intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Chia sẻ: Cuahapbia | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

14
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề tài được thực hiện với mục tiêu phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về bảo trợ xã hội của tỉnh Gia Lai; trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUỲNH THANH HIỂN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 834 04 10 Đà Nẵng - Năm 2021
  2. Công trình đƣợc hoành thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: GS.TS. Võ Xuân Tiến Phản biện 1: GS.TS. TRƢƠNG BÁ THANH Phản biện 2: PGS.TS. TRẦN ĐÌNH THAO Luận văn đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại trƣờng Đại học kinh tế, Đại học Đà nẵng vào ngày 27 tháng 3năm 2021. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng. - Thƣ viện trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bảo trợ xã hội (BTXH) là một chủ trƣơng, chính sách lớn mang ý nghĩa nhân văn của Đảng và nhà nƣớc ta trong thời kỳ xây dựng và phát triển đất nƣớc. Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, công tác BTXH ngày càng đƣợc quan tâm, các văn bản đã đƣợc sửa đổi, bổ sung phù hợp với yêu của xã hội. Đến nay, công tác BTXH đã trở thành một trong những bộ phận quan trọng của chính sách an sinh xã hội của nƣớc ta, góp phần hỗ trợ các đối tƣợng yếu thế trong xã hội. Tỉnh Gia Lai có vị trí đặc biệt quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế, xã hội. Mặc dù Gia Lai là tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế và cơ hội đầu tƣ nhƣng nhìn chung Gia Lai vẫn là một tỉnh nghèo; trình độ dân trí còn thấp; điều kiện địa lý, giao thông đi lại khó khăn; cơ sở hạ tầng còn yếu và đặc biệt là hệ thống các doanh nghiệp dân doanh chủ yếu vẫn là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ nên nguồn thu ngân sách của tỉnh vẫn còn rất nhiều hạn chế; chi đầu tƣ phát triển chủ yếu do Trung ƣơng hỗ trợ. Do vậy, nguồn lực đầu tƣ dành cho công tác BTXH gặp rất nhiều khó khăn. Công tác BTXH đã đƣợc tỉnh chú trọng. Tuy nhiên, công tác BTXH trên địa bàn tỉnh vẫn chƣa đáp ứng đƣợc đầy đủ và toàn diện đòi hỏi của xã hội; công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động bảo trợ còn nhiều hạn chế, bất cập. Do đó, cần có những thay đổi, chấn chỉnh ngay trong việc thực hiện công tác quản lý nhà nƣớc về BTXH tại tỉnh Gia Lai trong thời gian đến. Xuất phát từ thực tế trên, tác giả lựa chọn thực hiện đề tài “Quản lý nhà nước về BTXH trên địa bàn tỉnh Gia Lai” làm đề tài cho luận văn cao học của mình.
  4. 2 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài đƣợc thực hiện với mục tiêu phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về BTXH của tỉnh Gia Lai; trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý thuyết và thực tiễn liên quan đến công tác quản lý nhà nƣớc về BTXH. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu đƣợc thực hiện tại tỉnh Gia Lai; tập trung phân tích thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về BTXH tại tỉnh Gia Lai đƣợc phân tích trong giai đoạn 2016 – 2020 và các giải pháp đề xuất đƣợc áp dụng đến năm 2025. