intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Thực hiện pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Tomhum999 Tomhum999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

25
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm đề xuất một số giải pháp thực hiện pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm chi tiết nội dung của luận văn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Thực hiện pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN TẤN KHAN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VŨ KHÍ, VẬT LIỆU NỔ, CÔNG CỤ HỖ TRỢ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 8 3 8 0 1 0 2 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2020
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. HUỲNH VĂN THỚI Phản biện 1: Phản biện 2: Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp …, Nhà A – Phân viện Hành chính Quốc gia tại Thành phố Hồ Chí Minh. Số: 10 Đường 3/2, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh Thời gian: vào hồi ….giờ … phút ngày … tháng 5 năm 2020 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia Hoặc trên trang Web Ban Quản lý đào tạo Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
  3. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc chọn đề tài Thành phố Hồ Chí Minh được xác định là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, thương mại, dịch vụ của cả nước và trong khu vực. Trong những năm qua, Thành phố đã phát triển nhanh về mọi mặt. Theo đó, là sự gia tăng dân số cơ học, hình thành nhiều loại hình kinh tế đa dạng, sự hòa nhập với quốc tế, nảy sinh nhiều thuận lợi và khó khăn của chính nền kinh tế thị trường … Tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật ngày càng diễn biến phức tạp. Thời gian qua, tình hình tội phạm mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp, nhất là tội phạm sử dụng vũ khí quân dụng, mìn tự tạo để cướp, giết, khủng bố cá nhân và chống người thi hành công vụ. Trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã xảy ra nhiều vụ việc liên quan đến vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, tình hình vận chuyển, mua bán, tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ còn diễn biến phức tạp. Trong công cuộc đổi mới phát triển kinh tế, thành phố Hồ Chí Minh phát huy tốt tiềm năng, lợi thế, đưa kinh tế tăng trưởng khá cao, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện, chính trị xã hội ổn định, an ninh trật tự được giữ vững, thế trận an ninh quốc phòng được cũng cố vững chắc. Thực tế trên có nguyên nhân từ công tác quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ của chính quyền các cấp, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Xuất phát từ thực tế trên, nên tác giả chọn đề tài:"Thực hiện pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ 1
  4. của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh” làm luận văn tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài luận văn Trong những năm gần đây, đã có một số đề tài, công trình nghiên cứu khoa học, bài viết chuyên đề có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài luận văn như: - Quản lý nhà nước về trang bị và trang cấp đối với lực lượng Công an nhân dân góp phần bảo đảm an ninh trật tự: Luận án Tiến sỹ luật học của Vũ Hải Yến – bảo vệ tại Học viện Cảnh sát nhân dân năm 2018. - Quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy đối với vật liệu nổ công nghiệp của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy: Luận án tiến sỹ luật học của Đặng Tuấn Anh - bảo vệ tại Học viện Cảnh sát nhân dân năm 2018. - Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội của lực lượng Cảnh sát nhân dân: Luận án tiến sỹ luật học của Trần Thế Hùng - bảo vệ tại Học viện Cảnh sát nhân dân năm 2018. - Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính của lực lượng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội: Luận án tiến sỹ luật học của Nguyễn Duy Hiệu - bảo vệ tại Học viện Cảnh sát nhân dân năm 2018. - Phòng ngừa tội phạm của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội: Luận án tiến sỹ luật học của Đinh Mạnh Toàn - bảo vệ tại Học viện Cảnh sát nhân dân năm 2018. - Hoạt động của lực lượng Cảnh sát khu vực trong quản lý nhà nước về an ninh, trật tự trên địa bàn Thành phố Hà Nội: Luận án tiến sỹ luật học của Dương Văn Hiếu - bảo vệ tại Học viện Cảnh sát nhân dân năm 2017. 2
