intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ - Từ thực tiễn thành phố Hải Phòng

Chia sẻ: Tuhai999 Tuhai999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

27
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích, đánh giá thực trạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm hạn chế vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ từ thực tiễn thành phố Hải Phòng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ - Từ thực tiễn thành phố Hải Phòng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRỊNH HỒNG THÁI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC VẬN TẢI HÀNG HÓA ĐƯỜNG BỘ - TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 60 38 01 02 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH HÀ NỘI – 2018
  2. Luận văn được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ THỊ HOA Phản biện 1: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Phản biện 2: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, Học viện Hành chính Quốc gia. Địa điểm: Phòng họp . . . . tầng . . . . Hội trường bảo vệ Luận văn Thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia. Số 77 đường Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội Thời gian: vào hồi . . . giờ, ngày . . . tháng . . . năm 2018 Có thể tìm hiểu luận văn tại thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web của Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia.
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam hiện nay đang trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng về mọi mặt. Trong lĩnh vực kinh tế, Việt Nam chủ động và tích cực tham gia các tổ chức kinh tế thế giới, ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do... Khi nền kinh tế càng phát triển thì hoạt động lưu thông hàng hoá hiệu quả giữa các vùng miền và giữa các quốc gia trên thế giới càng trở nên cần thiết. Hoạt động vận tải nói chung và vận tải hàng hóa đường bộ nói riêng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Thời gian qua Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho lĩnh vực này. Với việc đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ nhằm tạo tiền đề, động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Bên cạnh đó không ngừng hoàn thiện pháp luật về giao thông đường bộ, trong đó có nội dung quan trọng là nhằm mục đích hạn chế vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Điều này đã tạo nên những chuyển biến tích cực trong đời sống xã hội. Mặc dù vậy, tình hình vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ nói chung và vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ nói riêng ở nước ta hiện nay có nhiều diễn biến rất phức tạp. Hải Phòng là thành phố cảng, nằm ở vị trí trung tâm vùng duyên hải Bắc Bộ, là đầu mối giao thông quan trọng và là Cảng cửa ngõ quốc tế chính ra biển của các tỉnh phía Bắc, giao lưu thuận lợi với các địa phương trong nước và quốc tế. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của cả nước, kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng đang từng bước phát triển, thu hút nhiều sự đầu tư trong nước và ngoài nước, nhiều dự án trọng điểm của các nhà đầu tư lớn đã và đang được triển khai như: Cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện, Cầu vượt biển Tân Vũ, đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, 1
  4. đường cao tốc ven biển… Lượng hàng hóa xuất nhập khẩu thông qua Cảng Hải Phòng tăng trưởng mạnh theo từng năm. Trên địa bàn thành phố Hải Phòng hiện nay, tình hình vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ nói chung và vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ nó riêng còn diễn biến phức tạp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ không ổn định. Có nhiều nguyên nhân được đề cập, trong đó có ý kiến cho rằng do cơ sở hạ tầng giao thông chưa đáp ứng được yêu cầu trong khi lượng phương tiện giao thông không ngừng tăng lên, thành phố Hải Phòng còn có đặc thù là có số lượng xe ô tô để vận tải hàng hóa khá lớn; hệ thống pháp luật giao thông đường bộ và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ còn hạn chế, chưa nghiêm khắc và mang tính răn đe, giáo dục cao; năng lực và đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận đội ngũ cảnh sát giao thông chưa cao; ý thức tham gia giao thông của người dân còn kém… Do vậy, việc nghiên cứu vấn đề vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ là cần thiết, không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận, mà còn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Từ những phân tích nêu trên tác giả mạnh dạn lựa chọn vấn đề "Vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ - Từ thực tiễn thành phố Hải Phòng" làm làm đề tài luận văn tốt nghiệp hệ cao học chuyên ngành Luật Hiến pháp - Hành chính của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hóa đường bộ là vấn đề mang tính thời sự ở Việt Nam. Đã có nhiều công trình khoa học được công bố nghiên cứu những khía cạnh khác nhau của vấn đề trên, tuy nhiên chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu vấn đề vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Các công trình được công bố tiêu biểu như: 2
