intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Giải pháp cải thiện tình trạng trẻ em suy dinh dưỡng tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

21
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu tổng quát của luận văn "Giải pháp cải thiện tình trạng trẻ em suy dinh dưỡng tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng" là khái quát những vấn đề lý luận và thực tiễn của vấn đề suy dinh dưỡng, nghiên cứu thực trạng suy dinh dưỡng trẻ em ở huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp cải thiện tình trạng trẻ em suy dinh dưỡng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Giải pháp cải thiện tình trạng trẻ em suy dinh dưỡng tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ MỸ LINH GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG TRẺ EM SUY DINH DƢỠNG TẠI HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ MÃ SỐ: 60 31 01 05 Đà Nẵng - Năm 2017
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. BÙI QUANG BÌNH Phản biện 1: TS. Đoàn Gia Dũng Phản biện 2: PGS.TS. Bùi Đức Tính Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 27 tháng 01 năm 2018 Có thể tìm hiểu luận văn tại:  Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng  Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trẻ em là mầm non, thế hệ tương lai của xã hội. Một đất nước muốn phát triển toàn diện không thể không chú trọng đến việc bồi dưỡng, chăm sóc trẻ em. Thành phố Đà Nẵng đang hoàn thiện trở thành thành phố đáng sống và có nền kinh tế phát triển bền vững. Song song với điều đó, vấn đề con người luôn được thành phố quan tâm hàng đầu, trong đó có bồi dưỡng và phát triển thể chất trẻ em. Theo số liệu của Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Sinh sản thuộc Sở Y tế thành phố Đà Nẵng năm 2016, thành phố có 3.065/80.135 trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng trong đó trẻ em suy dinh dưỡng huyện Hòa Vang chiếm khoảng 34,06%, gần gấp đôi số lượng trẻ quận Liên Chiểu đứng thứ hai (527 trẻ, chiếm 17,2%) Việc nâng cao sức khoẻ, cải thiện dinh dưỡng cho trẻ em là rất cần thiết và cấp bách trên cả nước nói chung và huyện Hòa Vang nói riêng. Để đóng góp dẫn liệu về suy dinh dưỡng trẻ em và một số giải pháp khắc phục dựa trên đặc điểm riêng của huyện Hòa Vang, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài "Giải pháp cải thiện tình trạng trẻ em suy dinh dưỡng tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát của luận văn là khái quát những vấn đề lý luận và thực tiễn của vấn đề suy dinh dưỡng, nghiên cứu thực trạng suy dinh dưỡng trẻ em ở huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp cải thiện tình trạng trẻ em duy dinh dưỡng. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi trên địa bàn huyện Hòa Vang.
  4. 2 Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng dẫn đến tình trạng trẻ em suy dinh dưỡng từ đó hoàn thiện chính sách của các cơ quan chính quyền nhằm cải thiện tình trạng này. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung đề tài tập trung nghiên cứu tình trạng trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lý luận - Phương pháp phân tích thống kê mô tả - Phương pháp mô tả so sánh - Phương pháp chuyên gia - Phương pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên - Phương pháp đánh giá - Phương pháp thực chứng 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Hệ thống cơ sở lý luận về suy dinh dưỡng. - Đánh giá tình hình suy dinh dưỡng ở trẻ em tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. - Đề xuất giải pháp cải thiện tình hình suy dinh dưỡng ở trẻ em trên địa bàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. 6. Tổng quan tài liệu
