intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội

Chia sẻ: Tuhai999 Tuhai999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

21
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích cơ bản của luận văn này là đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Đề xuất các giải pháp đảm bảo tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HOÀNG VŨ TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TRONG PHÒNG NGỪA ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM CƯỚP GIẬT TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI, NĂM 2018
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đàm Bích Hiên Phản biện 1: TS. Đỗ Thị Kim Tiên Học viện Hành chính Quốc gia Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Đức Minh Học viện Khoa học Xã hội Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp 402, Nhà A - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia. Số: 77- Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa TP Hà Nội Thời gian: vào hồi 9 giờ 45’ ngày 31 tháng 10 năm 2018. Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia.
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tình hình tội phạm cướp giật tài sản có những diễn biến phức tạp và xu hướng ngày càng gia tăng không chỉ về số vụ mà cả về tính chất, hậu quả thiệt hại về tài sản, về tính mạng sức khỏe và tinh thần con người ngày càng trầm trọng, gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của Thành phố Hà Nội với tư cách là Thủ đô của cả nước. Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác tổ thực hiện pháp luật trong phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản nhằm giúp các nhà quản lý chủ động có các giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng ngừa tội phạm, đưa pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu vào cuộc sống, nâng cao chất lượng hoạt động thực thi công vụ, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính. Vì vậy, luận văn nghiên cứu về lý luận, thực tiễn tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa và đấu tranh phòng chống tội cướp giật tài sản, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp đảm bảo tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa và đấu tranh phòng chống tội cướp giật tài sản trên địa bàn Thành phố Hà Nội, nhằm phòng ngừa, hạn chế tội phạm cướp giật tài sản đem lại sự tin tưởng vào pháp luật cho mọi người dân trên địa bàn Thành phố Hà Nội, đồng thời tôn vinh hình ảnh Thủ đô trên trường quốc tế. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề tổ thực hiện pháp luật trong phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản đã được đề cập, nghiên cứu ở nhiều mức độ, khía cạnh khác nhau như: Trong các giáo trình luật hình sự; trong các tập bình luận khoa học về luật hình sự, trong các luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ, trong các bài báo và tạp chí. Các công trình nghiên cứu này đã phân tích nguyên nhân, điều kiện của tội phạm cướp giật tài sản và các biện pháp phòng ngừa và đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản. Trong các công trình khoa học nêu trên đã có sự nghiên cứu, phân tích về tội cướp giật tài sản và phòng chống tội phạm cướp giật tài sản ở nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu chuyên sâu về tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản một cách đầy đủ, có hệ thống trên địa bàn thành phố Hà Nội. Vì vậy, luận văn này là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu về tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản ở Hà Nội và không có sự trùng lặp
  4. 2 về phạm vi, đối tượng nghiên cứu với các công trình khoa học đã được công bố. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn. 3.1 Mục đích nghiên cứu. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản trên địa bàn Thành phố Hà Nội, luận văn đề xuất các giải pháp đảm bảo tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản trên địa bàn Thành phố Hà Nội. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu. -Nghiên cứu những vấn đề lý luận về tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản. - Đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản trên địa bàn Thành phố Hà Nội. - Đề xuất các giải pháp đảm bảo tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản trên địa bàn Thành phố Hà Nội. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn. 4.1. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản trên địa bàn Thành phố Hà Nội. 4.2. Phạm vi nghiên cứu. - Về mặt không gian: Luận văn nghiên cứu việc tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản trong phạm vi Thành phố Hà Nội. - Về mặt thời gian: Luận văn nghiên cứu về tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản trên địa bàn Thành phố Hà Nội từ năm 2010 đến năm 2017. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn. 5.1. Phương pháp luận. Luận văn nghiên cứu dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng về pháp luật, thực hiện pháp luật, về tội phạm và đấu tranh phòng chống tội phạm.
