intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn tỉnh Đắk Nông

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

9
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu lý luận và thực trạng thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn tỉnh Đắk Nông; từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn tỉnh Đắk Nông

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐÀO XUÂN ĐỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8340403 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG ĐĂK LẮK - NĂM 2022
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Đỗ Hoàng Vương Phản biện 1: Tiến sĩ Thiều Huy Thuật, Học viện Hành chính Quốc gia Phản biện 2: Tiến sĩ Nguyễn Văn Tuyên, Trường Đại học Buôn Ma Thuột Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp 204, Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực Tây Nguyên Số: 02 - Đường Trương Quang Tuân- Phường Tân Lập- TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Thời gian: vào hồi 13 giờ 15 phút, ngày 12 tháng 5 năm 2023 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Ban QLĐT Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia 2
  3. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của tín ngưỡng, tôn giáo trong đời sống xã hội, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm lãnh đạo và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của một bộ phận nhân dân; xác định công tác tôn giáo là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị mà nội dung cốt lõi là công tác vận động quần chúng. Đồng thời, Đảng ta cũng chỉ đạo kiên quyết đấu tranh với các âm mưu của các thể lực thù địch, đối tượng phản động lợi dụng tôn giáo nhằm chống phá Đảng và Nhà nước. Trong những năm qua, cấp uỷ, chính quyền tỉnh Đắk Nông luôn quan tâm triển khai thực hiện chính sách tôn giáo theo quy định của pháp luật trên địa bàn tỉnh. Với phương châm “nghe tôn giáo nói và nói để tôn giáo hiểu”, các cấp chính quyền cùng với giáo hội các tôn giáo đã thiết lập mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, thường xuyên tổ chức đối thoại theo định kỳ hoặc đột xuất nhằm trao đổi những vấn đề, lĩnh vực cùng quan tâm. Trong thực hiện chính sách về tôn giáo còn những tồn tại, hạn chế như: Việc quán triệt, triển khai Luật và các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh của một số cấp ủy đảng, chính quyền chưa thường xuyên; một số địa phương thiếu thống nhất trong triển khai thực hiện một số nội dung của Luật; đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo còn mỏng, trình độ không đồng đều, đa số còn kiêm nhiệm nên hiệu quả thực hiện chính sách tôn giáo chưa cao; một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng của công tác tôn giáo; công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành trong giải quyết nhu cầu tôn giáo và xử lý các vấn đề phức tạp về tôn giáo có lúc còn chưa thống nhất, chưa chặt chẽ, thời gian chậm so với quy định…Những sai phạm trong hoạt động tôn giáo và những tồn tại, hạn chế trong thực hiện chính sách về tôn giáo nêu trên đặt ra vấn đề cần cấp thiết đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả trong triển khai thực hiện chính sách về tôn giáo trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Xuất phát từ thực tế trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn tỉnh Đắk Nông” làm Luận văn Thạc sỹ, chuyên ngành Quản lý công. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Trong những năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về tôn giáo và chính sách tôn giáo tại địa bàn Tây Nguyên dưới nhiều góc độ nghiên cứu, cụ thể: Đề tài khoa học “Vấn đề tôn giáo trong phát triển bền vững Tây Nguyên” thuộc chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước “Khoa học và Công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên”, do tác giả Chu Văn Tuấn làm chủ nhiệm, Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam thực hiện từ năm 2012 đến 2014. Đề tài đã phân tích được thực trạng tác động của tôn giáo đối với kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường, quốc phòng và an ninh ở Tây Nguyên trong thời gian qua. Chỉ ra một số vấn đề về tôn giáo và chính sách trong lĩnh vực tôn giáo cần giải quyết trong thời gian tới để phát triển Tây Nguyên một cách bền vững. Đề tài cơ sở “Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng của hoạt động tôn giáo trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk” của tác giả Lương Quỳnh Khuê, Viện Khoa học Môi trường và Xã hội, thuộc Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam (năm 2017). Tác giả đã tiến hành nghiên cứu và chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng của hoạt động tôn giáo đến văn hoá truyền thống của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, đề xuất một số giải pháp chủ yếu để hoạt động tôn giáo trong vùng ĐBDTTS phù hợp với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp. Bài viết “Mối quan hệ giữa tôn giáo với kinh tế ở Tây Nguyên từ góc nhìn vốn xã hội trong đời sống xã hội” của tác giả Nguyễn Thị Minh Ngọc năm 2014. Theo tác giả vốn xã 3
  4. hội của tôn giáo là một lĩnh vực khẳng định vai trò và ảnh hưởng của tôn giáo, qua quá trình hình thành niềm tin, qua tương tác trong và ngoài cộng đồng tôn giáo. Bài viết “Tác động tôn giáo tới nhận thức và hành vi bảo vệ môi trường của tín đồ các tôn giáo ở Tây Nguyên hiện nay” của tác giả Ngô Quốc Đông năm 2014. Bài viết đã đi sâu phân tích quan điểm của Công giáo về môi trường với nền tảng là Kinh thánh, bảo vệ môi trường phải bắt đầu từ việc giáo hóa con người qua các nguyên tắc luân lý của từng tôn giáo. Đề tài “Công giáo các tỉnh Tây Nguyên gắn bó đồng hành cùng dân tộc - khó khăn, thuận lợi” của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên năm 2013. Đề tài đã kiến nghị về chủ trương, giải pháp. Đề tài cho rằng trải qua khá nhiều biến cố, tốc độ chậm hơn Tin lành, nhưng nhịp độ truyền giáo của Công giáo vẫn không ngừng phát triển và ngày càng khẳng định vai trò “thực thể” trong đời sống xã hội Tây Nguyên. Luận án “Tôn giáo và công tác tôn giáo ở Hà Nội hiện nay” năm 2018 của tác giả Đàm Tuấn Anh. Thông qua luận án, tác giả đã khái quát các vấn đề lý luận cơ bản về tôn giáo và cụ thể công tác tôn giáo ở Hà Nội hiện nay. Qua đó, có đánh giá khách quan về tình hình tôn giáo trên địa bàn TP. Hà Nội trong bối cảnh hiện nay để có các đề xuất phù hợp. Luận văn “Thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Phú Yên hiện nay”, năm 2019 của tác giả Nguyễn Thị Thu Oanh. Kết quả nghiên cứu của luận văn làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về công tác tôn giáo từ góc độ chính sách công trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết về công tác QLNN về tôn giáo trên địa bàn tỉnh Phú Yên nói riêng và trên cả nước nói chung. Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Thực hiện chính sách về tôn giáo trên địa bàn tỉnh Đắk Nông”, tác giả luận văn có kế thừa những đóng góp của các công trình nghiên cứu trước đó, đồng thời đánh giá thực trạng vấn đề này trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cũng như thực tiễn quan trọng của hoạt động thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn tỉnh Đắk Nông trong thời gian tới. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu lý luận và thực trạng thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn tỉnh Đắk Nông; từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn có nhiệm vụ cụ thể sau: - Nghiên cứu và làm rõ một số vấn đề lý luận về chính sách tôn giáo và thực hiện chính sách tôn giáo. - Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn tỉnh Đắk Nông thời gian vừa qua, chỉ ra những kết quả đã đạt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn tỉnh Đắk Nông thời gian tới. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là việc thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu việc thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. - Phạm vi không gian: tỉnh Đắk Nông - Phạm vi về thời gian: Từ 2016 đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu 4