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài đƣợc thực hiện kết hợp các phƣơng pháp: thu thập tài liệu thứ cấp, xử lý tài liệu, so sánh, phân tích thực chứng và phân tích tổng hợp định tính. 5. Bố cục luận văn Nội dung chính của luận văn đƣợc trình bày gồm 03 chƣơng, cụ thể: Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết liên quan đến công tác quản lý nhà nƣớc về BTXH. Chƣơng 2: Thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về BTXH tại tỉnh Gia Lai. Chƣơng 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc về BTXH tại tỉnh Gia Lai. 6. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
  5. 3 CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI 1.1. KHÁI QUÁT QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI 1.1.1. Khái niệm bảo trợ xã hội và quản lý nhà nƣớc về bảo trợ xã hội: Bảo trợ xã hội là hệ thống các biện pháp, hoạt động trợ giúp bảo đảm của Nhà nƣớc và xã hội đối với các đối tƣợng bảo trợ xã hội, những ngƣời bị thiệt thòi, yếu thế hoặc gặp bất hạnh trong cuộc sống nhằm giúp họ giảm bớt phần nào những khó khăn trƣớc mắt và lâu dài trong cuộc sống. Quản lý nhà nƣớc về bảo trợ xã hội là quá trình tác động có tổ chức và bằng các cơ chế, chính sách, các giải pháp của Nhà nƣớc, thể hiện quyền lực của Nhà nƣớc nhằm hạn chế, phòng ngừa và khắc phục rủi ro cho các thành viên trong cộng đồng do bị mất hoặc giảm thu nhập bởi các nguyên nhân khác nhau. 1.1.2. Đặc điểm của bảo trợ xã hội ảnh hƣởng đến công tác quản lý - Bảo trợ xã hội mang tính nhân đạo, thể hiện truyền thống, tƣơng thân, tƣơng ái, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. - Thực hiện mục đích xã hội vì cộng đồng, không vì lợi nhuận. - Bảo trợ xã hội là quyền của mỗi thành viên trong xã hội, là trách nhiệm, nhiệm vụ của cộng đồng. - Bảo trợ xã hội phụ thuộc vào nền kinh tế của địa phƣơng, sự đóng góp của các bên, sự trợ giúp xã hội và sự chia sẻ của cộng đồng.
  6. 4 1.1.3. Ý nghĩa của quản lý nhà nƣớc về bảo trợ xã hội - Quản lý nhà nƣớc bảo trợ xã hội thực hiện chức năng bảo đảm an sinh xã hội của nhà nƣớc. - Quản lý nhà nƣớc về bảo trợ xã hội giúp thực hiện chức năng tái phân phối lại của cải xã hội. - Quản lý nhà nƣớc về bảo trợ xã hội có vai trò phòng ngừa hay giảm thiểu các rủi ro và giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến các đối tƣợng bảo trợ xã hội. 1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BTXH 1.2.1. Ban hành, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BTXH a. Ban hành các chính sách pháp luật về BTXH Các cơ quan nhà nƣớc đƣợc giao thẩm quyền thực hiện việc quản lý nhà nƣớc về BTXH bằng công cụ là các quy định pháp luật, chính sách liên quan đến hoạt động BTXH. Ở các địa phƣơng thì việc thực thi công tác quản lý nhà nƣớc về BTXH đƣợc thực hiện bằng việc áp dụng các quy định của pháp luật, cơ chế, chính sách của cấp trên và tự xây dựng các chính sách trong phạm vi đƣợc cho phép để áp dụng, thực hiện. b. Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về bảo trợ xã hội Tuyên truyền, phổ biến các chính sách, quy định của pháp luật về BTXH là việc cung cấp thông tin về các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc về BTXH đến với ngƣời dân để họ biết, hiểu và thực hiện theo đúng chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc về BTXH. c. Tiêu chí đánh giá - Số lƣợng văn bản có liên quan đến bảo trợ xã hội đƣợc ban
