intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

23
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu tổng quát của đề tài là trên cơ sở làm rõ cơ sở lý luận và thực trạng công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn quận Thanh Khê, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về du lịch tại quận Thanh Khê trong thời gian đến.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRƢƠNG THANH TOÀN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 834 04 10 Đà Nẵng - Năm 2020
  2. Công trình được hoành thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hiệp Phản biện 1: TS. Lê Bảo Phản biện 2: TS. Lâm Minh Châu Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 14 tháng 11 năm 2020. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng. - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong các năm qua, ngành du lịch (DL) có những bước phát triển đáng kể và đóng góp ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế chung, tạo điều kiện đạt được mục tiêu phát triển bền vững của nước ta. Nằm trong xu thế chung đó, với các lợi thế về tài nguyên DL, thành phố Đà Nẵng là một địa phương có ngành DL dẫn đầu cả nước. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Đà Nẵng lần thứ XXI đã nêu ra 3 bước đột phá, trong đó phát triển mạnh các ngành dịch vụ, nhất là DL được đặt lên hàng đầu. Quận Thanh Khê là một địa phương có nhiều tiềm năng để phát triển DL. Tuy nhiên, việc khai thác, phát huy các nguồn tài nguyên này của quận Thanh Khê vẫn còn hạn chế. Các sản phẩm DL địa phương chưa khớp nối một cách hiệu quả vào các tour, tuyến DL chung của thành phố. Cơ sở vật chất, nguồn nhân lực còn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Trong rất nhiều nguyên nhân, có nguyên nhân hàng đầu là công tác quản lý nhà nước (QLNN) về DL của địa phương còn nhiều bất cập, đặc biệt trong khâu triển khai, thực thi chính sách DL trong công tác QLNN về DL tại địa phương. Trong các năm gần đây, khi dư địa phát triển các ngành sản xuất kinh doanh truyền thống không còn nữa, Thanh Khê đã quan tâm nhiều hơn tới phát triển DL địa phương. Để làm được điều này, công tác QLNN về DL phải trở thành một lực lượng dẫn đầu, tổng hợp và kích thích các lực lượng phát triển của ngành DL địa phương và vì thế cần thiết phải được tăng cường hơn nữa trong thời gian tới. Vì vậy, việc làm rõ thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác QLNN về DL tại địa phương này là vấn đề cần thiết và cấp bách hiện nay. Xuất phát từ tính cấp bách của vấn
  4. 2 đề, tác giả chọn đề tài “Quản lý nhà nƣớc về du lịch trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng” để thực hiện luận văn thạc sỹ Quản lý kinh tế của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu tổng quát Trên cơ sở làm rõ cơ sở lý luận và thực trạng công tác QLNN về DL trên địa bàn quận Thanh Khê, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường QLNN về DL tại quận Thanh Khê trong thời gian đến. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về DL và QLNN về DL trên địa bàn cấp quận huyện. - Phân tích thực trạng QLNN về DL tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng. - Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường QLNN về DL trên địa bàn quận Thanh Khê trong thời gian đến. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Các vấn đề lý luận và thực tiễn QLNN về DL trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Nội dung QLNN về hoạt động DL thuộc chức năng của chính quyền địa phương cấp quận huyện. - Khách thể nghiên cứu: Các cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan đến công tác QLNN về DL. - Phạm vi thời gian: Giai đoạn từ 2014 đến 2019 và các giải pháp, kiến nghị tăng cường công tác QLNN về DL đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.
  5. 3 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu - Dữ liệu thứ cấp là những số liệu được thu thập từ các phòng, ban và các cơ quan có liên quan đến QLNN về DL của quận bằng phương pháp khảo cứu lịch sử. - Dữ liệu sơ cấp được tác giả thu thập bằng phương pháp điều tra khảo sát thông qua bảng câu hỏi. 4.2. Phương pháp phân tích, đánh giá Sử dụng các phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh để phân tích, đánh giá. 5. Bố cục của luận văn Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về du lịch. Chương 2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng. Chương 3. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Các giáo trình, luận án, luận văn, bài viết hội thảo khoa học chuyên đề, tài liệu về DL và QLNN về DL... của các tác giả đã nghiên cứu về vấn đề này. Các tài liệu nói trên có phạm vi nghiên cứu công tác QLNN về DL ở tầm quốc gia, khu vực, thành phố hoặc các quận, huyện lân cận khác mà chưa có đề tài nào đề cập cụ thể trường hợp của quận Thanh Khê.