  5. - Cuốn sách chuyên khảo về “Trật tự, an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn 5 thành phố trực thuộc Trung ương - Thực trạng và giải pháp”, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội năm 2014 của tập thể tác giả: Phạm Đình Xinh, Phùng Xuân Hào, Lê Huy Trí, Nguyễn Thành Trung, Đặng Đức Minh, Nguyễn Đức Khiêm, Nguyễn Thế Anh và cán bộ Trung tâm Nghiên cứu an toàn giao thông, Học viện Cảnh sát nhân dân. - Luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Trần Sơn Hà về đề tài "Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay", chuyên ngành Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia (2016). - Phạm Quang Hưng (2016): "Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk". Luận văn thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính, Học viện Hành chính Quốc gia. - Chu Thị Nhàn (2017): "Pháp luật về quản lý vận tải đường bộ ở Việt Nam hiện nay", Luận văn thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính, Học viện Hành chính Quốc gia. - Trần Thảo Nguyên (2017): "Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở tỉnh Tuyên Quang". Luận văn thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính, Học viện Hành chính Quốc gia. - Vũ Hoài Phương (2017): “Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về vận tải container bằng đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng”, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Đại học Hàng hải Việt Nam. Trong các công trình nghiên cứu trên đây, trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn có liên quan, các tác giả đã giới thiệu, phân tích đánh giá pháp luật về quản lý vận tải đường bộ, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ nhưng chưa nghiên cứu về thực tiễn vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ tại địa bàn thành phố Hải Phòng. Do vậy, luận văn "Vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ - 3
  6. Từ thực tiễn thành phố Hải Phòng" sẽ kế thừa một phần cơ sở lý luận của các nghiên cứu trên, đồng thời phản ánh thực trạng tại thành phố Hải Phòng nhằm cung cấp các luận cứ khoa học và cơ sở thực tiễn cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật để hạn chế vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ của cả nước nói chung và thành phố Hải Phòng nói riêng, nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước, đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn. 3.1.Mục đích. Trên cơ sở lý luận, luận văn sẽ đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ từ thực tiễn thành phố Hải Phòng. 3.2. Nhiệm vụ. Để thực hiện mục đích trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận, pháp lý về vận tải hàng hóa đường bộ và vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ. - Phân tích, đánh giá thực trạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng. - Đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm hạn chế vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ từ thực tiễn thành phố Hải Phòng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn. 4.1. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu. - Về thời gian: từ năm 2013 đến năm 2017. - Về không gian: thành phố Hải Phòng. 4
  7. - Về đối tượng: Chủ yếu nghiên cứu, phân tích số liệu vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ của lực lượng Cảnh sát giao thông Công an thành phố Hải Phòng (tập trung vào số liệu vi phạm hành chính đối với phương tiện xe ô tô vận tải hàng hóa). 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu. 5.1. Phương pháp luận. Luận văn được nghiên cứu dựa trên nền tảng phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lê nin. 5.1. Phương pháp nghiên cứu. Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính như: phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, hệ thống hóa. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn. 6.1. Ý nghĩa lý luận. Thông qua việc nghiên cứu vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ, luận văn hệ thống hóa những vấn đề lý luận và pháp lý về vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ, góp phần vào việc hoàn thiện pháp luật để phòng ngừa, hạn chế vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở nước ta hiện nay. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn. Luận văn là tài liệu tham khảo có giá trị cho các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực đảm bảo an toàn giao thông đường bộ ở thành phố Hải Phòng. Bên cạnh đó, những phân tích và giải pháp được đề xuất có thể là kinh nghiệm thực tiễn để tham khảo, áp dụng cho những địa phương khác trong cả nước. Đồng thời luận văn cũng là tài liệu tham khảo cho những người quan tâm nghiên cứu về những vấn đề vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ. 7. Kết cấu của luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương, cụ thể: 5
  8. Chương 1: Những vấn đề lý luận, pháp lý về vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ. Chương 2: Thực trạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Chương 3: Quan điểm và giải pháp hạn chế vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ. 6
  9. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ VỀ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC VẬN TẢI HÀNG HÓA ĐƯỜNG BỘ 1.1. VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC VẬN TẢI HÀNG HÓA ĐƯỜNG BỘ 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ * Khái niệm vận tải hàng hoá đường bộ: vận tải hàng hoá đường bộ là phương thức vận tải đường bộ có đối tượng vận chuyển là hàng hoá. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ đề cập đến vận tải hàng hóa đường bộ bằng phương tiện xe ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô. * Khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hoá đường bộ: Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 đã đưa ra định nghĩa pháp lý về “vi phạm hành chính”. Khoản 1 Điều 2 của Luật quy định: "Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính". Để nghiên cứu về vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, trước tiên chúng ta phải xác định: vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ là vi phạm trong một lĩnh vực cụ thể thuộc vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Trên thực tế vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ còn mở rộng ở nhiều lĩnh vực khác như điều kiện kinh doanh, dịch vụ hỗ trợ vận tải hàng hóa đường bộ... trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung nghiên cứu vi phạm hành chính cụ thể thuộc vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. 7
  10. Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 34/2010/NĐ–CP ngày 02 tháng 4 năm 2010 của Chính Phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ quy định: “Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ là những hành vi của cá nhân, tổ chức vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính…”. Như vậy, theo những phân tích trên vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ được hiểu là hành vi của cá nhân, tổ chức vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. * Đặc điểm của vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ: - Khách thể của vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ là những quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực giao thông đường bộ được bảo vệ bởi các quy phạm pháp luật hành chính. - Tính chất và mức độ hậu quả của vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ phụ thuộc chủ yếu vào những thiệt hại thực tế và hành vi đó gây ra hoặc có thể gây ra cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác và của chính chủ thể vi phạm. - Địa điểm vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ là di động, không cố định, có thể xảy ra bất cứ nơi nào trên phạm vi không gian đường bộ. Đây cũng là đặc điểm gây khó khăn cho việc phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ. - Vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ phải bị xử phạt vi phạm hành chính, các hình thức xử phạt gồm: 8
