intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Thực thi chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:29

7
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Thực thi chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk" được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích, đánh giá thực trạng thực thi chính sách giải quyết việc làm cho LĐNT trên địa bàn huyện Krông Pắc và đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động này tại địa phương trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Thực thi chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ .... ................./.................. ......./....... HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN THỊ VÂN THỰC THI CHÍNH SÁCH GIẢI QUYẾT LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG PẮC, TỈNH ĐẮK LẮK Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8340403 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG ĐẮK LẮK – NĂM 2022 ĐẮK LẮK – NĂM 2022
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS.LÊ KIM DUNG Phản biện 1: PGS.TS. HOÀNG MAI Phản biện 2: PGS.TS. PHẠM THẾ TRỊNH Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng 208 - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Phân viện khu vực Tây Nguyên Số: 02- Đường Trương Quang Tuân - Phường Tân Lập - TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk Thời gian: vào hồi 15 giờ 45 phút ngày 12 tháng 5 năm 2023 Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web của Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU........................................................................................... 1 Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN ... 4 1.1. LĐNT và chính sách giải quyết việc làm cho LĐNT ....... 4 1.2. Một số chính sách giải quyết việc làm đã và đang thực hiện ................................................................................................... 6 1.3. Thực thi chính sách giải quyết việc làm cho LĐNT ........ 7 1.4. Kinh nghiệm thực thi chính sách giải quyết việc làm cho LĐNT ở một số địa phương và bài học rút ra cho huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk. ..................................................................................... 8 Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG PẮC, TỈNH ĐẮK LẮK .................. 9 2.1. Khái quát về huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk .................. 9 2.2. Tổng quan về LĐNT, giải quyết việc làm của huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk ................................................................. 10 2.3. Tổ chức thực thi chính sách giải quyết việc làm cho LĐNT trên địa bàn huyện Krông Pắc .............................................. 11 2.4. Phân tích thực trạng thực thi chính sách giải quyết việc làm cho LĐNT trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk ......... 13 2.5. Đánh giá thực trạng thực thi chính sách giải quyết việc làm cho LĐNT trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk ......... 16 Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THỰC THI CHÍNH SÁCH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG PẮC, TỈNH ĐẮK LẮK ........................................................................... 19
  4. 3.1. Quan điểm, định hướng về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ................................................................................ 19 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện thực thi chính sách giải quyết việc làm cho LĐNT trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk . 20 3.3. Kiến nghị ........................................................................ 23 KẾT LUẬN .................................................................................... 24 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ............................ 25
  5. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trên cơ sở các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về giải quyết việc làm. Những năm qua, Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND huyện Krông Pắc đã ban hành nhiều văn bản để triển khai thực hiện. Vì vậy, đã gặt hái nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế xã hội nói chung và giải quyết việc làm trên địa bàn huyện nói riêng. Tuy nhiên, chất lượng lao động chưa cao, vẫn còn tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm. Đời sống của người lao động gặp nhiều khó khăn. Một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động giải quyết việc làm là do việc thực thi chính sách giải quyết việc làm cho LĐNT trên địa bàn huyện còn bất cập, hạn chế và chưa phát huy được những lợi thế của các chính sách. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Thực thi chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu Liên quan đến chính sách giải quyết việc làm đã có nhiều công trình nghiên cứu được công bố dưới dạng đề tài khoa học, chuyên đề, sách chuyên khảo, luận văn,… Có thể kể đến một số công trình sau đây: Về đề tài khoa học, sách chuyên khảo: - Nghiên cứu "Về Chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam" của PTS. Nguyễn Hữu Dũng, PTS. Trần Hữu Trung (chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội (1997).
