intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý đô thị và công trình: Nghiên cứu quản lý Kiến trúc cảnh quan trong nhà máy xi măng Mỹ Đức – Hà Nội

Chia sẻ: Kiều Lan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:21

14
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luật văn là nghiên cứu các cơ sở lý luận và kinh nghiệm các nhà máy xi măng đề ra các giải pháp quản lý kiến trúc cảnh quan trong nhà máy xi măng Mỹ Đức, TP. Hà Nội theo đúng dự án quy hoạch đã được duyệt. Đề xuất giải pháp quản lý kiến trúc cảnh quan cho nhà máy xi măng Mỹ Đức, TP. Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý đô thị và công trình: Nghiên cứu quản lý Kiến trúc cảnh quan trong nhà máy xi măng Mỹ Đức – Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI --------------------------------- PHẠM ĐOÀN BÁCH QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN NHÀ MÁY XI MĂNG MỸ ĐỨC – HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH HÀ NỘI- 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI --------------------------------- PHẠM ĐOÀN BÁCH KHÓA: 2012 - 2014 QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN NHÀ MÁY XI MĂNG MỸ ĐỨC – HÀ NỘI Chuyên ngành : Quản lý đô thị và công trình Mã số : 60.58.01.06 LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. KTS. TRẦN NHƯ THẠCH HÀ NỘI- 2014
  3. Lời cảm ơn Qua hơn 2 năm hoc tập tại Khoa Đào tạo sau đại học của Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội tôi đã lĩnh hội được nhiều kiến thức về ngành học Quản lý Đô thị và Công trình. Để có kết quả ngày hôm nay trước hết tôi xin chân thành gửi lời cám ơn đến các thầy cô trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Đồng thời tôi cũng gửi lời cám ơn đến các thầy cô giáo các nhà khoa học bên ngoài trường, các thầy, cô trong tiểu ban .... đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành khóa học. Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS. KTS Trần Như Thạch đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết, tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cám ơn cơ quan tôi đang công tác, gia đình và bạn bè đồng nghiệp của tôi đã quan tâm, động viên giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và làm luận văn. Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng để hoàn thiện luận văn này bằng tất cả khả năng của mình, tuy nhiên không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô và các đồng nghiệp. Hà Nội, tháng 7 năm 2014 Tác giả luận văn Phạm Đoàn Bách
  4. Lời cam đoan Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Hà Nội, tháng 7 năm 2014 Tác giả luận văn Phạm Đoàn Bách
