intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Tổ chức thực hiện pháp luật về văn thư, lưu trữ trong cơ quan, tổ chức Đảng tại tỉnh Bắc Ninh

Chia sẻ: Tuhai999 Tuhai999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

37
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận văn nhằm làm rõ lý luận chung về công tác văn thư, lưu trữ và pháp luật văn thư, lưu trữ; Nghiên cứu thực trạng việc tổ chức thực hiện pháp luật về văn thư, lưu trữ trong hệ thống các cơ quan, tổ chức Đảng ở Bắc Ninh; Đề xuất một số giải pháp để tổ chức thực hiện pháp luật về văn thư, lưu trữ trong hệ thống cơ quan, tổ chức Đảng ở Bắc Ninh trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Tổ chức thực hiện pháp luật về văn thư, lưu trữ trong cơ quan, tổ chức Đảng tại tỉnh Bắc Ninh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGÔ THỊ VÂN QUỲNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ VĂN THƢ, LƢU TRỮ TRONG CƠ QUAN, TỔ CHỨC ĐẢNG TẠI TỈNH BẮC NINH TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 82 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS NGUYỄN THỊ HÀ Hà Nội, 2018
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ HA Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Thị Thu Vân Phản biện 2: PGS. TS Văn Tất Thu Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện hành chính Quốc gia. Địa điểm : Phòng……., Nhà…… -Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện hành chính Quốc gia. Số 77 – đường Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Thời gian : hồi…..giờ…..ngày……tháng……năm 201…… Có thể tìm hiểu thêm luận văn tại thư viện Học viện hành chính Quốc gia hoặc trên web khoa sau đại học, Học viện hành chính Quốc gia.
  3. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Các hoạt động công tác văn thư, lưu trữ luôn gắn liền với quá trình vận hành của bộ máy nhà nước. Tại tỉnh Bắc Ninh, thời gian qua, được sự quan tâm của Thường trực Tỉnh ủy, quá trình triển khai hệ thực hiện pháp luật về văn thư, lưu trữ trong hệ thống các cơ quan, tổ chức Đảng tỉnh Bắc Ninh đã và đang đi vào nền nếp, bảo đảm được các nguồn thông tin cần thiết phục vụ cho hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành của cấp ủy; cung cấp tài liệu, tư liệu, số liệu đáng tin cậy, phục vụ có hiệu quả trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tổ chức thực hiện pháp luật về văn thư lưu trữ trong hệ thống các cơ quan, tổ chức đảng tỉnh Bắc Ninh vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập như: Nhận thức về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công tác văn thư, lưu trữ trong một số cán bộ, công chức còn hạn chế. Việc quản lý văn bản, lập hồ sơ công việc của cán bộ, chuyên viên được phân công theo dõi, giải quyết công việc thực hiện chưa triệt để. Tài liệu lưu trữ còn phân tán, chưa được thu thập, tập trung và chỉnh lý kịp thời, đầy đủ, sắp xếp khoa học nhằm phục vụ tốt cho việc khai thác, sử dụng. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đầu tư kinh phí phục vụ cho công tác văn thư, lưu trữ chưa đáp ứng được yêu cầu. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ làm công tác văn thư, lưu trữ còn bất cập. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hồ sơ tài liệu điện tử 1