  5. - Hoạt động của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phòng ngừa tội phạm chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, vật liệu nổ: Luận án tiến sỹ luật học của Hoàng Lê Nam - bảo vệ tại Học viện Cảnh sát nhân dân năm 2015. Ngoài ra, còn có một số bài viết có liên quan đến đề tài được đăng trên các báo, tạp chí của lực lượng Công an nhân dân và trong kỷ yếu một số cuộc hội thảo, hội nghị cấp Bộ. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Đề xuất một số giải pháp thực hiện pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và pháp lý thực hiện pháp luật về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh - Đánh giá thực trạng việc thực hiện pháp luật về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Qua đó, chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện. - Đề xuất một số giải pháp về bảo đảm thực hiện pháp luật về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Thực hiện pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 3
  6. Không gian nghiên cứu: Trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian nghiên cứu: từ năm 2016 đến năm 2020. 5. Phƣơng Pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước; qui định của Bộ Công an về công tác điều tra, công tác nghiệp vụ cơ bản của lực lượng Cảnh sát nhân dân trong đấu tranh, phòng chống tội phạm và lý luận chung về tội phạm học và điều tra tội phạm. - Phương pháp nghiên cứu: + Phương pháp nghiên cứu tài liệu + Phương pháp thống kê + Phương pháp tổng kết kinh nghiệm 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn luận văn Ý nghĩa lý luận: Hệ thống hóa cơ sở khoa học về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và thực hiện pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Ý nghĩa thực tiễn: Qua đánh gía thực trạng thực hiện pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, đề xuất các giải pháp đảm bảo thực hiện pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm có 03 chương: 4
  7. Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và pháp lý của thực hiện pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Chƣơng 2: Thực trạng thực hiện pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Chƣơng 3: Phương hướng, giải pháp hoàn thiện công tác thực hiện pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VŨ KHÍ, VẬT LIỆU NỔ, CÔNG CỤ HỖ TRỢ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH 1.1. Những vấn đề chung của thực hiện pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ 1.1.1. Khái niệm thực hiện pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ Vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ 1. Vũ khí là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất, bao gồm: vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự. 2. Vũ khí quân dụng là vũ khí được chế tạo, sản xuất bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác theo quy định của Luật này để thi hành công vụ. 5
  8. 3. Súng săn là súng được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, được sử dụng để săn bắn, bao gồm: súng kíp, súng hơi và đạn sử dụng cho các loại súng này. 4. Vũ khí thô sơ là vũ khí có cấu tạo, nguyên lý hoạt động đơn giản và được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, bao gồm: dao găm, kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu. 5. Vũ khí thể thao là vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, được sử dụng để luyện tập, thi đấu thể thao. 6. Vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự là vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất tương tự như vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao. Vật liệu nổ là sản phẩm dưới tác động của xung kích thích ban đầu gây ra phản ứng hóa học nhanh, mạnh, tỏa nhiệt, sinh khí, phát sáng, tạo ra tiếng nổ, bao gồm: Công cụ hỗ trợ là phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp. Thực hiện pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ Thực hiện pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ 6
  9. trợ đi vào cuộc sống, gắn bó với thực tiễn, quen thuộc trong cuộc sống, có chỗ đứng trong thực tiễn. 1.1.2. Nguyên tắc thực hiện pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ Nguyên tắc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyên tắc trang bị vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phải đúng thẩm quyền, đối tượng và bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Nguyên tắc người quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phải bảo đảm đầy đủ điều kiện theo quy định Nguyên tắc người ra mệnh lệnh hoặc quyết định sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phải chịu trách nhiệm về mệnh lệnh, quyết định của mình Nguyên tắc sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phải bảo đảm đúng mục đích, đúng quy định, hạn chế thiệt hại đối với người, tài sản và môi trường Nguyên tắc nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, trang bị, mang, xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép, giấy xác nhận 1.1.3. Vai trò thực hiện pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ Thứ nhất, đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ Thứ hai, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, an ninh quốc gia, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước 7