  6. 2 - Nghiên cứu về “Những điều cần biết về đào tạo nghề và việc làm đối với lao động nông thôn” của tác giả Hà Anh, nhà xuất bản Chính trị quốc gia (2015). Đề tài “Đổi mới giáo dục nghề nghiệp nhằm phát triển kinh tế, bình đẳng cơ hội và gắn kết xã hội khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ” của các tác giả Trương Anh Dũng và Nguyễn Đức Hỗ (đề tài cấp Bộ, 2017). - Đề tài “Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long” (2019). Luận án Tiến sĩ Quản lý công của Trần Thị Vành Khuyên, Học viện Hành chính Quốc gia. Các bài viết đăng trên báo, tạp chí: - Bài viết “Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn” (2017) của tác giả Nguyễn Hồng Nhung đăng trên Tạp chí Mặt trận, số 229. - Bài viết “Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông”(2020) của tác giả Nguyễn Thị Hải Yến, Trần Nam Thuần đăng trên Tạp chí Công Thương, số 232. - Bài viết “Hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Đắk Lắk, Thực trạng và một số giải pháp”(2020) của nhóm tác giả Đỗ Thị Nhài, Mai Thanh Hương, Bạch Văn Thủy, Đinh Văn Thắng, Mai Tiến Huy đăng trên Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, số 09. Cùng nghiên cứu những nội dung liên quan đến chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn nhưng mỗi đề tài chọn một cách tiếp cận dưới những góc độ khác nhau. Mặt khác, chưa có công trình nào nghiên cứu về thực thi chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Đắk Lăk nói chung, huyện
  7. 3 Krông Pắc nói riêng. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài“Thực thi chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk” là không trùng lặp và cần thiết đối với địa phương. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Phân tích, đánh giá thực trạng thực thi chính sách giải quyết việc làm cho LĐNT trên địa bàn huyện Krông Pắc và đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động này tại địa phương trong thời gian tới. - Nhiệm vụ nghiên cứu + Phân tích cơ sở khoa học thực thi chính sách giải quyết việc làm cho LĐNT. + Phân tích, đánh giá thực trạng thực thi chính sách giải quyết việc làm cho LĐNT trên địa bàn huyện Krông Pắc. + Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động thực thi chính sách giải quyết việc làm cho LĐNT trên địa bàn huyện Krông Pắc trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động tổ chức thực thi chính sách giải quyết việc làm cho LĐNT trên địa bàn huyện Krông Pắc của các chủ thể và đối tượng chính sách. - Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi không gian: Địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk. Phạm vi thời gian: Từ năm 2017 đến năm 2021 và đề xuất giải pháp đến năm 2025. Phạm vi về nội dung: Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu những nội dung liên quan đến hoạt động triển khai chính sách giải quyết việc làm cho LĐNT trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk.
  8. 4 5. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở lý luận và phương pháp luận chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam đề tài kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau đây: Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp; Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Phương pháp thống kê; Phương pháp phân tích, tổng hợp; Phương pháp so sánh. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn - Đóng góp về lý luận: Đề tài góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý luận về chính sách; chính sách giải quyết việc làm cho LĐNT. - Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý địa phương trong việc hoạch định và tổ chức thực thi chính sách giải quyết việc làm cho LĐNT. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung của đề tài được kết cấu gồm 03 chương, cụ thể như sau: Chương 1. Cơ sở khoa học về thực thi chính sách giải quyết việc làm cho LĐNT. Chương 2. Thực trạng thực thi chính sách giải quyết việc làm cho LĐNT trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk. Chương 3. Giải pháp hoàn thiện hoạt động thực thi chính sách giải quyết việc làm cho LĐNT trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk. Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
  9. 5 1.1. Lao động nông thôn và chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn 1.1.1. Lao động nông thôn 1.1.1.1. Khái niệm về LĐNT: LĐNT trong đề tài được hiểu là: những người thuộc lực lượng LĐNT và tham gia hoạt động trong hệ thống các ngành kinh tế nông thôn như: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trong nông thôn. 1.1.1.2. Đặc điểm của LĐNT: Nông thôn là vùng lãnh thổ đặc thù, trong đó chủ yếu là hoạt động sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, LĐNT có những đặc điểm sau đây: Thứ nhất, là mang tính chất thời vụ cao. Thứ hai, số lượng LĐNT chiếm tỷ lệ lớn trong lực lượng lao động cả nước, đa dạng về độ tuổi và có thích ứng lớn. Thứ ba, chất lượng của LĐNT rất thấp (trình độ nghề nghiệp, kỹ năng lao động, thể lực, kiến thức xã hội, khả năng tiếp cận thị trường…). Thứ tư, LĐNT đang có xu hướng già hóa. 1.1.2. Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn 1.1.2.1. Khái niệm về việc làm: Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm. NLĐ là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và có nhu cầu làm việc. 1.1.2.2. Khái niệm về giải quyết việc làm: Giải quyết việc làm là tổng hợp các giải pháp, các biện pháp tạo ra việc làm mới và tạo thêm việc làm cho NLĐ cũng như các cơ hội và điều kiện để NLĐ tự tạo việc làm, tham gia các hoạt động không bị pháp luật cấm có thu nhập.