  5. 3 5.2. Phương pháp nghiên cứu. - Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lê nin và các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp, thống kê, phân tích và tổng hợp, so sánh, khảo sát. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn. - Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học làm rõ những vấn đề lý luận và đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2017. Trên cơ sở phân tích các thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong việc tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Luận văn đã đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm đảm bảo tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản ở Thành phố Hà Nội. 7. Kết cấu luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận văn được chia thành 03 Chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản. Chương 2: Thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chương 3: Phương hướng và giải pháp đảm bảo tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
  6. 4 Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TRONG PHÕNG NGỪA ĐẤU TRANH PHÕNG CHỐNG TỘI PHẠM CƢỚP GIẬT TÀI SẢN 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Khái niệm tổ chức thực hiện pháp luật Theo Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật của Đại học Luật Hà Nội thì “thực hiện pháp luật là hoạt động có mục đích nhằm hiện thực hóa các quy định của pháp luật, làm cho chúng đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật” [9,tr185]. Tương tự như vậy, Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật của Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội định nghĩa: “Thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật”[15,tr494]. Mặc dù có những điểm khác nhau nhất định khi đưa ra định nghĩa, song các tác giả, các công trình nghiên cứu nêu trên đều nhận thấy thực hiện pháp luật có các đặc điểm (dấu hiệu) cơ bản như: (i) Thực hiện pháp luật là hành vi pháp luật (hành động hoặc không hành động) hợp pháp, nghĩa là hành vi đó hoàn toàn phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của pháp luật; (ii) Thực hiện pháp luật phải là hành vi xác định hay xử sự thực tế của con người và (iii) Thực hiện pháp luật là xử sự của các chủ thể nhằm hiện thực hóa các quy định pháp luật. “Thực hiện pháp luật là quá trình các thành viên trong xã hội thực hiện các hành vi xử sự theo yêu cầu của pháp luật dưới những hình thức và tính chất thực hiện khác nhau nhưng cùng nhằm mục đích bảo đảm cho pháp luật được thực hiện, tăng cường pháp chế trong đời sống nhà nước và xã hội”[9, trang 227 -229] Dưới góc độ pháp lý thì thực hiện pháp luật là hoạt động có mục đích nhằm hiện thực hóa các quy định của pháp luật làm cho chúng đi vào cuộc sống trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật. Từ những phân tích trên về thực hiện pháp luật, có thể đưa ra khái niệm về tổ chức thực hiện pháp luật như sau: Tổ chức thực hiện pháp luật là quá trình hướng dẫn, chuẩn bị các nguồn lực, điều kiện đảm bảo như con người, tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất để nhằm đưa pháp luật vào cuộc sống.
  7. 5 1.1.2. Khái niệm pháp luật trong phòng ngừa và đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản Phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm là hoạt động của tất cả các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội và của mọi công dân trong xã hội áp dụng tổng hợp và đồng bộ các biện pháp khác nhau hướng vào thủ tiêu những nguyên nhân và điều kiện phạm tội, cũng như loại bỏ các yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến quá trình hình thành tội phạm, đồng thời từng bước hạn chế, đẩy lùi và tiến tới loại bỏ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội. Tội cướp giật tài sản, được hiểu là hành vi công khai chiếm đoạt tài sản của người khác một cách nhanh chóng và bất ngờ rồi tẩu thoát để tránh sự phản kháng của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản. Hình phạt và tội danh Tội cướp giật tài sản được quy định tại điều Điều 171 - Bộ luật hình sự năm 2015. Từ những phân tích trên có thể khẳng định phòng ngừa đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản là hoạt động của tất cả các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội và của mọi công dân trong xã hội áp dụng tổng hợp và đồng bộ các biện pháp khác nhau hướng vào thủ tiêu những nguyên nhân và điều kiện phạm tội, cũng như loại bỏ các yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến quá trình hình thành tội phạm, đồng thời từng bước hạn chế, đẩy lùi và tiến tới loại bỏ tội phạm cướp giật tài sản ra khỏi đời sống xã hội. Như vậy, Pháp luật trong phòng ngừa và đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản là hệ thống các qui phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động của các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội và của mọi công dân trong áp dụng tổng hợp và đồng bộ các biện pháp khác