intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý chi Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Đăk Glei – tỉnh Kon Tum

Chia sẻ: Cuahapbia | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

26
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý chi bảo hiểm xã hội. Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý chi bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Đăk Glei - tỉnh Kon Tum; từ đó chỉ ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Đăk Glei - tỉnh Kon Tum.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý chi Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Đăk Glei – tỉnh Kon Tum

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LÊ THỊ ÁNH HƢƠNG QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN ĐĂK GLEI, TỈNH KON TUM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 834 04 10 Đà Nẵng - Năm 2020
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: GS. TS Lê Thế Giới Phản biện 1: GS.TS. Võ Xuân Tiến Phản biện 2: PGS.TS. Lê Quốc Hội Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ ngành Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 01 tháng 03 năm 2020 Có thể tìm hiểu luận văn tại:  Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng  Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ở Việt Nam, Bảo hiểm xã hội (BHXH) được Đảng và Nhà nước ta xác định là một trong những chính sách quan trọng, là trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội (ASXH), góp phần tích cực vào việc ổn định xã hội, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Vì thế, hiện nay bảo hiểm xã hội đã ngày càng phổ biến và đón nhận sự quan tâm tích cực từ phía người dân. BHXH có rất nhiều hoạt động như chi bảo hiểm xã hội, thu bảo hiểm xã hội, giải quyết các chế độ chính sách BHXH. Tiếp nhận quản lý hồ sơ, kiểm tra, giám định bảo hiểm y tế (BHYT). Trong số đó, công tác chi trả các chế độ BHXH là nhiệm vụ quan trọng của ngành. Và quản lý chi BHXH là hoạt động cơ bản góp phần bảo đảm thực hiện một cách hiệu quả các chính sách bảo hiểm xã hội, tác động tích cực lên hoạt động thu bảo hiểm xã hội; nâng cao hiệu quả quản lý chung của quỹ BHXH. Đăk Glei là một huyện miền núi của tỉnh Kon Tum. Đặc biệt, trong những năm gần đây, công tác ASXH trên địa bàn luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo, trong đó đặc biệt là các lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN. Đến nay, “toàn huyện đã có 46.736 người tham gia BHYT, chiếm 99% dân số trong huyện, trong đó, có 40.169 người thuộc đối tượng người nghèo, người dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi được ngân sách Nhà nước cấp miễn phí, chiếm 85% số người tham gia.” [BHXH tỉnh Kon Tum, 2018]. Chính vì thế, trong những năm qua, BHXH huyện Đăk Glei đã thực hiện tốt các chủ trương, chính sách BHXH của tỉnh Kon Tum và của BHXH Việt Nam và đã thu được những kết quả tốt. Tuy
  4. 2 nhiên, bên cạnh đó quản lý chi BHXH tại huyện vẫn còn nhiều hạn chế như trong công tác lập dự toán, tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá chưa thực sự đạt kết quả như mong đợi và phát huy đúng vai trò của mình,… Vì thế, việc quản lý chi BHXH tại BHXH huyện là công việc cần thiết nhằm đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm, đảm bảo được quỹ an toàn, cân đối, góp phần thực hiện tốt chính sách ASXH mà Tỉnh Kon Tum và Nhà nước giao cho. Với những lí do trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý chi Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Đăk Glei – tỉnh Kon Tum” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý chi bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Đăk Glei - tỉnh Kon Tum, đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý chi bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Đăk Glei - tỉnh Kon Tum. 2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý chi bảo hiểm xã hội. - hân tích, đánh giá thực trạng quản lý chi bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Đăk Glei - tỉnh Kon Tum; từ đó chỉ ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Đăk Glei - tỉnh Kon Tum.
  5. 3 3. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu trên, nghiên cứu tập trung trả lời các câu hỏi sau: - Vai trò, nguyên tắc của công tác quản lý chi BHXH là gì? - Các nhân tố nào ảnh hưởng đến công tác quản lý chi BHXH? - Công tác quản lý chi BHXH gồm những nội dung gì? - Những tiêu chí nào sử dụng để đánh giá công tác quản lý chi BHXH? Để đạt được mục tiêu đánh giá thực trạng công tác quản lý chi BHXH tại BHXH huyện Đăk Glei - tỉnh Kon Tum, đề tài cần giải quyết được những câu hỏi cụ thể sau: - Mục tiêu của công tác quản lý chi BHXH tại BHXH huyện Đăk Glei - tỉnh Kon Tum là gì? - Tổ chức công tác quản lý chi BHXH tại BHXH huyện Đăk Glei - tỉnh Kon Tum diễn ra như thế nào? - Thực trạng công tác quản lý đối tượng hưởng các chế độ BHXH, quản lý điều kiện hưởng và mức hưởng, quản lý việc chi các chế độ BHXH cho người thụ hưởng tại BHXH huyện Đăk Glei - tỉnh Kon Tum ra sao? - Những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế là do đâu? Để đạt được mục tiêu đề xuất các khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi BHXH tại BHXH huyện Đăk Glei - tỉnh Kon Tum, đề tài cần giải quyết được những câu hỏi sau: - Căn cứ đề xuất khuyến nghị là gì?