  6. 4 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH 1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH 1.1.1. Các khái niệm liên quan đến QLNN về DL a. Du lịch Dưới góc độ nghiên cứu của tác giả và trong khuôn khổ của luận văn này, DL được hiểu là một ngành kinh tế với các hoạt động tổ chức kinh doanh dựa vào tài nguyên DL giữa các chủ thể gồm khách DL, đơn vị cung ứng dịch vụ, nhân dân bản địa và chính quyền địa phương trên cơ sở đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên và bảo tồn, phát huy giá trị của các sản phẩm, tài nguyên DL địa phương. b. Quản lý nhà nước Để phục vụ cho nghiên cứu này, QLNN được hiểu là một dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước, với chủ thể là các cơ quan nhà được sử dụng quyền lực nhà nước để tác động, điều chỉnh đối tượng quản lý là các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì, phát triển các mối quan hệ xã hội, đảm bảo trật tự xã hội nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước. c. Quản lý nhà nước về du lịch Trên cơ sở nghiên cứu tài liệu, quan điểm của luận văn thì nội hàm của QLNN về DL là sự tác động có tổ chức của nhà nước, bằng pháp luật và thông qua hệ thống các chính sách với các công cụ QLNN lên ngành DL nhằm phát huy tốt nhất khả năng đóng góp của ngành này vào hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội mà nhà nước đề ra trên nguyên tắc đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành DL.
  7. 5 1.1.2. Đặc điểm của QLNN về DL a. QLNN về DL mang tính quyền lực đặc biệt, tính tổ chức cao của nhà nước. b. Pháp luật là công cụ quan trọng hàng đầu cùng với các công cụ khác như chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch… đảm bảo cho hiệu lực của hoạt động QLNN về DL. c. QLNN về DL là những tác động mang tính liên tục và ổn định lên các quá trình xã hội và hệ thống các hành vi của du khách, của đơn vị cung ứng dịch vụ và của cư dân bản địa. d. QLNN về DL là một dạng quản lý đặc biệt với các đối tượng đặc thù của ngành DL. 1.1.3. Vai trò của QLNN về DL a. Vai trò định hướng. b. Vai trò tổ chức. c. Vai trò giám sát và chống thất bại của thị trường. 1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH 1.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về du lịch Bộ máy QLNN về DL cấp quận là một hệ thống cơ cấu các mối quan hệ giữa cơ quan tham mưu chính là Phòng Văn hóa và Thông tin với các phòng, ban chuyên môn, chức năng khác và UBND các phường nhằm đảm bảo tham mưu tốt nhất cho UBND quận thực hiện chức năng QLNN về DL trên địa bàn. 1.2.2. Quản lý quy hoạch, xây dựng và thực hiện các đề án, chƣơng trình, kế hoạch phát triển du lịch Công tác quản lý quy hoạch của chính quyền cấp quận gồm có các nhiệm vụ phối hợp công bố quy hoạch, cắm mốc khu vực quy hoạch, kiểm tra, giám sát, quản lý thực địa đúng với hiện trạng từ khi được công bố quy hoạch.