  5. 3 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG SUY DINH DƢỠNG TRẺ EM 1.1 TỔNG QUAN VỀ SUY DINH DƢỠNG TRẺ EM 1.1.1 Một số khái niệm a. Dinh dưỡng Dinh dưỡng là quá trình cung cấp năng lượng từ thức ăn và chuyển hóa năng lượng trong tế bào để nuôi dưỡng cơ thể. b. Tình trạng dinh dưỡng Tình trạng dinh dưỡng là tập hợp các đặc điểm chức phận, cấu trúc và hoá sinh phản ánh mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Khi cơ thể có tình trạng dinh dưỡng không tốt (thiếu hoặc thừa dinh dưỡng), là thể hiện có vấn đề về sức khoẻ hoặc dinh dưỡng, hoặc cả hai. c. Suy dinh dưỡng Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể thiếu protein, năng lượng và các vi chất dinh dưỡng. Bệnh hay gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau nhưng ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, tinh thần và vận động của trẻ. 1.1.2 Phân loại suy dinh dƣỡng trẻ em Phân loại theo các chỉ số như sau: - Cân nặng/tuổi: Những trẻ có cân nặng/tuổi từ - 2SD trở lên được coi là bình thường. Suy dinh dưỡng chia ra các mức độ sau: Từ dưới - 2 SD đến - 3 SD: suy dinh dưỡng độ 1 Từ dưới - 3 SD đến - 4 SD : suy dinh dưỡng độ 2 Dưới - 4 SD: suy dinh dưỡng độ 3 - Chiều cao/tuổi:
  6. 4 Từ - 2SD trở lên: Coi là bình thường Từ dưới - 2SD đến - 3 SD: Suy dinh dưỡng độ 1 Dưới - 3 SD: Suy dinh dưỡng độ 2 - Cân nặng theo chiều cao: thấp so với điểm ngưỡng là dưới - 2 SD. 1.1.3. Nguyên nhân suy dinh dƣỡng - Nguyên nhân trực tiếp: sinh ra trong các gia đình nghèo, không có đủ thực phẩm để ăn, cha mẹ thiếu kiến thức nuôi con,… - Nguyên nhân tiềm tàng: nguyên nhân này thường xuất phát từ nguồn gốc là đói nghèo. - Nguyên nhân cơ bản: do kiến trúc thượng tầng, chính sách, chế độ xã hội. 1.1.4. Hậu quả của tình trạng suy dinh dƣỡng a. Hậu quả đối với bản thân trẻ: suy dinh dưỡng trẻ em mang lại những hậu quả sau: (i) Tử vong; (ii) Suy dinh dưỡng với tỷ lệ mắc bệnh; (iii) Suy dinh dưỡng với phát triển hành vi và trí tuệ, (iv) Suy dinh dưỡng và sức khỏe khi trưởng thành. b.Hậu quả về y tế Làm giảm khả năng miễn dịch và tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn nghiêm trọng, thuờng có xu huớng mắc các bệnh như cao huyết áp, tiểu đuờng, bệnh tim và béo phì. c. Các hậu quả về kinh tế và giáo dục Trẻ bị suy dinh duỡng có xu huớng bắt đầu đi học muộn hơn, bỏ học và khả năng học tập kém hơn. Khả năng lao động kém và thu nhập thấp. Suy dinh duỡng tồn tại suốt cuộc đời có thể làm giảm đến 10% thu nhập về sau của trẻ. 1.2. NỘI DUNG CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG SUY DINH DƢỠNG CỦA TRẺ EM
  7. 5 1.2.1. Nội dung cải thiện việc cung cấp lƣơng thực thực phẩm Cải thiện chính sách cung cấp lương thực, thực phẩm là quá trình các cơ quan quản lý nhà nước tạo ra cơ chế, các điều kiện và nguồn lực tác động vào quá trình cung cấp các hàng hóa dịch vụ nhằm đạt được mục tiêu bảo đảm chất lượng dinh dưỡng được cung cấp và hạn chế tình trạng trẻ em suy dinh dưỡng. Nội dung cải thiện bao gồm các công việc: - Làm tốt việc kiểm soát giá lương thực, thực phẩm; - Làm tốt việc ban hành tiêu chuẩn và quy định về chất lượng lương thực thực phẩm; - Tổ chức thông tin tuyên truyền cho các đối tượng liên quan; - Theo dõi, giám sát và kiểm tra việc tổ chức thực hiện các tiêu chuẩn quy định về chất lượng lượng LTTP cho trẻ; - Hỗ trợ cơ sở vật chất và điều kiện để thực hiện; - Xử lý và điều chỉnh các vi phạm về chất lượng LTTP. Tiêu chí đánh giá: - Nhận thức của cha mẹ về việc cung cấp LTTP cho trẻ; - Đánh giá của nhà quản lý, hội phụ nữ, nhà trường và bà mẹ về các tiêu chuẩn và quy định về chất lượng LTTP cho trẻ; - Số lượng và các hình thức tuyền truyền; - Sự hài lòng về mức hỗ trợ của các cơ quan quản lý; - Mức tăng lượng lương thực thực phẩm đủ tiêu chuẩn chất lượng cho học sinh. - Mức tăng tỷ lệ các cơ sở mầm non được cung cấp lương thực thực phẩm đủ chất lượng. - Tỷ lệ cơ sở kiểm soát được nguồn cung cấp.