nhau hướng vào thủ tiêu những nguyên nhân và điều kiện phạm tội, cũng như loại bỏ các yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến quá trình hình thành tội phạm, đồng thời từng bước hạn chế, đẩy lùi và tiến tới loại bỏ tội phạm cướp giật tài sản ra khỏi đời sống xã hội. Trên cơ sở khái niệm tổ chức thực hiện pháp luật và pháp luật trong phòng ngừa và đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản, có thể rút ra khái niệm tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản là hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc hướng dẫn, chuẩn bị các nguồn lực, điều kiện đảm bảo các qui phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động của các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội và của mọi công dân trong áp dụng tổng hợp và đồng bộ các biện pháp khác nhau hướng vào thủ tiêu
  8. 6 những nguyên nhân và điều kiện phạm tội, cũng như loại bỏ các yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến quá trình hình thành tội phạm, đồng thời từng bước hạn chế, đẩy lùi và tiến tới loại bỏ tội phạm cướp giật tài sản ra khỏi đời sống xã hội, được thực hiện trên thực tế. 1.2. Đặc điểm của tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa đấu tranh phòng chống tội phạm cƣớp giật tài sản. Tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản có những đặc điểm sau: - Tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản là hoạt động đưa kết quả của hoạt động xây dựng pháp luật là các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực thi hành vào cuộc sống nghĩa là các quy phạm pháp luật sẽ được các chủ thể khác nhau thực hiện một cách hợp pháp trong thực tế cuộc sống. Trong đấu tranh phòng ngừa tội phạm cướp giật tài sản được thực hiện bởi tất cả các chủ thể trong xã hội, không phải của riêng tổ chức hay cá nhân nào. - Tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản là hành vi hợp pháp của các chủ thể pháp luật trong đấu tranh phòng ngừa tội cướp giật tài sản. Các hành vi của các chủ thể này không trái pháp luật, không vượt quá phạm vi các quy định của pháp luật, phù hợp với quy định của pháp luật và có lợi cho xã hội, cho Nhà nước. Hành vi xử sự của các chủ thể theo yêu cầu của pháp luật. Hành vi đó được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động - Tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản tiến hành bởi nhiều chủ thể với nhiều cách thức khác nhau như các cơ quan của Đảng, các cơ quan quyền lực nhà nước, các cơ quan hành chính, cơ quan tư pháp, các tổ chức xã hội… 1.3. Vai trò của tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa đấu tranh phòng chống tội phạm cƣớp giật tài sản. Tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng công tác phòng ngừa đấu tranh phòng chống, đẩy lùi tội phạm cướp giật tài sản. Thông qua việc tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản nâng cao năng lực của đội ngũ công chức, cơ quan tiến hành tố tụng, góp phần vào việc chấp hành
  9. 7 nghiêm chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật về phòng chống, đấu tranh với tội phạm cướp giật tài sản. Thông qua việc tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản nâng cao ý thức cảnh giác tội phạm cho nhân dân. Đây là biện pháp bảo vệ tốt nhất tài sản của công dân cũng như nâng cao hiệu quả bảo vệ chế độ, ngăn ngừa tội phạm xâm phạm quyền sở hữu của nhà nước. 1.4. Nội dung tổ chức thực hiện pháp luật trong trong phòng ngừa đấu tranh phòng chống tội phạm cƣớp giật tài sản. Tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản gồm những nội dung cơ bản sau: - Ban hành văn bản pháp luật hướng dẫn, triển khai thựcc hiện các qui định của pháp luật trong phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản. - Hoàn thiện các thiết chế thực hiện pháp luật trong phòng ngừa đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản. - Đảm bảo thực hiện các qui định của pháp luật về phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh các hành vi cướp giật tài sản. - Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tội phạm cướp giật tài sản cho nhân dân. - Đảm bảo các nguồn lực về con người, về cơ sở vật chất đối với hoạt động phòng chống tội phạm cướp giật tài sản. - Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật trong phòng ngừa đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản. 1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến tổ chức thực hiện pháp luật trong trong phòng ngừa đấu tranh phòng chống tội phạm cƣớp giật tài sản. - Chính sách pháp luật trong tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản. Với vị trí là công cụ chủ yếu để quản lý xã hội, vai trò to lớn của pháp luật chỉ có thể được phát huy trong cuộc sống khi có một quá trình “tổ chức để thực thi” cần phải đồng bộ hóa từ chuẩn bị nguồn lực, xây dựng và triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp cụ thể của từng khâu trong cả ba khâu: Xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật nhằm góp phần xác định rõ trách nhiệm của từng ngành, từng cấp, từng cơ quan nhà nước, các tổ chức và công dân.