  7. 5 hành. - Số lƣợng các hoạt động tuyên truyền. - Sự phối hợp giữa các cơ quan, báo chí. - Tính đa dạng của nội dung và hình thức tuyên truyền. - Tính kịp thời của các tuyên truyền. 1.2.2. Tổ chức bộ máy nhà nƣớc về BTXH a. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội Đứng đầu là Chính phủ quy định phạm vi quyền hạn và nhiệm vụ cho các bộ, ngành, các cơ quan liên quan trong thực hiện quản lý nhà nƣớc về BTXH, cụ thể nhƣ Bộ LĐTBXH; các bộ, cơ quan ngang bộ; UBND cấp tỉnh; Sở Lao động Thƣơng binh và Xã hội; Sở Tài chính; Phòng LĐTBXH cấp huyện; UBND cấp xã. b. Tổ chức bộ máy thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội Hoạt động BTXH chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ LĐTBXH (theo ngành dọc) và tại địa phƣơng chịu sự quản lý của UBND các cấp. Theo đó, Bộ LĐTBXH và UBND các cấp phối hợp tổ chức bộ máy nhà nƣớc thực hiện công tác quản lý. - Ở Trung ƣơng thì Bộ LĐTBXH chịu trách nhiệm thực hiện công tác quản lý nhà nƣớc về BTXH; - Ở cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ƣơng thì Sở LĐTBXH chịu trách nhiệm thực hiện công tác quản lý nhà nƣớc về BTXH; - Ở cấp huyện/thị xã/thành phố thì Phòng LĐTBXH chịu trách nhiệm thực hiện công tác quản lý nhà nƣớc về BTXH; - Ở cấp xã/phƣờng/thị trấn thì cán bộ phụ trách LĐTBXH chịu trách nhiệm thực hiện công tác quản lý nhà nƣớc về BTXH. c. Mạng lưới hoạt động bảo trợ xã hội Mạng lƣới hoạt động bảo trợ xã hội theo quy định của Bộ trƣởng
  8. 6 Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội bao gồm: Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện công tác BTXH; các cơ sở BTXH xã hội công lập và ngoài công lập. d. Tiêu chí đánh giá - Tính phù hợp của bộ máy quản lý. - Số lƣợng và chất lƣợng đội ngũ làm công tác quản lý. - Mạng lƣới hoạt động bảo trợ xã hội. - Sự phối hợp của các phòng ban và cán bộ làm công tác quản lý 1.2.3. Dự toán thu, chi bảo trợ xã hội a. Dự toán thu Thu từ các nguồn nhƣ ngân sách nhà nƣớc cấp; ủng hộ, tài trợ từ các tổ chức, cá nhân trong cộng đồng; tài trợ quốc tế và các tổ chức phi chính phủ khác. b. Dự toán chi: Chi cho các đối tƣợng BTXH đƣợc trợ cấp hàng tháng, chi hỗ trợ đột xuất và cho hỗ trợ khác cho các đối tƣợng theo quy định. c. Tiêu chí đánh giá - Tính kịp thời khi lập dự toán thu và chi phù hợp. - Tính phù hợp với thực tế địa phƣơng. 1.2.4. Tổ chức hoạt động thu, chi bảo trợ xã hội a. Hoạt động thu - Nguồn kinh phí cấp phát từ ngân sách nhà nƣớc. - Các khoản thu từ nhận viện trợ, biếu tặng, các khoản thu khác không phải nộp ngân sách. - Các nguồn khác nhƣ nguồn vốn vay,vốn huy động, nguồn vốn liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc theo quy định của pháp luật. b. Hoạt động chi