  4. chưa được thực hiện đồng bộ và chưa đáp ứng kịp trước những yêu cầu đổi mới, hiện đại hóa nền hành chính trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ tình hình thực tiễn trên đây, tác giả chọn đề tài “Tổ chức thực hiện pháp luật về văn thư, lưu trữ trong cơ quan, tổ chức Đảng tại tỉnh Bắc Ninh” nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Nghiên cứu về công tác văn thư, lưu trữ nói chung và việc tổ chức thực hiện pháp luật về văn thư, lưu trữ trong cơ quan tổ chức Đảng nói riêng, từ trước tới nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, có thể nêu ra một số công trình tiêu biểu như sau: - Nguyễn Thị Hà, Nguyễn Văn Hậu (chủ biên) và các tác giả (2014) “Hỏi – đáp về công tác văn thư, lập hồ sơ và lưu trữ đối với các cơ quan, tổ chức” Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật - Chu Thị Hậu và các tác giả (2016) “Lý luận và phương pháp công ”, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội - Nguyễn Văn Thâm, Nghiêm Kỳ Hồng (2006) - ặ tin - Dương Văn Khâm (2008) “Công tác văn thư, lưu trữ ” NXB Giáo dục - Nguyễn Văn Thâm, Vương Đình Quyền, Nghiêm Kỳ Hồng, Đào Thị Diến (2010) “Lịch sử Lưu trữ Việt Nam” NXB Văn hóa thông tin - Vũ Thị Phụng ; Nguyễn Thị Tâm (2012), 100 câu hỏi - đáp về công tác Văn thư, Nxb Lao động – Xã hội 2
  5. - Nghiêm Kỳ Hồng, Nguyễn Văn Thâm (2001); Những văn bản chỉ đạo, hướng dẫn soạn thảo văn bản và công tác văn thư, lưu trữ , Nxb Chính trị Quốc Gia. - “ ọ Ngân Hà “Một số y kiến về Quản lý nhà nước trong Tạp chí văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 2/2007; và bài viết của tác giả Trần Quốc Thắng “Thống nhất quản lý nhà nước về công tác văn thư, lưu trữ nhìn từ góc độ các quy định pháp lý va thực tiễn” Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 9/2007. Các bài viết trên chủ yếu đề cập đến việc hoàn thiện cơ quan quản lý nhà nước về văn thư lưu trữ chứ chưa đi sâu đề cập đến thực trang công tác quản lý nh - Một số luận văn cao học: Trần Văn Quang “Tổ chức và quản lý văn thư, lưu trữ cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh”, Luận văn Thạc sĩ Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, năm 2014; Nguyễn Đăng Việt “Khảo sát và đánh giá tình hình tổ chức và quản lý công tác văn thư, lưu trữ tại một số Công ty cổ phần trên địa bàn thành phố Hà Nội”, Luận văn Thạc sĩ của Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, năm 2014. 3
  6. Đinh Thị Thu Huyền “Tổ chức công tác lưu trữ trên địa bàn tỉnh Ninh Bình”, Luận văn Thạc sĩ của Trường Đại học Quốc Gia, năm 2015; Đỗ Hồng Lan, (2007) “Quản lý nhà nước về công tác văn thư, lưu trữ của Bộ Tài nguyên và Môi trường”, Luận văn thạc sỹ quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Nguyễn Thị Trà (2011) “Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với công tác lưu trữ trong giai đoạn hiện nay ở nước ta” Luận văn thạc sỹ quản lý hành chính công, Học viện Hành chính 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích Nghiên cứu thực tiễn việc tổ chức thực hiện pháp luật văn thư, lưu trữ nhằm đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật về văn thư, lưu trữ trong hệ thống cơ quan, tổ chức Đảng ở Bắc Ninh trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục đích nêu trên luận văn cần thực hiện một số nhiệm vụ sau: - Làm rõ lý luận chung về công tác văn thư, lưu trữ và pháp luật văn thư, lưu trữ - Nghiên cứu thực trạng việc tổ chức thực hiện pháp luật về văn thư, lưu trữ trong hệ thống các cơ quan, tổ chức Đảng ở Bắc Ninh; - Chỉ ra những điểm đạt được, hạn chế tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế tồn tại; 4