  11. + Các hình thức phạt chính: Cảnh cáo, Phạt tiền + Các hình thức phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính (các hình thức phạt bổ sung trên cũng có thể coi là hình thức phạt chính). + Các biện pháp khắc phục hậu quả: Ngoài các hình thức trách nhiệm hành chính mang tính chất xử phạt nói trên, pháp luật còn quy định những biện pháp trách nhiệm hành chính mang tính chất khôi phục những quyền, lợi ích hợp pháp bị vi phạm hành chính xâm hại. 1.1.2. Các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ * Mặt khách quan: Mặt khách quan của vi phạm hành chính là những biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan của vi phạm hành chính, thông thường các biểu hiện ra bên ngoài của hành vi vi phạm là hành vi, thời gian, địa điểm, công cụ, phương tiện hay mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hành chính và hậu quả của vi phạm hành chính. * Mặt chủ quan: Mặt chủ quan của vi phạm hành chính là những quan hệ tâm lý bên trong của chủ thể.Thể hiện ở yếu tố lỗi của người vi phạm. Lỗi là dấu hiệu pháp lý bắt buộc của vi phạm hành chính, có hai hình thức lỗi là lỗi cố ý và vô ý. * Khách thể: Khách thể của vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ, về nội dung là quan hệ xã hội liên quan đến hoạt động giao thông đường bộ được pháp luật hành chính bảo vệ, về hình thức pháp lý là các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực giao thông đường bộ. * Chủ thể: Chủ thể của vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ bao gồm mọi cá nhân, tổ chức Việt Nam, hoặc cá 9
  12. nhân, tổ chức nước ngoài có năng lực trách nhiệm hành chính. Những chủ thể này có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam, mà vi phạm của họ không phải là tội phạm. 1.2. PHÂN LOẠI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC VẬN TẢI HÀNG HÓA ĐƯỜNG BỘ 1.2.1. Các hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ Nhóm này gồm các hành vi quy định tại Mục 1 Chương II của Nghị định số 46/2016/NĐ-CP (gồm Điều 5 và Điều 7). Đó là những quy định mang tính chỉ dẫn bắt buộc đối với người điều khiển xe ô tô tham gia giao thông nhằm đảm bảo an toàn cho chính họ và những người khác xung quanh. Nhóm này gồm những hành vi vi phạm chủ yếu sau: Dừng đỗ xe sai qui định; Đi vào đường cấm; Chạy quá tốc độ qui định; Sử dụng rượu bia quá nồng độ cồn; Đi sai phần đường. 1.2.2. Các hành vi vi phạm quy định về phương tiện tham gia giao thông đường bộ Nhóm này gồm các hành vi quy định tại Mục 3 Chương II của Nghị định số 46/2016/NĐ-CP (gồm Điều 16, Điều 19, Điều 20). Đây là các hành vi vi phạm quy định của Luật Giao thông đường bộ về tiêu chuẩn, điều kiện an toàn, bảo vệ môi trường của các phương tiện ô tô khi tham gia giao thông đường. Nhóm này gồm những hành vi vi phạm chủ yếu sau: Thiết bị không đảm bảo an toàn; Vi phạm về biển số xe; Không có giấy đăng ký xe; Vi phạm qui định về bảo vệ môi trường 1.2.3. Các hành vi vi phạm quy định về người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ Nhóm này gồm các hành vi quy định tại Mục 4 Chương II của Nghị định số 46/2016/NĐ-CP (gồm Điều 21, Điều 22). Đây là các hành vi vi phạm quy định của Luật Giao thông đường bộ về điều kiện chuyên môn, độ tuổi, sức khỏe… đối với người điều khiển phương tiện xe ô tô tham gia giao thông đường bộ. Nhóm này gồm những hành vi vi phạm chủ yếu sau: Vi phạm về Giấy phép lái xe; Vi 10
  13. phạm về Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; Vi phạm về Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. 1.2.4. Các hành vi vi phạm về vận tải đường bộ Nhóm này gồm các hành vi quy định tại Mục 5 Chương II của Nghị định số 46/2016/NĐ-CP (gồm từ Điều 24 đến Điều 28). Đây là các hành vi vi phạm quy định của Luật Giao thông đường bộ về điều kiện an toàn đối với người, hàng hóa khi vận chuyển bằng phương tiện giao thông đường bộ. Nhóm này gồm những hành vi vi phạm chủ yếu sau: Vi phạm về chở hàng cồng kềnh; Vi phạm về chở hàng quá tải trọng cho phép; Vi phạm về không gắn thiết bị giám sát hành trình của xe; Vi phạm về không mang theo Giấy vận tải theo qui định; Vi phạm về chở hàng siêu trường, siêu trọng; Vi phạm qui định về vận chuyển chất gây ô nhiễm môi trường, hàng nguy hiểm. 1.3. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC VẬN TẢI HÀNG HÓA ĐƯỜNG BỘ 1.3.1. Ý thức pháp luật của chủ thể tham gia vận tải hàng hóa đường bộ và chủ thể tổ chức thực hiện pháp luật 1.3.2. Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật và xử lý nghiêm minh những vi phạm pháp luật 1.3.3. Sự hoàn thiện của pháp luật về giao thông đường bộ và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ 1.3.4. Yếu tố kinh tế 11
  14. Tiểu kết Chương I Chương 1 Luận văn đã trình bày được những vấn đề lý luận, pháp lý cơ bản về vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ. Luận văn đã nêu lên được khái niệm vi phạm hành chính; khái niệm, đặc điểm, phân loại vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ; các yếu tố tác động đến vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ. Tiếp theo Chương 2, Luận văn này sẽ trình bày các vấn đề thực trạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng. 12