  5. MỤC LỤC Trang A PHẦN MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài 1 Mục tiêu nghiên cứu 2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 Phương pháp nghiên cứu 2 Ý nghĩa khoa học và ứng dụng thực tiễn 2 Các khái niệm và thuật ngữ 3 B PHẦN NỘI DUNG 5 CHƯƠNG 1.THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN 5 TRONG NHÀ MÁY XI MĂNG MỸ ĐỨC – HÀ NỘI 1.1 Tình hình phát triển ngành công nghiệp xi măng Việt Nam hiện tại 5 và định hướng tới năm 3030 1.1.1 Hiện trạng nền xi măng Việt Nam 5 1.1.2 Định hướng phát triển ngành xi măng Việt Nam đến năm 2030 5 1.2. Thực trạng quản lý kiến trúc cảnh quan trong nhà máy xi măng Mỹ 13 Đức – Hà Nội 1.2.1 Vị trí, quy mô và điều kiện tự nhiên của nhà máy xi măng Mỹ Đức 13 1.2.2 Hiện trạng quản lý kiến trúc cảnh quan NM xi măng Mỹ Đức 17 1.2.3 Dây chuyền CN và một số chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của NM 21 1.2.4 Thực trạng quản lý kiến trúc cảnh quan nhà máy xi măng Mỹ Đức 25 1.3 Đánh giá chung về quản lý kiến trúc cảnh quan của NM 26 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN 29 NHÀ MÁY XI MĂNG MỸ ĐỨC, TP HÀ NỘI 2.1 Cơ sở pháp lý về quản lý kiến trúc cảnh quan NM xi măng Mỹ Đức, 29 Hà Nội 2.1.1 Các văn bản pháp lý về quản lý kiến trúc cảnh quan 29 2.1.2 Các văn bản pháp lý liên quan đến phát triển ngành xi măng Việt 30 Nam và nhà máy xi măng Mỹ Đức, Hà Nội
  6. 2.2 Các yếu tố tạo lập kiến trúc cảnh quan của nhà máy xi măng Mỹ 32 Đức, Hà Nội 2.2.1 Các yếu tố điều kiện tự nhiên 32 2.2.2 Yếu tố nhân tạo 33 2.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới quy hoạch phát triển kiến trúc cảnh 36 quan nhà máy xi măng Mỹ Đức, Hà Nội 2.3.1 Điều kiện tự nhiên 36 2.3.2 Yếu tố văn hóa – xã hội 38 2.3.3 Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất của nhà máy 39 2.4 Cơ sở lý luận của công tác quản lý kiến trúc cảnh quan nhà máy xi 40 măng Mỹ Đức, Hà Nội 2.4.1 Một số lý luận cơ bản về kiến trúc cảnh quan 40 2.4.2 Một số nội dung của công tác quản lý kiến trúc cảnh quan 42 2.4.3 Tiêu chí phân vùng quản lý kiến trúc cảnh quan 47 2.5 Kinh nghiệm thế giới và Việt Nam về quản lý kiến trúc cảnh quan 48 nhà máy xi măng 2.5.1 Kinh nghiệm thế giới 48 2.5.2 Kinh nghiệm Việt Nam 54 CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KIẾN TRÚC CẢNH 60 QUAN NHÀ MÁY XI MĂNG MỸ ĐỨC, TP HÀ NỘI 3.1 Đề xuất về quan điểm, mục tiêu và nguyên tắc quản lý kiến trúc cảnh 60 quan nhà máy xi măng Mỹ Đức, Hà Nội 3.1.1 Quan điểm 60 3.1.2 Mục tiêu 61 3.1.3 Nguyên tắc quản lý kiến trúc cảnh quan nhà máy xi măng Mỹ Đức 61 3.2 Đề xuất giải pháp quản lý các yếu tố ảnh hưởng tới kiến trúc cảnh 62 quan nhà máy xi măng Mỹ Đức, Hà Nội 3.2.1 Quản lý các yếu tố thuộc về thẩm mỹ các công trình kiến trúc 62 3.2.2 Quản lý các yếu tố phát sinh do hoạt động sản xuất của nhà máy 66 3.2.3 Các giải pháp làm giảm thiểu ô nhiễm và làm đẹp cảnh quan kiến 68 trúc của nhà máy
  7. 3.3 Giải pháp quản lý kiến trúc cảnh quan các bộ phận chức năng của 70 nhà máy xi măng Mỹ Đức, Hà Nội 3.3.1 Giải pháp quản lý kiến trúc cảnh quan khu hành chính phục vụ 70 3.3.2 Giải pháp quản lý kiến trúc cảnh quan khu vực sản xuất 71 3.3.3 Giải pháp quản lý kiến trúc cảnh quan khu vực phụ trợ 71 3.3.4 Giải pháp quản lý kiến trúc cảnh quan không gian kiến trúc khác 71 3.4 Đề xuất bổ sung cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và cơ chế phối hợp quản lý kiến trúc cảnh quan nhà máy xi măng Mỹ Đức 3.4.1 Bổ sung bộ phận Quản lý xây dựng trong cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty cổ phần xi măng Mỹ Đức, Hà Nội 3.4.2 Các hình thức phối hợp quản lý kiến trúc cảnh quan nhà máy xi măng Mỹ Đức, Hà Nội PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 83 Kết luận 83 Kiến nghị 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