  7. - Đề xuất một số giải pháp để tổ chức thực hiện pháp luật về văn thư, lưu trữ trong hệ thống cơ quan, tổ chức Đảng ở Bắc Ninh trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu: 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật về văn thư, lưu trữ trong cơ quan, tổ chức Đảng tại tỉnh Bắc Ninh 4.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Quá trình tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về văn thư, lưu trữ trong cơ quan, tổ chức Đảng tại tỉnh Bắc Ninh - Phạm vi về không gian: Cơ quan, tổ chức Đảng tại tỉnh Bắc Ninh - Phạm vi thời gian: Từ năm 2011-2016 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn - Phương pháp luận: Luận văn nghiên cứu dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử;Các quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác văn thư, lưu trữ. - Phương pháp nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp điều tra thực tế; phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp và các thủ pháp thống kê.. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Về mặt lý luận: Góp phần bổ sung những vấn đề lý luận về pháp luật văn thư, lưu trữ và thực hiện pháp luật về văn thư, lưu trữ . 5
  8. - Về mặt thực tiễn: + Các số liệu nghiên cứu sẽ giúp cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân nghiên cứu về công tác văn thư, lưu trữ tham khảo; + Các giải pháp đề xuất tổ chức thực hiện pháp luật về văn thư, lưu trữ sẽ giúp cho các cơ quan, tổ chức Đảng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có áp dụng vào thực tế trong thời gian tới. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, bảng biểu, luận văn được cấu thành ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận pháp luật về văn thư, lưu trữ Chương 2: Thực trạng thực hiện pháp luật về văn thư, lưu trữ trong các cơ quan, tổ chức Đảng ở tỉnh Bắc Ninh. Chương 3: Một số giải pháp tăng cường công tác thực hiện pháp luật về văn thư lưu trữ trong cơ quan, tổ chức đảng ở tỉnh Bắc Ninh. 6
  9. Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT VĂN THƢ, LƢU TRỮ 1.1. Những vấn đề chung về văn thƣ, lƣu trữ 1.1.1. Văn thư và công tác văn thư 1.1.1.1. Khái niệm văn thư Văn thư vốn là từ gốc Hán, dùng để chỉ tên gọi chung của các loại văn bản, bao gồm cả văn bản do cá nhân, gia đình, dòng họ lập ra ( đơn từ, nhật ký, di chúc, gia phả…) và văn bản do cơ quan nhà nước ban hành ( chiếu, chỉ, sắc, lệnh) để phục vụ cho quản lý, điều hành công việc chung.. 1.1.1.2. Khái niệm về công tác văn thư Theo Điều 2, Nghị định 110/2004/NĐ-CP quy định về công tác văn thư bao gồm : “Các công việc về soạn thảo, ban hành văn bản; quản lý văn bản và tài liệu khác hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức; quản lý và sử dụng con dấu trong công tác văn thư” 1.1.1.3. Nội dung của công tác văn thư Nội dung của công tác văn thư gồm có 4 nội dung, được quy định tại Nghị định số 110/2004/ NĐ - CP bao gồm: soạn thảo văn bản; quản lý văn bản đến và đi; quản lý con dấu; lập hồ sơ và quản lý hồ sơ. 1.1.2. Lưu trữ và công tác lưu trữ 1.1.2.1. Khái niệm về lưu trữ và công tác lưu trữ Theo Điều 01, Thông tư số 04/2013/TT-BNV ban hành ngày 16 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định như sau: 7