  9. 7 - Kinh phí thực hiện chế độ chính sách trợ giúp xã hội thƣờng xuyên; chăm sóc tại cộng đồng, chi trả chính sách; tuyên truyền, bình xét đối tƣợng; ứng dụng công nghệ thông tin; đào tạo, bồi dƣỡng năng lực cán bộ; kiểm tra, giám sát. - Phƣơng thức chi trả. - Địa điểm và thời gian chi trả. - Thực hiện chi trả. - Báo cáo và chuyển giao chứng từ chi và quyết toán. c. Tiêu chí đánh giá - Hoạt động thu đủ, thu kịp thời và đúng hạn. - Hoạt động chi đảm bảo tính tiết kiệm và hợp lý. - Quy trình chi trả nhanh chóng, hiệu quả. - Hoạt động quyết toán thu, chi nhanh, chính xác, đảm bảo thu, chi đúng ngƣời, đúng việc. 1.2.5. Thanh tra, kiểm tra hoạt động bảo trợ xã hội UBND các cấp tỉnh, huyện sẽ tiến hành kiểm tra, thanh tra về hoạt động BTXH theo thẩm quyền của cấp mình. Tiêu chí đánh giá - Số cuộc thanh tra, kiểm tra trung bình mỗi năm. - Tính công khai, minh bạch của các cuộc thanh tra, kiểm tra. - Tính đa dạng của hình thức và nội dung thanh tra, kiểm tra. - Tính thƣờng xuyên của các cuộc thanh tra, kiểm tra 1.2.6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo trợ xã hội Việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thực hiện hoạt động BTXH phải thực hiện theo đúng các quy định của đảng, pháp luật của nhà nƣớc. Đồng thời, sau giải quyết khiếu nại, tố cáo cần phải xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân có vi
  10. 8 phạm, khuyết điểm. Tiêu chí đánh giá - Số lƣợng khiếu nại, tố cáo. - Số lƣợng vụ vi phạm pháp luật. - Tính kịp thời và nhanh chóng khi giải quyết các khiếu nại, tố cáo. - Tính nghiêm túc của xử lý các vi phạm pháp luật về bảo trợ xã hội. 1.3. NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI 1.3.1. Nhân tố kinh tế tác động đến công tác quản lý nhà nƣớc về bảo trợ xã hội - Nhóm nhân tố kinh tế gồm yếu tố tăng trƣởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu ngƣời quyết định các chính sách điều tiết nguồn lực cho BTXH. 1.3.2. Nhân tố phi kinh tế tác động đến công tác quản lý nhà nƣớc về bảo trợ xã hội - Những nhân tố nhƣ nhận thức xã hội, dân số, lịch sử, chính trị, truyền thống văn hóa. - Sự năng nổ, nhiệt tình của đội ngũ làm công tác BTXH. - Hệ thống chính trị quyết định quan điểm, định hƣớng phát triển của bảo trợ xã hội.
  11. 9 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI 2.1. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TỈNH GIA LAI ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên Gia Lai là tỉnh miền núi, biên giới nằm ở phía Bắc vùng Tây Nguyên, có diện tích tự nhiên 15.536,9 km2. Tỉnh có vị trí khá thuận lợi về giao thông, với 3 trục quốc lộ: quốc lộ 14, quốc lộ 19, quốc lộ 25. Phía bắc Gia Lai giáp tỉnh Kon Tum, phía nam giáp tỉnh Đak Lak, phía tây giáp Cam-pu-chia với 90km là đƣờng biên giới quốc gia, phía đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - Kinh tế đạt mức tăng trƣởng khá, tốc độ tăng trƣởng (GRDP) bình quân hàng năm đạt 7,83%. Quy mô kinh tế tăng đáng kể, GRDP đến năm 2020 đạt 80.990 tỷ đồng, gấp 1,65 lần so với năm 2015. Thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2020 đạt 52,54 triệu đồng, tăng 1,5 lần so với năm 2015. T ỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 36,75%, giảm 3,29% so với đầu nhiệm kỳ; công nghiệp - xây dựng chiếm 28,74%, tăng 1,97% so với đầu nhiệm kỳ; dịch vụ chiếm 34,51%, tăng 1,32% so với đầu nhiệm kỳ. 2.1.3. Đặc điểm xã hội Gia Lai có 17 đơn vị hành chính bao gồm: 01 Thành phố Pleiku, 02 thị xã với 220 đơn vị hành chính cấp xã. Dân số trung bình năm 2019 của tỉnh là 1.520.155 ngƣời, với 34 dân tộc sinh sống, dân tộc thiểu số chiếm 45,8%, trong đó, ngƣời Việt (Kinh) chiếm 52% dân số. Còn lại là các dân tộc Jrai (33,5%), Bahnar (13,7%), Giẻ-triêng,
