách nhiệm, buông lỏng công tác quản lý dẫn đến sai phạm; kiến nghị chuyển cơ quan điều tra 09 vụ [29]. Từ những số liệu trên cho thấy sai phạm về đất đai trên địa bàn Thành phố vẫn thường xuyên xảy ra và có tính chất nghiêm trọng. 2.2. Kết quả đạt đƣợc, nguyên nhân của kết quả đạt đƣợc về thể chế hành chính nàh nƣớc về xửlý tham nhũng trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn Thành phố Hà Nội 2.2.1. Những kết quả đạt được Một là; đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đất đai theo đúng kế hoạch của Chính phủ và Bộ giao. Việc trình ban hành các Nghị định, Thông tư, ngay khi Luật Đất đai có hiệu lực thi hành là một bước tiến quan trọng. Hai là; đã tập trung tổ chức tuyên truyền pháp luật về đất đai bằng nhiều hình thức khác nhau, tạo điều kiện để đưa Luật Đất đai vào cuộc sống[29]. Ba là; quyết liệt chỉ đạo để đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận, tập trung xây dựng hệ thống thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai. Tập trung chỉ đạo công tác lập, rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp. Bốn là; tích cực và giải quyết hiệu quả những khó khăn, vướng mắc của địa phương, người dân và doanh nghiệp trong quá trình quản lý và sử dụng đất nhằm tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với các dự án lớn, các công trình trọng điểm [27]. Năm là; chỉ đạo, đôn đốc các địa phương tập trung thực hiện Chỉ thị 21/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015. Sáu là; Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc quản lý, sử dụng đất nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật đất đai của các tổ chức được nhà nước giao đất, cho thuê đất; Bảy là; đẩy mạnh và tăng cường hiệu quả hợp tác quốc tế lĩnh vực đất đai. 15
  18. Tám là; đã thường xuyên tiến hành rà soát các văn bản, thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai và sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ các quy định, thủ tục hành chính không cần thiết, không còn phù hợp; Chín là; chỉ đạo Sở Tài nguyên và môi trường thực hiện công bố công khai quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020 và kế hoạch sử dụng đất năm năm 2011-2015 trên các phương tiện thông tin đại chúng; Mười là; thường xuyên chỉ đạo các cơ quan chức năng tổ chức rà soát và có biện pháp xử lý đối với các chủ đầu tư đang sử dụng đất. Trong những năm gần đây công tác quy hoạch, quản lý đất đai trên địa bàn Thành phố có những bước cải tiến đáng kể. Thể hiện: - Tập trung chỉ đạo đẩy mạnh công tác lập, thẩm định, phê duyệt các thiết kế đô thị, quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc, quy hoạch chuyên ngành. - Phê duyệt 26/35 dồ án quy hoạch phân khu; 29/33 đồ án quy hoạch chung; - Hoàn thành thẩm định kế hoạch sử dụng đất năm 2016 cấp huyện; - Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về đất đai; - Tăng cường minh bạch trong quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai để phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực; - Công khai thông tin quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020; - Công khai thông tin đấu giá quyền sử dụng đất, công khai dự án thu hồi đất [27]. Nhưng trong báo cáo tổng kết công tác phòng chống tham nhũng năm 2017 của UBND Thành phố Hà Nội đã triển khai và làm tốt các công tác của năm 2016. Tuy nhiên năm 2017 đã thực hiện thêm được một số công tác khác như: - Thực hiện minh bạch trong quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai để phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực; - Chỉ đạo công tác đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn Thành phố Hà Nội. - Tăng cường xử lý các vi phạm về đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố Hà Nội [29]. 2.2.2. Nguyên nhân của kết quả đạt được của thể chế hành chính nàh nước về xử lý tham nhũng trong lĩnh vực đất đai Thứ nhất; Đảng, nhà nước có chủ trương, định hướng đúng đắn trong công tác PCTN. Thể hiện đã ban hành, chỉnh sửa, bổ sung kịp thời những quy định về phòng, chống tham nhũng về đất đai. Thứ hai; việc lập, thẩm định, phê duyệt các thiết kế đô thị, quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc, quy hoạch chuyên ngành được đẩy mạnh là do có sự quan tâm sát sao của các cơ quan quản lý nhà nước; do được bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn; do thủ tục hành chính về đất đai đã được cải thiện và rút ngắn. Thứ ba; công tác kiểm tra thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai, thực hiện minh bạch trong quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai để phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực ngày càng được tăng cường. Thứ tƣ; việc công khai thông tin quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020; triển khai dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3 trên trang thông tin điện tử của Sở Tài nguyên 16