  10. 8 - Năng lực thực thi công vụ của các chủ thể thực hiện pháp luật trong đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản. Năng lực thực thi công vụ là thuật ngữ chỉ khả năng thể chất và trí tuệ của CBCC trong việc sử dụng tổng hợp các yếu tố như kiến thức, kỹ năng, thái độ, hành vi để thực hiện công việc được giao. Năng lực thực thi công vụ còn bao hàm khả năng kết hợp hài hòa các yếu tố trên trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể nhằm đạt được hiệu quả công việc cao nhất. - Yếu tố ý thức pháp luật của nhân dân. Những năm gần đây, đất nước ta đã có những thành tựu không nhỏ về phát triển kinh tế người dân có nhiều tài sản có giá trị hơn, một điều không thể phủ nhận đời sống của các tầng lớp nhân dân đang được nâng cao, đi cùng với nó là sự nâng lên của trình độ tri thức, nhận thức nói chung và nhận thức pháp luật nói riêng. Nhận thức pháp luật về bảo vệ quyền của mình, đặc biệt là quyền bảo vệ tài sản. Nhân dân ngày càng quan tâm hơn đến pháp luật, ý thức chấp hành, thực hiện pháp luật có những tiến bộ rõ rệt. - Yếu tố cơ sở vật chất và công cụ hỗ trợ phục vụ công tác tổ chức thực hiện pháp luật trong đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản. Tài chính và điều kiện vật chất kỹ thuật cũng là yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản. Cần xác định rõ các hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật để dự liệu về phương tiện làm việc, nguồn kinh phí sát với yêu cầu của nhiệm vụ phòng ngừa tội phạm cướp giật tài sản. Tăng cường nguồn kinh phí cho học tập luật, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trang bị công nghệ tin học, tài liệu phục vụ cho hoạt động công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, kinh phí hỗ trợ các đoàn thể trong việc tuyên truyền phòng ngừa đấu tranh tội phạm cướp giật tài sản. - Các thiết chế tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản. Tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản là trách nhiệm của rất nhiều cơ quan, tổ chức. Vì vậy việc thiết lập các cơ quan, tổ chức phù hợp, chức năng nhiệm vụ rõ ràng, không chồng chéo cũng gióp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của tổ chứcthực hiện pháp luật trong phòng ngừa đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản. 1.6. Các điều kiện đảm bảo tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa đấu tranh phòng chống tội phạm cƣớp giật tài sản
  11. 9 Để quản lý xã hội bằng pháp luật và pháp luật có vị trí thượng tôn, việc tổ chức thực hiện pháp luật là một yếu tố rất quan trọng. Một mặt, Nhà nước có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật một cách có hiệu quả, hiệu lực nhất, mặt khác, bản thân Nhà nước cũng phải tuyệt đối tuân thủ các quy định của pháp luật. Hai yếu tố này có mối quan hệ tương hỗ với nhau. Việc Nhà nước tuyệt đối tuân thủ các quy định pháp luật là cơ sở để tổ chức thực hiện pháp luật có hiệu quả, hiệu lực. Ngược lại, việc tổ chức thực hiện pháp luật có hiệu quả đặt ra yêu cầu tất yếu là Nhà nước phải tuân thủ tuyệt đối các quy định của pháp luật. 1.6.1 Đảm bảo điều kiện về lập pháp. Đối với tội phạm cướp giật tài sản các quy định của pháp luật trong bộ luật hình sự năm 2015 đã rất rõ ràng, so với bộ luật hình sự năm 1999, BLHS 2015 đã sửa đổi, bổ sung thêm một số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự và bỏ đi được một số tình tiết tăng nặng không còn phù hợp, gây bối rối và thiếu nhất quán cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình định tội danh và quyết định hình phạt. 1.6.2. Các điều kiện về năng lực của các cơ quan thực hiện pháp luật Vai trò của cơ quan tổ chức thực hiện pháp luật, hay chính xác hơn là cơ quan chịu trách nhiệm bảo đảm thực hiện văn bản, là rất quan trọng, đặc biệt là trong hoàn cảnh ý thức tuân thủ pháp luật của các đối tượng có trách nhiệm thực hiện pháp luật chưa cao. Cán bộ không có năng lực thì công việc không thể được giải quyết. Nếu năng lực của cán bộ thực thi pháp luật kém, không đáp ứng được những biến động của tội phạm cũng như quan hệ xã hội thì việc tổ chức thực hiện pháp luật không hiệu quả. 1.6.3. Cơ chế giám sát việc tổ chức thực hiện pháp luật một cách chặt chẽ Giám sát và đánh giá có rất nhiều ý nghĩa đối với việc nâng cao hiệu quả của việc tổ chức thực hiện pháp luật. Đó là công cụ để kiểm soát việc thực hiện pháp luật và đặc biệt là để hạn chế sự lạm quyền của các công chức, viên chức trong quá trình tổ chức thực thi các văn bản quy phạm pháp luật. Giám sát và đánh giá cũng tạo ra áp lực để các cá nhân, tổ chức có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật phải thực hiện theo đúng bổn phận của mình, tránh trường hợp trễ nải trong việc thực hiện nhiệm vụ. Và giám sát, đánh giá cũng là công cụ để thu thập phản hồi nhằm điều chỉnh bản thân các quy định của văn bản quy phạm pháp luật.