  6. 4 - Các giải pháp nào cần đề xuất giải quyết những tồn tại, hạn chế nhằm hoàn thiện quản lý chi bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Đăk Glei - tỉnh Kon Tum để công tác quản lý chi được tổ chức tốt hơn, hiệu quả hơn? - Để hoàn thiện hoạt động quản lý chi BHXH, các cơ quan liên quan cần phải làm gì? 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quản lý chi bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Đăk Glei - tỉnh Kon Tum. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi nội dung: Quản lý chi bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Đăk Glei - tỉnh Kon Tum. + Phạm vi không gian: Chi bảo hiểm xã hội tại BHXH huyện Đăk Glei - tỉnh Kon Tum. + Phạm vi thời gian: Luận văn phân tích thực trạng quản lý chi bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Đăk Glei - tỉnh Kon Tum giai đoạn 2014-2018 và đề xuất giải pháp. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - hương pháp thu thập số liệu thứ cấp. - hương pháp phân tích, thống kê thu thập, xử lý số liệu. - hương pháp so sánh, đối chiếu. - hương pháp tổng hợp. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 6.1. Về mặt khoa học Luận văn là công trình khoa học đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về quản lý chi bảo hiểm xã hội. 6.2. Về mặt thực tiễn
  7. 5 Luận văn khi đã hoàn thành có thể trở thành tài liệu tham khảo của cơ quan BHXH huyện Đăk Glei nói riêng và BHXH nói chung. 7. Sơ lƣợc tài liệu nghiên cứu chính sử dụng trong nghiên cứu - Giáo trình “Bảo hiểm xã hội” của Hoàng Mạnh Cừ và Đoàn Thị Thu Hương, Nhà xuất bản Tài chính, 2011. - Giáo trình “Quản lý kinh tế” của han Huy Đường, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015. - Giáo trình “Kinh tế bảo hiểm” của Phạm Thị Định, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, 2015. - Nghiên cứu của Dương Văn Thắng “Đổi mới và phát triển, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin”, 2014. 8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Trần Đức Nghiêu (2005), “Hoàn thiện quy chế chi bảo hiểm xã hội, Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ. Đỗ Văn Sinh (2005), “Quản lý tài chính trong bảo hiểm xã hội của Việt Nam – Thực trạng và Giải pháp”, Luận án tiến sĩ kinh tế. Đoàn Thị Lệ Hoa (2012), ”Hoàn thiện công tác kiểm soát chi bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội thành phố Đà Nẵng”, Luận văn thạc sỹ. Đoàn Thị Hà (2015), “Quản lý chi bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội quận Đống Đa, thành phố Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ. Ngô Thị Lan Hương (2016), “Quản lý chi bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang”, Luận văn thạc sĩ.
  8. 6 9. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 03 chương, gồm: Chương 1: Lý luận chung về quản lý chi bảo hiểm xã hội. Chương 2: Thực trạng quản lý chi bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Đăk Glei - tỉnh Kon Tum. Chương 3: Một số giải pháp giúp hoàn thiện quản lý chi bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Đăk Glei - tỉnh Kon Tum. CHƢƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI 1.1. KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI 1.1.1. Một số khái niệm, đặc điểm, vai trò của chi bảo hiểm xã hội a. Khái niệm bảo hiểm xã hội Luật BHXH của Việt Nam (năm 2014) định nghĩa “Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.”[17] b. Đặc điểm bảo hiểm xã hội - BHXH do Nhà nước thành lập và hoạt động theo pháp luật. BHXH thực hiện nghiệp vụ thu chi theo quy định của pháp luật về BHXH. - Chủ thể tham gia bao gồm các đối tượng đóng góp hình thành quỹ, bao gồm: NLĐ, người sử dụng lao động và Nhà nước. - Bảo hiểm cho NLĐ trong và sau quá trình lao động. - Thu nhập của người lao động chính là đối tượng bảo hiểm của BHXH..