  12. 10 Xơ-đăng, Thái, Mƣờng... Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,68%năm. 2.2. NỘI DUNG THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI 2.2.1. Thực trạng ban hành, tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về bảo trợ xã hội a. Công tác ban hành các văn bản, chính sách về bảo trợ xã hội - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Gia Lai giai đoạn 2016-2020 nhấn mạnh đảm bảo thực hiện tốt chính sách bảo trợ xã hội. - Triển khai thực hiện các Nghị định của Chính phủ về thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho đối tƣợng bảo trợ xã hội. Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành các văn bản triển khai chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai. - Sở LĐTBXH và một số sở, ngành thuộc tỉnh Gia Lai ban hành nhiều văn bản hƣớng dẫn các địa phƣơng, các cơ sở bảo trợ xã hội thực hiện tốt công tác BTXH. b. Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách - Việc tuyên truyền, phổ biến chính sách bảo trợ xã hội ở địa phƣơng do Sở LĐTBXH thực hiện. Sở cũng đã tổ chức hoạt động tuyên truyền phổ biến chính sách bằng nhiều hình thức nhƣng chƣ đa dạng, phong phú; tập huấn cán bộ, chỉ đạo rà soát, thống kê đối tƣợng, tổ chức thực hiện đồng bộ các chính sách trợ giúp đối tƣợng bảo trợ xã hội, tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát, tháo gỡ khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện các chính sách bảo trợ xã hội. Nhờ nâng cao tuyên truyền phổ biến chính sách, tập huấn cán bộ mà nhận thức của cán bộ, của một bộ phận ngƣời dân đƣợc nâng lên, góp phần vào triển khai thực hiện tốt các chế độ chính sách. c. Đánh giá chung về thực trạng ban hành, tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về bảo trợ xã hội:
  13. 11 - Số lƣợng văn bản có liên quan đến bảo trợ xã hội đƣợc ban hành: UBND tỉnh và Sở LĐTBXH đã ban hành nhiều vab bản quy định và hƣớng dẫn công tác BTXH. Tuy nhiên, công tác BTXH chƣa đƣợc Uỷ ban nhân dân tỉnh Gia Lai quan tâm đúng mức, còn khoán trắng cho Sở LĐTBXH tự nghiên cứu, hƣớng dẫn, triển khai thực hiện. - Số lƣợng các hoạt động tuyên truyền: hàng năm phối hợp với Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh xây dựng các chuyên mục; phối hợp với Báo Gia Lai xây dựng trang chuyên, tin bài. In ấn phát hành 45.955 bản tờ rơi tuyên truyền, 3.500 quyển sổ tay hƣớng dẫn và 600 quyển tài liệu tuyên truyền khác. Tổ chức cuộc thi viết tìm hiểu nghề công tác xã hội. Phát hành 6 đĩa CD phát thanh; dựng 03 Pa nô tại 03 địa phƣơng; Tuy nhiên có thể thấy trong 5 năm việc thực hiện hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo trợ xã hội đên ngƣời dân thƣờng đƣợc thực hiện khi có sự thay đổi về chính sách, hay có văn bản chỉ đạo của trung ƣơng, của lãnh đạo cấp tỉnh hay theo định kỳ hàng năm để triển khai thực hiện; số lƣợng tờ rơi, địa CD phát thanh, pa nô áp phích, sổ tay hƣớng dẫn, tài liệu tuyên truyền là quá ít. - Tính đa dạng của nội dung và hình thức tuyên truyền: Sở LĐTBXH cũng chỉ mới tập trung công tác tuyên truyền trên các cổng thông tin của tỉnh, của sở, tờ rơi. Chƣa chú trọng đến sự phối hợp với các cơ quan báo chí, trung ƣơng, địa phƣơng thực hiện truyền thông, tuyên truyền sâu rộng, đa dạng hình thức nhƣ chuyên trang, chuyên mục, bài viết, phóng sự, tổ chức tọa đàm, games show, ấn phẩm, lƣu động, trực quan,… dẫn đến kết quả của công tác tuyên truyền chƣa cao. - Tính kịp thời của các tuyên truyền: hệ thống chính sách về an