  8. BẢNG CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa của từ viết tắt TP Thành phố KTCQ Kiến trúc cảnh quan XD Xây dựng BXD Bộ Xây dựng VN Việt Nam NM Nhà máy CN Công nghệ HTKT Hạ tầng kỹ thuật
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Số hiệu Tên bảng, biểu Trang bảng, biểu Bảng 1.1. Danh mục các dây chuyền sản xuát xi măng lò quay 6 hiện có đến năm 2010 Bảng 1.2. Danh mục các dự án xi măng dự kiến đầu tư giai 8 đoạn 2011 – 2020 Bảng 1.3. Một số chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật cơ bản của nhà 24 máy xi măng Mỹ Đức, Hà Nội
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ Số hiệu Tên hình, sơ đồ Trang hình, sơ đồ Hình 1.1. Hình ảnh nhà máy xi măng Mỹ Đức nhìn từ vệ tinh 14 Hình 1.2 Bản đồ quy hoạch huyện Mỹ Đức, thành phố Hà 15 Nội Hình 1.3 Sơ đồ mặt bằng tổ chức không gian và kiến trúc 17 cảnh quan nhà máy xi măng Mỹ Đức Hình 1.4 Hình ảnh cụm công trình hành chính của nhà máy 18 Hình 1.5 Nhà điều hành của nhà máy 18 Hình 1.6 Nhà đề xe 19 Hình 1.7 Hàng rào bảo vệ nhà máy 19 Hình 1.8 Khu vực đất để xây dựng dây chuyền sản xuất 20 Hình 1.9 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà máy xi 26 măng Mỹ Đức Hình 2.1 Sơ đồ các yếu tố tạo lập kiến trúc cảnh quan của 35 nhà máy xi măng Mỹ Đức, Hà Nội Hình 2.2 Sơ đồ các yếu tố tác động đến kiến trúc cảnh quan 40 của nhà máy xi măng Mỹ Đức, Hà Nội Hình 2.3 Hình ảnh Silo chứa của nhà máy Blue Circle 50 Southem nhìn qua hàng rào cây xanh Hình 2.4 Mặt bằng tổng thể NM xi măng Aalborg, Denmark 51 Hình 2.5 NM xi măng Aalborg – Denmark nhìn từ trên cao 52 Hình 2.6 NM xi măng Aalborg – Denmark với 4 lò nung 52 Hình 2.7 Mặt bằng tổng thể NM xi măng Cilacap, Indonesia 53 Hình 2.8 Nhà máy xi măng Cilacap – Indonesia 54 Hình 2.9 NM xi măng Hải Vân – Đà Nẵng nhìn từ cầu cảng 55 Hình 2.10 Tiểu cảnh khu trước nhà máy xi măng Hải Vân 56 Hình 2.11 Mặt bằng tổng thể nhà máy xi măng Hải Phòng 57 Hình 2.12 Nhà máy xi măng Hải Phòng nhìn từ xa 58 Hình 2.13 Mặt bằng tổng thể nhà máy xi măng Hà Tiên 1 58 Hình 2.14 Nhà máy xi măng nhà máy xi măng Hà Tiên 1 nhìn 59 từ sông Sài Gòn Hình 3.1 Hình ảnh mô phỏng tái chế chất thải công nghiệp 67 phục hồi môi trường Hình 3.2 Đề xuất đặt ngầm đường ống, cáp điện cao thế, 72 cáp thông tin và giải phân cách trên đường chính