  10. “Công tác lưu trữ bao gồm các công việc về thu thập, chỉnh lý, xác định giá trị và sử dụng tài liệu lưu trữ hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức”. Như vậy, có thể khẳng định công tác Lưu trữ là một lĩnh vực hoạt động của nhà nước bao gồm tất cả những vấn đề lý luận, thực tiễn và pháp chế liên quan tới việc tổ chức khoa học, bảo quản và tổ chức khai thác, sử dụng có hiệu quả tài liệu Lưu trữ phục vụ công tác quản lý, công tác nghiên cứu khoa học lịch sử và các nhu cầu chính đáng khác của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Trong phạm vi luận văn này, tác giả sử dụng định nghĩa về công tác lưu trữ tại Điều 1 của Thông tư 04/2013/ TT - BNV để làm cơ sở nghiên cứu. 1.1.2.2. Nội dung công tác lưu trữ - Tổ chức bộ máy và nhân sự làm công tác lưu trữ - Ban hành những văn bản quy phạm pháp luật và những văn bản hướng dẫn về công tác lưu trữ - Thực hiện nghiệp vụ lưu trữ - Kiểm tra, đánh giá về công tác lưu trữ 1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của văn thư, lưu trữ trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức - Góp phần quan trọng đảm bảo thông tin cho hoạt động quản lý; cung cấp những tài liệu, tư liệu, số liệu đáng tin cậy phục vụ các mục đích chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. Đồng thời cung cấp những thông tin quá khứ, những căn cứ, những bằng chứng phục vụ cho hoạt động quản lý của các cơ quan. 8
  11. - Giúp cho cán bộ, công chức cơ quan nâng cao hiệu suất công việc và giải quyết xử lý nhanh chóng và đáp ứng được các yêu cầu của tổ chức, cá nhân. - Tạo công cụ để kiểm soát việc thực thi quyền lực của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Góp phần giữ gìn những căn cứ, bằng chứng về hoạt động của cơ quan, phục vụ việc kiểm tra, thanh tra giám sát. - Góp phần bảo vệ bí mật những thông tin có liên quan đến cơ quan, tổ chức. 1.1.4. Vị trí, vai trò của công tác văn thư, lưu trữ trong hệ thống các cơ quan, tổ chức đảng tỉnh Bắc Ninh Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, mỗi cơ quan đều chịu trách nhiệm trước Tỉnh uỷ về hoạt động của cơ quan mình; đồng thời chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ. Vì vậy các mặt hoạt động nói chung, nghiệp vụ công tác văn thư, lưu trữ nói riêng đều có sự chỉ đạo, lãnh đạo thống nhất của của Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ. 1.2. Pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật về văn thƣ, lƣu trữ 1.2.1. Khái niệm pháp luật Pháp luật là công cụ quan trọng để Nhà nước quản lý xã hội song pháp luật chỉ phát huy được vai trò và những giá trị của mình trong việc duy trì và tạo điều kiện cho xã hội phát triển khi pháp luật được tôn trọng và thực hiện trong đời sống xã hội. Từ những phân tích trên có thể hiểu “Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do nhà nước đặt ra và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và nhu cầu tồn 9
  12. tại của xã hội nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, tạo lập trật tự, ổn định cho sự phát triển xã hội”. 1.2.2. Khái niệm pháp luật về văn thư,lưu trữ Pháp luật về văn thư, lưu trữ là những văn bản quy phạm pháp luật quy định về công tác văn thư, lưu trữ do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các hoạt động về công tác văn thư, lưu trữ tại các cơ quan, tổ chức. - Đặc điểm pháp luật về văn thư, lưu trữ + Do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành + Điều chỉnh mọi hoạt động về công tác văn thư, lưu trữ + Chỉ quy định về văn thư, lưu trữ + Mọi cơ quan, tổ chức đều phải tuân thủ, áp dụng thực hiện - Hệ thống văn bản pháp luật về văn thƣ, lƣu trữ Nhận thức được vai trò của công tác văn thư, lưu trữ từ trước tới nay nhà nước chú trọng và đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quy định về vấn đề này như sau: + Luật Lưu trữ số 01/2011/QH13, ngày 11-11-2011. + Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước số 30/2000/PL- UBTVQH10, ngày 28-12-2000 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. + Nghị định số 01/2013/NĐ-CP, ngày 03-01-2013 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lưu trữ . + Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ về công tác văn thư. + Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10