  8. 6 1.2.2. Nội dung cải thiện điều kiện chăm sóc y tế để hạn chế suy dinh dƣỡng Cải thiện chính sách bảo đảm điều kiện chăm sóc y tế là quá trình bảo đảm cơ chế và các biện pháp khác nhau tốt hơn để không ngừng hoàn thiện điều kiện cung cấp các dịch vụ y tế, y tế dự phòng tại khu vực sống của trẻ và thực hiện chăm sóc y tế trong các cơ sở trường học cho đối tượng suy dinh dưỡng. Tiêu chí đánh giá: - Số trẻ sinh ra được cấp thẻ BHYT - Sự hài lòng về hỗ trợ trang thiết bị của nhà nước trung tâm y tế, trung tâm y tế dự phòng và phòng y tế tại trường học. - Cảm nhận và hài lòng về công tác hỗ trợ tư vấn về y tế - Tỷ lệ trường có phòng y tế đủ tiêu chuẩn - Mức và tỷ lệ tăng trẻ được khám bệnh định kỳ. - Mức và tỷ lệ tăng các trường học có nhân viên y tế. - Mức tăng và tỷ lệ tăng các trường quan tâm thực hiện các biện pháp y học dự phòng. 1.2.3. Nội dung cải thiện vệ sinh môi trƣờng Để cải thiện tình trạng sức khoẻ của trẻ em, ngoài việc chúng ta cần giải quyết tận gốc các vấn đề về môi trường, tuyên truyền đến các đối tượng về các biện pháp phòng chống, hạn chế các tác động xấu của môi trường đến sức khỏe, và tạo điều kiện cho các hộ gia đình, các bà mẹ cần tiếp xúc với các nguồn thông tin hữu ích và cần thiết. Để hoàn thiện công tác này cần làm tốt các công việc: - Ban hành quy định về tiêu chuẩn vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện, khu dân cư; - Tổ chức thông tin tuyên truyền cho các đối tượng liên quan về các tiêu chuẩn quy định này một cách sâu rộng cho các đối tượng;
  9. 7 - Theo dõi, giám sát và kiểm tra việc tổ chức thực hiện các tiêu chuẩn quy định về vệ sinh môi trường; - Xử lý và điều chỉnh các vi phạm về vệ sinh môi trường; - Hỗ trợ cơ sở vật chất và điều kiện để thực hiện như cung cấp tài liệu, tư vấn chuyên môn kỹ thuật cho các khu dân cư, trường học. Tiêu chí: - Tỷ lệ khu dân cư chấp hành tốt các quy định - Đánh giá của các cơ sở về công tác quản lý vệ sinh môi trường của các cơ quan quản lý. - Số lượng các đợt tập huấn và triển khai quy định vệ sinh môi trường. - Tỷ lệ số cơ sở hay trường học đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường. - Mức và tỷ lệ tăng các cơ sở khắc phục những yếu kém về vệ sinh môi trường. 1.2.4. Nội dung cải thiện chất lƣợng chăm sóc trẻ em Chăm sóc trẻ em là các hoạt động từ thu thập thông tin về chế độ dinh dưỡng, tình hình sức khỏe, điều kiện chăm sóc y tế, và áp dụng các biện pháp nuôi dạy chăm sóc và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em. Cải thiện chất lượng chăm sóc trẻ em nhằm mục đích hướng đến khuyến khích các bậc cha mẹ, trường học thực hiện tốt các quy trình giáo dục có chất lượng đi đôi với phát triển sức khỏe thể chất tăng cường cho trẻ. Quản lý chất lượng chăm sóc trẻ bao gồm các công việc: - Ban hành các quy định về chất lượng giáo dục cho trẻ trong đó tập trung vào phương pháp giáo dục trẻ; - Tổ chức thông tin tuyên truyền cho các đối tượng liên quan về các tiêu chuẩn quy định này một cách sâu rộng cho các đối tượng; - Theo dõi, giám sát và kiểm tra việc tổ chức thực hiện các tiêu chuẩn quy định về chất lượng chăm sóc cho trẻ;