  10. 6 1.1.2.3. Ý nghĩa của giải quyết việc làm cho LĐNT - Giải quyết việc làm cho LĐNT có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Bởi vì, con người là mục tiêu, động lực của sự phát triển kinh tế và là yếu tố tạo ra lợi ích kinh tế - xã hội. - Giải quyết việc làm cho LĐNT thể hiện vai trò của xã hội đối với người lao động ở nông thôn và hạn chế được những phát sinh tiêu cực cho xã hội do thiếu việc làm gây ra. 1.1.3. Chính sách giải quyết việc làm cho LĐNT 1.1.3.1. Khái niệm về chính sách: Khái niệm chính sách được sử dụng trong đề tài này được hiểu theo nghĩa chính sách công. Cụ thể: chính sách là những phương sách, kế hoạch của Nhà nước nhằm định hướng, ổn định, phát triển các vấn đề trong xã hội. 1.1.3.2. Khái niệm về chính sách giải quyết việc làm Chính sách giải quyết việc làm trong đề tài được hiểu là sự thể chế hoá pháp luật của Nhà nước trên lĩnh vực lao động và việc làm, là hệ thống các quan điểm, phương hướng mục tiêu và các giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động. 1.2. Một số chính sách giải quyết việc làm đã và đang được triển khai Trên thực tế, mỗi chính sách có những mục tiêu riêng vì vậy mà nội dung cũng khá phong phú. Thông qua quá trình phân tích, đánh giá các chính sách giải quyết việc làm cho LĐNT hiện hành, có thể khái quát các nội dung chủ yếu sau: - Chính sách cho vay vốn tạo việc làm từ Quỹ Quốc gia về việc làm (Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm, Nghị
  11. 7 định số 74/2019/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP..) - Chính sách đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ( Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020 được Quốc hội khoá XIV kỳ họp thứ 10 thông qua vào ngày 13 tháng 11 năm 2020, Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2022...) - Chính sách đào tạo nghề cho LĐNT (Quyết định số 1956/QĐ – TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “ ĐTN cho LĐTN đến năm 2020…). - Chính sách hỗ trợ giao dịch việc làm (Luật Việc làm năm 2013; Thông tư số 27/2009/TT-BLĐTB&XH ngày 24/07/2015 của Bộ LĐTB&XH hướng dẫn thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động). - Chính sách hỗ trợ và thúc đẩy thực hiện các chương trình, dự án, mô hình dạy nghề, giải quyết việc làm đặc thù cho khu vực nông thôn (chính sách giải quyết việc làm thông qua các chương trình kinh tế - xã hội, chính sách giải quyết việc làm thông qua phát triển ngành nghề nông thôn và làng nghề, chính sách giải quyết việc làm cho LĐNT thông qua kêu gọi, thu hút đầu tư trên địa bàn). 1.3. Thực thi chính sách giải quyết việc làm cho LĐNT 1.3.1. Khái niệm thực thi chính sách giải quyết việc làm cho LĐNT Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài khái niệm thực thi chính sách giải quyết việc làm cho LĐNT được tác giả hiểu theo nghĩa sau: thực thi chính sách giải quyết việc làm cho LĐNT là toàn bộ quá trình hoạt động của các chủ thể theo các cách thức khác nhau nhằm