  10. 1.2. Nội dung thực hiện pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh 1.2.1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về công tác quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ Tổ chức tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân, đặc biệt người được giao nhiệm vụ, thẩm quyền trên địa bàn tham gia thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ là một yêu cầu tất yếu. Thông qua việc tuyên truyền, các cá nhân, tổ chức thấy được vai trò, trách nhiệm của mình trong quản lý nhà nước, góp phần đẩm bảo, giữ gìn trật tự, an toàn cho xã hội. Ngoài ra, UBND các cấp tại địa phương cần chỉ đạo các bộ phận chuyên môn tăng cường cán bộ có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín và được người dân địa phương tin cậy để làm công tác tuyên truyền, hướng dẫn tận tình, thấu đáo cho người dân hiểu và thực hiện pháp luật đầy đủ, nghiêm túc, có hiệu quả. 1.2.2. Tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về công tác quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ Việc tổ chức thực hiện các văn bản nhà nước về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ là quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của chính quyền địa phương và tất cả mọi người sinh sống trên địa bàn. Xét về chủ thể quản lý nhà nước, UBND cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm của cấp trên. Cụ thể hóa chúng bằng việc xây dựng và ban hành, chỉ đạo thực hiện các văn bản đó tại địa phương. Không thể tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về công tác quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ nếu không có đội 8
  11. ngũ cán bộ thực hiện quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, mà lực lượng nòng cốt là công an. 1.2.3. Thực hiện kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; khen thưởng và xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ Thứ nhất: Kiểm tra, thanh tra là chức năng thiết yếu của quản lý Nhà nước. Thứ 2: Kiểm tra, thanh tra góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước. Thứ 3: Kiểm tra, thanh tra là một phương thức bảo đảm pháp chế XHCN. Thứ 4: Thanh tra là một biện pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật. 1.3. Các yếu tố tác động đến thực hiện pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ 1.3.1. Yếu tố khách quan Tác động đến thực hiện pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hổ trợ bao gồm nhiều yếu tố khách quan như sự xuất hiện và gia tăng hoạt động của đối tượng theo chủ nghĩa khủng bố; sự phát triển nhanh của khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế. 1.3.2. Yếu tố chủ quan Nguy cơ đe doạ đến an ninh quốc gia của đất nước không chỉ xuất phát từ bên ngoài, mà còn xuất phát ngay từ chính sách, biện pháp thực hiện những bước đi của quá trình phát triển đất nước, nếu chúng ta mắc phải những sai lầm. TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 Chương 1 tác giả đã trình bày cơ sở lý luận và pháp lý của thực hiện pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hổ trợ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 9
  12. CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VŨ KHÍ, VẬT LIỆU NỔ, CÔNG CỤ HỖ TRỢ CUẢ ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Tình hình thực hiện pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ của ủy ban nhân dân TP.HCM 2.1.1. Về tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ Có thể khẳng định, qua 02 năm tổ chức triển khai thực hiện Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 và Kế hoạch 110/KH-BCA đã góp phần tích cực đối với công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự trong tình hình mới, phục vụ hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong quá trình triển khai, Công an TPHCM đã tập trung vào đối tượng trọng tâm, địa bàn trọng điểm vừa tuyên truyền rộng rãi kết hợp với vận động cá biệt; kịp thời biểu dương những cá nhân, tổ chức tự giác chấp hành tốt. Kết quả, tính đến 12/2019, CATP đã tổ chức 5.051 lượt tuyên truyền với 283.663 người tham dự, phát hành 42.118 tài liệu tuyên truyền phòng chống tội phạm, 86.330 bản tin an ninh trật tự, 98.640 tờ rơi tuyên truyền, ký 6.539 cam kết không sản xuất, mua bán, tàng trử, sử dụng trái phép các loại VK, VLN, CCHT, đốt pháo trái phép đối với số đối tượng có tiền án, tiền sự liên quan đến hoạt động này. CATP đã tổ chức vận động thu hồi, cụ thể: 59 súng săn, súng hơi; 03 súng bắn đạn cao su, 174 súng bắn đạn hơi cay; 28 súng quân dụng; 31 súng thể thao; 36 súng tự chế; 1624 đạn các loại; 67 công cụ hỗ trợ; 556 vũ khí thô sơ các loại; 55 mã tấu các loại; 01 lưỡi lê; 12 đồ chơi nguy hiểm, 01 côn nhị khúc, 01 gậy sắt ba khúc; 176 dùi cui kim loại; 10