  19. và Môi trường; công khai thông tin đấu giá quyền sử dụng đất; công khai các dự án thu hồi đất. Thứ năm; sự lãnh đạo chỉ đạo trong công tác kiểm tra, xử lý vi phạm về đất đai, trật tự trên địa bàn Thành phố được tăng cường. 2.3. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế của thể chế hành chính nhà nƣớc về xử lý tham nhũng trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn Thành phố Hà Nội 2.3.1. Hạn chế của thể chế Thứ nhất; Việc phân công, phân cấp quản lý ở các cấp, các ngành còn chưa rõ ràng. Nhiều cán bộ công chức còn thờ ơ trong công tác, thiếu trách nhiệm trong việc xử lý cán bộ công chức có hành vi vi phạm về tham nhũng. Thứ hai; hệ thống văn bản xử lý về tham nhũng trên địa bàn Thành phố còn thiếu, chưa đồng bộ, chưa phù hợp với tình hình tham nhũng về đất đai trên địa bàn. Thứ ba; Khung giá đất đai chưa có sự thống nhất; giá cả chuyển đổi mục đích sử dụng đất chưa phù hợp với giả cả trên thị trường. Thứ tư; Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp, nhất là cấp quận, huyện và xã, phường trên địa bàn Thành phố còn chậm; chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở một số địa phương còn hạn chế, chưa sát thực tiễn, khó thực hiện, thậm chí chỉ là hình thức. Thứ năm; Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở các địa phương, nhất là đối với đất ở của hộ gia đình, cá nhân và đất chuyên dùng, đất nông, lâm nghiệp của các tổ chức còn chậm; thiếu cơ sở pháp lý để người sử dụng đất (nhất là các tổ chức) quản lý tốt, sử dụng đúng quỹ đất được giao và thực hiện các quyền theo quy định của pháp luật. Thứ sáu; Việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cũng như một số quyền gia tăng trên mảnh đất được thể hiện bằng quá nhiều quyết định hành chính. Thứ bảy; Hệ thống hồ sơ địa chính, đặc biệt là bản đồ địa chính chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, thống nhất, độ chính xác và tin cậy không cao nên gây ra những khó khăn rất lớn cho các cấp chính quyền địa phương. Thứ tám; Số lượng, chất lượng, năng lực trình độ đội ngũ cán bộ, công chức quản lý đất đai còn hạn chế, đặc biệt là ở cấp cơ sở. 2.3.2. Nguyên nhân hạn chế của thể chế Một là, do người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa quan tâm đúng mức công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát hiện, xử lý tham nhũng, chưa ý thức đầy đủ hậu quả của tham nhũng ảnh hưởng trực tiếp đến lòng tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước, sự tồn vong của chế độ; chưa thực sự coi chống tham nhũng là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên. Hai là, quy định pháp luật chưa hoàn thiện, có những nội dung chưa phù hợp, khó áp dụng; một số cơ chế, chính sách quản lý kinh tế - xã hội còn sơ hở, chưa theo kịp tình hình thực tiễn. Ba là, do khung giá đất của Thành phố quy định chưa phù hợp với giá đất trên thị trường, mặt bằng, tái định cư đang có nhiều điểm bất hợp lý tạo cơ hội cho tham nhũng. Bốn là, Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp, nhất là cấp huyện và xã còn chậm; chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở một số địa phương còn hạn chế, chưa sát thực tiễn, khó thực hiện. 17
  20. Năm là, Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở các địa phương, nhất là đối với đất ở của hộ gia đình, cá nhân và đất chuyên dùng, đất nông, lâm nghiệp của Thành phố còn chậm; thiếu cơ sở pháp lý. Sáu là, Sự phối hợp giữa các Bộ, ngành với chính quyền các địa phương trong việc thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm trong sử dụng đất của các đơn vị trực thuộc các Bộ, ngành còn thiếu hoặc chưa chặt chẽ. Bảy là, Hệ thống hồ sơ địa chính, đặc biệt là bản đồ địa chính chính quy chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, thống nhất, độ chính xác và tin cậy không cao nên gây ra những khó khăn rất lớn cho các cấp chính quyền địa phương. Tám là; Số lượng, chất lượng, năng lực trình độ đội ngũ cán bộ, công chức quản lý đất đai còn hạn chế, đặc biệt là ở cấp cơ sở. Một nguyên nhân rất quan trọng dẫn đến tình trạng tham nhũng lĩnh vực đất đai tràn lan tại Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, đó là do chúng ta thiếu một nền quản lý đất đai minh bạch và chính là cơ hội để nhiều người trục lợi, tham nhũng tất yếu xảy ra. 2.4. Những bài học kinh nghiệm rút ra - Người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, nhà nước, đoàn thể, cơ quan, đơn vị phải gương mẫu thực hiện và có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng; nhất là tham nhũng về đất đai. - Xử lý kịp thời, nghiêm minh người đứng đầu để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình trực tiếp lãnh đạo, quản lý. - Hoàn thiện pháp luật về phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng đất đai sát với thực tiễn của Thành phố và cả nước. - Sửa đổi, bổ sung pháp luật về thanh tra, kiểm tra theo hướng xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của mỗi cơ quan trong việc phát hiện, xử lý tham nhũng đất đai; - Hoàn thiện pháp luật về giám định tư pháp - Tăng cường trách nhiệm của Hội đồng nhân dân các cấp trong giám sát công tác phát hiện, xử lý tham nhũng đất đai. - Bảo vệ, khen thưởng xứng đáng người dũng cảm tố cáo hành vi tham nhũng đất đai; đồng thời xử lý nghiêm mọi hành vi trù dập, trả thù người tố cáo. - Xác minh, điều tra làm rõ, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật những vụ việc, vụ án tham nhũng đất đai được phát hiện, - Chú trọng áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt theo quy định của pháp luật để kịp thời phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng. - Sơ kết tổ chức, hoạt động của Ban Chỉ đạo Thành phố về phòng, chống tham nhũng đất đai để có sự điều chỉnh phù hợp. - Đẩy mạnh công tác truyền thông về công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng đất đai. - Tăng cường hợp tác có hiệu quả với các quốc gia, tổ chức quốc tế trong việc xử lý tội phạm tham nhũng[29]. TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm lãnh đạo công tác phòng chống tham nhũng, nhất là công tác phòng chống tham nhũng về đất đai. Nội dung chương 2 đã đi sâu phân tích thực trạng tình hình sai phạm về đất đai trên địa bàn Thành phố; những kết quả đạt được; ưu điểm và nguyên nhân của những ưu điểm; hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó. Từ đó, luận án đã mạnh dạn khái quát một 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2