  10. 8 - Xử lý và điều chỉnh các vi phạm về chất lượng chăm sóc cho trẻ. Tiêu chí: - Hài lòng của cơ sở về hỗ trợ vật chất và cơ chế từ chính quyền giúp nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ; - Hài lòng của cơ sở về hỗ trợ chuyên môn từ chính quyền giúp nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ; - Tỷ lệ cha mẹ đánh giá sức khỏe của trẻ tốt hơn; - Tỷ lệ cha mẹ đánh giá hài lòng về kỹ năng sống của trẻ; - Tỷ lệ cha mẹ đánh giá khả năng tự lập của trẻ; - Mức tăng và tỷ lệ tăng số trẻ em tham gia các chương trình chăm sóc sức khỏe. 1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC CẢI THIỆN TINH TRẠNG SUY DINH DƢỠNG TRẺ EM DƢỚI 5 TUỔI 1.3.1. Điều kiện tự nhiên 1.3.2. Tình hình kinh tế - xã hội 1.3.3. Đầu tƣ công tác xã hội
  11. 9 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CẢI THIỆN SUY DINH DƢỠNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.1. TÌNH HÌNH ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN HÒA VANG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG SUY DINH DƢỠNG TRẺ EM 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.2.Tình hình kinh tế - xã hội 2.1.3 Đầu tƣ công tác xã hội 2.2. THỰC TRẠNG CẢI THIỆN SUY DINH DƯỠNG Ở TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.2.1. Tình hình cải thiện suy dinh dƣỡng trẻ em trên địa bàn huyện Hòa Vang Hiện nay, trên địa bàn huyện Hòa Vang có 11 xã với mật độ dân cư không đồng đều. Theo dõi tỷ lệ SDD trẻ em của huyện Hòa Vang trong giai đoạn 2012 – 2016, tình trạng dinh dưỡng của trẻ em đã được cải thiện. Bảng 2.1. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng các xã thuộc huyện Hòa Vang giai đoạn 2012-2016 (đơn vị: %) Năm STT 2102 2013 2014 2015 2016 Xã 1 Hòa Liên 10.1 9.2 8.7 8.5 8.3 2 Hòa Tiến 7.3 7.1 6.9 6.5 6.1 3 Hòa Châu 10.7 10.1 7.7 7.0 6.8 4 Hòa Phước 10.2 6.3 5.5 5.5 5.4
  12. 10 5 Hòa Ninh 6.9 6.8 6.3 6.1 6.0 6 Hòa Khương 12.3 11.9 11.6 11.0 9.8 7 Hòa Phong 11.9 11.5 8.0 7.5 7.4 8 Hòa Nhơn 11.9 11.3 10.4 9.9 9.3 9 Hòa Phú 13.5 11.9 10.9 10.2 9.2 10 Hòa Sơn 11.3 10.7 8.8 8.0 7.7 11 Hòa Bắc 17.0 14.8 14.1 13.5 10.9 Tỷ lệ toàn huyện 10.75 9.8 8.6 8.0 7.6 (Nguồn: Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe sinh sản thành phố Đà Nẵng) Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ mắc suy dinh dưỡng vẫn còn cao so với toàn thành phố. Điều này được lý giải bởi các nguyên nhân sau: (i) Công tác kiểm soát giá LTTP còn chưa tốt, giá cả lương thực thực phẩm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khó kiểm soát; (ii) Đời sống của người dân chưa cao; (iii) Cung cấp dinh dưỡng không đúng cách, khẩu phần ăn không hợp lý; (iv) Công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân còn chưa tốt, dễ bị nhiễm giun sán…; (v) Tình trạng SDD bào thai do thiếu vi chất dinh dưỡng bà mẹ gây ra; (vi) Di truyền chiều cao