  11. của nhà máy xi măng Mỹ Đức Hình 3.3 Đề xuất đặt đường ống thoát nước bên dưới một 73 bên tuyến phố với đường vận chuyển nội bộ nhà máy Hình 3.4 Cây xanh bố trí dọc theo hàng rào nhà máy 76 Hình 3.5 Bố trí cây leo tường nhà để tạo cảnh quan và giảm 77 độ chiếu nắng cho tòa nhà Hình 3.6 Mảng trồng hoa xen kẽ trong khu cây xanh và trên 78 giải phân cách của đường chính nhà máy Hình 3.7 Sơ đồ bổ sung cơ cấu tổ chức quản lý nhà máy xi 79 măng Mỹ Đức, Hà Nội Hình 3.8 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Phòng Quản lý xây dựng 80 (trực thuộc Tổng Giám đốc Công ty cổ phần xi măng Mỹ Đức, Hà Nội Hình 3.9 Sơ đồ tổ chức phối hợp quản lý kiến trúc cảnh 81 quan nhà máy xi măng Mỹ Đức, Hà Nội
  12. 1 PHẦN MỞ ĐẦU *Lý do chọn đề tài: Theo đường lối phát triển đất nước của Đảng và Nhà nước, đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhằm đưa nước ta thành một nước công nghiệp vào năm 2020, trong bản “ Quy hoạch điều chỉnh phát triển công nghiệp xi măng giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030” đã chỉ rõ nhu cầu xi măng của Việt Nam tới năm 2011 là 54-55 triệu tấn/năm và tới năm 2015, 2020, 2030 tương ứng là 75-76; 93-95; và 113-115 triệu tấn xi măng/năm. Vì vậy, việc phát triển thêm nhiều nhà máy xi măng là điều tất yếu. Đặc điểm chung của các xí nghiệp công nghiệp thường là những khối nhà 1 hoặc thấp tầng, diện tích lớn, thường có hình khối phẳng, trải dài, có thể có kèm theo những thiết bị lộ thiên (đối với các xí nghiệp sản xuất xi măng). Kiến trúc của các khối nhà trong khu công nghiệp thường mang vẻ thô ráp và cứng nhắc. Vấn đề tổ chức kiến trúc cảnh quan trong các xí nghiệp công nghiệp sao cho hài hòa, làm giảm bớt được sự khô cứng của hình khối công trình, máy móc, thiết bị cũng là một thách thức lớn cho thiết kế. Kiến trúc cảnh quan là một phần không thể thiếu được trong tổng thể bất kỳ một nhà máy xi măng nào. Việc quản lý Kiến trúc cảnh quan góp phần không nhỏ vào việc tạo nên một không gian, một môi trường làm việc hiệu quả và đáp ứng được nhu cầu sống, làm việc của mọi người. Hiện nay các nhà máy xi măng nói chung và nhà máy xi măng Mỹ Đức nói riêng với nhiều lí do khác nhau mới chỉ chú trọng đến việc xây dựng, quản lý các công trình chính như dây chuyền sản xuất, phân xưởng , kho bãi mà ít quan tâm đến kiến trúc cảnh quan trong nhà máy.Ngày nay với sự phát triển ngày càng cao của khoa học kỹ thuật, đòi hỏi người lao động phải làm việc với cường độ lớn, sự tập trung cao, dẫn đến trạng thái căng thẳng mệt mỏi gây ảnh hưởng đến sự hoạt động, năng suất của nhà máy. Ngoài việc thay đổi chính sách quản lý, giảm giờ làm ,tăng thu nhập cho người lao động thì vấn đề điều kiện sống và làm việc của người công nhân lao động cần được cải thiện. Vì vậy, đề tài: “Nghiên cứu quản lý Kiến trúc
  13. 2 cảnh quan trong nhà máy xi măng Mỹ Đức – Hà Nôi” để cải thiện môi trường sống và làm việc cho người lao động đưa ra một mô hình quản lý kiến trúc cảnh quan điển hình là cần thiết và mang tính thực tiễn cao. *Mục tiêu nghiên cứu: - Điều tra khảo sát thực trạng về quy hoạch và xây dựng kiến trúc cảnh quan của nhà máy xi măng Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. - Đánh giá về thực trạng quy hoạch, quản lý kiến trúc cảnh