  9. 7 - Mối quan hệ BHXH thường có sự tồn tại dài lâu. - Để đảm bảo sự hoạt động minh bạch và công bằng thì hoạt động của BHXH sẽ có sự giàm sát, kiểm tra của cơ quan chức năng do nhà nước quy định. c. Khái niệm chi bảo hiểm xã hội “Chi bảo hiểm xã hội được hiểu là việc cơ quan Nhà nước (cụ thể là cơ quan bảo hiếm xã hội) sử dụng số tiền thuộc nguồn Ngân sách Nhà nước và nguồn quỹ bảo hiếm xã hội để chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội cho đối tượng thụ hưởng theo luật định” (Phạm Thị Định và CS, 2011). [9] d. Đặc điểm chi bảo hiểm xã hội - Nhà nước ủy quyền cho BHXH Việt Nam quản lý toàn bộ hoạt động BHXH trên phạm vi cả nước từ trung ương đến địa phương. - Quá trình hoạch định chi BHXH dựa trên căn cứ pháp luật. - Chi BHXH là hoạt động mang tính chất xã hội phi lợi nhuận. e. Vai trò chi bảo hiểm xã hội - Với đối tượng thụ hưởng chính sách BHXH. - Với hệ thống bảo hiểm xã hội. - Với hệ thống an sinh xã hội. - Với toàn xã hội, chi BHXH góp phần đảm bảo an ninh chính trị, an toàn và phát triển xã hội. f. Nội dung chi bảo hiểm xã hội * Chi trợ cấp ngắn hạn. * Trợ cấp ngắn hạn một lần. * Trợ cấp chi thường xuyên. 1.1.2. Khái niệm, vai trò và nguyên tắc quản lý chi bảo hiểm xã hội a. Khái niệm quản lý chi bảo hiểm xã hội
  10. 8 Theo F.W Taylor, “Quản lý là hoàn thành công việc của mình thông qua người khác và được biết một cách chính xác họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất” [39]. Henry Fayol quan niệm: “Quản lý là một tiến trình bao gồm tất cả các khâu như lập kế hoạch, tổ chức, phân công điều khiển và kiểm soát nỗ lực của cá nhân, bộ phận và sử dụng hiệu quả các nguồn lực vật chất của tổ chức để đạt được mục tiêu để ra” [40 ]. b. Vai trò quản lý chi bảo hiểm xã hội - Đối với đối tượng thụ hưởng. - Đối với người sử dụng lao động. - Đối với hệ thống BHXH. - Đối với hệ thống ASXH. - Đối với xã hội. c. Nguyên tắc quản lý chi bảo hiểm xã hội - Nguyên tắc có đóng – có hưởng. - Nguyên tắc chi đúng, chi đủ, chi kịp. - Nguyên tắc tập trung, thống nhất, công khai, công bằng. - Nguyên tắc đảm bảo an toàn, tiết kiệm, hiệu quả. 1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI 1.2.1. Lập và xét duyệt dự toán chi BHXH Dự toán chi BHXH là xác định kế hoạch chi trả các chế độ do hai nguồn kinh phí (NSNN và Quỹ BHXH) đảm bảo để đủ nguồn chi hàng tháng, một lần, ốm đau, thai sản và DSPHSK cho các đối tượng hưởng. 1.2.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch chi bảo hiểm xã hội a.. Quản lý đối tượng hưởng các chế độ BHXH:
  11. 9 Các đối tượng hưởng chế độ BHXH gồm: Đối tượng hưởng lương hưu hàng tháng; Đối tượng hưởng chế độ tử tuất; Đối tượng hưởng trợ cấp ốm đau – thai sản – dưỡng sức. b. Tổ chức, quản lý việc chi trả cho từng loại đối tượng hưởng các chế độ Bảo hiểm xã hội: Theo luật BHXH hiện hành ở Việt Nam có các chế độ BHXH được chi trả như sau: - Chế độ hưu trí, trợ cấp hàng tháng - Chế độ BHXH một lần - Chế độ ốm đau, thai sản, dữỡng sức - Lập báo cáo quyết toán, báo cáo thống kê tình hình chi BHXH theo quy định của chế độ Kế toán và luật Thống kê hiện hành: Công tác xét duyệt, thẩm định và thông báo quyết toán năm được thực hiện ở tất cả các đơn vị dự toán các cấp trong hệ thống BHXH Việt Nam (Luật BHXH, 2014). 1.2.3. Quyết toán chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội Quyết toán là việc kiểm tra, tập hợp các nội dung như khối lượng, giá trị, tính đúng đắn, hợp lý, hợp lệ,... của các công việc đã hoàn thành. Quyết toán chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội gồm: Chế độ BHXH hàng tháng; Chế độ BHXH một lần; Chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK. 1.2.4. Kiểm tra, giám sát công tác chi BHXH Công tác kiểm tra, giám sát chi BHXH được tiến hành theo tháng, quý. Công việc kiểm tra được thực hiện theo 2 hình thức kiểm tra theo định kỳ theo tháng, theo quý hoặc kiểm tra đột xuất. Sau khi thanh tra, kiểm tra, các trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo đúng quy định của nhà nước..