  12. 8 hiện thực hóa nội dung chính sách giải quyết việc làm cho LĐNT theo những mục tiêu đã đề ra. 1.3.2. Vai trò của thực thi chính sách giải quyết việc làm cho LĐNT Thứ nhất, thực hiện chính sách giúp từng bước hiện thực hóa mục tiêu chính sách giải quyết việc làm cho LĐNT. Thứ hai, thực hiện chính sách khẳng định tính đúng đắn của chính sách giải quyết việc làm cho LĐNT. Thứ ba, thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho LĐNT giúp cho chính sách này ngày càng hoàn thiện hơn. 1.3.3. Quy trình thực thi chính sách giải quyết việc làm cho LĐNT Đề tài phân tích quy trình thực thi chính sách gồm các bước: - Xây dựng văn bản và kế hoạch triển khai chính sách - Tổ chức bộ máy và phân công, phối hợp thi chính sách - Phổ biến, tuyên truyền việc thực thi chính sách - Huy động nguồn lực, phối hợp thực thi chính sách - Kiểm tra, giám sát và sơ kết, tổng kết 1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách giải quyết việc làm cho LĐNT. Đề tài phân tích các yếu tố sau: - Chính sách hiện hành - Năng lực của đội ngũ thực thi chính sách - Công tác phối hợp thực thi chính sách
  13. 9 - Sự tham gia của người dân - Nguồn lực vật chất thực hiện chính sách 1.4. Kinh nghiệm thực thi chính sách giải quyết việc làm cho LĐNT ở một số địa phương và bài học rút ra cho huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk. Đề tài tập trung phân tích kinh nghiệm thực thi chính sách giải quyết việc làm tại huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai và huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk. Từ đó, rút ra một số bài học cho huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk như sau: Thứ nhất, trong việc thực thi chính sách giải quyết việc làm cho LĐNT không thể thiếu sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị ở địa phương. Thứ hai, trên cơ sở chương trình quốc gia về giải quyết việc làm; chương trình, kế hoạch về giải quyết việc làm của Tỉnh, xây dựng chương trình, kế hoạch giải quyết việc làm của huyện; gắn giải quyết việc làm với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để tạo nhiều việc làm, thu hút nhiều lao động tham gia. Thứ ba, tạo môi trường và hành lang pháp lý thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn huyện mở rộng sản xuất kinh doanh thu hút nhiều lao động. Thứ tư, Thực hiện tốt công tác giáo dục- ĐTN cho NLĐ, dạy nghề gắn với thị trường lao động. Đặc biệt chú trọng đến việc ĐTN cho lao động nông dân, nhất là trong điều kiện mới. Thứ năm, tổ chức tốt các hoạt động tư vấn, các phiên giao dịch giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động nhằm hỗ trợ cho NLĐ trong việc tìm kiếm việc làm phù hợp và sử dụng các nguồn vốn vay hiệu quả. Tiểu kết Chương 1