quan của nhà máy xi măng Mỹ Đức, Hà Nội. - Nghiên cứu các cơ sở lý luận và kinh nghiệm các nhà máy xi măngđề ra các giải pháp quản lý kiến trúc cảnh quan trong nhà máy xi măng Mỹ Đức, TP. Hà Nội theo đúng dự án quy hoạch đã được duyệt. - Đề xuất giải pháp quản lý kiến trúc cảnh quan cho nhà máy xi măng Mỹ Đức, TP. Hà Nội. *Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Quản lý kiến trúc cảnh quan trong nhà máy xi măng Mỹ Đức – Hà Nội. - Phạm vi nghiên cứu: Nhà máy xi măng Mỹ Đức – Hà Nội thuộc xã An Phú – Huyện Mỹ Đức. *Phương pháp nghiên cứu: - Tập hợp, thu thập thông tin, tài liệu về nhà máy - Điều tra, khảo sát hiện trạng (quay phim, chụp ảnh ...) - Phân tích đánh giá hiện trạng, hệ thống hóa phân loại. - Kế thừa, tổng hợp các cơ sở khoa học, các bài học kinh nghiệm, đề xuất giải pháp quản lý. *Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: - Ý nghĩa khoa học : Đề tài nghiên cứu vận dụng lý luận và mối liên hệ khoa học giữa một số ngành quản lý như: quản lý quy hoạch xây dựng, quản lý đất đai, quản lý môi trường, quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị...một số lĩnh vực khoa học như tâm lý học, xã hội học, mỹ học... tác động và ảnh hưởng đến quản lý kiến trúc cảnh
  14. 3 quan trong các nhà máy sản xuất công nghiệp nói chung và sản xuất xi măng nói riêng. Đề xuất đồng bộ hệ thống các giải pháp quản lý, xây dựng mô hình tổ chức bộ máy và các nguyên tắc quản lý kiến trúc cảnh quan trong nhà máy để làm căn cứ áp dụng vào thực tiễn. -Ý nghĩa thực tiễn : Đề tài được nghiên cứu cho một đối tượng cụ thể; các giải pháp đưa ra trên cơ sở có xem xét sự phù hợp với thực tế quản lý kiến trúc cảnh quan tại một nhà máy, nên kết quả nghiên cứu có thể đưa vào ứng dụng thực tế quản lý kiến trúc cảnh quan cho các nhà máy xi măng có điều kiện tương tự. Đồng thời, kết quả nghiên cứu của luận văn cũng có thể làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo cho sinh viên chuyên ngành quy hoạch, kiến trúc cảnh quan và các chuyên gia trong các lĩnh vực có liên quan. * Các khái niệm và thuật ngữ a.Khái niệm về cảnh quan. Cảnh quan là hình thức thị giác của môi trường vật thể, hình thành do nhận thức thị giác và gắn liền với cảm xúc thẩm mỹ của con người, thông thường mọi người đều hiểu “cảnh quan” là “cảnh” mà con người “quan sát” được. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “cảnh quan đô thị” (kiến trúc) là đường nét và hình ảnh không gian đô thị tạo nên do sự phối hợp giữa kiến trúc với các yếu tố thiên nhiên có tác dụng gây ấn tượng và cảm xúc thẩm mỹ con người. Cách thứ hai hiểu “cảnh quan” là một không gian địa lý mang tính hình thái, cấu thành từ các thể tổng hợp tự nhiên có tính đồng nhất về một số hợp phần được phân hóa trên bề mặt trái đất (gọi là các đơn vị cảnh quan mà lớn nhất là cảnh quan vỏ trái đất). Theo Từ điển bách khoa Việt Nam – Tập 1: cảnh quan (địa lý) theo nghĩa rộng là hoàn cảnh của một vùng, một khu vực trên bề mặt trái đất có những đặc điểm nhất định về thiên nhiên, phong cảnh, động vật, thực vật, khí hậu thủy văn, thổ nhưỡng, môi trường. Khái niệm cảnh quan theo cách hiểu này xuất hiện cùng với môn “cảnh quan học” thuộc ngành địa lý, một môn khoa học mới xuất hiện cuối thế kỷ XIX mà đối