  12. 10 1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI 1.3.1. Hệ thống pháp luật, quy định về BHXH 1.3.2. Về điều kiện kinh tế - xã hội 1.3.3. Bộ máy quản lý và nguồn lực của cơ quan Bảo hiểm xã hội 1.3.4. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngƣời dân về thụ hƣởng các chế độ của chi Bảo hiểm xã hội 1.3.5. Sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành 1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG 1.4.1. Bảo hiểm xã hội huyện Đăk Nông, tỉnh Đăk Lăk 1.4.2. Bảo hiểm xã hội huyện KBang, tỉnh Gia Lai 1.4.3. Rút ra bài học kinh nghiệm cho Bảo hiểm xã hội huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN ĐĂK GLEI - TỈNH KON TUM 2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, XÃ HỘI, KINH TẾ HUYỆN ĐĂK GLEI 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên Huyện Đăk Glei là một huyện miễn núi phía Bắc tỉnh Kon Tum, là huyện vùng cao biên giới và là cửa ngõ cực Bắc của vùng
  13. 11 Tây Nguyên; phía Bắc và phía Đông giáp tỉnh Quảng Nam, phía Nam giáp các huyện Đắk Tô và Ngọc Hồi. 2.1.2. Đặc điểm xã hội Tỷ lệ dân số và số người trong độ tuổi lao động của huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum liên tục tăng. 2.1.3. Đặc điểm kinh tế Trong các năm gần đây, tình hình kinh tế của huyện Đăk Glei phát triển theo hướng toàn diện và bền vững, đưa huyện Đăk Glei trở thành huyện miền núi phát triển và ổn định. 2.2. KHÁI QUÁT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN ĐĂK GLEI- TỈNH KON TUM 2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Bảo hiểm xã hội huyện Đăk Glei – tỉnh Kon Tum BHXH Huyện Đăk Glei được thành lập theo Quyết định số 38/QĐ-TCCB ngày 20 tháng 07 năm 1995 của Tổng Giám Đốc BHXH Việt Nam. 2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội huyện Đăk Glei – tỉnh Kon Tum Căn cứ Quyết định số 1414/QĐ - BHXH ngày 04/10/2016 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội địa phương. 2.2.3. Cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội huyện Đăk Glei – tỉnh Kon Tum BHXH huyện Đăk Glei có 01 Giám đốc, 02 phó Giám đốc và các bộ phận chuyên môn nghiệp.