  8. 6 Căn cứ vào chủ trương, chính sách của Trung ương, thành phố và đặc thù của địa phương mình mà chính quyền cấp quận xây dựng các đề án phát triển DL theo từng giai đoạn và trên cơ sở các đề án đó xây dựng các chương trình, kế hoạch thực hiện theo phân kỳ thời gian cụ thể để đạt được những mục tiêu đã đề ra. 1.2.3. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về du lịch Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật là hoạt động của chính quyền địa phương nhằm giải thích rộng rãi các chủ trương, chính sách, pháp luật về DL đến nhân dân địa phương và du khách. Qua đó giúp người dân hiểu rõ các chủ trương, chính sách, pháp luật về DL để làm cơ sở cho việc điều chỉnh hành vi phù hợp với quy định pháp luật hiện hành trong công tác QLNN về DL. 1.2.4. Quảng bá, xúc tiến du lịch địa phƣơng Quảng bá, xúc tiến DL địa phương là hoạt động nhằm tuyên truyền, giới thiệu rộng rãi hình ảnh, sản phẩm, khả năng phát triển DL của địa phương đến với các đối tượng du khách, doanh nghiệp tiềm năng để họ có cơ hội nắm bắt, tìm hiểu, nắm rõ thông tin, cơ hội đầu tư và kích thích họ đến với địa phương nhằm thúc đẩy phát triển DL nơi đây. 1.2.5. Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động du lịch Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm để đảm bảo giữ gìn môi trường DL an toàn, bền vững, thể hiện tính nghiêm minh của quyền lực nhà nước và giúp định hướng lại các hành vi sai lệch so với quy định của pháp luật trong lĩnh vực DL của các đối tượng quản lý. Nội dung này bao gồm tổng thể các hoạt động của Nhà nước nhằm phát hiện và xử lý những sai sót trong hoạt động DL nhằm điều chỉnh theo đúng các chuẩn mực đã được xác định.
  9. 7 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH 1.3.1. Nhân tố về điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch Nhân tố điều kiện tự nhiên ở đây được hiểu bao gồm vị trí địa lý, khí hậu, địa hình. Đây là những điều kiện tự nhiên có tác động đến việc lựa chọn điểm đến của du khách vào từng thời điểm khác nhau, qua đó sẽ tác động đến cách thức, sự phân bổ nguồn lực cho công tác QLNN về DL của mỗi địa phương sẽ khác nhau. Tài nguyên DL là nhân tố quyết định đến sự phát triển DL của một địa phương. Điểm đến có thu hút được du khách hay không chính là nhờ vào tài nguyên DL của điểm đó, sự hấp dẫn của nguồn tài nguyên là yếu tố đầu tiên được du khách cân nhắc khi lựa chọn một điểm đến, nên đây là nhân tố làm tiền đề để phát triển ngành DL ở từng địa phương. 1.3.2. Nhân tố về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Môi trường kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội tác động rất lớn đến ngành DL. Du khách thường có xu hướng chọn những điểm đến an toàn, có môi trường chính trị ổn định, kinh tế phát triển và văn hóa, xã hội có những nét đặc trưng. 1.3.3. Nhân tố thuộc về hệ thống quản lý nhà nƣớc Chất lượng, hiệu lực QLNN về DL còn chịu sự tác động từ các nhân tố thuộc về chủ thể quản lý như chủ trương, chính sách phát triển ngành DL, quy định về hệ thống cơ cấu tổ chức các cơ quan QLNN, sự phối hợp giữa các đơn vị liên quan, chất lượng nguồn nhân lực của các cơ quan QLNN.
  10. 8 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.1. TỔNG QUAN VỀ QUẬN THANH KHÊ 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Quận Thanh Khê nằm trung tâm về phía Tây Bắc thành phố Đà Nẵng, diện tích tự nhiên 9,47 km2 được chia thành 10 phường thuộc quận. Với tuyến bờ biển dài 4,287 km đi qua 04 phường của quận đã tạo cảnh quan hài hòa, là vùng đệm cho các khu DL lân cận; rất thuận lợi để phát triển DL biển. Thanh Khê có khí hậu mang đặc điểm thời tiết vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa của khu vực duyên hải miền Trung. Điều kiện khí hậu tương đối phù hợp cho việc phát triển DL, đặc