  15. Chương 2 THỰC TRẠNG VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC VẬN TẢI HÀNG HÓA ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 2.1. TÌNH HÌNH VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC VẬN TẢI HÀNG HÓA ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 2.1.1. Tổng quan về thành phố Hải Phòng liên quan đến vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ Hải Phòng có diện tích tự nhiên là 1.519,20 km2, dân số 1.908.000 người. Hải Phòng là thành phố trực thuộc Trung ương - là đô thị loại 1 cấp quốc gia với 15 đơn vị hành chính gồm: 7 quận, 6 huyện và 2 huyện đảo với 223 phường, xã và thị trấn (70 phường, 10 thị trấn và 143 xã). Hải Phòng là một cảng biển lớn nhất ở miền Bắc, là cửa chính ra biển của thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Trong những năm qua, kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng đã có những bước phát triển mạnh mẽ, thu hút nhiều sự đầu tư trong nước và ngoài nước, nhiều dự án trọng điểm của các nhà đầu tư lớn đã và đang được triển khai như: Cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện, Cầu vượt biển Tân Vũ, đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đường cao tốc ven biển… Lượng hàng hóa xuất nhập khẩu thông qua Cảng Hải Phòng tăng trưởng mạnh theo từng năm. Hải Phòng có hệ thống mạng lưới giao thông đường bộ phức tạp, được thiết kế chủ yếu theo hình tia và nan quạt, xung quanh là các đường vành đai. Mật độ đường đô thị và tỷ lệ diện tích đất dành cho giao thông đô thị hiện tại là thấp so với tiêu chuẩn. Mặt cắt ngang đường nói chung là hẹp nhưng khó có thể mở rộng do khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng. Hệ thống đường đô thị có nhiều điểm giao cắt, chủ yếu là nút giao cùng mức. Các nút giao đồng mức và có quy mô diện tích nhỏ đã ảnh hưởng đến khả năng lưu thông qua nút ở nhiều đầu mối giao thông, đặc biệt là các đầu mối vận chuyển hàng hóa trên toàn hệ thống cảng biển Hải Phòng. * Tình hình vận tải hàng hóa đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng 13
  16. - Khối lượng vận tải hàng hóa - Số doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hóa đường bộ - Phương tiện vận tải hàng hóa đường bộ Bảng 2.4. Chuỗi tăng trưởng phương tiện ô tô tại thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013 – 2017. Năm 2013 2014 2015 2016 2017 Số lượng xe ô tô 69.930 82.269 96.281 108.102 116.859 Xe ô tô vận tải hàng 21.834 23.816 28.889 32.926 36.459 hóa Tỷ trọng xe ô tô vận 31,2 28,9 30 30,5 31,2 tải hàng hóa (%) 2.1.2. Vi phạm chung về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Bảng 2.8. Thống kê số liệu xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013-2017. Năm 2013 2014 2015 2016 2017 Số vụ vi phạm hành 170.227 145.824 121.431 120.696 96.206 chính bị xử lý Phạt tiền (triệu đồng) 78.690 79.325 83.697 80.321 59.238 Tước giấy phép lái xe 11.021 12.023 10.959 11.078 4.233 Tạm giữ phương tiện 17.238 18.601 16.972 9.309 6164 Bảng 2.10. Thống kê số liệu xe ô tô vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013-2017. 14
  17. Năm 2013 2014 2015 2016 2017 Số vụ vi phạm hành 48.798 44.559 41.172 50.070 43.249 chính xe ô tô Số vụ vi phạm hành chính xe ô tô vận tải 26.316 28.888 24.002 32.633 28.099 hàng hóa Tỷ trọng (%) 53,9 64,8 58,3 65,2 64,9 2.1.3. Vi phạm trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng. * Vi phạm quy định về quy tắc giao thông đường bộ. * Vi phạm quy định về phương tiện giao thông đường bộ. * Vi phạm quy định về người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ. * Vi phạm quy định về vận tải đường bộ. 2.2. NHẬN XÉT VỀ TÌNH HÌNH VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC VẬN TẢI HÀNG HÓA ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG. 2.2.1. Những hạn chế, tồn tại - Số vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ của loại hình ô tô vận tải hàng hóa còn cao và được "duy trì và giữ ổn định" trong thời gian dài và đây chính là nguyên nhân trực tiếp làm tình hình trật tự an toàn giao thông của thành phố phức tạp; Tình trạng xe tải, xe đầu kéo dừng, đỗ trái phép trên các tuyến đường còn diễn ra phổ biến gây ùn tắc giao thông cục bộ; Công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ tuy đã được tăng cường nhưng kết quả xử lý vi phạm chưa tương xứng với thực tế, vẫn còn nhiều phương tiện tham gia vận tải 15