  14. 12 2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN ĐĂK GLEI - TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2014 -2018 2.3.1. Lập và xét duyệt dự toán chi BHXH Hiện nay, khâu lập kế hoạch, dự toán chi tại BHXH huyện Đăk Glei vẫn còn nhiều bất cập, chưa chủ động trong việc lập dự toán chi và chưa linh hoạt điều chỉnh kế hoạch chi BHXH cho phù hợp với sự thay đổi của môi trường kinh tế, từ khâu xây dựng đến kiểm soát việc chấp hành dự toán, phần lớn dựa vào ý chí chủ quan, của bộ máy quản lý bảo hiểm xã hôi. Bên cạnh đó, dự toán BHXH Việt Nam giao thường chậm ảnh hưởng đến việc phân bổ, thực hiện dự toán của BHXH tỉnh và BHXH huyện. Hàng năm, BHXH tỉnh Kon tum phân bổ dự toán chi kinh phí tuyên truyền về BHXH huyện để thực hiện nguồn chi này để tuyên truyền phổ biến pháp luật đến mọi người dân trên địa bàn của huyện, được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.4. Tình hình thực hiện dự toán chi tuyên truyền của Bảo hiểm xã huyện Đăk Glei qua các năm 2014-2018 Dự toán giao Thực hiện Tỷ lệ đạt STT Năm (triệu đồng) (triệu đồng) (%) 1 2014 60 70 117 2 2015 60 70,3 178 3 2016 70 75,2 107 4 2017 80 81 101 5 2018 80 80,5 101 Nguồn: BHXH huyện Đăk Gei
  15. 13 2.3.3. Tổ chức thực hiện chi BHXH a. Tổ chức bộ máy quản lý Tham gia công tác chi các chế độ như lương hưu, trợ cấp BHXH tại Huyện Đăk Glei bao gồm cán bộ BHXH huyện, cán bộ bưu điện tại các xã, thị trấn. Kinh nghiệm làm việc ảnh hưởng tới công tác chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH. b. Quản lý đối tượng hưởng các chế độ BHXH Quản lý đối tượng hưởng là công tác thường xuyên, liên tục của BHXH huyện Đăk Glei, nhằm tránh tình trạng đối tượng chi trả không còn tồn tại mà nguồn kinh phí chi vẫn được cấp gây sự tổn thất cho quỹ BHXH, dẫn đến tình trạng trục lợi BHXH của các đơn vị và cá nhân. Bảng 2.7: Bảng chi tiết số người hưởng các chế độ BHXH tại BHXH huyện Đăk Glei giai đoạn 2014-2018 Năm Năm 2014 Năm 2015 STT Chỉ tiêu 2016 Người Người Người Chi BHXH bắt A 1.285 1.377 1.392 buộc I NSNN 586 615 610 II Quỹ BHXH 699 762 782 Nguồn: Báo cáo thu – chi của BHXH huyện Đăk Glei, giai đoạn 2014-2018
  16. 14 b. Tổ chức thực hiện chi BHXH Việc thực hiện chi các chế độ BHXH do BHXH huyện chi trả trực tiếp hoặc ủy quyền cho đại diện chi trả ở xã, phường và đơn vị SDLĐ thực hiện. BHXH huyện Đăk Glei sử dụng ba hình thức chi trả: Chi trực tiếp, chi gián tiếp và chi thông qua tài khoản ATM. c. Tốc độ tăng số đối tượng hưởng các chế độ BHXH d. Tốc độ tăng số tiền chi các chế độ BHXH e. Tốc độ tăng số tiền chi các chế độ BHXH 2.3.4. Lập báo cáo, quyết toán chi BHXH a. Báo cáo tình hình chi BHXH hàng tháng, một lần, thai sản và DSPHSK b. Thanh, quyết toán chi BHXH Bảng 2.14: Quyết toán chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội của BHXH huyện Đăk Glei giai đoạn 2014-2018 Đơn vị: Triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm Năm Năm Năm Năm 2014 2015 2016 2017 2018 I TỔNG SỐ 25.097 25.698 27.900 41.139 48.585 CHI 1 Chi trả chế 16.535 18.554 15.390 21.715 24.974 độ BHXH - Nguồn quỹ BHXH bảo 9.175 10.038 10.667 11.685 13.674 đảm - Nguồn NSNN bảo 7.36 8.156 4.723 10.03 11.3 đảm Nguồn: Báo cáo thu – chi của BHXH huyện Đăk Glei giai đoạn 2014-2018
  17. 15 c. Thẩm định báo cáo quyết toán chi 2.3.5. Kiểm tra, giám sát chi BHXH và xử lý vi phạm Hiện tại, việc thanh tra, kiểm tra chi BHXH huyện Đăk Glei được thực hiện theo 02 hình thức, kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất. Bảng 2.15: Công tác thanh tra, kiểm tra tại BHXH huyện Đăk Glei Năm Năm Năm Năm Năm STT` Chỉ tiêu ĐVT 2014 2015 2016 2017 2018 Tổ chức họp, 1 Lần 3 3 4 4 3 tuyên truyền Số đợt 2 thanh tra, Lần 4 4 4 4 4 kiểm tra Số đơn vị Đơn 3 1 2 2 3 2 vi phạm vị Nguồn: BHXH huyện Đăk Glei, 2014 -2018 2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN ĐĂK GLEI - TỈNH KON TUM 2.4.1. Những kết quả đạt đƣợc - Công tác lập dự toán: Lập dự toán kinh phí các chế độ gửi BHXH tỉnh Kon Tum kịp thời để được duyệt cấp kinh phí để chi BHXH. - Bộ máy tổ chức thực hiện chính sách ngày càng được tăng cường về số lượng và chất lượng.