  14. 10 Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG PẮC, TỈNH ĐẮK LẮK 2.1. Khái quát về huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk 2.1.1. Điều kiện tự nhiên: Huyện Krông Pắc nằm ở phía Đông tỉnh Đắk Lắk, dọc hai bên Quốc lộ 26, từ km 12 đến km 50, trung tâm huyện cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 30 km, có diện tích tự nhiên là 62.581 ha dân số 195.542 người, có 35 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 36,49% dân số toàn huyện. Huyện Krông Pắc hiện có 16 đơn vị hành chính (15 xã và 01 thị trấn) với 249 thôn, buôn, tổ dân phố, trong đó có 177 thôn, 59 buôn và 13 tổ dân phố. 2.1.2. Tình hình kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân nhiệm kỳ (2015 -2020) đạt 9,78%; thu nhập bình quân đầu người năm 2021 đạt 49 triệu đồng/người/năm. 2.1.3. Tình hình xã hội: Thời gian qua, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao diễn ra sôi nổi với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu thụ hưởng của người dân. Lĩnh vực giáo dục và đào tạo, y tế được quan tâm. Tỷ lệ hộ nghèo 5,54%, cận nghèo chiếm 3,82%. 2.2. Tổng quan về LĐNT, giải quyết việc làm của huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk Trong những năm gần đây tình hình lao động, việc làm trên địa bàn huyện Krông Pắc có nhiều biến động. Kết quả cụ thể được thể hiện qua Bảng số liệu 2.1. Bảng 2.1. Số lao động có việc làm và thất nghiệp trên địa bàn huyện Krông Pắc giai đoạn 2017 -2021
  15. 11 Đơn Năm Năm Năm Năm Năm TT Chỉ tiêu vị tính 2017 2018 2019 2020 2021 Tổng số người tham 1 Người 110.339 136.285 138.120 140.473 143.655 gia hoạt động kinh tế 2 Số người có việc làm Người 109.531 135.543 137.320 139.440 142.355 3 Số người thất nghiệp Người 808 742 800 1.033 1.300 4 Tỷ lệ thất nghiệp % 0,73 0,54 0,58 0,73 0,90 Nguồn: Phòng LĐTB & XH huyện Năm 2017, lực lượng lao động của huyện là 110.339 người. Trong đó, số người có việc làm là 109.531 người, số người chưa có việc làm là 808 người. Năm 2021, lực lượng lao động của huyện là 143.655 người. Trong đó, số người có việc làm 142.355 người tăng 32.824 người so với năm 2017 và số người chưa có việc làm là 1.300 người tăng 492 người so với năm 2017. 2.3. Tổ chức thực thi chính sách giải quyết việc làm cho LĐNT trên địa bàn huyện Krông Pắc 2.3.1. Xây dựng văn bản và kế hoạch thực hiện chính sách Tại Đại hội Đảng bộ huyện Krông Pắc lần thứ nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã ban hành Nghị quyết xác định chỉ tiêu giải quyết việc làm hàng năm của huyện. UBND huyện đã có Đề án ĐTN và giải quyết việc làm giai đoạn 2016 – 2021 theo Quyết định số 1576/QĐ-UBND ngày 26/9/2016. Các chương trình, dự án, chính sách lớn của Trung ương, Tỉnh đều có kế hoạch triển khai cụ thể trong huyện. Các chính sách giải quyết việc làm đều đã được tổ chức xây dựng đề án, chương trình hoặc kế hoạch chi tiết và được ban hành theo đúng quy định. Tuy nhiên, tiến độ ban hành còn chậm và chưa có sự tham gia của nhiều chủ thể dẫn đến kết quả thực hiện chính sách chưa cao.