  18. hàng hóa đường bộ vi phạm nhưng chưa bị xử lý; Tình trạng vi phạm về chở hàng hóa vượt tải trọng xe còn diễn biến phức tạp; Việc quản lý đội ngũ lái xe còn nhiều bất cập, một số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải buông lỏng quản lý đối với đội ngũ này, nhất là lái xe container dẫn đến lái xe vi phạm pháp luật trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ; Công tác tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông tuy đã được tăng cường thực hiện nhưng kết quả còn hạn chế, chưa tập trung vào vận động, tuyên truyền đối tượng cá biệt và những địa bàn phức tạp. 2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại - Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông chưa được bổ sung, sửa đổi hoàn chỉnh một cách kịp thời, một số văn bản quy phạm pháp luật không phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, tính ổn định và dự báo không cao nên đã gây khó khăn cho lực lượng chức năng trong quá trình tổ chức thực hiện và người dân chưa tìm hiểu, nắm bắt kịp thời để chấp hành. - Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ của thành phố phát triển chưa tương xứng với sự gia tăng, phát triển nóng của loại hình phương tiện xe ô tô vận tải hàng hóa. - Lực lượng chức năng đảm bảo về trật tự an toàn giao thông chưa đủ mạnh, trang thiết bị cũng như công cụ hỗ trợ trang bị cho lực lượng này còn thiếu, lạc hậu, trình độ của một bộ phận cán bộ, công chức chưa đáp ứng được so với thực tế nhiệm vụ được giao, sự thoái hóa biến chất trong phẩm chất đạo đức của một bộ phận trong lực lượng chức năng có thẩm quyền. - Công tác phối hợp giữa các lực lượng để kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động vận tải hàng hóa đường bộ chưa mang tính thường xuyên, bền vững, đặc biệt là trong hoạt động kiểm soát xe quá tải. - Công tác quản lý đăng ký, kiểm định kỹ thuật các loại phương tiện giao thông đường bộ và đào tạo, sát hạch cấp giấy phép 16
  19. lái xe còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế phát triển nóng của loại hình phương tiện xe đầu kéo và lái xe. Việc quản lý, giáo dục lái xe chưa được các doanh nghiệp chủ sử dụng lao động chú ý đúng mức. - Ý thức chấp hành quy định về luật giao thông đường bộ của người tham gia giao thông còn hạn chế. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên từng địa bàn chưa sâu, nội dung và hình thức chưa phù hợp với từng địa phương, từng đối tượng. Tiểu kết Chương II Chương 2 Luận văn đã nêu nên được các đặc điểm, tình hình trên địa bàn thành phố Hải Phòng có liên quan đến hoạt động vận tải hàng hóa đường bộ; phân tích thực trạng tình hình vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ nói chung và vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ nói riêng tại thành phố Hải Phòng giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2017. Đồng thời nêu lên được các tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế đó. Qua sự phân tích thực trạng tình hình cũng như nguyên nhân cho ta thấy bức tranh tương đối đầy đủ về tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ tại thành phố Hải Phòng. Tiếp theo Chương 3, Luận văn sẽ trình bày về quan điểm và các giải pháp hạn chế vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ từ thực tiễn thành phố Hải Phòng. 17
  20. Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC VẬN TẢI HÀNG HÓA ĐƯỜNG BỘ 3.1. Quan điểm hạn chế vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ 3.1.1. Công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông nói chung và hạn chế vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ nói riêng phải được xác định là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên liên tục, phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến cơ sở, phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của nhân dân. 3.1.2. Mọi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ phải được phát hiện và xử lý kịp thời, công minh theo đúng pháp luật. 3.1.3. Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông đường bộ của quần chúng nhân dân là biện pháp cơ bản nhất để ngăn chặn, phòng ngừa vi phạm pháp luật có hiệu quả. 3.1.4. Trong quy hoạch phát triển giao thông vận tải phải đảm bảo sự phát triển đồng bộ, tương thích giữa các yếu tố con người, phương tiện và kết cấu hạ tầng giao thông vận tải thì mới đảm bảo trật tự an toàn giao thông nói chung và hạn chế vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ nói riêng. 3.2. Giải pháp hạn chế vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ 3.2.1. Nhóm giải pháp chung Một là: Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về giao thông đường bộ và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Nhằm hạn chế vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa đường bộ, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn đề xuất nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số nội dung sau: 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2