  14. 12 sinh xã hội ngày càng đƣợc tăng cƣờng, hoàn thiện và kịp thời tuyên truyền hệ thống chính sách an sinh xã hội đã trở thành nhiệm vụ thƣờng xuyên của các cấp, các ngành. 2.2.2. Thực trạng tổ chức bộ máy a. Thực trạng - Cơ quan quản lý nhà nƣớc về bảo trợ xã hội của tỉnh Gia Lai là UBND tỉnh Gia Lai, giao nhiệm vụ cho Sở LĐTBXH thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về bảo trợ xã hội và là cơ quan chuyên môn giúp việc và tham mƣu cho UBND tỉnh trong việc tổ chức, thực hiện công tác bảo trợ xã hội; Cấp huyện có Phòng LĐTBXH; các xã, phƣờng, thị trấn có cán bộ phụ trách công tác LĐTBXH. - Cơ cấu tổ chức của Sở LĐTBXH. Số lƣợng, chất lƣợng nguồn nhân lực Phòng Bảo trợ xã hội thuộc Sở. - Cơ cấu, số lƣợng, chất lƣợng nguồn nhân lực phụ trách công tác BTXH của 17 huyện, thị xã, thành phố. - Cơ cấu , số lƣợng, chất lƣợng nguồn nhân lực phụ trách công tác BTXH của 220 xã, phƣờng, thị trấn. - Máy móc, thiết bị, phƣơng tiện kỹ thuật đƣợc trang bị. - Mạng lƣới các cơ sở BTXH. b. Đánh giá chung về thực trạng tổ chức bộ máy: - Tính phù hợp của bộ máy quản lý: Về cơ bản, thì bộ máy quản lý đƣợc bố trí phù hợp vời tình hình thực tế ở địa phƣơng - Số lƣợng và chất lƣợng đội ngũ làm công tác quản lý: Cán bộ cấp sở; cấp huyện, thị xã, thành phố đáp ứng đƣợc tiêu chuẩn, năng lực, trình độ; cấp xã chƣa đảm bảo. - Mạng lƣới hoạt động bảo trợ xã hội: với số lƣợng các đơn vị hoạt động bảo trợ xã hội của tỉnh hiện nay vẫn chƣa đủ số lƣợng và chất lƣợng để thực hiện tốt công tác bảo trợ xã hội.
  15. 13 - Sự phối hợp của các phòng ban và cán bộ làm công tác quản lý: cơ bản đƣợc thực hiện đồng bộ, thông suốt. 2.2.3. Thực trạng dự toán thu, chi bảo trợ xã hội a. Dự toán thu - Hàng năm, Sở Lao động, Thƣơng bình và Xã hội phối hợp với Sở Tài chính xây dựng mức trợ cấp xã hội, mức trợ cấp nuôi dƣỡng, mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dƣỡng và các mức trợ giúp xã hội khác trình UBND cấp tỉnh quy định. - Xác định nguồn thu: nguồn thu từ trung ƣơng; cân đối ngân sách tỉnh; tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc hỗ trợ. Chủ yếu vẫn là cân đối ngân sách tỉnh. Bảng 2.5: Dự toán thu BTXH giai đoạn 2016 - 2020 Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm 2016 2017 2018 2019 2020 Chỉ tiêu Dự kiến các khoản thu 127,000 133,000 142,500 189,000 175,000 - Số dƣ năm trƣớc 0 0,090 1,295 0,144 0,182 - Thu từ NSNN cấp 127,000 133,000 142,500 189,000 175,000 - Thu từ các khoản tài 0 0 0 0 0 trợ Nguồn: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội b. Dự toán chi Sở LĐTBXH vào thời điểm lập dự toán, tổng hợp số đối tƣợng hƣởng chính sách trợ giúp xã hội thƣờng xuyên của các huyện, kinh phí trợ giúp đột xuất và dự kiến nhu cầu kinh phí thực hiện cùng với dự toán chi thƣờng xuyên gửi Sở Tài chính xem xét thống nhất. c. Đánh giá thực trạng dự toán thu, chi bảo trợ xã hội: - Tính kịp thời khi lập dự toán thu và chi phù hợp: Quy trình lập