thấp từ ba mẹ. 2.2.2. Tình hình cải thiện việc cung cấp lƣơng thực, thực phẩm cho trẻ trên địa bàn huyện Những năm qua việc quản lý cung cấp lương thực, thực phẩm cho trẻ ngày càng được quan tâm và chú trọng thực hiện. Hàng năm, huyện tổ chức từ 2-4 hội thi, hội thảo, diễn đàn về các mục tiêu vì trẻ em ở cấp huyện, tổ chức từ 45-50 lớp tuyên truyền về quyền trẻ em, Luật Bảo vệ Chăm sóc Giáo dục trẻ em… Phòng Y tế, Phòng GD&ĐT huyện đã có quy định lồng ghép về tiêu chuẩn chất lượng
  13. 11 cung cấp lương thực, thực phẩm cho trẻ và thông báo cho các trường mầm non một cách công khai. Tuy nhiên, công tác quản lý LTTP cho trẻ vẫn còn tồn tại: - Theo số liệu điều tra, nhận thức về cung cấp dinh dưỡng cho trẻ của một số bậc phụ huynh vẫn chưa được coi trọng. Đơn vị: (%) Hình 2.1. Tỷ lệ phụ huynh nhận thức về cung cấp dinh dưỡng cho trẻ - Hơn 60% phụ huynh được khảo sát là công nhân và nông dân (trong đó chiếm 40% là công nhân), đây là bộ phận người dân có trình độ học vấn chưa cao, điều kiện kinh tế còn kém. - Công tác tuyên truyền của các cơ quan chức năng huyện mặc dù được triển khai bằng nhiều hình thức tuy nhiên hiệu quả chưa cao. - Về vấn đề gặp cán bộ tư vấn dinh dưỡng thì vẫn có bà mẹ chưa từng gặp và được tư vấn dinh dưỡng. - Tỷ lệ phụ huynh chưa quan tâm đến thực đơn và việc ăn uống tại trường của trẻ còn cao, chỉ có 76.8% phụ huynh được điều tra khẳng định có theo dõi thực đơn ở trường của trẻ, còn 23.2% phụ huynh hoàn toàn không theo dõi.
  14. 12 Bảng 2.4. Ý kiến đánh giá về công tác quản lý cung cấp LTTP tại huyện % đánh giá Các quy định về tiêu chuẩn CL LTTP rõ, chặt chẽ và dễ 80 thực hiện (% đồng ý) Công tác tuyên truyển phổ biến kịp thời (% đồng ý) 90 Việc theo dõi, giám sát thực hiện thực hiện chặt chẽ và 60 không gây khó khăn cho cơ sở (% đồng ý) Việc xử lý vi phạm là nghiêm và có tác dụng ngăn đe (% 65 đồng ý) Cán bộ quản lý làm việc nghiêm túc và khách quan(% 52 đồng ý) Hỗ trợ cơ sở vật chất và điều kiện để thực hiện như 78 cung cấp tài liệu, tư vấn chuyên môn kỹ thuật cho cơ sở khá và tốt (% đồng ý) (Nguồn: Phòng giáo dục và Nội vụ huyện Hòa Vang) - Công tác quản lý cung cấp LTTP cho trẻ mầm non có những điểm chưa tốt như công tác theo dõi, giám sát và kiểm tra việc tổ chức thực hiện các tiêu chuẩn quy định và xử lý và điều chỉnh các vi phạm về chất lượng lượng lương thực thực phẩm cho trẻ (chỉ 80% đồng ý) cũng như những hàng hóa dịch vụ liên quan đã được đánh giá chưa tốt. Việc xử lý nhẹ trong một số trường hợp cần phải đánh giá và điều chỉnh. Năng lực và phương pháp làm việc của cán bộ quản lý cũng cần phải có những chấn chỉnh kịp thời. 2.2.3. Thực trạng cài thiện điều kiện chăm sóc y tế trên địa bàn huyện Hòa Vang Từ sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp đồng bộ của cả hệ thống chính trị, công tác bảo đảm chăm sóc y tế trên địa bàn huyện giai đoạn 2012-2016 đã có những kết quả sau: - Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng từ 10,75% xuống còn 7,6%.