  5. 5.1. Phương pháp luận Luận văn sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, quan điểm của Đảng và Nhà nước về tôn giáo và chính sách tôn giáo. 5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể - Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp: Đây là phương pháp nghiên cứu khoa học phổ biến, đặc biệt là trong nghiên cứu khoa học xã hội. - Phương pháp tổng hợp: luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp nhằm tổng hợp lại các thông tin, tài liệu có liên quan tới nội dung luận văn nghiên cứu. - Phương pháp thống kê, so sánh: Tác giả sử dụng phương pháp này nhằm liệt kê, so sánh các số liệu minh họa cho hoạt động thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn tỉnh Đắc Nông được nghiên cứu trong Luận văn. - Phương pháp xử lý số liệu: tác giả sử dụng phiếu khảo sát để thu thập thông tin. Trên cơ sở các số liệu đã thu thập được từ phương pháp thu thập số liệu dưới các hình thức khác nhau, tác giả thống kê lại số liệu đó, bằng các kỹ thuật cơ bản như tính toán. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Về lý luận Luận văn sẽ góp phần luận giải và làm sâu sắc hơn những vấn đề lý luận về tôn giáo. 6.2. Về thực tiễn - Luận văn là công trình nghiên cứu có ý nghĩa khoa học và thực tiễn; là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý khi xây dựng chính sách về tôn giáo ở cấp tỉnh; kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy, học tập. - Luận văn phân tích làm rõ những yếu tố tác động, ảnh hưởng đến hoạt động thực hiện chính sách về tôn giáo trên địa bàn tỉnh Đắk Nông; phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thực hiện chính sách về tôn giáo trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Các giải pháp đưa ra có ý nghĩa thiết thực đối với tạo việc làm cho người lao động cũng như đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội chung của thành phố. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu; kết luận; tài liệu tham khảo; phụ lục; nội dung luận văn được kết cấu thành 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách tôn giáo Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn tỉnh Đắk Nông Chương 3: Quan điểm của Đảng về tôn giáo và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn tỉnh Đắk Nông 5
  6. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO 1.1. Một số vấn đề chung về tôn giáo 1.1.1.. Khái niệm tôn giáo Theo tác giả Hà Ngọc Anh trong cuốn Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo hiện nay cho rằng: “Tôn giáo là niềm tin của con người vào các lực lượng siêu nhiên, vô hình, mang tính thiêng liêng, được chấp nhận một cách trực giác và tác động qua lại một cách hư ảo, nhằm lý giải những vấn đề trên trần thế cũng như ở thế giới bên kia. Niềm tin đó được biểu hiện rất đa dạng, tùy thuộc vào những thời kỳ lịch sử, hoàn cảnh địa lý – văn hóa khác nhau, phụ thuộc vào những nội dung từng tôn giáo, được vận hành bằng những nghi lễ, giáo lý những hành vi tôn giáo khác nhau của từng cộng đồng tôn giáo khác nhau” [1]. Trong Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 cho rằng: “Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại vào hệ thống quan niệm về hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức”. 1.1.1.2. Đối tượng quản lý của tôn giáo Đối tượng quản lý của tôn giáo gồm: - Tín đồ: là người có niềm tin theo một tôn giáo và được tổ chức tôn giáo đó thừa nhận. Ở người tín đồ tôn giáo được thể hiện sự thống nhất giữa hai mặt vừa là người công dân vừa là tín đồ, trước khi là tín đồ trước hết là công dân. - Chức sắc: là tín đồ được tổ chức tôn giáo phong phẩm hoặc suy cử để giữ phẩm vị trong tổ chức. Các chức sắc tôn giáo, có sự thống nhất giữa ba mặt: công dân, hành đạo và bình đẳng trước pháp luật về quyền lợi và nghĩa vụ công dân như mọi công dân. Ngoài ra, các chức sắc tôn giáo còn có điểm đặc biệt hơn công dân bình thường ở chỗ: có có quyền uy của giáo hội, do từng tôn giáo quy định, đại diện cho tổ chức Giáo hội ở những mức độ khác nhau trong quan hệ đối nội cũng như trong quan hệ giữa đời và đạo. - Chức việc: là người được tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo bổ nhiệm, bầu cử hoặc suy cử để giữ chức vụ trong tổ chức. - Nhà tu hành: là tín đồ xuất gia, thường xuyên thực hiện nếp sống riêng theo giáo lý, giáo luật và quy định của tổ chức tôn giáo. - Người đại diện: là người thay mặt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động tín ngưỡng, sinh hoạt tôn giáo tập trung, hoạt động tôn giáo của nhóm người hoặc tổ chức mà mình đại diện. - Tổ chức tôn giáo: là tập hợp tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành của một tôn giáo được tổ chức theo một cơ cấu nhất định, được Nhà nước công nhận nhằm thực hiện các hoạt động tôn giáo. - Tổ chức tôn giáo trực thuộc: là tổ chức thuộc tổ chức tôn giáo, được thành lập theo hiến chương, điều lệ, quy định của tổ chức tôn giáo. - Cơ sở tôn giáo: gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, trụ sở của tổ chức tôn giáo, cơ sở hợp pháp khác của tổ chức tôn giáo. - Địa điểm hợp pháp: là đất, nhà ở, công trình mà tổ chức hoặc cá nhân có quyền sử dụng hợp pháp theo quy định của pháp luật. - Sinh hoạt tôn giáo: là việc bày tỏ niềm tin tôn giáo, thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi tôn giáo. Sinh hoạt tôn giáo là một phạm trù rất rộng, bao hàm nhiều mặt trong các hoạt động tôn giáo. Nhìn chung, mọi sinh hoạt tôn giáo đề do các thể nhân tôn giáo thực hiện đơn 6
  7. lẻ tại gia hoặc do chức sắc và các pháp nhân tôn giáo thực hiện như Ban hành giáo, Ban hộ tự… Các sinh hoạt tôn giáo tuân theo luật lệ và lễ nghi nhất định như lễ thường, lễ trọng, các phép bí tích, các khóa hạ, giới đàn, bồi linh… Luật lệ và lễ nghi của các tôn giáo chứa đựng trong các văn tự và chỉ thể hiện ra thành hành vi có thể đo đếm được thông qua các sinh hoạt tôn giáo. - Hoạt động tôn giáo: là hoạt động truyền bá tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo và quản lý tổ chức của tôn giáo. 1.1.1.3. Đặc điểm tôn giáo ở nước ta - Việt Nam là quốc gia đa dân tộc (có 54 dân tộc) và có nhiều tôn giáo. Tính đến tháng 12/2021, Nhà nước Việt Nam đã công nhận 36 tổ chức tôn giáo thuộc 16 tôn giáo khác nhau như: Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Hồi giáo, Tôn giáo Baha'i, Giáo hội Tịnh độ Cư sỹ Phật hội Việt Nam (Tịnh độ Cư sỹ Phật hội), Giáo hội Cơ đốc Phục Lâm Việt Nam (Cơ đốc Phục Lâm), Phật hội Tứ Ân hiếu nghĩa (Phật giáo Tứ Ân hiếu nghĩa), Giáo hội Phật đường Nam Tông Minh Sư đạo (Minh Sư đạo), Hội thánh Minh lý đạo – Tam Tông Miếu (Minh lý đạo - Tam Tông Miếu), Hội đồng chức sắc Chăm Bà-la-môn tỉnh Ninh Thuận (Bà-la-môn giáo), Hội đồng chức sắc Bà-la-môn giáo tỉnh Bình Thuận (Bà-la- môn giáo)... - Các tôn giáo vào Việt Nam nói chung luôn đồng hành cùng dân tộc, và có nhiều đóng góp quan trọng trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước: đồng hành, gắn bó cùng dân tộc cả trong giai đoạn đấu tranh giành chính quyền, cả trong giai đoạn đấu tranh bảo vệ tổ quốc và cả trong giai đoạn xây dựng đất nước hiện nay. Bởi vì các tín đồ theo tôn giáo, các chức sắc tôn giáo trước hết họ là công dân của một đất nước, họ là 1 tín đồ vậy thì khi đất nước mà bị ngoại xâm, xâm lăng rõ ràng họ phải cùng với dân tộc để gìn giữ lấy độc lập dân tộc. Nhìn chung các tôn giáo ở nước ta, không chỉ các tôn giáo ngoại nhập, mà cả các tôn giáo nội sinh đều có quan hệ với các tổ chức, cá nhân tôn giáo ở nước ngoài hoặc các tổ chức tôn giáo quốc tế. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, Nhà nước Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 192 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới; có quan hệ kinh tế với 221 thị trường nước ngoài và là thành viên của nhiều tổ chức và diễn đàn quốc tế như: Cộng đồng Pháp ngữ; Liên Hợp Quốc; Phong trào Không liên kết; ASEAN; Diễn đàn Hợp tác Á-Âu (ASEM); Diễn đàn Hợp tác Kinh tế khu vực châu Á- Thái Bình Dương (APEC); 1.2. Chính sách công 1.2.1. Khái niệm chính sách công Thuật ngữ chính sách công được nhiều nhà nghiên cứu tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau, nhưng tất cả các định nghĩa trên đều cung cấp một nhận thức chung về chính sách công. Nhìn chung, có thể đi đến định nghĩa về chính sách công như sau: Chính sách công là kết quả ý chí chính trị của Nhà nước được thể hiện bằng một tập hợp các quyết định liên quan với nhau, bao hàm trong đó định hướng mục tiêu và cách thức giải quyết những vấn đề công trong xã hội [12]. Như vậy, chính sách công là một tập hợp các quyết định liên quan với nhau do nhiều chủ thể quản lý nhà nước ban hành liên quan đến lựa chọn các mục tiêu và đưa ra các cách thức đạt các mục tiêu đó để giải quyết một vấn đề phát sinh hoặc quan tâm trong đời sống xã hội nhằm thúc đẩy xã hội phát triển theo một định hướng nhất định. 1.2.2.. Khái niệm thực hiện chính sách công Thực hiện chính sách cùng với hoạch định chính sách, phân tích đánh giá chính sách, là các bước trong chu trình chính sách công (Policy Process). Trong chu trình chính sách công, thực hiện chính sách có vai trò thực hiện mục tiêu chính sách, kiểm nghiệm chính sách trong thực tế, và góp phần cung cấp luận cứ cho việc hoạch định, ban hành chính sách tiếp theo. 7
  8. Thực hiện chính sách công là việc đưa ý chỉ của chủ thể chính sách vào thực hiện trong hiện thực. Việc tổ chức thực hiện chính sách là quá trình biến các chính sách thành những kết quả, trên thực tế là các hoạt động có tổ chức trong bộ máy nhà nước, nhằm hiện thực hóa những mục tiêu mà chính sách đã đề ra. Một chính sách có hiệu quả hay không sẽ được chứng minh trong thực tiễn. Thông qua việc thực hiện chính sách, cơ quan chức năng mới biết được chính sách đó có được xã hội chấp nhận hay không. Như vậy, thực hiện chính sách công có thể được hiểu là toàn bộ quá trình đưa chính sách vào đời sống xã hội theo một quy trình, thủ tục chặt chẽ và thống nhất nhằm giải quyết vấn đề chính sách đang diễn ra đối với những đối tượng cụ thể trong một phạm vi không gian và thời gian nhất định. 1.3. Thực hiện chính sách về tôn giáo 1.3.1. Khái niệm thực hiện chính sách về tôn giáo Thực hiện chính sách về tôn giáo là toàn bộ quá trình đưa chính sách về tôn giáo vào đời sống xã hội theo một quy trình, thủ tục chặt chẽ và thống nhất nhằm giải quyết vấn đề liên quan tới hoạt động đang diễn ra trong một phạm vi không gian và thời gian nhất định. Đây là quá trình biến mục tiêu của chính sách thành những kết quả trên thực tế thông qua các hoạt động có tổ chức của các cơ quan trong bộ máy nhà nước và các cá nhân, tổ chức trong xã hội có liên quan, nhằm giải quyết những vấn đề liên quan đến hoạt động tôn giáo mà chính sách đề ra. Quá trình này có ý nghĩa quyết định đối với sự thành công hay thất bại của một chính sách và có tầm quan trọng lớn lao đối với hoạt động quản lý của nhà nước trong lĩnh vực tôn giáo. Các chủ thể tham gia thực hiện chính sách về tôn giáo bao gồm: Chủ thể trực tiếp thực hiện chính sách: (1) Các cơ quan, đơn vị và tổ chức có trách nhiệm thực hiện nội dung chính sách về tôn giáo; (2) Đội ngũ công chức làm công tác tôn giáo. Chủ thể gián tiếp thực thi chính sách: Các cơ quan, đơn vị và tổ chức có trách nhiệm phối hợp trong công tác tổ chức thực hiện chính sách về tôn giáo. 1.3.2. Quy trình thực hiện chính sách tôn giáo 1.3.2.1. Xây dựng văn bản, lập kế hoạch thực hiện chính sách về tôn giáo Để đảm bảo cho chính sách về tôn giáo nhanh chóng và dễ dàng đi vào đời sống xã hội, chúng cần phải được cụ thể hóa bằng những kế hoạch hành động cụ thể để các cơ quan nhà nước triển khai thực hiện một cách chủ động và có kết quả, hiệu quả. Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách về tôn giáo bao gồm những nội dung cơ bản như: kế hoạch về tổ chức, điều hành; kế hoạch cung cấp các nguồn lực; kế hoạch thời gian triển khai thực hiện; kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách về tôn giáo; dự kiến những nội quy, quy chế về tổ chức, điều hành... 1.3.2.2. Tuyên truyền, phổ biến chính sách về tôn giáo Nghiên cứu, học tập, quán triệt, phổ biến, tuyên truyền nội dung chính sách, nội dung văn bản, chương trình, dự án thực hiện chính sách về tôn giáo là nhiệm vụ rất quan trọng nhằm đưa chính sách đi vào cuộc sống. Tập huấn văn bản, bồi dưỡng những kiến thức và kỹ năng cần thiết để triển khai chính sách, văn bản, chương trình, dự án thực thi chính sách. Công tác nghiên cứu, học tập, quán triệt, phổ biến, tuyên truyền chính sách cần thực hiện bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, hù hợp với từng đối tượng cụ thể như: Tổ chức hội nghị, tuyên truyền trực tiếp qua đội ngũ tuyên truyền viên, qua chức sắc, cốt cán tôn giáo, kết hợp tuyên truyền thông qua sinh hoạt tôn giáo, qua hệ thống đài phát thanh, truyền thanh từ tỉnh đến cơ sở, qua các phương tiện thông tin đại chúng… 1.3.2.3. Phân công và phối hợp tổ chức thực thi chính sách Chính sách về tôn giáo khi được tổ chức thực hiện cần có sự chung tay thực hiện của nhiều cấp, nhiều ngành ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Bởi vậy, muốn tổ chức thực hiện chính 8
  9. sách về tôn giáo có hiệu quả cần phải tiến hành phân công, phối hợp giữa các cơ quan quản lý ngành, các cấp chính quyền địa phương, các yếu tố tham gia thực hiện chính sách. 1.3.2.4. Giám sát, kiểm tra, đôn đốc và chỉ đạo thực hiện chính sách Cần chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc thi hành văn bản, việc thực hiện chương trình, dự án thực hiện chính sách diễn ra trên địa bàn rộng lớn và do nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia. Các điều kiện về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường ở mỗi vùng địa phương không giống nhau, cũng như trình độ năng lực tổ chức điều hành của cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước không đồng đều, năng lực của các đối tượng thụ hưởng chính sách cũng có thể thiếu đồng nhất. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tiến hành theo dõi kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách. Qua kiểm tra, đôn đốc thường xuyên sẽ giúp cho chính quyền nắm bắt được tình hình thực hiện chính sách, từ đó đánh giá được một cách khách quan về những điểm mạnh, điểm yếu của công tác tổ chức thực hiện chính sách; giúp phát hiện những thiếu sót trong công tác lập kế hoạch và tổ chức thực hiện chính sách để kịp thời điều chỉnh; 1.3.2.5. Sơ kết, tổng kết và đánh giá thực hiện chính sách về tôn giáo Hoạt động sơ kết, tổng kết và đánh giá trong bước tổ chức thực hiện chính sách về tôn giáo được hiểu là quá trình xem xét, kết luận về chỉ đạo – điều hành và chấp hành chính sách của các đối tượng thực hiện chính sách này. Việc sơ kết, tổng kết thực hiện chính sách về tôn giáo được tiến hành theo trình tự từ dưới lên trên, tức là từ cấp cơ sở. Trước hết, các cơ quan, tổ chức được giao thi hành văn bản thực hiện chính sách về tôn giáo nào thì tiến hành sơ kết, tổng kết việc thi hành văn bản đó và báo cáo lên cơ quan, tổ chức cấp cao hơn. 1.3.3. Các phương pháp tổ chức thực hiện chính sách tôn giáo Để thực hiện chính sách tôn giáo thì phương pháp thực hiện chính là một yếu tố quan trọng. Nó được hiểu là những cách thức mà chủ thể quản lý sử dụng để tổ chức triển khai thực hiện chính sách. Mỗi phương pháp đều có những tính năng, tác dụng nhất định. Mỗi hoạt động của các quá trình tổ chức thực hiện chính sách lại cần đến một phương pháp nhất định, cụ thể: 1.3.3.1. Phương pháp kinh tế Phương pháp kinh tế là cách thức tác động lên đối tượng tham gia thực hiện chính sách tôn giáo bằng các lợi ích vật chất. Đây là phương pháp liên quan trực tiếp đến lợi ích của các nhóm đối tượng chính sách, nên có tác dụng rất mạnh so với các phương pháp khác. Phương pháp kinh tế được thể hiện trong việc sử dụng đòn bẩy kinh tế, nhằm tạo điều kiện vật chất thuận lợi cho hoạt động có hiệu quả của đối tượng quản lý phát huy năng lực sáng tạo, chọn cách tốt nhất để hoàn thành nhiệm vụ được giao. 1.3.3.2. Phương pháp tuyên truyền thuyết phục Là cách thức tác động lên đối tượng và quá trình thực hiện chính sách về tôn giáo bằng lý tưởng cách mạng để họ ý thức được trách nhiệm của mình trong việc tham gia thực hiện chính sách. Ý thức đầy đủ về mục tiêu chung. 1.3.3.3. Phương pháp hành chính Là cách thức tác động lên đối tượng và quá trình chính sách bằng quyền lực để đạt được mục tiêu dự kiến. 1.3.3.4. Phương pháp kết hợp Là phương pháp tác động lên đối tượng và quá trình chính sách bằng tổng thể các yếu tố để triển khai thực hiện chính sách có hiệu quả. Đây là phương pháp được xây dựng bằng cách kết hợp các phương pháp trên theo một trật tư, quy mô nhất định. Về mặt nguyên tắc, phương pháp kết hợp không có một cấu trúc hình thể nhất định. Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể, chủ thể quản lý kết hợp các phương pháp trên cho phù hợp. 9