  16. 14 dự toán ngân sách cho hoạt động BTXH trên địa bàn tỉnh Gia Lai đảm bảo kết hợp giữa quá trình phân tích, đánh giá khả năng và nhu cầu các nguồn tài chính và khả năng cân đối ngân sách. - Tính phù hợp với thực tế địa phƣơng: hàng năm số lƣợng đối tƣợng đƣợc hƣởng tăng, thời giá tăng nhƣng mức chuẩn trợ cấp xã hội không đƣợc cải thiện. 2.2.4. Thực trạng tổ chức hoạt động thu, chi bảo trợ xã hội a. Hoạt động thu - Ngay từ đầu năm, UBND tỉnh Gia Lai chỉ đạo Sở LĐTBXH theo dõi, cập nhật thông tin đối tƣợng bảo trợ xã hội trong năm để lên kế hoạch dự trù kinh phí thực hiện, trình UBND tỉnh xem, duyệt phân bổ nguồn thu theo dự toán chi đƣợc duyệt. 2.6. Tình hình nguồn ngân sách phục vụ bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai Đơn vị: Tỷ đồng T Nguồn Năm Năm Năm Năm Năm T 2016 2017 2018 2019 2020 1 Ngân sách Trung 0 0 0 0 0 ƣơng 2 Ngân sách địa 127,0 132,498 142,061 188,722 173,767 phƣơng 3 Nguồn kinh phí 0 0 0 0 0 huy động 4 Tổng 127,0 132,498 142,061 188,722 173,767 Nguồn: Sở Tài chính tỉnh Gia Lai Theo số liệu của bảng 2.6, có thể nhận thấy: - Nguồn kinh phí BTXH do trung ƣơng phân bổ cho hoạt động bảo trợ xã hội của tỉnh Gia Lai là rất nhỏ (nên Sở Lao động Thƣơng
  17. 15 binh và Xã hội không tổng hợp vào nguồn thu). Bên cạnh đó, UBND tỉnh luôn tích cực vận động nguồn thu từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc hỗ trợ để gây quỹ bảo trợ xã hội tại địa phƣơng, tuy nhiên hiệu quả chƣa cao. - Nguồn thu BTXH của tỉnh Gia Lai tăng trong suốt giai đoạn 2016 – 2020, giá trị thu năm 2016 là 127,000 tỷ đồng và đến năm 2020 con số này tăng lên đến 173,767 tỷ đồng, tăng 38,17% trong vòng 05 năm. Chủ tịch UNBD tỉnh quyết định mức chi hỗ trợ cho các đối tƣợng BTXH trên địa bàn tỉnh Gia Lai bằng với mức chuẩn 270.000 đồng. b. Hoạt động chi Việc quản lý chi đƣợc thực hiện theo Nghị định 67/2007/NĐ-CP gồm 09 nhóm đối tƣợng và Nghị định 136/2013/NĐ-CP gồm 06 nhóm đối tƣợng. Số liệu cụ thể đƣợc thể hiện ở bảng 2.7 và bảng 2.8. Bảng 2.7. Chín nhóm đối tƣợng hƣởng chế độ bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai theo Nghị định 67 Năm Năm Năm ST Đối tƣợng 2016 2017 2018 T (Ngƣời) (Ngƣời) (Ngƣời) 1 Nhóm 1: Trẻ em mồ côi và 834 772 765 ngƣời có hoàn cảnh tƣơng tự 2 Nhóm 2: Ngƣời cao tuổi cô 556 618 329 đơn thuộc gia đình nghèo 3 Nhóm 3: Ngƣời 80 tuổi trở lên 14.864 15.119 15.439 không có lƣơng hƣu 4 Nhóm 4: Ngƣời tàn tật không 8.630 9008 10.436 có khả năng lao động 5 Nhóm 5: Ngƣời khuyết tật đặc 1337 1.424 1.867 biệt nặng
  18. 16 Năm Năm Năm ST Đối tƣợng 2016 2017 2018 T (Ngƣời) (Ngƣời) (Ngƣời) 6 Nhóm 6: Ngƣời nhiễm 2 2 3 HIV/AIDS không có khả năng lao động 7 Nhóm 7: Gia đình cá nhân 221 189 194 nhận nuôi dƣỡng trẻ em mồ côi 8 Nhóm 8: Hộ gia đình có từ hai 36 37 407 ngƣời trở lên tàn tật nặng 9 Nhóm 9: Ngƣời đơn thân 501 512 559 thuộc diện hộ nghèo Nguồn: Sở LĐTBXH tỉnh Gia Lai Bảng 2.8. Sáu nhóm đối tƣợng hƣởng chế độ bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai theo Nghị định 136 năm 