  13. 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư. + Nghị định 99/2016/ NĐ – CP ngày 1/7/2016 của Chính Phủ về quản lý và sử dụng con dấu. + Thông tư số 07/2012/TT – BNV ngày 2/11/2012 của Bộ Nội Vụ về hướng dẫn quản lý văn bản, lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu lưu trữ vào cơ quan. 1.2.3. Thực hiện pháp luật về văn thư, lưu trữ 1.2.3.1. Khái niệm thực hiện pháp luật Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật trở thành hiện thực trong cuộc sống, tạo ra cơ sở pháp lý cho hoạt động thực tế của chủ thể pháp luật theo mục tiêu quản lý nhà nước/. Có bốn hình thức thực hiện pháp luật là: Tuân thủ pháp luật Thi hành (chấp hành) pháp luật Sử dụng pháp luật Áp dụng pháp luật 1.2.3.2. Khái niệm tổ chức thực hiện pháp luật về văn thư, lưu trữ Tổ chức thực hiện pháp luật về văn thư, lưu trữ là hoạt động, quá trình có mục đích làm cho những quy định của pháp luật về văn thư, lưu trữ đi vào thực tiễn, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác văn thư, lưu trữ tại các cơ quan, tổ chức. 1.2.4. Sự cần thiết phải thực hiện pháp luật về văn thư lưu trữ trong hoạt động của cơ quan, tổ chức 11
  14. Một là, thực hiện pháp luật về văn thư, lưu trữ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Hai là, thực hiện pháp luật về văn thư, lưu trữ phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác văn thư, lưu trữ trong thực hiện pháp luật về văn thư, lưu trữ Ba là, thực hiện pháp luật về văn thư, lưu trữ góp phần xây dựng, hoàn thiện các chính sách, hệ thống pháp luật nói chung. 1.2.5. Nội dung tổ chức thực hiện pháp luật về văn thư, lưu trữ Thực hiện pháp luật về văn thư, lưu trữ phải đảm nguyên tắc, yêu cầu của pháp luật quy định và triển khai thực hiện nội dung sau: - Công tác xây dựng và ban hành văn bản đảm bảo để điều chỉnh các vấn đề thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật về văn thư, lưu trữ - Tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về văn thư lưu trữ bao gồm: + Xây dựng kế hoạch, ban hành và chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ + Hướng dẫn xây dựng quy chế công tác văn thư trong cơ quan, tổ chức + Tuyên truyền phổ biến pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ + Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức về công tác văn thư, lưu trữ - Kiểm tra quá trình tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đã xây dựng bao gồm 12
  15. + Thực hiện công tác kiểm tra + Tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá quá trình thực hiện pháp luật về văn thư, lưu trữ 1.2.6. Yêu cầu về tổ chức thực hiện pháp luật về văn thư lưu trữ 1.2.6.1. Tổ chức thực hiện pháp luật phải đạt được các mục tiêu đã đặt ra 1.2.6.2. Chi phí thực hiện pháp luật phải hợp lý 1.2.6.3. Tổ chức thực hiện pháp luật về văn thư, lưu trữ phải phù hợp với các quy định của hệ thống pháp luật 1.3 . Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện pháp luật văn thƣ, lƣu trữ trong các cơ quan, tổ chức Đảng 1.3.1. Nhận thức của các cấp lãnh đạo về vấn đề này 1.3.2. Trình độ, năng lực của cán bộ, công chức, viên chức làm công tác văn thư, lưu trữ . 1.3.3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị liên quan đến văn thư, lưu trữ 1.3.4. Hệ thống văn bản pháp luật quy định về công tác văn thư, lưu trữ 13