  15. 4 tượng nghiên cứu là cấu trúc – chức năng của hệ thống các tổng hợp thể không gian địa lý nhằm phục vụ cho các mục đích thực tiễn khác. b.Khái niệm về kiến trúc cảnh quan. Kiến trúc cảnh quan là một không gian địa lý (vùng, khu vực) mà tại đây các yếu tố tự nhiên bị con người tác động biến đổi và bổ xung thêm các yếu tố nhân tạo (công trình kiến trúc – kỹ thuật) trong quá trình tạo lập các không gian kiến trúc (môi trường sống có tính thẩm mỹ). Như vậy kiến trúc cảnh quan nhà máy xi măng là đường nét, hình ảnh tổng hợp của tất cả các vật thể kiến trúc nhân tạo (nhà sản xuất, nhà điều hành, khu kỹ thuật, công trình phụ trợ, hệ thống hạ tầng kỹ thuật…) và không gian thiên nhiên xung quanh (đồi núi, sông suối, ao hồ, cây xanh…) kết hợp với các yếu tố tự nhiên sẵn có như khí hậu, thổ nhưỡng, môi trường của khu vực xây dựng nhà máy cùng sự hoạt động của con người tác động trực tiếp tới nhận thức thị giác và tạo nên cảm xúc thẩm mỹ khi quan sát. Nó bao gồm quá trình thiết kế, quy hoạch và quản lý phát triển cảnh quan trong và ngoài khu vực xây dựng nhà máy. c. Khái niệm về Quản lý kiến trúc cảnh quan Quản lý kiến trúc cảnh quan là một trong những nội dung của công tác quản lý quy hoạch và xây dựng, nó góp phần tạo lập hình ảnh cấu trúc không gian của khu vực xây dựng ( nhà máy, khu công nghiệp hay một đô thị), nhằm nâng cao chất lượng sống và bảo vệ môi trường.Nội dung chính của quản lý kiến trúc cảnh quan là quản lý, bảo vệ cảnh quan thiên và quản lý bảo vệ cảnh quan nhân tạo. Trong nội dung quản lý bao hàm cả quản lý các yếu tố, giá trị cảnh quan đã có và định hướng quản lý kiến trúc cảnh quan theo quy hoạch đã được phê duyệt. Tuy là một bộ phận trong công tác quản lý quy hoạch đô thị và quản lý đô thị nói chung, song quản lý kiến trúc cảnh quan nhà máy (khu công nghiệp) có tác động qua lại, liên quan mật thiết và ảnh hưởng lẫn nhau với các lĩnh vực quản lý khác trong nhà máy hay khu công nghiệp. Như vậy, quản lý kiến trúc cảnh quan của nhà máy bao gồm quá trình thiết kế, quy hoạch và quản lý phát triển cảnh quan trong và ngoài khu vực xây dựng nhà máy.
  16. THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: digilib.hau@gmail.com TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
  17. 83 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ * Kết luận Nhà máy xi măng tại Việt Nam đang được quan tâm phát triển và xây dựng liên tục trong những năm gần đây. Trong quá trình xuyên suốt 20 năm qua, các nhà máy xi măng đã đóng góp vai trò rất lớn trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tổng sản lượng xi măng gần như đã thỏa mãn được nhu cầu xây dựng trên toàn quốc. Tuy nhiên, các nhà máy đã xây dựng còn bộc lộ nhiều nhược điểm như dây chuyền lạc hậu gây ô