  16. 12 2.3.2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách Kết quả khảo sát ở biểu đồ 2.2 cho thấy, công tác tuyên truyền được thực hiện thường xuyên và rất thường xuyên chiếm 48%; 42% ý kiến cho rằng thỉnh thoảng; 9% ý kiến trả lời là hiếm khi thực hiện và 1% cho rằng không thực hiện. Biểu đồ 2.2. Mức độ tuyên truyền chính sách Nguồn: Kết quả khảo sát người LĐNT năm 2022 2.3.3. Tổ chức bộ máy và phân công, phối hợp thực thi chính sách Chính sách giải quyết việc làm và hỗ trợ cho NLĐ trong giai đoạn 2016 -2021 của huyện Krông Pắc nhìn chung đã được quan tâm chỉ đạo và phối hợp trong hoạt động của các phòng ban chuyên môn và các xã. Giai đoạn 2017 -2021, huyện đã giải quyết bình quân năm đạt trên 132.000 lao động. Bên cạnh sự phối hợp giữa các tổ chức, đơn vị thực hiện đã có sự phối hợp giữa các chính sách, giữa các đề án để tạo đà thuận lợi cho sự phát triển chung. 2.3.4. Huy động và sử dụng nguồn lực thực thi chính sách Nguồn lực để thực thi chính sách bao gồm nguồn nhân lực, nguồn vốn và nguồn lực về cơ sở vật chất, khoa học công nghệ
  17. 13 nhằm đảm bảo hoàn thành các mục tiêu mà chính sách đã đề ra. Kinh phí để thực thi chính sách giải quyết việc làm cho LĐNT trên địa bàn huyện giai đoạn 2017 -2021 là 65,76 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương và tỉnh là 30,5 tỷ đồng, ngân sách huyện 25,6 tỷ đồng, còn lại là các nguồn khác. 2.3.5. Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá, sơ tổng kết Công tác kiểm tra, giám sát đánh giá giữa kỳ được tổ chức thường xuyên theo quy định, bám sát các quy định của pháp luật, kịp thời rút kinh nghiệm khi thực hiện các chính sách cụ thể, qua đó góp phần nâng cao năng lực cán bộ. Tại huyện, bình quân mỗi năm có gần 30 đoàn kiểm tra, giám sát các cấp (huyện, xã) theo phương châm Ban Chỉ đạo cấp huyện kiểm tra, giám sát việc thực hiện hoạt động Đề án đối với tất cả các xã; cấp xã kiểm tra, giám sát tất cả các lớp dạy nghề, giải quyết việc làm cho LĐNT trên địa bàn. 2.4. Phân tích thực trạng thực thi chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk 2.4.1. Chính sách cho vay vốn tạo việc làm từ Quỹ Quốc gia về việc làm Theo báo cáo của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Bảng biểu 2.2, đến thời điểm hiện tại, tổng doanh số cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm trên địa bàn huyện đạt 26,325 tỷ đồng. Bảng 2.2. Thống kê số liệu vốn vay và giải quyết việc làm mới cho LĐNT giai đoạn 2017 – 2021
  18. 14 Năm Năm Năm Năm Năm Giai đoạn STT Nội dung ĐVT 2017 2018 2019 2020 2021 2017 -2021 Triệu 1 Vốn vay 1.723 3.195 4.667 6.962 9.778 26.325 đồng Giải quyết 2 Lao động 61 99 154 213 290 817 việc làm mới Nguồn: Ngân hàng chính sách xã hội huyện Giai đoạn 2017 – 2021, hoạt động vay vốn tạo việc làm từ quỹ Quốc gia về việc làm đã giải quyết việc làm cho 817 LĐNT. 2.4.2. Chính sách đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng Trên địa bàn huyện Krông Pắc, giai đoạn 2017 – 2021, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động và Trung tâm Dịch vụ việc làm đã tư vấn cho 305 lượt người, xuất khẩu 150 lao động/ kế hoạch 175 lao động đạt 86% (được nêu trong bảng 2.3). Các lao động chủ yếu làm việc tại các nước: Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Lào… Tổng số vốn cho vay xuất khẩu lao động giai đoạn 2017 – 2021 trên địa bàn huyện Krông Pắc là 12,9 tỷ đồng, giải quyết cho 86 đối tượng vay. Tuy nhiên, so với lực lượng lao động của huyện, số lao động tham gia đi xuất khẩu lao động vẫn còn ít, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của huyện. 2.4.3. Chính sách đào tạo nghề cho LĐNT Kết quả về dạy nghề cho LĐNT giai đoạn 2017 – 2021, huyện đã mở được 51 lớp ĐTN đạt 100% so với kế hoạch; ĐTN cho 2.666 người đạt 116% so với kế hoạch; giải quyết việc làm mới cho 2.405 lao động, so với kế hoạch 2.050 lao động, đạt 117% so với kế; tỷ lệ