  10. 1.3.4. Vai trò của việc thực hiện chính sách tôn giáo Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một chính sách nhất quán của Đảng từ trước đến nay. Điều 5, Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo khẳng định: “Nhà nước bảo đảm quyền hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật; Tôn trọng, phát huy giá trị văn hóa, đạo đức tôn giáo; Giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực của truyền thống thờ cúng tổ tiên; Tưởng niệm và tôn vinh những người có công với nước, với cộng đồng nhằm góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đáp ứng nhu cầu tâm linh và đời sống tinh thần của nhân dân”. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định: “Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo; Động viên các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống tốt đời đẹp đạo, tham gia đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo đã góp phần làm lành mạnh hóa quan hệ xã hội giữa con người với con người và quan hệ giữa con người với tự nhiên, góp phần xây dựng nền đạo đức mới và nhân cách con người Việt Nam hiện nay trong một chừng mực nhất định. Những giá trị đó cũng góp phần không nhỏ trong việc khắc phục những hạn chế của sự suy thoái đạo đức do tác động tiêu cực của cơ chế thị trường hiện nay. Thực tế cho thấy, “ở những nơi tôn giáo ổn định, có đông tín đồ thì các tệ nạn xã hội ít hơn, trật tự ổn định và lối sống đạo đức nền nếp hơn. 1.3.5. Những yếu tố tác động đến thực hiện chính sách tôn giáo 1.3.5.1. Yếu tố pháp lý Yếu tố pháp lý bao gồm hệ thống thể chế, chính sách, pháp luật, là toàn bộ các quy định pháp luật bao gồm Hiến pháp, luật, bộ luật, văn bản dưới luật, tạo thành khuôn khổ pháp lý để bộ máy nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với toàn xã hội, để cá nhân, tổ chức sống và làm việc theo pháp luật. Chính vì thế, hoạt động thực hiện chính sách về tôn giáo được thực hiện trong hành lang pháp lý mà hệ thống văn bản quy phạm pháp luật này tạo ra, chịu tác động mạnh mẽ từ hệ thống thể chế, pháp luật đó. 1.3.5.2. Yếu tố môi trường thực hiện chính sách Môi trường thực hiện chính sách về tôn giáo có ảnh hưởng lớn đến thực thi chính sách này. Môi trường thích hợp sẽ có lợi cho việc thực thi chính sách. Môi trường không thích hợp sẽ cản trở việc thực thi chính sách. Cụ thể, nếu trình độ kinh tế phát triển, nhất là kinh tế thị trường phát triển thì cơ quan thực hiện chính sách càng có điều kiện để thu hút nguồn lực cho thực hiện chính sách; trình độ văn hóa và sự hiểu biết của người dân sẽ tạo thuận lợi cho việc thực hiện chính sách và ngược lại; dư luận xã hội, tính tự chủ và sự phát triển của các tổ chức xã hội cũng ảnh hưởng đến thực hiện chính sách… 1.3.5.3. Yếu tố nguồn lực Nguồn lực cho thực thi chính sách có đầy đủ hay không cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả thực thi chính sách. Ngay cả khi chính sách được ban hành rất rõ ràng, cụ thể, nhưng nếu cơ quan thực thi chính sách thiếu nguồn lực cần thiết, thì kết quả của việc thực thi chính sách đó cũng không thể đạt được mục tiêu chính sách như mong muốn. Vì thế, bảo đảm nguồn lực cho thực thi chính sách là yếu tố không thể thiếu để thực thi chính sách có hiệu quả. Nguồn lực cho thực thi chính sách bao gồm: nguồn lực kinh phí, nguồn lực con người (nguồn nhân lực), nguồn lực thông tin, nguồn lực thiết bị... 1.3.5.4. Yếu tố con người - Năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện chính về tôn giáo. Đây là yếu tố có vai trò quyết định đến kết quả tổ chức thực hiện chính sách về tôn giáo. Bất cứ chính sách nào cũng cần dựa vào chủ thể thực hiện chính sách để thực hiện. Việc người thực hiện chính sách am hiểu, nắm vững chính sách, đầu tư cho việc thực hiện chính sách, có tinh thần đổi mới, sáng tạo, trách nhiệm với công việc và có trình độ quản lý tương 10
  11. đối cao là điều kiện quan trọng để thực hiện chính sách có hiệu quả. Trong thực tế, ở mức độ nhất định, việc thực hiện chính sách không đạt mục tiêu như mong muốn là do phẩm chất và năng lực của người thực hiện chính sách. - Sự tiếp nhận và ủng hộ của đối tượng chính sách thực hiện chính sách về tôn giáo Đối tượng chính sách ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả thực thi chính sách. Chính sách có đạt được mục đích đề ra hay không, không chỉ phụ thuộc vào chất lượng chính sách và năng lực của chủ thể thực thi chính sách, mà còn phụ thuộc vào thái độ của đối tượng chính sách. Theo đó, nếu đối tượng chính sách tiếp nhận và ủng hộ chính sách thì việc thực thi chính sách sẽ thuận lợi. Còn nếu đối tượng chính sách không tiếp nhận chính sách, không ủng hộ chính sách thì việc thực thi sẽ khó khăn, từ đó làm cho chi phí thực thi chính sách tăng lên. Việc chỉ có một bộ phận đối tượng chính sách tiếp nhận chính sách cũng làm cho quá trình thực thi chính sách trở nên khó khăn hơn. Do đó, sự tiếp nhận và ủng hộ của đối tượng chính sách là một trong những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả thực thi chính sách công. Mục tiêu chính sách thường đa dạng, nhưng thường được thể hiện là sự phân phối và điều chỉnh đối với lợi ích của một bộ phận người cũng như tiến hành kiểm soát hay làm thay đổi hành vi đối với một bộ phận người. Đối tượng thực hiện chính sách về tôn giáo là các tín đồ, chức sắc, chức việc và các nhà tu hành. Những đặc thù của đối tượng này cũng ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách. Đối tượng tôn giáo khá đa dạng về độ tuổi, về quan niệm tôn giáo khác nhau, còn có nhiều chênh lệch về trình độ đào tạo,… do vậy có tác động rất lớn trong việc thực hiện chính sách về tôn giáo, bởi họ là đối tượng thụ hưởng trực tiếp của chính sách, là người thực hiện, triển khai các giải pháp nhằm hoàn thiện việc thực hiện chính sách về tôn giáo. 11
  12. Chương 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG 2.1. Khái quát tỉnh Đắk Nông 2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và xã hội Tỉnh Đắk Nông là tỉnh mới được thành lập từ ngày 01/01/2004 trên cơ sở chia cách 6 huyện phía Nam của tỉnh Đắk Lắk. Tỉnh nằm ở phía Tây Nam của vùng Tây Nguyên, đoạn cuối dãy Trường Sơn, được xác định trong khoảng tọa độ địa lý: 11045' đến 12050' vĩ độ Bắc, 107013' đến 108010' kinh độ Đông; tỉnh có vị trí quan trọng về an ninh – quốc phòng và nằm trong khu vực tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia; phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk; phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng; phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Bình Phước, tỉnh có 130km phía Tây giáo Vương quốc Campuchia; diện tích tự nhiên của tỉnh là 6.515,3 km2; dân số là 734.400 người , với 40 dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn 01 thành phố và 07 huyện. Cơ cấu dân tộc đa dạng chủ yếu là dân tộc Kinh, M'Nông, Tày, Thái, Ê Đê, Nùng. Dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ khoảng 65,5%; M'Nông chiếm 9,7%, các dân tộc khác chiếm tỷ lệ nhỏ [26]. Tỉnh Đắk Nông có Quốc lộ 14 nối với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Miền Đông Nam Bộ, từ trung tâm Thành phố Gia Nghĩa (Đắk Nông) cách Thành phố Hồ Chí Minh 230 km về phía Bắc và cách Thành phố Ban Mê Thuột (Đắk Lắk) 120 km về phía Tây Nam; có Quốc lộ 28 nối tỉnh Đắk Nông với tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận và các tỉnh Duyên hải miền Trung. Tỉnh Đắk Nông có 130 km đường biên giới với nước bạn Campuchia, có 02 cửa khẩu Bu Prăng và Dak Peur. Vị trí địa lý như trên sẽ tạo điều kiện cho Đắk Nông có thể mở rộng giao lưu với các tỉnh trong khu vực Tây nguyên; vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; Duyên hải miền Trung và nước bạn Campuchia, là nguồn động lực để Đắk Nông thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, trong tương lai sẽ trở thành trung tâm phát triển kinh tế năng động của khu vực Tây Nguyên. 