  13. 01 kiếm; 01 dao bấm; 01 cây chĩa; 04 túyp sắt; 08 roi điện; 03 bình xịt hơi cay; 01 băng đạn, 03 lựu đạn, mìn; 226 dùi cui điện; 02 súng k59; 101 dùi cui cao su. 2.1.2. Về tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ Luật, Nghị định về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ là cơ sở pháp lý quan trọng, đã thể chế hóa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật, góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, ngành và địa phương về ý nghĩa, vai trò của công tác quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác này và triển khai, thực hiện nghiêm túc, đạt được kết quả đáng khích lệ, tạo sự chuyển biến rõ rệt trên cả ba phương diện: quản lý nhà nước, phòng chống tội phạm và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện Quyết định số 3515/QĐ-BCA-C41 ngày 03 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công an về ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT trong công an nhân dân; CATP xây dựng Kế hoạch số 891/KH-CATP-PC64 ngày 16/04/2018 về triển khai thi hành Luật quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT trong lực lượng CATP. Ngày 25/7/2018 CATP tổ chức Hội nghị truyền hình trực tuyến theo Điện mật số 263/ĐK:HT ngày 17/7/2018 của Bộ Công an về thực hiện Kế hoạch số 113/KH-BCA-C41 ngày 21/5/2018 về tổ chức Hội nghị triển khai thi hành Luật quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT. Ngày 8/10/2018 Bộ Công an có Kế hoạch số 210/KH/BCA- C06 ngày 8 tháng 10 năm 2018 về tăng cường thực hiện công tác quản lý và phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi vi phạm về VK, 11
  14. VLN, CCHT và pháo. Ngày 7 tháng 6 năm 2019, Bộ Công an có Kế hoạch số 105/KH-BCA-C06 về tăng cường công tác quản lý, tuyên truyền, vận động thu hồi và phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi vi phạm về VK, VLN, CCHT và pháo. Căn cứ kế hoạch của Bộ Công an, CATP đã triển khai Kế hoạch số 1464/KH-CATP-PC06 ngày 13 tháng 12 năm 2018 về tăng cường thực hiện công tác quản lý và phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi vi phạm về VK, VLN, CCHT và pháo trên địa bàn thành phố; Kế hoạch số 665/KH-CATP-PC06 ngày 7 tháng 6 năm 2019 về tăng cường công tác quản lý, tuyên truyền, vận động thu hồi và phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi vi phạm về VK, VLN, CCHT và pháo trên địa bàn thành phố. 2.1.3. Về xây dựng, tổ chức bộ máy, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, thực hiện quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ Phải tranh thủ được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của cấp ủy, chính quyền địa phương trong công tác quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT để tạo sự thống nhất trong công tác chỉ đạo và sự xuyên suốt, đồng bộ trong quá trình triển khai thực hiện từ thành phố đên tận phường, xã, thị trấn; Tạo sự phối hợp đòng bộ giữa các ngành, đoàn thể, các tổ chức trong công tác quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT cũng như công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nhằm làm cho mọi người dân nhận biết sâu sắc, đầy đủ về ý nghĩa và trách nhiệm của mình từ đó tích cực, tự nguyện phát hiện, giao nộp VK, VLN, CCHT đồng thời chủ động phát hiện, tố giác giúp lực lượng chức năng nắm bắt nhưng trường hợp phạm tội sử dụng VK, VLN, CCHT gây án. 12
  15. 2.1.4. Về thực hiện kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng và xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ 2.2. Đánh giá chung 2.2.1. Kết quả đạt được Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh luôn chủ động triển khai, thực hiện nghiêm túc quy định pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Thực hiện pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Trước hết, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đã được thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả nhất định. Công tác phổ biến, tuyên truyền Luật, Pháp lệnh và các văn bản hướng dẫn thi hành luôn được xác định là một trong những nội dung quan trọng trong công tác triển khai thực hiện. Vì vậy, ngay từ khi Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 có hiệu lực. Ủy ban nhân dân các quận, huyện đã chủ động chỉ đạo, tuyên truyền, phổ biến cho cán bộ, công chức và nhân dân biết, thực hiện nghiêm các quy định của Luật, Pháp lệnh và các văn bản hướng dẫn thi hành. Cấp ủy, chính quyền địa phương đã chỉ đạo lực lượng Công an phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị -xã hội ở địa phương tổ chức tuyên truyền với nhiều hình thức, biện pháp phong phú, nội dung phù hợp đến tận cơ sở, chủ động sáng tạo trong công tác tuyên truyền nên đã huy động được cả hệ thống chính trị vào cuộc, tạo được sự đồng thuận và tích cực tham gia của quần chúng nhân dân. Hai là, công an Thành phố, công an các quận, huyện đã chủ động tham mưu với cấp ủy, chính quyền ban hành văn bản, thành lập Ban Chỉ đạo tổ chức thực hiện đến tận cơ sở nhằm thống nhất nhận thức, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận và tích cực tham gia của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội trong công tác vận động nhân dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, góp phần quan trọng trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự. Lực lượng Công an TPHCM đã chủ động phối hợp với các lực lượng Bộ đội Biên phòng, Hải quan, Quản lý thị trường làm tốt công tác điều tra cơ bản, thường xuyên tổ chức tuần tra, 13