  12. 10 1.6.4. Đảm bảo sự độc lập của cơ quan tư pháp. Một trong những đòi hỏi của tư pháp trong Nhà nước pháp quyền là phải độc lập trước các nhánh quyền lực khác của Nhà nước. Tính độc lập của tư pháp cho phép Tòa án đưa ra những phán quyết đúng đắn, chống lại sự tùy tiện của các nhánh quyền lực khác. Sự độc lập của cơ quan tư pháp là điều kiện cần thiết để các chủ thể trong xã hội có thể tiếp cận được với công lý, đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật. 1.6.5. Đảm bảo các điều kiện về kinh tế trong tổ chức thực hiện pháp luật trong đấu tranh phòng chống tội cướp giật tài sản. Điều kiện về kinh tế để trang trải các khoản chi cho công tác tổ chức thực hiện pháp luật như kinh phí cho công tác tổ chức, thù lao, lương cho hệ thống cơ quan thực thi pháp luật, chi phí cho việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm phù hợp luôn là một trong những yếu tố tiên quyết đến hiệu quả của công tác tổ chức thực hiện pháp luật nói chung và trong công tác phòng chống tội phạm cướp giật tài sản nói riêng. TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 Trong chương này, luận văn đã tập trung trình bày những vấn đề lý luận cơ bản nhất về tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản gồm: Khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung các yếu tố ảnh hưởng và các điều kiện đảm bảo đến tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật. Chƣơng 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TRONG PHÕNG NGỪA ĐẤU TRANH PHÕNG CHỐNG TỘI PHẠM CƢỚP GIẬT TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Khái quát chung về tình hình kinh tế xã hội Hà Nội có ảnh hƣởng đến tình hình phòng ngừa đấu tranh phòng chống tội phạm cƣớp giật tài sản. 2.1.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội Hà Nội, thủ đô nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học công nghệ của cả nước. Tổng diện tích tự nhiên khoảng 3.324,52 km2 , đơn vị hành chính gồm có 12 quận, 17 huyện, 01 thị xã (Sơn Tây); Chính điều kiện địa lý địa lý như vậy đã đưa Thành phố Hà Nội là trung tâm đầu não về chính trị, hành chính
  13. 11 quốc gia, trung tâm văn hóa, khoa học công nghệ của cả nước, đồng thời là trung tâm lớn về kinh tế và giao dịch quốc tế. 2.1.2. Ảnh hưởng của tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản Hà Nội là nơi tập trung đông dân cư. Trong mức dân số trung bình của Hà Nội năm 2017, khu vực thành thị là 3.764,1 nghìn người, chiếm 49,2% và tăng 1,7%; khu vực nông thôn là 3.890,7 nghìn người, chiếm 50,8% và tăng 1,8% so với cùng kỳ năm 2016. Mật độ dân số trung bình là 2.279 người/km2, phân bố dân cư không đều, tốc độ đô thị hóa phát triển tương đối nhanh. Hà Nội có lượng khách du lịch đông, là điều kiện thuận lợi để các đối tượng phạm tội cướp giật tài sản lợi dụng hoạt động. Bên cạnh đó Hà Nội còn là nơi tập trung rất nhiều nhà máy, xí nghiệp, các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp vì vậy đây là nơi tập trung của nhiều sinh viên học sinh từ khắc các nơi trên cả nước đổ về nên có thể xem Hà Nội là một địa bàn hết sức phức tạp cho công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung, tội phạm cướp giật tài sản nói riêng. Bên cạnh dân cư đông, địa bàn thành phố Hà Nội là nơi tập trung nhiều tuyến đường, đầu mối giao thông quan trọng, thành phố Hà Nội đi các huyện, thị xã có hàng trăm tuyến phố, ngõ, ngách với mật độ người và phương tiện tham gia giao thông hàng ngày rất lớn là điều kiện thuận lợi để các đối tượng phạm tội cướp giật tài sản lợi dụng hoạt động. Qua thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử, các tội phạm xâm phạm sở hữu luôn chiếm một số lượng lớn và rất phổ biến tại Hà Nội. 2.2. Tình hình tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa và đấu tranh phòng chống tội phạm cƣớp giật tài sản từ năm 2010 đến năm 2017. 2.2.1. Ban hành văn bản pháp luật hướng dẫn, triển khai thực hiện các qui định của pháp luật trong phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản. Các cơ quan của thành phố Hà Nội đã ban hành các văn bản pháp luật để triển khai thực hiện các biện pháp bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật; bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân; áp dụng các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong đó có tội cướp giật tài sản. Cụ thể:
  14. 12 + Mệnh lệnh số 01/ML-CAHN-PV11 ngày 09/10/2017 của Giám Đốc Công an thành phố Hà Nội về tổng kiểm tra, kiểm soát hành chính ban đêm để phòng ngừa, trấn áp tội phạm; + Kế hoạch số 227/KH- BCĐ ngày 01/11/2017 của Ban chỉ đạo 138/CATP về thực hiện Đề án chuyển hóa địa bàn trọng điểm, phức tạp về trật tự an toàn xã hội đến năm 2020 trên địa bàn Thành phố Hà Nội; + Kế hoạch số 1285/KH-CAHN-PV11 ngày 25/4/2017 của Công an thành phố Hà Nội về phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm cướp, cướp giật tài sản, trộm cắp tài sản trên địa bàn Thành phố; + Thông báo số 636/TB-PC45-Đ8 ngày 10/4/2015 của Phòng Cảnh sát hình sự - Công an thành phố Hà Nội về chủ động phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả tội phạm cướp, cướp giật tài sản trên địa bàn Thành phố; + Kế hoạch số 348/KH-CAHN-PV11 ngày 20/11/2016 của Công an thành phố Hà Nội về Tổ chức thực hiện chuyên đề "Phòng chống đối tượng hình sự là người tỉnh ngoài, đối tượng hoạt động lưu động" trên địa bàn Thành phố. + Kế hoạch số 59/KH- UBND ngày 10/5/2011 của Uỷ ban nhân dân Thành phố triển khai Chỉ thị số 48/CT-TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới. + Kế hoạch số 147/KH- UBND ngày 19/12/2012 của Uỷ ban nhân dân Thành phố về đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm xâm hại trẻ em, tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2013- 2015. + Kế hoạch số 350/KH-CAHN-PV11 ngày 20/11/2016 của Công an thành phố Hà Nội về "Phòng, chống tội phạm cướp có vũ khí tại các ngân hàng, cơ sở kinh doanh vàng, bạc và các đối tượng có biểu hiện tàng trữ vũ khí trái phép trên địa bàn thành phố Hà Nội" + Công văn số 2452/CAHN-PV11 ngày 01/6/2018 của Công an thành phố Hà Nội về việc triển khai thực hiện chỉ đạo của đc Bí thư thành ủy và Chủ tich Uỷ ban nhân dân Thành phố về phòng ngừa, đấu tranh, xử lý một số loại tội phạm trên địa bàn Thành phố. 2.2.2. Đảm bảo thực hiện các qui định của pháp luật về phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh các hành vi cướp giật tài sản - Tình hình phát hiện, điều tra các hành vi phạm tội cướp giật tài sản. Theo thống kê của Phòng Cảnh sát Hình sự - Công an Thành phố Hà Nội thì từ đầu năm 2010 đến cuối năm 2017 trên địa thủ đô đã xảy ra
  15. 13 26.105 vụ phạm pháp hình sự, trung bình mỗi năm xảy ra 5.221 vụ. Trong đó, các tội xâm phạm sở hữu đã xảy ra 18.847 vụ, chiếm 72,2% trong tổng số các vụ phạm pháp hình sự. Trong nhóm tội xâm phạm sở hữu đã xảy ra, đặc biệt đáng chú ý là đã phát hiện xảy ra 2.282 vụ cướp giật tài sản, trong đó nổi lên tình trạng cướp giật tài sản của người nước ngoài và các du khách khi đến thăm quan, hợp tác, đầu tư... tại Thủ đô. - Tình hình xét xử các vụ án tội cướp giật tài sản tại thành phố Hà Nội từ năm 2010 - 2017. Bảng 2.3: Bảng thống kê số lƣợng thụ lý và giải quyết vụ án tội phạm cƣớp giật tài sản tại thành phố Hà Nội từ năm 2010 - 2017 Thụ lý Giải quyết Năm Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo 2010 222 344 217 330 2011 219 353 200 322 2012 168 266 164 255 2013 192 287 175 262 2014 173 258 157 225 2015 190 292 162 234 2016 153 218 138 194 2017 116 149 110 139 Tổng 992 1,470 906 1,309 Nguồn: Báo cáo tổng kết của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội Bảng 2.4: Bảng thống kê số lƣợng thụ lý và giải quyết vụ án tội phạm hình sự tại thành phố Hà Nội từ năm 2010 - 2017 Thụ lý Giải quyết Năm Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo 2010 6,725 12,181 6,669 11,991 2011 8,509 15,493 8,452 15,318 2012 9,538 17,884 9,490 17,716 2013 9,378 16,393 9,270 16,111 2014 9,142 16,524 9,063 16,257 2015 8,887 14,931 8,702 14,479
  16. 14 Thụ lý Giải quyết Năm Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo 2016 7,753 13,116 1,670 12,820 2017 7,757 13,144 7,667 12,804 Tổng 52,455 91,992 45,862 90,187 2.2.3. Thiết lập, hoàn thiện thiết chế tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản ở Hà Nội Các tổ chức đảng trên địa bàn thành phố Hà Nội giữ vai trò lãnh đạo toàn diện trong đó có việc thực hiện pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội.Các đoàn thể và tổ chức xã hội là lực lượng to lớn trong thực hiện pháp luật của Nhà nước và tuyên truyền, phổ biến và động viên các hội viên, tổ chức của mình cũng như toàn dân thực hiện pháp luật và giám sát việc thi hành pháp luật. Công an nhân dân, Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân các cấp của Thành phố Hà Nội là những cơ quan bảo vệ pháp luật, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân đây là những cơ quan tham gia trực tiếp vào công tác phòng ngừa đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản. Với đặc thù của tình hình tội phạm và an ninh trật tự của Thủ đô. Thành phố Hà Nội đã xây dựng những thiết chế đặc biệt để nâng cao hiệu quả của công tác phòng ngừa đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản cụ thể như: Mô hình tuần tra liên ngành 141 của Công an Thành phố: Tổ chức các tổ Cảnh sát gồm 3 lực lượng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát Hình sự, Cảnh sát Cơ động chốt chặn, kiểm tra hành chính các đối tượng có biểu hiện nghi vấn, vi phạm luật giao thông từ đó phát hiện các đối tượng phạm tội; Mô hình Tổ Cảnh sát 142 tại các bệnh viện, bến xe, bến tàu để triệt xóa nạn cò mồi, móc túi, trộm cắp, cướp giật tài sản tại các bệnh viện, bến xe, bến tàu. 2.2.4. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tội phạm cướp giật tài sản cho nhân dân. Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tội phạm cướp giật tài sản cho nhân dân là một trong những nội dung quan trọng của tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tội phạm cướp giật cho nhân dân Hà Nội từ năm 2010 đến năm 2017 tập trung vào tuyên truyền, phổ biến những văn bản sau:
  17. 15 - Nghị quyết số 37/2012/QH13 của Quốc hội ngày 23/11/2012 về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác thi hành án năm 2013. - Nghị quyết số 63/2013/QH13 ngày 27/11/2013 của Quốc hội về tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm. - Nghị quyết số 111/2015/QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc hội về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác của Viện kiểm sát nhân dân, của Toà án nhân dân và công tác thi hành án năm 2016 và các năm tiếp theo. - Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 12/5/2009 của Chính phủ về Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020. - Nghị quyết số 98/NQ-Cp ngày 26/12/2014 của Chính phủ về tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống, kiểm soát và cai nghiện ma túy trong tình hình mới… + Từ sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Đảng và hệ thống chính quyền nói chung. Với đặc thù diễn biến về tình hình tội phạm cướp giật tài sản của thủ đô Hà Nội. Thành phố Hà Nội đã ban hành những chỉ thị, quyết định quy định về trách nhiệm, cơ cấu tổ chức, thành lập những cơ quan đặc biệt để phục vụ công tác phòng chống tội phạm, đặc biệt là tội cướp giật tài sản. 2.2.5. Đảm bảo các nguồn lực về con người, về cơ sở vật chất đối với hoạt động phòng chống tội phạm cướp giậttài sản. Công an nhân dân, Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân các cấp của Thành phố Hà Nội là những cơ quan tham gia trực tiếp vào công tác phòng ngừa đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản. Những cơ quan này được đảm bảo về ngân sách hoạt động, có một đội ngũ công chức được đào tạo về chuyên môn đáp ứng được yêu cầu của hoạt động phòng chống tội phạm nói chung và tội cướp giật tài sản nói riêng. Kinh phí, trang thiết bị hỗ trợ cho hoạt động nghiệp vụ trinh sát để phòng ngừa tội phạm cướp giật tài sản trên các tuyến giao thông đường bộ địa bàn thành phố Hà Nội đã được quan tâm ở mức độ nhất định. 2.2.6. Kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện pháp luật trong phòng ngừa đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản. Hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện pháp luật trong phòng ngừa đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản ở Hà Nội được thực hiện theo qui định của pháp luật gồm:
  18. 16 - Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp ở Hà Nội đối với Ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc thi hành pháp luật nói chung và pháp luật trong phòng ngừa đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản nói riêng. - Hoạt động thanh tra, kiểm tra của Uỷ ban nhân dân các cấp ở Thành phố Hà Nội và các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân. - Hoạt động giám sát xã hội của các đoàn thể quần chúng đối với hoạt động thi hành pháp luật của cơ quan nhà nước. - Giám sát của công dân đối với hoạt động thi hành pháp luật của cơ quan Nhà nước. 2.3 Đánh giá về tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa đấu tranh phòng chống tội phạm cƣớp giật tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2010 - 2017. 2.3.1. Những kết quả đạt được Thành phố Hà Nội luôn tổ chức các mặt công tác phòng, chống tội phạm nhằm kiềm chế sự gia tăng của tội phạm cướp giật tài sản với hai hướng cơ bản đó là: phổ biến, tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, truyền thanh, truyền hình qua đó tạo ý thức, nâng cao hiểu biết cho nhân dân về thủ đoạn hoạt động của bọn tội phạm, giúp nhân dân chủ động và tự giác trong việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tội phạm. - Về việc ban hành văn bản pháp luật hướng dẫn, triển khai thục hiện các qui định của pháp luật trong phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản. Các cơ quan của Thành phố Hà Nội như Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, Công an Thành phố Hà Nội đã quan tâm và kịp thời ban hành các văn bản pháp luật để triển khai thực hiện các biện pháp tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm như: Kế hoạch số 1285/CAHN ngày 25/4/2017 về phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm cướp, cướp giật tài sản, trộm cắp tài sản trên địa bàn Thành phố; Thông báo số 636/TB- PC45(Đ8) ngày 10/4/2015 về chủ động phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả tội phạm cướp, cướp giật tài sản trên địa bàn Thành phố… - Về công tác điều tra, khám phá các vụ cướp giật tài sản tại TP Hà Nội: Theo thống kê về số vụ án đã xét xử từ năm 2010 - 2017, Toà án nhân dân Thành phố Hà Nội đã xét xử sơ thẩm đối với 12.689 vụ xâm phạm sở hữu tương ứng với 24.311 bị cáo, trong đó tội cướp giật tài sản