  19. 15 lao động qua đào tạo 48,5% đạt 101% so với kế hoạch, tỷ lệ lao động qua ĐTN 40% đạt 101% so với kế hoạch. 2.4.4. Chính sách hỗ trợ dịch vụ việc làm Giai đoạn 2017 – 2021, đã tổ chức 21 phiên giao dịch việc làm, thu hút 38 lượt doanh nghiệp tham gia, 2.390 lượt người đăng ký dự tuyển dụng, số lao động được tuyển dụng thông qua sàn giao dịch việc làm là 2.125 người, chiếm tỷ lệ 89% tổng số người đăng ký tìm việc và đáp ứng 85% nhu cầu tuyển dụng các vị trí việc làm của doanh nghiệp. Kết quả trên cho thấy việc thu hút nguồn cung lao động trong việc kết nối cung – cầu trên thị trường lao động còn chiếm tỷ lệ thấp so với quy mô và nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, đặc biệt là khả năng cung ứng lao động phổ thông. 2.4.5. Chính sách hỗ trợ và thúc đẩy thực hiện các chương trình, dự án, mô hình dạy nghề, giải quyết việc làm đặc thù cho khu vực nông thôn 2.4.5.1. Chính sách giải quyết việc làm thông qua các chương trình kinh tế - xã hội Kết quả là trong 05 năm 2017 - 2021, huyện đã tạo việc làm cho 142.355 lao động, năm 2021 tạo việc làm cho hơn 6.000 lao động. Trong đó, các chương trình, dự án phát triển kinh tế- xã hội đã giải quyết việc làm cho hơn 1000 LĐNT. 2.4.5.2. Chính sách giải quyết việc làm thông qua phát triển ngành nghề nông thôn và nghề truyền thống Đến cuối năm 2021, trên địa bàn huyện Krông Pắc có 446 cơ sở ngành nghề nông thôn hoạt động với 651 lao động tham gia vào các nhóm ngành nghề chính như sản xuất gạch ngói, dệt thổ cẩm, gốm sứ, chế biến nông sản, mây tre đan, chế biến gỗ và lâm sản, đan
  20. 16 lát, làm chổi đót, cơ khí, cây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh, xây dựng, vận tải, sửa xe...Tuy nhiên, trên địa bàn huyện Krông Pắc hiện nay vẫn chưa có làng nghề nào được công nhận, các ngành nghề chủ yếu ở mức độ sản xuất nhỏ lẻ; công tác ĐTN đối với cán bộ quản lý, doanh nghiệp, nghệ nhân, thợ còn chưa đúng tầm. 2.4.5.2. Chính sách giải quyết việc làm thông qua thu hút đầu tư trên địa bàn Thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/HU, ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về đẩy mạnh kêu gọi đầu tư trên địa bàn huyện đến năm 2025, UBND huyện đã ban hành Kế hoạch số 73/KH-UBND, ngày 01 tháng 4 năm 2021 của UBND huyện về thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/HU ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đẩy mạnh kêu gọi đầu tư trên địa bàn huyện đến năm 2025. Kết quả từ năm 2020 – 2021, kêu gọi đầu tư trên các lĩnh vực đạt trên 4.561 tỷ đồng, với 16 dự án đầu tư, trong đó lĩnh vực Công nghiệp - Xây dựng đã có chủ trương đầu tư là 1.036 tỷ đồng. Giải quyết việc làm mới cho hơn 1.500 lao động. 2.5. Đánh giá thực trạng thực thi chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk 2.5.1. Những kết quả đạt được Một là, Chương trình việc làm giai đoạn 2017 - 2021 đã thật sự tạo được những chuyển biến tích cực và góp phần quan trọng trong giải quyết việc làm cho NLĐ, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Hai là, việc thực thi chính sách giải quyết việc làm cho LĐNT tại huyện Krông Pắc luôn được các cấp các cấp, các ngành, Huyện ủy, UBND huyện quan tâm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2