  16. kiểm soát, bắt giữ và xử lý nghiêm đối với các trường hợp mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, góp phần ngăn chặn tình trạng mua bán, vận chuyển trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ từ bên ngoài vào nước ta. Ba là, Công an thành phố chỉ đạo Công an các đơn vị trực thuộc thực hiện nghiêm, đồng bộ, hiệu quả các biện pháp nghiệp vụ. Để đảm bảo thống nhất, hiệu quả trong công tác quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật, Công an TPHCM đã tăng cường chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ công tác đăng ký, quản lý; từng bước cải cách các thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức và nhân dân. Đồng thời, nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới. Niêm yết công khai thủ tục tại trụ sở tiếp dân, rút ngắn thời gian giải quyết, đơn giản hóa thủ tục đối với các cơ quan, tổ chức trong việc cấp các loại giấy phép về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. Tổ chức kiểm tra định kỳ, đột xuất đối với cơ quan, tổ chức được phép trang bị, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ nhằm kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, khắc phục những sơ hở, thiếu sót trong quá trình thực hiện. Đồng thời, chỉ đạo lực lượng Cảnh sát Quản lý Hành chính về Trật tự Xã hội tiếp nhận hồ sơ, tài liệu và tổ chức thực hiện cấp Giấy phép vận chuyển Vật liệu nổ công nghiệp đảm bảo kịp thời, hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, vận chuyển, kinh doanh. Ngay sau khi Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 có hiệu lực thi hành, Công an TPHCM đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ và Công an các địa phương tăng cường lực lượng phòng ngừa, đấu tranh đối với các loại tội phạm sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; sử dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ để nắm tình hình, quản lý địa bàn, đối tượng. Công an một số địa phương đã huy động tổng hợp các lực lượng nghiệp vụ như: Cảnh sát hình sự, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát trật tự, 113, Cảnh sát giao thông... tổ chức phối hợp tuần tra kiểm soát, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp 14
  17. sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. Sau hơn 5 năm tổ chức triển khai thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017công tác quản lý Nhà nước về vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ đã đạt được những kết quả quan trọng. Việc quản lý các loại vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ được bảo đảm tương đối chặt chẽ, trang bị đúng đối tượng và sử dụng đúng mục đích; công tác bảo quản, kiểm kê đã đi vào nền nếp; công tác tuyên truyền, đăng ký, quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ thường xuyên thực hiện. 2.2.2. Những hạn chế, thiếu sót Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, quá trình triển khai, thực hiện Luật, Pháp lệnh cũng bộc lộ những hạn chế, khó khăn, vướng mắc, cụ thể là: Một là, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật chưa có sự thống nhất, còn nhiều hạn chế, bất cập. Một số văn bản hướng dẫn thực hiện pháp luật còn chậm, chưa đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ; một số quy định trong các văn bản hướng dẫn chưa rõ ràng, cụ thể hoặc chưa được quy định nên quá trình triển khai thực hiện gặp nhiều khó khăn. Bộ luật Hình sự mặc dù đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần nhưng vẫn chưa có điều quy định cụ thể về chế tài xử lý đối với các hành vi mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép các loại vũ khí có tính năng tác dụng tương tự vũ khí quân dụng nên gây khó khăn trong công tác điều tra, xử lý vi phạm. Hai là, công tác tuyên truyền, phố biến nội dung pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành tuy có chuyển biến cơ bản, nhưng vẫn còn một số địa phương chưa làm liên tục nên kết quả còn hạn chế. 15