2.1.2. Tình hình tôn giáo của tỉnh Đắk Nông Tính đến tháng 12/2021 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông có 03 tôn giáo có số lượng tín đồ đông đang hoạt động, gồm: Công giáo, Tin lành và Phật giáo, với tổng số tín đồ khoảng 282.793 tín đồ (chiếm khoảng 44,3% dân số của tỉnh), trong đó có khoảng 535 tín đồ đạo Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo và Hồi giáo (sinh hoạt tại gia); 156 cơ sở tôn giáo; 323 chức sắc; 193 nữ tu, tu sỹ; 1.008 chức việc, cụ thể từng tôn giáo [30]: - Phật giáo: 49.346 tín đồ; 97 chức sắc; 44 cơ sở tôn giáo (37 Chùa, 05 Tịnh xá, 01 Thiền viện, 01 Tu viện); 209 chức việc. - Công giáo: 160.420 tín đồ; 70 chức sắc; 77 cơ sở tôn giáo (28 Giáo xứ, 49 Giáo họ); 453 chức việc; 193 nữ tu, tu sỹ thuộc 21 dòng tu (16 dòng nữ, 05 dòng nam). - Tin lành: 72.492 tín đồ; 156 chức sắc; 35 Chi hội; 346 chức việc [30]. So với năm 2020: tăng 04 cơ sở tôn giáo; tăng 23 chức sắc; tăng 29 chức việc; tăng 13.569 tín đồ do tăng tự nhiên và công dân từ các tỉnh, nước ngoài về do dịch Covid -19. Tình hình tín ngưỡng, tôn giáo đáng chú ý Hoạt động vi phạm pháp luật liên quan đến vi phạm các quy định về phòng, chống dịch Covid-19 trong việc tổ chức các hoạt động, sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo: Trong thời gian qua trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 các tổ chức tôn giáo trên địa bàn tỉnh đã nghiêm túc chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch. Việc tổ chức các nghi lễ thực hiện theo hướng dẫn của các cấp chính quyền và chỉ dẫn của giáo hội các tôn giáo về phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới. Tuy nhiên, vẫn còn một vài trường hợp chưa tuân thủ đúng các quy định của chính quyền về phòng chống dịch Covid-19 tại địa phương như: Điểm nhóm Tin Lành Buôn 9, xã Đắk Drô, huyện Krông Nô vi 12
  13. phạm quy định phòng chống dịch Covid-19 về tập trung số lượng người quá quy định khi tham gia sinh hoạt tôn giáo trong thời điểm dịch bệnh. Sau khi phát hiện UBND huyện Krông Nô đã xử phạt vi phạm hành chính dối với người đứng đầu điểm nhóm 15.000.000 triệu đồng [30]. Hoạt động vi phạm pháp luật liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo Trong năm 2021, trên địa bàn tỉnh không xảy ra các sai phạm trong sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo. Tuy nhiên vẫn còn 10 sai phạm (phật giáo 9; 01 hoạt động tín ngưỡng) tồn đọng từ năm 2020 chuyển sang do chưa được giải quyết dứt điểm, trong đó các cấp chính quyền đã giải quyết được 03 trường hợp còn lại 07 trường hợp hiện các cấp chính quyền đang tiếp tục vận động, giải quyết. Hoạt động của các nhóm, phái bất hợp pháp liên quan đến tôn giáo Trên địa tỉnh thời gian qua xuất hiện nhiều nhóm, phái bất hợp pháp liên quan đến tôn giáo như: Hoàng Thiên Long”, “Pháp môn diệu âm”, “Pháp Luân Công”, “ Đạo bà cô Dợ”, “Hội thánh của Đức Chúa trời mẹ”, “Hội thánh Giê Sùa” “Ân điển cứu rỗi”. Hoạt động của các nhóm, phái này có xu hướng ngày càng phức tạp, sử dụng Internet và mạng xã hội để tuyên truyền, lôi kéo nhiều người tham gia, trong đó có cả cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức (Pháp luân công), lôi kéo tín đồ của các tôn giáo, làm ảnh hưởng tới an ninh trật tự, gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước. 2.1.3. Tình hình hoạt động quản lý nhà nước đối với việc triển khai thực hiện chính sách về tôn giáo trên địa bàn tỉnh Đắk Nông 2.1.3.1. Công tác tư tưởng, nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo và chức sắc, chức việc, tín đồ tôn giáo Sở Nội vụ đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức các cuộc Hội nghị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước đến cán bộ, đảng viên và các chức sắc, chức việc, tín đồ tôn giáo. Đồng thời chủ động phối hợp các cấp, các ngành tổ chức tuyên truyền, vận động và đấu tranh, ngăn chặn hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chống phá Đảng và Nhà nước kịp thời, hiệu quả. 2.1.3.2. Kiện toàn bộ máy làm công tác tôn giáo, củng cố hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tôn giáo Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 169 cán bộ, công chức từ cấp tỉnh đến cấp xã làm công tác tôn giáo, cụ thể: - Cấp tỉnh: Ban Tôn giáo gồm có Trưởng ban, 01 Phó trưởng Ban và 02 phòng chuyên môn gồm: Phòng Nghiệp vụ 1 và Phòng Nghiệp vụ 2; được giao 13 biên chế công chức. - Cấp huyện: Hiện bố trí Trưởng phòng hoặc 01 Phó Trưởng phòng phụ trách và 01 chuyên viên chuyên trách hoặc kiêm nhiệm tham mưu công tác tín ngưỡng, tôn giáo. - Cấp xã: Phân công 01 Phó chủ tịch UBND xã và 01 công chức văn hóa - xã hội kiêm nhiệm công tác tín ngưỡng, tôn giáo. 2.1.3.3. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với công tác tôn giáo Để đảm bảo công tác quản lý nhà nước hiệu quả, Sở Nội vụ đã phối hợp với các sở, ngành, các cấp liên quan thường xuyên rà soát các văn bản quy phạm pháp luật quy định về tôn giáo, tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung và bãi bỏ những văn bản, những nội dung quy định không còn phù hợp. Đối với công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo, đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định 1438/QĐ-UBND ngày 22/8/2022 về việc phê duyệt quy trình nội bộ thực hiện thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Nội vụ. Trong đó, lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo có 35 thủ tục (19 TTHC tiếp nhận và thực hiện tại Trung tâm Hành chính Công tỉnh; 16 TTHC còn lại nộp trực tiếp tại Sở Nội vụ - Ban Tôn giáo). 13
  14. 2.1.3.4. Công tác tranh thủ chức sắc, người có uy tín trong các tôn giáo; tạo điều kiện để các tổ chức tôn giáo tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện Hàng năm, nhân các ngày lễ như: Tết nguyên đán; lễ Phục sinh; lễ Phật đản; lễ Vu lan... Lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo sở, ban, ngành tổ chức đi thăm, tặng quà chúc mừng và trao tặng cờ Tổ quốc các tổ chức tôn giáo, các chức sắc, chức việc, để tạo lòng tin, tranh thủ sự ủng hộ đối với chính quyền. 2.1.3.5. Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc trên địa bàn tỉnh Hàng năm, chính quyền đều tạo điều kiện các tổ chức tôn giáo tổ chức các lễ hội: lễ hội hoa đăng; lễ cầu siêu anh linh các anh hùng liệt sĩ; quan tâm, tạo điều kiện cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số tổ chức các hoạt động tín ngưỡng dân gian như lễ hội đâm trâu, lễ hội mừng lúa mới… góp phần giữ gìn, phát huy giá trị nhân văn tốt đẹp của dân tộc, truyền thống uống nước nhớ nguồn, tạo được sự đồng thuận cao trong đồng bào tôn giáo, làm cơ sở đấu tranh với tà đạo và hoạt động mê tín dị đoan làm phương hại đến lợi ích của dân tộc và nhân dân. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các sở, ban ngành liên quan tham mưu Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đắk Nông lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 của Tỉnh ủy Đắk Nông về sưu tầm, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các loại hình thức di sản văn hóa có nguy cơ thất truyền của các dân dận thiểu số tỉnh Đắk Nông giái đoạn 2021 – 2025. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Đắk Nông đã sản xuất và phát sóng hơn 65 tin, bài tuyên truyền, phản ánh công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, các hoạt động từ thiện, nhân đạo của chức sắc, tín đồ tôn giáo; công tác giữ gìn và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của các đồng bào dân tộc thiểu số; các chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng sâu, xùng sa, vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Đắk Nông trong các chương trình thời sự hàng ngày. 2.2. Thực trạng thực hiện chính sách về tôn giáo trên địa bàn tỉnh Đắk Nông 2.2.1. Ban hành văn bản, lập kế hoạch thực thi chính sách Trong năm 2020, Ban Tôn giáo đã tham mưu Sở Nội vụ ban hành 02 Kế hoạch thanh tra, kiểm tra liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước về tôn giáo như: Kế hoạch số 21/KH-SNV, ngày 20/3/2020 của Sở Nội vụ về việc kiểm tra, tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19 tại các cơ sở tôn giáo trên địa bàn tỉnh. Kế hoạch kiểm tra thực hiện Kế hoạch số 292/KH-UBND, ngày 19/7/2016 của UBND tỉnh về công tác đối với đạo Tin lành giai đoạn 2016-2020, tại 04 huyện: Cư Jút, Đắk Mil, Krông Nô, Đắk G’long. Năm 2021, Ban Tôn giáo đã bám sát chỉ đạo của cấp trên, chủ động tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành về công tác tôn giáo trên địa bàn tỉnh như: Công văn số 32/UBND-NCKSTT, ngày 11/01/2021 về việc quản lý đối với hoạt động của Pháp luân công trên địa bàn tỉnh; Công văn số 45/UBND-NCKSTT, ngày 17/01/2021 về việc tăng cường công tác quản lý tôn giáo trên địa bàn tỉnh; Công văn số 06/UBND-NCKSTT, ngày 05/01/2021,về việc triển khai thực hiện công tác đối với đạo Tin lành giai đoạn 2021-2030; Công văn số 131/UBND-NCKSTT, ngày 11/3/2021, về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các nhóm, phái bất hợp pháp liên quan đến tôn giáo; Công văn số 200/UBND-NCKSTT ngày 13/4/2021 về việc tăng cường công tác đối với “Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ”; “ Ân điểm cứu rỗi” để chỉ đạo, xử lý; Công văn 14
  15. 190/UBND-NCKSTT, ngày 09/4/2021 về việc xử lý vấn đề phức tạp liên quan đến tôn giáo trong thời gian tới; Công văn 630/UBND-NCKSTT ngày 23/9/2021 về tăng cường công tác đấu tranh với phản động lưu vong và nhiều văn bản chỉ đạo khác liên quan đến công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh. Công văn số 431/UBND-NCKSTT ngày 26/01/2022 về tăng cường công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trong dịp Tết nguyên đán nhâm Dần năm 2022; Công văn số 05/UBND-NCKSTT ngày 06/01/2022 về việc chỉ đạo liên quan đến ổ dịch Covid-19 tại thôn 4, xã Đắk Sin, huyện Đắk R’lấp có liên quan đến tập trung đông người là giáo dân Công giáo; Công văn số 100/UBND-TH ngày 03/3/2022 về việc báo cáo kết quả giải quyết khiếu kiện về nhà, đất liên quan đến tôn giáo; Công văn số 129/UBND-NC ngày 21/3/2022 về chỉ đạo liên quan đến chủ quyền an ninh biên giới; Công văn số 157/UBND-TH ngày 31/3/2022 về hướng dẫn quản lý hoạt động tôn giáo trong dịp lễ Phục sinh năm 2022; Công văn 191/UBND-TH ngày 20/4/2022 về tiếp tục đấu tranh với hoạt dộng Pháp luân Công trên địa bàn tỉnh; Công văn 190/UBND-TH ngày 20/4/2022 về tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 18- CT/TW ngày 10/01/2018 của Bộ Chính trị; Công văn 189/UBND-TH ngày 20/4/2022 về Đại hội đại biểu Giáo hội Phật giáo Việt Nam Tỉnh nhiệm kỳ 2022-2027; Kế hoạch số 227/KH-UBND ngày 10/5/2022 về thực hiện kế hoạch số 36/KH-TU ngày 06/01/2022 của Tỉnh ủy; Kế hoạch số 381/KH-UBND ngày 04/7/2022 của UBND tỉnh về tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2026; Công văn số 4246/UBND-TH, ngày 28/7/2022 về chủ trương tổ chức đi thăm, chúc mừng lễ Vu lan năm 2022; Công văn số 421/UBND-TH ngày 11/8/2022 về thực hiện kết luận của Thường trực Tỉnh ủy về tổ chức Đại hội đại biểu Phật giáo tỉnh; Quyết định số 1325/QĐ-UBND ngày 11/8/2022 về thành lập Đoàn kiểm tra việc triển khai thực hiện Kế hoạch số 182/KH-UBND ngày 07/4/2021 của UBND tỉnh về công tác đối với đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2030; Thông báo số 2350/TB-VPTU ngày 12/8/2022 của Tỉnh ủy về ý kiến chỉ đạo của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy về tổ chức Đại hội đại biểu Phật giáo tỉnh Đắk Nông lần thứ IV nhiệm kỳ 2022-2027; Quyết định 1438/QĐ-UBND ngày 22/8/2022 về việc phê duyệt quy trình nội bộ thực hiện thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Nội vụ và nhiều văn bản chỉ đạo khác liên quan đến lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo. Nhìn chung, các văn bản triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước trên địa bàn tỉnh đã bám sát các văn bản chỉ đạo của các bộ, ngành Trung ương và đảm bảo phù hợp với yêu cầu thực tiễn quản lý của địa phương. Vì vậy đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh; kịp thời đấu tranh, phản bác một số hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo vi phạm pháp luật và trái với truyền thống văn hóa của dân tộc. Tham mưu Ban Tôn giáo ban hành 40 văn bản triển khai nhiệm vụ công tác QLNN đối với các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo tại địa phương và tôn giáo phát sinh. 2.2.2. Tuyên truyền, phổ biến chính sách về tôn giáo Tuyên truyền tổ chức thực hiện chính sách về tôn giáo có vai trò quan trọng trong việc giáo dục, phổ biến thông tin nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết, giúp các đối tượng thực thi 15
  16. chính sách, đặc biệt là các tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành thuộc các tôn giáo khác nhau trên địa bàn tỉnh Đắk Nông có thể nắm bắt và hiểu được chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của nhà nước về thực hiện chính sách về tôn giáo. Việc tuyên truyền thực hiện chính sách về tôn giáo được triển khai từ cấp tỉnh xuống từng địa bàn cụ thể, trên nhiều kênh khác nhau, phong phú, đa dạng và linh hoạt, được lồng ghép trong các hoạt động của Ban Tôn giáo tỉnh ủy qua từng giai đoạn hay từng năm. Chính sách về tôn giáo trên địa bàn tỉnh Đắk Nông được quán triệt bằng nhiều hình thức như: tổ chức quán triệt, phổ biến tại các hội nghị; sao gửi cấp văn bản, tài liệu kèm theo công văn hướng dẫn thực thi chính sách; lồng ghép việc phổ biến quán triệt chính sách tại các buổi tập huấn, các cuộc họp giao ban; lồng ghép với việc quán triệt chủ trương của Đảng, chính sách khác của Nhà nước tới người dân trên địa bàn... 2.2.3. Phân công và phối hợp thực thi chính sách Việc triển khai thực hiện chính sách về tôn giáo trên địa bàn tỉnh Đắk Nông thời gian qua đã huy động được sở, ngành, đoàn thể vào cuộc một cách tích cực. Việc phân công, phối hợp để tổ chức thực hiện chính sách về tôn giáo được giao tương ứng cho các Sở Ngành cũng như tại các phòng chuyên môn tại địa phương. Như vậy, việc thực hiện chính sách về tôn giáo đang được thực hiện và quản lý theo ngành dọc và theo địa giới hành chính. Trong đó, nhiều ngành, đoàn thể đã xây dựng được chương trình, kế hoạch, đề án cụ thể và huy động, lồng ghép tối đa các nguồn lực phục vụ cho hoạt động thực hiện chính sách về tôn giáo. Nhiều chương trình, kế hoạch, đề án của các sở, ngành, đoàn thể đã được triển khai thực hiện có hiệu quả. Đã chủ động phối hợp tốt với các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo, cụ thể: - Thường xuyên phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu Lãnh đạo Ban Tôn giáo, Sở Nội vụ và UBND tỉnh kịp thời xem xét giải quyết các nhu cầu tôn giáo trên địa bàn tỉnh; phối hợp với các phòng, ban của UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan nắm tình hình hoạt động của các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo trong dịp Tết Nguyên đán; lễ trọng của các tổ chức tôn giáo. - Tổ chức làm việc: Các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện Đắk R’lấp về điểm sinh hoạt tôn giáo trái phép và làm lây lan dịch bệnh Covid-19 tại thôn tại thôn 4, xã Đắk Sin, huyện Đắk R’lấp. - Phối hợp: UBND huyện Đắk Mil hướng dẫn, tổ chức thành công Đại hội xã viên Hợp tác xã kinh doanh dịch vụ điện Đức Minh về việc bàn giao lưới điện cho ngành điện quản lý; Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh thực hiện các chuyên mục “Đồng bào các Tôn giáo đồng hành cùng các dân tộc” phát sóng trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Đắk Nông; phối hợp với UBND các huyện Tuy Đức, Đăk R’lấp, Đắk Song làm việc với chức sắc các tôn giáo nhằm tuyên truyền, tạo sự đồng thuận của tín đồ các tôn giáo trong việc triển khai các dự án điện gió tại các địa phương. - Tham gia ý kiến với Ban Tôn giáo các tỉnh về quá trình hoạt động tôn giáo của chức sắc khi bổ nhiệm, thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo đến địa bàn tỉnh. 2.2.4. Kiểm tra, giám sát, đôn đốc và chỉ đạo thực thi chính sách Điều này để đảm bảo các chính sách đó được thực hiện đúng và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, đồng thời giúp cho các đối tượng thực thi nhận ra những hạn chế của mình để điều chỉnh bổ sung, hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách. Thanh tra, kiểm tra, giám sát góp phần phát hiện những điều phù hợp, tốt hơn để phát huy, những nhân tố tiến bộ, hợp lý, những cách làm hay, hiệu quả để thúc đẩy thành công chính sách; phát hiện những sai sót, những tồn tại và bất cập trong thực hiện, ngăn ngừa các vi phạm, giữ cho việc thực hiện chính sách về tôn giáo đúng với mục tiêu chính sách đã được xây dựng ban đầu; giúp cho quá 16