nhiễm, công suất nhỏ, cảnh quan kiến trúc nhà máy chưa được quan tâm đầy đủ nên tạo ra môi trường làm việc kém, chọn địa điểm nhà xây dựng máy chưa phù hợp. khiến một số nhà máy không phát huy hết hiệu quả gây tốn kém vốn đầu tư. Nghiên cứu về quản lý kiến trúc cảnh quan nhà máy xi măng Mỹ Đức, tác giả luận văn đưa ra một số kết luận sau đây: - Hiện trạng về kiến trúc cảnh quan nhà máy xi măng chưa được nghiên cứu và đề xuất giải pháp ngay từ khi tìm phương án tổ chức quy hoạch tổng mặt bằng nhà máy xi măng và chưa được thực hiện động bộ cùng với việc thi công các hạng mục công trình kiến trúc nhà máy. - Kiến trúc cảnh quan nhà máy xi măng là việc hoàn thiện các bộ phận là cảnh quan thiên nhiên xung quanh nhà máy, cảnh quan kiến trúc không gian xen kẽ các hạng mục công trình như sân vườn, tiểu cảnh, mặt nước, cây xanh… và bản thân các hạng mục của nhà máy như lò quay, tháp trao đổi nhiệt, nhà điều hành… bằng vật liệu, ánh sáng, màu sắc, hình khối… với giải pháp kiến trúc thống nhất với quy hoạch tổng mặt bằng nhà máy. - Kết hợp cảnh quan kiến trúc nhà máy phù hợp và tôn thêm vẻ đẹp cảnh quan đối với các nhà máy xây dựng ở vùng đồi núi. Tuy nhiên cần có giải pháp quản lý các yếu tố ảnh hưởng tới kiến trúc cảnh quan trong đó có các yếu tố sản sinh do quá trình hoạt động sản xuất của nhà máy. - Nhà máy xi măng là một tổ hợp các hạng mục có kích thước lón và trải dài, vì vậy cần có giải pháp thiết kế về hình khối, màu sắc phù hợp với kiến trúc cảnh quan bên ngoài
  18. 84 - Công tác tổ chức bộ máy cần có thêm bộ phận chức năng chuyên trách về quản lý xây dựng trong đó có các tổ quản lý chuyên trách như tổ hạ tầng kỹ thuật, tổ giám sát các công trình xây dựng, tổ quản lý kiến trúc cảnh quan. * Kiến nghị - Dự kiến các nhà máy xi măng ở Việt Nam có dự trữ nguyên nhiên liệu trong vòng 30 đến 50 năm, vì vậy cần có định hướng chung cho việc chuyển đổi mục đích sử dụng chúng khi đã dừng hoạt động. - Thường xuyên cải tạo và nâng cấp cảnh quan thiên nhiên, cảnh quan kiến trúc đẹp, hợp lý cho nhà máy xi măng không những tạo ra môi trường làm việc tốt cho giai đoạn sản xuất hiện tại mà còn tạo điều kiện tốt cho giai đoạn chuyển đổi nhà máy trong tương lai. - Chuyển đổi dây chuyền sản xuất xi măng, dây chuyền khai thác vật liệu phục vụ sản xuất xi măng sang các loại có công nghệ tiên tiến hơn để giảm thiểu ảnh hưởng tới cảnh quan môi trường. - Việc nhà máy xi măng Mỹ Đức được xây dựng sát với khu vực khai thác vật liệu sản xuất cần có phương án quy hoạch nhà máy để không phá vỡ cảnh quan thiên nhiên, khói bụi nhà máy không gây ô nhiễm môi trường khu vực xung quanh, đặc biệt không ảnh hưởng tới khu di tích Chùa Hương. - Cần nghiên cứu bổ sung các tiêu chuẩn, quy chuẩn riêng cho việc quy hoạch, tổ chức và quản lý kiến trúc cảnh quan phù hợp với đặc thù mỗi loại hình công nghiệp trong đó có công nghiệp sản xuất xi măng. - Cần lập ban quản lý kiến trúc cảnh quan và đội ngũ quản lý, chăm sóc cũng như bảo vệ kiến trúc cảnh quan của nhà máy.