  15. 13 - Duy trì 100% trẻ em < 1 tuổi tiêm chủng đủ 6 loại vecxin. - Không có tỷ lệ chết mẹ liên quan đến thai sản. - Giảm tỷ lệ trẻ em chết < 1 tuổi từ 3,4%o xuống còn 2,5%o. - Giảm tỷ lệ trẻ em chết < 5 tuổi từ 2,92%o xuống còn 2,14%o. - Giảm tỷ lệ trẻ em sinh ra cân nặng < 2.500gram 8,0% xuống còn 7,5%. Về nhận thức của các bậc phụ huynh trong việc chăm sóc y tế cho trẻ được thể hiện qua số liệu điều tra của tác giả trong hình 2.5 Đơn vị: (%) Hình 2.5. tỷ lệ phụ huynh đánh giá việc chăm sóc y tế cho trẻ Như vậy, một bộ phận cha mẹ chưa coi trọng việc chăm sóc y tế cho trẻ: như cho trẻ tiêm chủng đúng lịch, tẩy giun định kỳ, chăm sóc dinh dưỡng, khám bác sỹ khi trẻ bị đau ốm… Đối với các trung tâm y tế xã, phường, có 10% phụ huynh được khảo sát trả lời chưa bao giờ nhận được giấy tiêm chủng, 24% nhận không đầy đủ, 66% cho rằng khá đầy đủ và đầy đủ.
  16. 14 (Đơn vị: %) Hình 2.6. tỷ lệ nhận giấy tiêm chủng của các cha mẹ được điều tra Điều này cho thấy công tác tiêm chủng được triển khai nhưng công tác chuẩn bị chưa tốt dẫn đến vẫn có cha mẹ không được thông báo đi tiêm phòng. Bảng 2.6. Đánh giá về chất lượng chỉ đạo thực hiện công tác bảo đảm các điều kiện chăm sóc y tế trên địa bàn huyện Hòa Vang Các chỉ tiêu % đánh giá Các quy định về tiêu chuẩn bảo đảm điều kiện chăm 40 sóc y tế cụ thể nhưng không dễ thực hiện (% đồng ý) Cần phải có sự hỗ trợ của nhà nước bảo đảm cơ sở 100 vất chất y tế đùng tiêu chuẩn (% đồng ý) Khó khăn nhất cho cơ sở để thực hiện là tìm nhân 100 viên y tế đủ chuẩn (% đồng ý) Các cơ quan chính quyền nắm rõ khó khăn và hỗ trợ 80 kịp thời (% đồng ý) Cách thức hỗ trợ của chính quyền phù hợp và giúp 60 cho cơ sở thực hiện đúng quy định (% đồng ý) Cán bộ nhà nước hiểu rõ chuyên môn khi thực hiện 70 nhiệm vụ hỗ trợ cơ sở (% đồng ý) (Nguồn: Phòng giáo dục và Nội vụ huyện Hòa Vang) Như vậy theo số liệu khảo sát bảng 2.6 cho thấy:
  17. 15 - Thực hiện các quy định bảo đảm các điều kiện chăm sóc y tế được ban hành chỉ có 60% cơ sở cho là dễ thực hiện. - Các cơ quan chính quyền huyện chưa coi trọng việc nắm bắt tình hình thực tế và phối hợp để giải quyết những khó khăn chung. - Chỉ 60% ý kiến đánh giá đồng ý với các biện pháp hỗ trợ của các cơ quan chính quyền là phù hợp và để thực hiện đúng quy định. - Một số cán bộ được đánh giá là chưa nắm vững chuyên môn. - Đối với các trung tâm y tế xã, phường, có 10% phụ huynh được khảo sát trả lời chưa bao giờ nhận được giấy tiêm chủng, 24% nhận không đầy đủ, 66% cho rằng khá đầy đủ và đầy đủ. 2.2.4. Thực trạng cải thiện công tác vệ sinh môi trƣờng Nhận thức tầm quan trọng của môi trường sống, các cơ quan chính quyền đã phát động nhiều hoạt động ra quân tuyên truyền vệ sinh môi trường, ban hành các quy định về tiêu chuẩn vệ sinh môi trường về nguồn nước và xử lý nước thải, thu gom rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp, không khí, chất lượng nguồn nước mặt sông, ao hồ… Đặc biệt là đối với các trường mầm non: huyện đã tiêu chuẩn hóa chất lượng môi trường trong các trường mầm non. Việc đảm bảo môi trường sống của trẻ có vệ sinh hay không tùy thuộc nhiều nhất về ý thức giữ gìn vệ sinh của các bậc cha mẹ, những thành viên khác trong gia đình. (Đơn vị: %) Hình 2.7. Tỷ lệ phụ huynh quan tâm đến môi trường sống của trẻ