2013 TT Đối tƣợng Năm 2019 Năm 2020 Ngƣời Tỷ lệ Ngƣời Tỷ lệ (%) (%) Trợ cấp xã hội hàng tháng 29.007 100% 30.637 100% 1 Trẻ em dƣới 16 tuổi không có 650 2,23% 615 2% ngƣời nuôi dƣỡng 2 Ngƣời từ 16-22 tuổi đang học phổ thông, học nghề, trung học 80 0,27% 67 0,2% chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học 3 Ngƣời bị nhiễm HIV thuộc hộ 2 0,006% 5 0,01% nghèo 4 Ngƣời đơn thân nghèo đang nuôi 540 1,86% 489 1,6% con 5 Ngƣời cao tuổi 16.395 56,52% 16.909 55,2% 6 Ngƣời khuyết tật 11.340 39,12% 12.552 41% Nguồn: Sở LĐTBXH tỉnh Gia Lai
  19. 17 Bảng 2.9 và 2.10 cho thấy nhóm ngƣời cao tuổi, nhóm ngƣời trên 80 tuổi không có lƣơng hƣu, nhóm ngƣời khuyết tật và nhóm ngƣời khuyết tật không có khả năng lao động chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng số đối tƣợng nhận trợ cấp BTXH trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Bảng 2.11. Tình hình chi ngân sách bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai Đơn vị: Triệu đồng Năm Năm Năm Năm Năm 2016 2017 2018 2019 2020 Trợ cấp thƣờng 116.507 119.370 120.957 136.363 147.625 xuyên Trợ cấp đột xuất 1.450 1.560 1.120 3.189 5.450 Trợ cấp khác 8,953 10,363 21,135 49,132 20,645 Tổng cộng 126,910 131,293 143,212 188,684 173,720 Nguồn: Sở LĐTBXH tỉnh Gia Lai Bảng 2.11 cho thấy: Phần chi NSNN cho BTXH có xu hƣớng tăng lên. Năm 2016, tổng chi các khoản trợ cấp là 126,910 tỷ đồng đã tăng lên đến 173,720 tỷ đồng trong năm 2020 (tăng hơn 1,36 lần trong 5 năm). Bảng 2.12. Chi ngân sách nhà nƣớc tại địa phƣơng Đơn vị: Tỷ đồng Năm Năm Năm Năm Năm 2016 2017 2018 2019 2020 Tổng chi ngân sách 11.013 12.389 14.131 14.683 15.382 địa phƣơng 1. Chi cân đối ngân 7.249 8.950 9.599 11.473 11.446 sách địa phƣơng 2. Chi đầu tƣ phát 2.097 2.385 2.808 3.707 4.516
  20. 18 Năm Năm Năm Năm Năm 2016 2017 2018 2019 2020 triển trong tổng chi 3. Chi từ nguồn 1.804 1.013 1.714 1.197 2.817 Trung ƣơng bổ sung có mục tiêu, chƣơng trình mục tiêu quốc gia Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai Bảng 2.12 và kết hợp một phần của bảng 2.11 cho thấy: Tổng số chi trợ cấp xã hội không quá lớn so với tổng chi ngân sách địa phƣơng, chiếm khoảng 1,12% và 0,25% GDP. c. Đánh giá thực trạng tổ chức hoạt động thu, chi bảo trợ xã hội - Hoạt động thu đủ, thu kịp thời và đúng hạn: Kinh phí đƣợc đầu năm ngân sách và theo dự toán đƣợc duyệt kịp thời và đúng hạn để chi trả cho đối tƣợng. - Hoạt động chi đảm bảo tính tiết kiệm và hợp lý: Các chế độ, chính sách BTXH chỉ bảo đảm hỗ trợ đƣợc một phần các nhu cầu thiết yếu tối thiểu của đối tƣợng. - Quy trình chi trả nhanh chóng, hiệu quả: Thủ tục hành chính còn phức tạp, xét duyệt thủ công, chƣa ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình đăng ký và quản lý đối tƣợng dẫn đến việc tổ chức thực hiện còn thiếu đồng bộ, chồng chéo. - Hoạt động quyết toán thu, chi nhanh, chính xác, đảm bảo thu, chi đúng ngƣời, đúng việc: Phƣơng thức chi trả đƣợc thực hiện theo yêu cầu của đối tƣợng thụ hƣởng: nhận tiền mặt trực tiếp hoặc qua hệ thống bƣu điện huyện, thị xã, thành phố. Hoạt động thanh, quyết toán thu, chi đƣợc thực hiện đúng quy định của Luận Ngân sách nhà nƣớc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2