  18. 16 - Công tác giải quyết và thực hiện chi BHXH cho người thụ hưởng kịp thời, đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật, hạn chế được tình trạng chi sai do giải quyết sai chế độ. - Công tác quyết toán đảm bảo thưc hiện định kỳ hàng tháng, theo đúng quy định của cấp trên và của BHXH Việt Nam. - Công tác thanh tra, kiểm tra nhận được sự quan tâm kịp thời của các cấp trong công tác chi BHXH. 2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân a. Hạn chế - Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách và các quy định về chi trả chế độ BHXH tại huyện Đăk Glei chưa được chú trọng thực hiện. - Đối tượng thụ hưởng các chế độ BHXH ngày càng đông, đa dạng, phức tạp, việc quản lý đối tượng hưởng các chế độ BHXH gặp nhiều khó khăn . - Không thường xuyên tiến hành kiểm tra, hướng dẫn công tác chi BHXH tại các điểm chi trả của bưu điện huyện. - Công tác lập kế hoạch, dự toán chi hiện nay vẫn còn nhiều bất cập. - Công tác tổ chức thực hiện: BHXH huyện thực hiện vẫn còn chưa tốt công tác quản lý chi BHXH cho đối tượng. - Công tác quyết toán chi BHXH còn sai sót. - Công tác kiểm tra, giám sát chi BHXH: Chưa được thực hiện một cách thường xuyên, đặc biệt là công tác thanh tra, kiểm tra đột xuất. b. Nguyên nhân hạn chế - Địa hình huyện Đăk Glei là huyện miền núi, rộng, ảnh hưởng tới công tác quản lý chi, gây khó khăn trong việc quản lý đối
  19. 17 tượng và chi trả cho các đối tượng. Bên cạnh đó đối tượng thụ hưởng các chế độ BHXH ngày càng đông, đa dạng, phức tạp, việc quản lý đối tượng hưởng các chế độ BHXH gặp nhiều khó khăn. - Đối với công tác tuyên truyền phổ biến chính sách BHXH, văn bản pháp luật: BHXH Việt Nam chưa thực sự xây dựng một hệ thống văn bản quản lý một cách đồng bộ, thống nhất, chặt chẽ nên khiến các địa phương khó khăn trong công tác triển khai. - Hệ thống văn bản quản lý, quy định về BHXH hiện nay chưa có sự đồng bộ và thống nhất cao, nhiều văn bản chồng chéo. - Việc điều chỉnh mức lương tối thiểu nhiều lần gây không ít khó khăn vì phải điều chỉnh mức chi trả hợp lý. - Về chi trả không dùng tiền mặt, số người nhận lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng qua thẻ ATM chiếm tỷ trọng thấp so với số người hưởng. - Nhân viên đại lý bưu điện không nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ, chính sách BHXH nên để xảy ra sai sót trong công tác chi BHXH. Đội ngũ nhân sự mỏng, lượng người được chi trả đông, cơ sở hạ tầng chật hẹp… dẫn đến những sự không tập trung hoàn toàn cho công việc. - Tình hình trục lợi BHXH ngày càng tinh vi và nghiêm trọng, phức tạp và cơ chế xử phạt chưa đủ mạnh, chưa đủ sức răn đe. - Tình trạng làm hồ sơ giả để trục lợi quỹ BHXH còn xảy ra. KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
  20. 18 CHƢƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN ĐĂK GLEI – TỈNH KON TUM 3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 3.1.1. Mục tiêu phát triển của Bảo hiểm xã hội huyện Đăk Glei 3.1.2. Định hƣớng hoàn thiện quản lý chi bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum 3.2. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ 3.2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phố biến pháp luật, chính sách và các quy định chi Bảo hiểm xã hội Một là, tuyên truyền, phổ biến một cách sâu rộng trong toàn xã hội để nâng cao nhận thức và hiểu biết pháp luật về BHXH, BHYT cho mọi công dân. Để thực hiện tốt hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật BHXH, BHYT theo phương thức này cần phải tiến hành đồng bộ các giải pháp. Hai là, phương thức tuyên truyền, phổ biến của các cơ quan thực thi pháp luật về BHXH, BHYT đối với những nhóm mục tiêu cụ thể, chủ yếu là hướng vào nhóm người sử dụng lao động và người lao động khác nhau. 3.2.2. Hoàn thiện công tác lập và xét duyệt dự toán chi BHXH - Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chuyên trách và chính quyền địa phương BHXH huyện Đăk Glei để có cơ sở lập dự toán sát sao. - Phối hợp chặt chẽ giữa hai bộ phận có liên quan đến chi các chế độ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2