  18. 16 Có đến 20% cha mẹ không quá quan tâm đến chất lượng vệ sinh môi trường sống của trẻ. Tỷ lệ cha mẹ này tập trung chủ yếu ở các xã miền núi như Hòa Bắc, Hòa Phú và Hòa Liên. Điều này phản ánh ở các xã miền núi, việc tiếp cận của công tác tuyên truyền và nâng cao ý thức của người dân chưa đạt hiệu quả. Như vậy, trong công tác vệ sinh môi trường của huyện vẫn còn một số khó khăn hạn chế như sau: - Còn tồn tại một số ít người dân kém ý thức bảo vệ môi trường. - Lực lượng cán bộ chuyên môn về môi trường ở xã và huyện còn mỏng, về chuyên môn chưa được đào tạo bài bản. - Việc phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên nước chưa rộng khắp. - Công tác thu gom rác thải còn gặp nhiều khó khăn. - Diện tích phòng học ở các trường mầm non không đủ chuẩn và độ chiếu sáng theo quy định đang là vấn đề ảnh hưởng đến môi trường học của trẻ không dễ khắc phục. 2.2.5. Tình hình cải thiện chất lƣợng chăm sóc trẻ em Ủy ban nhân dân huyện ra Quyết định số 5259/QĐ-UBND về việc thành lập đội ngũ cộng tác viên gồm 193 đồng chí thực hiện công tác trẻ em. 11 xã cũng đã thành lập Ban chỉ đạo và tổ chức hoạt động đối với Chương trình Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em trên địa bàn xã, bố trí một cán bộ phụ trách công tác trẻ em. Bảng 2.7: Đánh giá các chỉ tiêu công tác chăm sóc trẻ em ST Chỉ tiêu ĐVT 2014 2015 2016 T Tỷ lệ người dân được 1 tuyên truyền trực tiếp % 55% 60% 75% về BVCSTE dưới các
  19. 17 hình thức? Số chương trình phát thanh/ chuyên mục ĐầuCT, 2 tuyên truyền về 110 117 119 CM BVCSTE được sản xuất ở địa phương/đơn vị? 3 Nhân lực làm công tác trẻ em các cấp Số cán bộ ở cấp Người 3.1 quận/huyện Chuyên trách Người 3 2 2 Kiêm nhiệm Người 0 0 0 3.2 Số cán bộ ở cấp xã Người 11 11 11 Chuyên trách Người 11 11 11 Kiêm nhiệm Người Số cộng tác viên thôn, Người 4 tổ dân phố 5 Nguồn lực, cơ sở vật chất dành cho công tác bảo vệ trẻ em Tổng ngân sách dành Triệu 1.97 cho công tác bảo vệ, 2.811 2.717 4 chăm sóc trẻ em Ngân sách Trung Triệu 154 363 276 ương 5.1 Ngân sách địa phương Triệu 20 20 20 Quỹ Bảo trợ trẻ em Triệu 165 228 221 các cấp Các nguồn khác Triệu 1.80 2.200 2.200 0
  20. 18 Mức phụ cấp cho VNĐ 75.00 5.2 cộng tác viên thôn, tổ 75.000 0 dân phố/tháng Tổng số xã, phường Xã/phường đạt tiêu chuẩn xã, 5.3 11 11 11 phường phù hợp với trẻ em 6 Hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em Số cơ sở trợ giúp trẻ Cơ sở 0 0 0 6.1 em (gồm các cơ sở bảo trợ xã hội) Công lập Ngoài công lập 6.2 Số điểm tư vấn cộng Điểm 20 25 35 đồng (Nguồn: Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện) Nhìn chung, công tác chăm sóc trẻ em đã được các cơ quan chính quyền, chức năng huyện quan tâm, tuy nhiên nguồn một số mặt chất lượng chưa cao, công tác quản lý chất lượng chưa đồng đều: - Công tác triển khai thực hiện việc chăm sóc trẻ em chưa thật đồng bộ và được quan tâm ở một vài địa phương; - Hoạt động mang tính quy mô lớn chưa nhiều, nhất là cấp cơ sở. - Trình độ dân trí không đồng đều, đôi lúc đôi nơi vẫn còn một số gia đình chưa ý thức được trách nhiệm trong việc chăm sóc giáo dục con mình. - Tỷ lệ người dân được tuyên truyền về công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em còn thấp. - Công tác cán bộ thiếu ổn định, thường xuyên biến động.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2