  18. Ba là, công tác quản lý ở một số cơ quan, đơn vị còn sơ hở, thiếu sót dẫn đến tình trạng mất, thất lạc, tai nạn liên quan đến vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. Bốn là, nguồn kinh phí để phục vụ cho công tác tổ chức thực hiện chưa được đảm bảo. Kinh phí phục vụ công tác tổ chức triển khai thực hiện, kiểm tra, rà soát, phổ biến, tuyên truyền, nhất là công tác tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ chưa được bảo đảm đầy đủ nên hiệu quả còn hạn chế. Những khó khăn, vướng mắc, hạn chế, tồn tại và nguyên nhân - Hiện nay tình trạng rao bán VK, VLN, CCHT trên mạng Internet rất phức tạp và khó quản lý, một số đối tượng lợi dụng mạng Internet, dịch vụ bưu chính, dịch vụ vận chuyển hàng hóa để hướng dẫn chế tạo, sử dụng, mua bán, vậ chuyển trái phép VK, VLN, CCHT. Phương thức hoạt động rất tinh vi như: lợi dụng facebook, Zalo, để giới thiệu, rao bán và thanh toán tiền tệ qua hệ thống ngân hàng hoặc thu hộ qua ship COD; không ghi địa chỉ người gửi, người nhận mà chỉ ghi tên số điện thoại…để che giấu, nhằm qua mặt các cơ quan quản lý nhà nước. để xử lý được các trường hợp này, đòi hỏi mất nhiều thời gian theo dõi, với sự phối hợp chắt chẽ giữa các cơ quan chức năng có liên quan, áp dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ đẻ truy tìm đối tượng. Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của hạn chế tồn tại -Công tác bảo quản, giữ gìn VK, CCHT của một số đơn vị chưa được quan tâm đúng mức, nhất là tình trạng giấy phép trễ hạn, tình trạng để mất giấy phép sử dụng và mất công cụ hỗ trợ còn xãy ra. Công tác ttor chức thực hiện các văn bản pháp luật quy định về VK, VLN, CCHT, nhất là vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ có 16
  19. làm nhưng chưa sâu, hồ sơ sổ sách quản lý chưa được cập nhật thường xuyên, còn thực hiện thủ công - Việc trao đổi thông tin giữa các ngành, các cấp còn hạn chế, chưa kịp thời, chỉ mới tập trung quản lý số VK, VLN, CCHT được trang bị, cấp phép và có đăng ký, riêng số còn cất giữ trái phép trong nhân dân được phát hiện, thu hồi chưa nhiều, tình trạng tội phạm lợi dụng để gây án còn xảy ra. - Công tác triển khai thực hiện Luật ở một số nơi còn chậm, mang tính hình thức, chưa đồng bộ, hiệu quả chưa cao, công tác kiểm tra hướng dẫn của một số thành viên Ban chỉ đạo chưa thường xuyên. Công tác tuyên truyền vận động chưa sâu, chưa sát, biện pháp còn hạn chế. - Số vũ khí giao nộp, thu hồi được so với số thống kê vẫn cò nhiều, số đối tượng có nghi vấn tàng trữ vũ khí quân dụng trái phép chưa giao nộp và chưa có biện pháp vận đông hiệu quả. Nguên nhân của những tồn tại - Một số cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở chưa thạt sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt,công tác phối hợp giữa các thành viên Ban chỉ đạo một số quận, huyện chưa chặt chẽ, đồng bộ, cá biệt có nơi chủ yếu do lực lượng công an thực hiện. - Ý thức của một bộ phận người dân ngoại thành( vùng sâu, vùng xa) còn bị ảnh hưởng bởi phong tục, tập quán chưa thông suốt, chưa tự giác chấp hành. - Tại một số đơn vị trong công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền chỉ đạo phối hợp tổ chức tuyên truyền, vận động quần chúng còn hạn chế, hình thức, biện pháp còn đơn điệu dẫn đến hiệu quả chưa cao, công tác động viên khen thưởng chưa kịp thời. 17
  20. - Công tác phối hợp giữa các ngành chức năng và các địa phương thật sự chưa chặt chẽ. Công tác tổ chức kiểm tra và phối hợp kiểm tra theo chức năng quản lý nhà nước về VK, VLN, CCHT còn chưa đều, chưa đồng bộ. Nguyên nhân, thường thì ngành nào quản lý lĩnh vực nào chỉ tập trung cho lĩnh vực đó, chưa có quy định, quy chế phối hợp rõ ràng nên hiệu quả không cao, mặt khác việc kiểm tra, chưa duy trì thường xuyên liên tục nên tình trạng vi phạm vẫn tiếp diễn - Mặc dù đã được tuyên truyền nhưng ý thức chấp hành quy định pháp luật trong nhân dân cũng chưa cao, chưa nhận thức đầy đủ về tác hại, mức độ nguy hiểm của các loại VK, VLN, CCHT hoặc do hám lợi mà một só người vẫn bất chấp, xem nhẹ nên không lường trước đượchậu quả xảy ra - Kinh phí phục vụ tổ chức triển khai cuộc vận động còn thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu Biện pháp khắc phục -Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền châp hành pháp luật về quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT tạo nên phong trào rộng khắp, từ đó giúp cho người dân nắm và thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật. -Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, hướng dẫn nhất là việc phối hợp kiểm tra nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước của các cơ quan hữu quan trong công tác quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT. -Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác nghiệp vụ cơ bản cụ thể duy trì công tác điều tra cơ bản, theo tuyến, địa bàn, lĩnh vực quản lý, đối với địa bàn phức tạp nổi lên hoạt động mua bán, tàng trữ VK, VLN, CCHT thì tiến hành mở hồ sơ theo dõi đẻ quản lý. Đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng, sử dụng cơ sở bí mật, cộng tác viên bí mật để phục vụ cho việc phòng ngừa, tổ chức kiểm tra có hiệu quả và quản 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2