  19. 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thế Bá (1999), “Quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị” – NXB Xây dựng, Hà Nội 2. Lương Bá Chấn (2002 ), “Công trình công nghiệp” – Đại học Kiến trúc Hà Nội. 3. Bộ Xây dựng (1997), Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, Nhà xuất bản Xây dựng. 4. Đỗ Hậu, Bố cục vườn nhà và công viên, BXD, Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội. 5. Ngô Thị Thu Huyền (2009), Tổ chức kiến trúc cảnh quan các xí nghiệp công nghiệp sản xuất thép trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, luận văn thạc sĩ kiến trúc, trường ĐH Xây Dựng. 6. Phạm Cao Hoàn (2007 ), “Nghệ thuật sân vườn hiện đại”, NXB Mỹ thuật. 7. Đào Thị Bích Hồng (2011), “Tổ chức quy hoạch kiến trúc cảnh quan khu hành chính xí nghiệp công nghiệp nhẹ ở Hà Nội”. 8 Trần Văn Khánh (2008), Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan trong các trường đại học có chuyên ngành mỹ thuật và kiến trúc,luận văn thạc sĩ kiến trúc, trường ĐH Kiến trúc Hà Nội. 9.Nguyễn Thị Hồng Minh (2003), “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý quy hoạch và kiến trúc cảnh quan trường đào tạo nghề ngành xây dựng”. 10. Hàn Tất Ngạn (1999),“Kiến trúc cảnh quan” –Nxb Xây dựng, Hà Nội. 11 Hàn Tất Ngạn (2000), Nghệ thuật vườn – công viên, Nhà xuất bản Xây dựng. 12. Nguyễn Bá Ngọc (2003), “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự án nhà máy xi măng lò quay – Lấy ví dụ dự án nhà máy xi măng Thái Nguyên”. 13. Đào Thị Tiến Ngọc (2010), Mô hình và giải pháp tổ chức hệ thống không gian xanh khu đô thị mới Hà Nội, luận án tiến sĩ kiến trúc, Viện khiến trúc, quy hoạch và đô thị nông thôn. 14.Nguyễn Nam (2003), “Kiến trúc cảnh quan xí nghiệp công nghiệp” – Nhà xuất bản Xây dựng.
  20. 86 15. Hà Nhật Tân (2006), “Từ ý đến hình trong thiết kế cảnh quan” – Nhà xuất bản Văn hóa thông tin. 16. Trần Như Thạch (2002) “Nguyên lý thiết kế quy hoạch công nghiệp” – Đại học Kiến trúc Hà Nội. 17. Hà Nhật Tân (2006), Từ ý đến hình trong thiết kế cảnh quan, nhà xuất bản Văn hóa thông tin, biên dịch theo bản tiếng Anh “From Concept To From In Landscape Design” của Grant W.Reid. 18. Lê Thị Ái Thơ (2006), Một số giải pháp thiết kế kiến trúc cảnh quan khu công nghiệp tập trung Bắc Thăng Long Hà Nội, luận văn thạc sĩ kiến trúc, trường ĐH Kiến trúc Hà nội. 19. Đàm Thu Trang (2003), Tổ chức kiến trúc cảnh quan trong các khu ở của Hà Nội nhằm nâng cao chất lượng môi trường sống đô thị, luận án Tiến sĩ kiến trúc, trường ĐH Xây dựng Hà Nội. 20. Đỗ Trần Tín (2005), Khai thác yếu tố cây xanh, mặt nước trong tổ chức không gian các khu đô thị mới tại Hà Nội, luận văn thạc sĩ, trường ĐH Kiến trúc Hà Nội. 21. Nguyễn Thị Thanh Thủy (1980), Bố cục vườn công viên, Nhà xuất bản Xây dựng Hà Nội. 22.Niên giám thống kê 2009 (Hanoi Statistical Yearbook 2009), xuất bản tháng 5 năm 2010, cục thống kê thành phố Hà Nội. 23. Lưu Vĩnh Tuấn (2012), “Quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng chung cư sinh viên thành phố Việt Trì”. 24. Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng công trình nhà máy xi măng Mỹ Đức – Hà Nội (2007). 25. Nguyễn Anh Tuấn (2009), “Tổ chức kiến trúc cảnh quan các nhà máy xi măng lò quay tại Việt Nam”. 26. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 1488/2011/QĐ-TTg ngày 29 tháng 8 năm 2011 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030. 27. Google map.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2