  19. 17 848 vụ với 1.311 bị cáo, bình quân mỗi năm đưa ra xét xử 169 vụ 262 bị cáo. Trong công tác điều tra các vụ cướp giật tài sản, cơ quan điều tra đã quan tâm và tập trung điều tra bóc dỡ nhiều băng nhóm tội phạm có tính chuyên nghiệp, gây án liên tục. - Công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật trong phòng ngừa đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản được tiến hành thường xuyên góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật phòng chống tội phạm cướp giật tài sản. 2.3.2. Những tồn tại, hạn chế Bên cạnh những kết quả đạt được trong tổ chức thực hiện pháp luật về phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản còn tồn tại những hạn chế sau: - Còn nhiều các vụ cướp giật tài sản xảy ra mà chưa được đưa ra ánh sáng, chưa được phát hiện, xử lý theo quy định của pháp luật hình sự hoặc không có trong thống kê tội phạm. - Hoạt động của các cơ quan có trách nhiệm trong tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa và đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản hiệu quả chưa cao. - Công tác thống kê tội phạm nói chung và tội cướp giật tài sản nói riêng chưa đặt ra các tiêu chí thống kê theo quy định có tính chất pháp lý đối với công tác thống kê chuyên ngành hiện nay, đặc biệt là trong thống kê liên ngành, từ đó bỏ sót không đưa vào được hết, ghi chép được hết số tội phạm và số người phạm tội đã được các cơ quan tư pháp hình sự xử lý. - Công tác tuyên truyền pháp luật trong phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản trong quần chúng chưa toàn diện, chưa sâu rộng và chưa hiệu quả. - Kinh phí, trang thiết bị hỗ trợ cho hoạt động nghiệp vụ trinh sát để phòng ngừa tội phạm cướp giật tài sản trên các tuyến giao thông đường bộ địa bàn thành phố Hà Nội còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Hiện tại các trinh sát viên không được trang bị các phương tiện kỹ thuật trinh sát như camera, máy ảnh độ phân giải cao chụp đối tượng di chuyển; phương tiện đi lại chủ yếu là phương tiện cá nhân của trinh sát (chủ yếu là xe mô tô) tự trang bị. 2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế.
  20. 18 - Đội ngũ công chức có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa, đấu tranh phòng và chống tội phạm cướp giật tài sản còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. - Các cơ quan tiến hành tố tụng còn có những hạn chế trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn. Các cơ quan này có liên quan trực tiếp đến kết quả của công tác thực hiện pháp luật trong đấu tranh phòng ngừa tội phạm cướp giật tài sản. Hạn chế về lực lượng, phương tiện và sức ép của số lượng vụ việc phải giải quyết nên chưa tập trung làm chuyên sâu về công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm cướp giật, hiệu quả công tác chưa cao. Một số vụ án xảy ra các đơn vị chỉ tập trung điều tra thời gian đầu, sau đó không khám phá được thì không xác lập chuyên án để sử dụng các biện pháp trinh sát làm rõ, thông báo truy tìm tang vật không được rà soát kỹ mà chỉ gửi cho các đơn vị theo quy định sau đó không có sự đôn đốc, kiểm tra kết quả thực hiện . 2.3.4. Dự báo về tình hình tội phạm cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới. Tình hình tội phạm cướp giật tài sản nói riêng trên địa bàn Thành phố Hà Nội từ năm 2010 đến năm 2017, tác giả đưa ra một số dự báo: Một là, tình hình cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ có những diễn biến phức tạp, số vụ cướp giật tài sản sẽ tăng đáng kể trong những năm tới, đặc biệt tại địa bàn các quận nội thành, trung tâm các huyện, thị xã, các khu dân cư có các cụm công nghiệp và có khu du lịch. Hai là, Việc hình thành những ổ nhóm tội phạm nguy hiểm do những đối tượng thất nghiệp, không có công việc, sa đà vào các tệ nạn xã hội, đặc biệt là nghiện ma túy, cờ bạc, cá độ bóng đá, đối tượng nhiều tiền án liên kết với nhau để thực hiện hành vi phạm tội. Ba là, độ tuổi đối tượng gây án sẽ trẻ hóa hơn mức từ 18 đến 30 tuổi; tỷ lệ đối tượng gây án là học sinh, sinh viên ra trường không có công việc, thất nghiệp, mắc các tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc và mại dâm sẽ tăng lên. Để có tiền thỏa mãn các nhu cầu cá nhân đây là những đối tưỡng rễ bị lôi kéo tham ra thực hiện hành vi cướp giật tài sản. Bốn là, địa bàn gây án sẽ là những nơi đông dân cư như các quận nội thành, các khu công nghiệp, các khu đô thị mới, các địa điểm du lịch tâm linh, các lễ hội lớn, các tuyến đường quốc lộ, các khu vực có tập trung nhiều tài sản và các khu công cộng khác.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2