  16. Chƣơng 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨCTHỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ VĂN THƢ, LƢU TRỮ TRONG CƠ QUAN TỔ CHỨC ĐẢNG TẠI TỈNH BẮC NINH 2.1. Khái quát về các cơ quan, tổ chức Đảng tại tỉnh Bắc Ninh Tỉnh ủy Bắc Ninh gồm các ban, đơn vị trực thuộc sau: Văn phòng Tỉnh ủy Ban Tổ chức Tỉnh uỷ Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Ban Dân vận Tỉnh uỷ Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ Đảng ủy Các cơ quan tỉnh Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ Báo Bắc Ninh. 2.2. Phân tích thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật về văn thƣ, lƣu trữ trong cơ quan, tổ chức Đảng tại tỉnh Bắc Ninh 2.2.1. Về tổ chức bộ máy và nhân sự Công tác cán bộ được cấp uỷ và lãnh đạo các cơ quan đơn vị quan tâm, bố trí hợp lý, với tổng số 35 cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm ở Văn phòng Tỉnh ủy, các ban, cơ quan của đảng ở tỉnh, các huyện ủy, thị ủy, thành ủy, các đảng ủy trực thuộc và 126 cán bộ kiêm nhiệm làm công tác văn thư, lưu trữ ở cấp ủy cấp xã… và luôn 14
  17. tạo điều kiện cho cán bộ đi học, tập huấn để nâng cao trình độ chính trị cũng như chuyên môn nghiệp vụ. 2.2.2. Công tác xây dựng và ban hành văn bản * Công tác xây dựng và ban hành văn bản về văn thƣ, lƣu trữ của tỉnh Bắc Ninh Trong thời gian qua, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản quy định về công tác văn thư, lưu trữ trên cơ sở thực tiễn tại địa phương và các quy định của nhà nước. Cụ thể, năm 2011, UBND tỉnh đã ban hành 06văn bản (01 quyết định, 01 Kế hoạch, 04 Công văn) hướng dẫn công tác văn thư, lưu trữ và 03 văn bản (02 quyết định, 01 Chỉ thi). Năm 2014, Chi cục văn thư - Lưu trữ đã tham mưu Sở Nội vụ, UBND tỉnh ban hành 24 văn bản quản lý, chỉ đao, hướng dẫn công tác văn thư, lưu trữ tập trung vào một số nội dung như: triển khai, hướng dẫn các văn bản của Bộ Nội vụ, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước; ban hành Danh mục số 1 các cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào Chi CụcVăn thư - Lưu trữ tỉnh; văn bản chấn chỉnh công tác văn thư, lưu trữ ; tăng cường công tác văn thư lưu trữ trên địa bàn tỉnh; ban hành Quy chế công tác văn thư, lưu trữ tỉnh Bắc Ninh (áp dụng đối với các sở, ban, ngành cấp tỉnh; các cơ quan Trung ương đóng trên đia bàn tỉnh; các hội, doanh nghiệp nhà nước thuộc UBND tỉnh; UBND nhân dân các huyện, thành phố; tổ chức, cá nhân có liên quan); hướng dẫn phương hướng nhiệm vụ công tác văn thư, lưu trữ ; kế hoạch kiểm tra công tác lưu trữ tai các cơ quan thuộc nguồn nộp lưu tài liệu; kế hoạch tập huấn công tác lưu trữ ; hướng dẫn chỉnh lý tài liệu giấy; lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài 15
  18. liệu vào lưu trữ cơ quan và thực hiện nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ lịch sử tỉnh * Công tác xây dựng và ban hành văn bản về văn thư, lưu trữ của cơ quan, tổ chức Đảng dựa trên quy định của Nhà nước về công tác văn thư, lưu trữ Ngay sau khi Luật Lưu trữ được Quốc hội thông qua, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã ban hành Chỉ thị số 22-CT/TW, ngày 14/8/2012 về nâng cao chất lượng công tác văn thư, lưu trữ trong hệ thống các cơ quan, tổ chức Đảng. 2.2.3. Tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về văn thư, lưu trữ 2.2.3.1. Xây dựng kế hoạch, ban hành và chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ Theo thống kê của Văn phòng tỉnh ủy Bắc Ninh, trong tổng số các cơ quan tổ chức Đảng trên địa bàn toàn tỉnh trung bình mỗi năm có 50 cơ quan, tổ chức xây dựng và ban hành kế