  17. trình thực hiện chính sách về tôn giáo phù hợp với thực tiễn tỉnh Đắk Nông trong từng thời kỳ; để từ đó có những linh hoạt và điều chỉnh cần thiết cho phù hợp với tình hình thực tiễn của tỉnh. - Hoạt động thanh tra, kiểm tra: Hoạt động thanh tra, kiểm tra được triển khai thực hiện thường xuyên theo định kỳ và đột suất. Trong thời gian qua, Sở Nội vụ đã ban hành nhiều kế hoạch thanh tra, kiểm tra hoạt động thực hiện các chính sách về tôn giáo trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, cụ thể trong năm 2022, Sở Nội vụ đã ban hành Kế hoạch số 96/KH-SNV ngày 21/4/2022 về việc đi công tác nắm tình hình tôn giáo trên địa bàn tỉnh. Tổ chức 02 đợt đi công tác kiểm tra nắm tình hình về công tác quản lý nhà nước và các hoạt động tôn giáo tại 02 xã Đắk R’la, huyện Đắk Mil và xã Quảng Hòa, huyện Đắk Glong và ban hành 02 thông báó: Thông báo số 192/TB-SNV ngày 04/8/2022 của Sở Nội vụ, kết quả làm việc với UBND xã Đắk R’la, huyện Đắk Mil về tình hình hoạt động tôn giáo; Thông báo số 205/TB-SNV ngày 16/8/2022 của Sở Nội vụ, kết quả làm việc với UBND xã Quảng Hòa, huyện Đắk Glong về tình hình hoạt động tôn giáo Qua công tác kiểm tra đã kịp thời đánh giá hiệu quả việc triển khai thực hiện chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước và công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo của chính quyền địa phương, đồng thời nắm bắt tình hình, thực trạng hoạt động tôn giáo trên địa bàn, đặc biệt là hoạt động của các nhóm, phái bất hợp pháp liên quan đến tôn giáo. Trên cơ sở đó tham mưu, đề xuất chính quyền các cấp các biện pháp đấu tranh, xử lý nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tôn giáo tại địa phương. Hoạt động vi phạm pháp luật liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo Trong năm 2020, Ban Tôn giáo tiếp nhận 01 đơn phản ánh của công dân. Năm 2022 trên địa bàn tỉnh xảy ra 05 vụ việc sai phạm (Công giáo 02; Phật giáo 01; Tin lành 02) liên quan đến hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo. Sau khi phát hiện các cấp chính quyền địa phương đã xử lý dứt điểm cả 05 sai phạm trên. Ngoài ra còn 01 sai phạm còn tồn động từ năm 2021 (điểm sinh hoạt trái phép tại thôn 4, xã Đắk Sin), hiện các cấp chính quyền đang tiếp tục tiến hành giải quyết. Nội dung theo dõi, kiểm tra, đôn đốc trong thực hiện chính sách về tôn giáo trên địa bàn tỉnh Đắk Nông tập trung vào: Một là, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chính sách về tôn giáo trên địa bàn tỉnh Đắk Nông: Việc xây dựng và triển khai kế hoạch, xác định trọng tâm, trọng điểm trong thực thi chính sách, ban hành các văn bản triển khai. Hai là, quá trình tổ chức triển khai chính sách về tôn giáo tới các địa bàn cụ thể. Các đối tượng thụ hưởng chính sách có được tiếp cận đầy đủ với chính sách hay không. Các cơ quan quản lý đã triển khai chính sách đó dưới các hình thức, phương pháp nào và hiệu quả hoạt động đạt được trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Những sai phạm, yếu kém trong thực thi chính sách, những hạn chế, nguyên nhân của việc không thực hiện hoặc thực hiện không tốt thực hiện chính sách về tôn giáo trên địa bàn tỉnh Đắk Nông; Ba là, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, người có thẩm quyền trong tổ chức thực hiện chính sách về tôn giáo (bao gồm trách nhiệm của cơ quan, đơn vị chủ trì và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan). Ban Tôn giáo Chính phủ, Ban Tôn giáo tỉnh cùng với các cơ quan chức năng đã xây dựng kế hoạch, tiến hành thanh tra, kiểm tra theo nội dung, đối tượng, thời hạn được ghi trong quyết định thanh tra, kiểm tra. 2.2.5. Sơ kết, tổng kết và đánh giá thực thi chính sách Hàng năm, các đơn vị tham mưu thuộc Ban Tôn giáo tỉnh Đắk Nông đã tổ chức hội nghị sơ kết và hội nghị tổng kết công tác về tôn giáo, trong đó có sơ kết tổng kết và đánh giá thực 17
  18. hiện chính sách về tôn giáo trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Các buổi sơ kết, tổng kết đã tập trung đánh giá đúng thực trạng kết quả, hiệu quả của nội dung thực hiện chính sách về tôn giáo, quá trình tổ chức triển khai thực hiện và đề xuất giải pháp, kiến nghị bổ sung, sửa đổi nội dung của chính sách cũng như việc tổ chức thực hiện hiệu quả của chính sách phù hợp với điều kiện thực tế. Công tác sơ kết, tổng kết việc thực hiện chính sách về tôn giáo trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã nêu lên được kết quả toàn diện về triển khai công việc, kể cả mặt được và mặt chưa được trên tất cả các hoạt động trong quy trình; đã chỉ ra được nguyên nhân khách quan và chủ quan, nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân sâu xa dẫn tới những mặt đạt được và chưa đạt được của kết quả đã nêu; Để đảm bảo chính sách về tôn giáo trên địa bàn tỉnh Đắk Nông được triển khai một cách có hiệu quả; kịp thời phát hiện những ưu, nhược điểm trong quá trình triển khai thực hiện nhằm phát huy, nhân rộng những mặt được, hạn chế những mặt chưa được; công tác sơ kết, tổng kết việc đã được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục, theo lộ trình thời gian nhất định, 6 tháng và hàng năm đều có tổng kết hoặc thực hiện theo từng giai đoạn 3 năm, 5 năm, 10 năm... Nhìn chung, thông qua sơ kết, tổng kết về thực hiện chính sách về tôn giáo trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, kết quả đều khẳng định việc triển khai thực hiện các chính sách về tôn giáo trên địa bàn tỉnh đều đảm bảo chất lượng. Hầu hết các tín đồ tôn giáo trên địa bàn tỉnh đều được tiếp cận với các chính sách về tôn giáo. 2.3. Đánh giá 2.3.1. Những mặt đạt được Một là, Ban Tôn giáo tỉnh Đắk Nông đã đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, triển khai thực hiện chính sách về tôn giáo trên địa bàn. Các cơ quan nhà nước đã nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của tổ chức thực hiện chính sách về tôn giáo trên địa bàn và đề cao trách nhiệm trong tổ chức thực thi chính sách. Kể từ khi chính sách được ban hành, tỉnh Đắk Nông đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện; kịp thời tiến hành phổ biến, tuyên truyền chính sách tới đội ngũ CBCC làm công tác tôn giáo và mọi người tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành và người dân được biết; có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong thực hiện chính sách. Hai là, việc phân công phối hợp thực hiện chính sách về tôn giáo đã được các cấp, các ngành chú trọng triển khai thực hiện. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý về hoạt động tôn giáo để huy động tối đa sự tham gia của các cơ quan tổ chức. Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Lãnh đạo tỉnh và các cơ quan QLNN trong lĩnh vực tôn giáo về thực hiện chính sách về tôn giáo, phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị liên quan trong việc triển khai thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn tỉnh. Ba là, huy động mọi nguồn lực cho việc thực hiện chính sách về tôn giáo; tranh thủ nguồn đầu tư của trung ương; bố trí hợp lý nguồn lực của tỉnh; tranh thủ sự tài trợ, giúp đỡ của các tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội trong và ngoài địa phương; nguồn lực trong nhân dân. Bốn là, tăng cường phân cấp quản lý giữa các cấp, chính quyền, các cấp chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách về tôn giáo của cấp mình; tỉnh, huyện huy động, bổ sung nguồn lực và chủ động phân bổ; hướng dẫn và giám sát thực hiện. Nêu cao trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể trong thực hiện chính sách về tôn giáo. Năm là, công tác kiểm tra, giám sát quá trình tổ chức thực thi chính sách đã được thực hiện thường xuyên với sự tham gia của nhiều cấp, nhiều ngành, đồng thời tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh xuống xã tham gia vào công tác kiểm tra, giám sát quá 18
  19. trình thực hiện. Sáu là, quá trình tổ chức triển khai thực hiện chính sách về tôn giáo trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã đạt được những kết quả nhất định. Nhờ thực hiện chính sách về tôn giáo này đã góp phần ổn định và đảm bảo ANQG và TTATXH trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua, đồng thời cũng giúp cho các tín đồ, chức sắc, chức việc và các nhà tu hành của các tôn giáo trên địa bàn tỉnh có niềm tin và sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. 2.3.2. Những hạn chế Một là, quá trình triển khai thực hiện chính sách về tôn giáo trên địa bàn tỉnh Đắk Nông với những cơ chế, chương trình, kế hoạch có phần cứng nhắc theo ý chí chủ quan của các cấp ban hành, thiếu sự tham gia của các tổ chức, cá nhân có liên quan tới hoạt động tôn giáo, đặc biệt là các tín đồ, chức sắc, chức việc và nhà tu hành là những người trực tiếp thụ hưởng chính sách. Hai là, công tác xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện chính sách về tôn giáo trên địa bàn tỉnh Đắk Nông chưa có sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả giữa các sở, ngành và chính quyền địa phương, dẫn đến việc tổ chức thực thi chính sách này có lúc, có nơi không đạt kết quả, gây lãng phí nguồn lực ngân sách nhà nước. Mặt khác đôi khi còn gây áp lực cho cơ quan QLNN về công tác tôn giáo ở địa phương trong việc triển khai thực hiện chính sách về tôn giáo trên địa bàn mình quản lý. Ba là, công tác kiểm tra giám sát mặc dù đã được thực hiện thường xuyên nhưng chưa thực sự có hiệu quả. Vai trò của giám sát thực thi chính sách là rất lớn. Tuy nhiên thời gian qua công tác giám sát mặc dù đã được thực hiện nhưng nặng về hình thức nên chất lượng thấp, không liên tục và kịp thời. Việc kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện chính sách về tôn giáo trên địa bàn tỉnh Đắk Nông nhằm kịp thời phát hiện ra những vấn đề bất cập, những hạn chế của chính sách để có phương án điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn là việc làm cần thiết mà không thể xem nhẹ. 2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế Một là, công tác quán triệt, triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về chính sách về tôn giáo trên địa bàn tỉnh Đắk Nông chưa sâu sắc và triệt để; chưa làm cho cán bộ, công chức và nhân dân hiểu một cách đầy đủ, toàn diện dẫn đến một số CBCC trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện chính sách về tôn giáo còn lúng túng và chưa đúng với mục tiêu, định hướng của chính sách. Hai là, hệ thống văn bản chính sách, pháp luật về tôn giáo chưa được ban hành đầy đủ, đồng bộ và kịp thời. Một số văn bản ban hành nội dung chưa cụ thể nhằm hướng dẫn các cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo ở địa phương triển khai thực hiện, nên còn lúng túng trong quá trình triển khai. Thứ ba, nguồn kinh phí ngân sách địa phương và nguồn ngân sách từ chương trình mục tiêu cấp địa phương triển khai thực hiện chính sách về tôn giáo trên địa bàn tỉnh Đắk Nông chưa đáp ứng được yêu cầu trong hoạt động thực hiện chính sách về tôn giáo trên địa bàn tỉnh. Bốn là, đội ngũ CBCC làm công tác tổ chức thực hiện về chính sách tôn giáo trên địa bàn tỉnh Đắk Nông số lượng còn mỏng, với số lượng tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành đông như địa bàn tỉnh Đắk Nông thì số lượng CBCC chưa đáp ứng được. Đặc thù của tỉnh là số lượng tín đồ tôn giáo đông và ở nhiều dân tộc, thành phần khác nhau, nên để triển khai được các chính sách về tôn giáo tới từng tín đồ là một vấn đề rất khó khăn, từ nhận thức, ngôn ngữ, điều kiện kinh tế. 19
  20. Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO TẠI TỈNH ĐẮK NÔNG 3.1. Quan điểm của Đảng về tôn giáo Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, lần đầu tiên Đảng ta đề cập trực tiếp các nội dung về tôn giáo và công tác tôn giáo một cách toàn diện, có trọng điểm với dung lượng nhiều nhất so với các kỳ đại hội trước đó. Trong 10 văn bản trình bày ở 02 tập của văn kiện, có 04 văn bản đề cập trực tiếp các nội dung liên quan đến tôn giáo: Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng, Đảng ta nhấn mạnh: “Tập trung hoàn thiện và triển khai thực hiện tốt các chính sách dân tộc, tôn giáo; có những chính sách đặc thù giải quyết khó khăn cho đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện tốt đoàn kết tôn giáo, đại đoàn kết toàn dân tộc. Nghiêm trị mọi âm mưu, hành động chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cản trở sự phát triển của đất nước”. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, trong phần xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh của con người Việt Nam, Đảng ta nêu rõ: “Phát huy các nhân tố tích cực, nhân văn trong các tôn giáo, tín ngưỡng. Phê phán và ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực, mê tín, dị đoan”2. Đối với nhiệm vụ, giải pháp thực hiện về công tác tôn giáo, Đảng ta khẳng định: “Vận động, đoàn kết, tập hợp các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống “tốt đời, đẹp đạo”, đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bảo đảm cho các tổ chức tôn giáo hoạt động theo quy định của pháp luật và hiến chương, điều lệ được Nhà nước công nhận. Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và các nguồn lực của các tôn giáo cho sự phát triển đất nước. Kiên quyết đấu tranh và xử lý nghiêm minh những đối tượng lợi dụng tôn giáo chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa; chia rẽ, phá hoại đoàn kết tôn giáo và khối đại đoàn kết toàn dân tộc”. Trong văn kiện Đại hội XIII, Đảng ta có nhiều nội dung bổ sung, cập nhật, kế thừa, tiếp thu những ý kiến đóng góp quý báu của các nhà lãnh đạo, quản lý, quản trị về tôn giáo, các nhà khoa học và tín đồ, chức sắc của các tôn giáo, cụ thể như sau: Một là, quan điểm tiếp tục phát huy vai trò, tác động tích cực của tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong đó, Đảng ta nhấn mạnh yếu tố văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng ghi rõ: “Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và các nguồn lực của các tôn giáo cho sự phát triển đất nước”. Như vậy, những nội dung liên quan đến tôn giáo, công tác tôn giáo được đề cập trong văn kiện Đại hội XIII thể hiện Đảng ta đã kế thừa, bổ sung, tiếp thu những đóng góp quý báu từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, nhất là nguyện vọng của đồng bào có đạo, phù hợp với thực tiễn sinh động của đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta. Đây là cơ sở định hướng trong nhận thức và thực hiện có hiệu quả công tác tôn giáo, tiếp tục phát huy “các nguồn lực của các tôn giáo” cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, đồng thời đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, phản động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chống phá cách mạng nước ta. 3.2. Định hướng của tỉnh Đắk Nông về công tác tôn giáo Ngày 27/11/2017, Tỉnh uỷ Đắk Nông đã ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TU về công tác tôn giáo đã quy định rõ mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể như sau: 3.2.1. Mục tiêu 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2