hoạch triển khai văn bản pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ và báo cáo kết quả thực hiện công tác hàng năm, con số này so với tổng số cơ quan là quá khiêm tốn.Cơ quan, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả việc hướng dẫn các quy định pháp luật về văn thư, lưu trữ hàng năm chủ yếu là các cơ quan Ban tổ chức Tỉnh ủy, Ban Dân Vận tỉnh ủy và một số cơ quan thuộc Đảng ủy khối… 2.2.3.2. Hướng dẫn xây dựng quy chế công tác văn thư, lưu trữ trong cơ quan, tổ chức Căn cứ thông tư số 04/2013/TT-BNV hướng dẫn xây dựng Quy chế công tác văn thư, lưu trữ của các cơ quan, tổ chức chính 16
  19. thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 6 năm 2013nhằm cụ thể hóa tinh thần chỉ đạo của Trung ương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành ban hành Quy chế văn thư, lưu trữ của tỉnh uỷ kèm theo Quyết định số 47-QĐ/TU, ngày 17-12-2014; ban hành công văn số 165-CV/TU đôn đốc các cơ quan tổ chức Đảng trên địa bàn tỉnh xây dựng quy chế văn thư, lưu trữ của từng cơ quan, tổ chức. 2.2.3.3. Tuyên truyền phổ biến pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ Việc tuyên truyền, phổ biến về công tác văn thư, lưu trữ đã được các cơ quan tổ chức Đảng quan tâm, vì vậy, ngay sau khi Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ về công tác văn thư; Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 08/02/2010 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số - - ỉnh ủy Bắ ến các cơ quan, đơn vị ản pháp luật quy định về công tác văn thư, lưu trữ quán triệt. 2.2.3.4. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức về công tác văn thư, lưu trữ * Mở lơp tập huấn. * Tổ chức tham quan học tập, thực tế: 2.2.4. Kiểm tra quá trình tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đã xây dựng 2.2.4.1. Thực hiện công tác kiểm tra 17
  20. Trước năm 2008, hình thức kiểm tra chủ yếu được áp dụng là tổ chức theo hình thức kiểm tra chéo 2 năm một lần giữa các cơ quan thuộc các khối và giữa các huyện với nhau. Thành phần Hội đồng kiểm tra gồm trưởng đoàn, thư ký và các thành viên. Trưởng đoàn là lãnh đaoVăn phòng tỉnh uỷ , thành viên là đai diện lãnh đao của cơ quan, tổ chức tham gia kiểm tra chéo. Việc kiểm tra thường được thực hiện vào quý 3 của năm kiểm tra. Mỗi đợt kiểm tra kéo dài khoảng 6 đến 7 ngày. Nội dung kiểm tra bao gồm công tác tổ chức, biên chế văn thư, lưu trữ , ban hành văn bản thực hiện công tác văn thư, lưu trữ ; việc thực hiện các nghiệp vụ văn thư, lưu trữ ; kho tàng, trang thiết bi bảo quản tài liệu lưu trữ ...Sau khi kết thúc đợt kiểm tra chéo, cơ quan quản lý sẽ tổng hợp số điểm đã đạt được của các khối, thông qua số điểm này làm căn cứ để xếp loai cho cơ quan, đơn vi. 2.2.4.2. Tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá quá trình thực hiện pháp luật về văn thư, lưu trữ Thông thường, sơ kết được thực hiện đối với những công việc, kế hoạch trong một thời gian ngắn hạn, vẫn chưa kết thúc. Một số vấn đề thường xuyên được tiến hành sơ kết như: Sơ kết 06 tháng đầu năm công tác văn thư, lưu trữ ; sơ kết 01 năm thực hiện đề án chỉnh lý tài liệu... Việc sơ kết, tổng kết về lưu trữ cũng thường xuyên được đôn đốc, chỉ đạo đến các đơn vị, địa phương. Trước khi tiến hành sơ kết, tổng kết một kế hoạch,công tác lưu trữ nào đó của tỉnh, ban thường vụ tỉnh uỷ đều có các văn bản hướng dẫn, đôn đốc thực hiện sơ kết, tổng kết. Sau khi các đơn vị,địa phương sơ kết, tổng kết sẽ gửi lại văn phòng tỉnh uỷ tiến hành tập hợp, tổng kết. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2