biệt là DL biển. 2.1.2. Đặc điểm xã hội Tốc độ gia tăng dân số quận Thanh Khê trong các năm gần đây có xu hướng ngày càng chậm và về tới mức âm, theo đó quy mô dân số ngày càng giảm. Năm 2018, toàn quận có 186.676 người, tỷ lệ tăng so với năm 2017 là -2,39%. Với mật độ dân số trung bình 19.712 người/km2, Thanh Khê là quận có mật độ dân số cao nhất của thành phố Đà Nẵng. Thanh Khê là địa bàn phức tạp, lưu lượng người đến cư trú nhiều, mật độ dân số cao và ngày càng tăng, gây áp lực lớn trong việc quản lý đô thị, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, vệ sinh môi trường, xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị. 2.1.3. Đặc điểm văn hóa Với lịch sử phát triển từ một vùng đất ven biển, lấy nghề chài lưới là phương kế sinh nhai chủ yếu trước khi diễn ra quá trình đô thị hóa nên cư dân Thanh Khê mang đậm nét văn hóa của ngư dân miền
  11. 9 biển. Cùng với sự phát triển và quá trình đô thị hóa, quận Thanh Khê đón nhận các luồng di cư của các tỉnh thành lân cận nên càng ngày văn hóa vùng này càng có sự pha trộn văn hóa các vùng miền trên cả nước nhưng chủ đạo vẫn mang đậm nét văn hóa xứ Quảng với bản chất thật thà, bộc trực, sống trọng tình nghĩa, hiếu khách, mang tính cấu kết cộng đồng cao. Chính các đặc điểm văn hóa này là một lợi thế trong phát triển DL của địa phương. 2.1.4. Đặc điểm cơ sở hạ tầng về hệ thống giao thông Sau nhiều năm đầu tư mở rộng, nâng cấp và phát triển, mạng lưới giao thông trên địa bàn quận Thanh Khê đã tương đối hoàn chỉnh và đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của quận Thanh Khê với đầy đủ hệ thống đường bộ, đường sắt và đường hàng không. 2.1.5. Tình hình phát triển kinh tế Đến năm cuối năm 2019, cơ cấu kinh tế của quận là thương mại dịch vụ chiếm 69%; công nghiệp, xây dựng chiếm 26 % và nông nghiệp (thủy sản) chiếm 05 %. Các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể hoạt động trong ngành thương mại dịch vụ có xu hướng tăng, chiếm tỷ lệ cao 2.2. THỰC TRẠNG NGÀNH DU LỊCH QUẬN THANH KHÊ 2.1.1. Thực trạng tài nguyên du lịch a. Tài nguyên du lịch biển Thanh Khê nằm ven vịnh Đà Nẵng với chiều dài hơn 4,2 km đường biển cùng với các nét văn hóa đặc trưng miền biển đã có thời kỳ thu hút khá đông nhân dân địa phương và du khách đến với địa phương. Tuy nhiên, theo thời gian do ảnh hưởng các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, đánh mất lợi thế so sánh với bãi biển Mỹ
  12. 10 Khê cùng với các hệ lụy của việc phát triển nóng, thiếu đầu tư tiện ích công cộng, không phát triển được các dịch vụ mới cùng tình trạng ô nhiễm môi trường nên hiện nay biển Nguyễn Tất Thành chưa thực sự thu hút khách DL, khách tắm biển, nghỉ dưỡng trong và ngoài nước. b. Tài nguyên du lịch lịch sử, văn hóa Quận Thanh Khê có 10 di tích lịch sử, văn hóa, trong đó có 02 di tích cấp quốc gia, 02 di tích cấp thành phố và 06 di tích được đăng ký bảo vệ. Tuy nhiên, đa số các di tích trên địa bàn quận nằm ở vị trí không thuận lợi, trong kiệt hẻm, quy mô nhỏ, diện tích chật hẹp. Ngoài 02 di tích cấp quốc gia và 02 di tích cấp thành phố đã được quan tâm đầu tư thời gian gần đây, còn lại đều là các điểm gắn bia bảo vệ, thiếu đầu tư, nằm rải rác trên địa bàn nên chưa thu hút được sự quan tâm của du khách. c. Tài nguyên du lịch làng nghề, lễ hội Hiện nay, trên địa bàn quận Thanh Khê vẫn còn duy trì và phát triển hai làng nghề truyền thống là làng nghề đan mây tre An Khê và làng nghề chả cá Tam Thuận, Thanh Khê. Bên cạnh đó, quận vẫn còn giữ được những lễ hội với nghi lễ truyền thống mang đậm chất của ngư dân như lễ hội cầu ngư, lễ nghinh Ông, lễ hội đình làng Thạc Gián, lễ hội Miếu Bà. Tuy nhiên, việc thu hút khách DL đến với các làng nghề, lễ hội trên vẫn còn manh mún, tự phát của các công ty lữ hành mà chưa có sự kết nối bài bản, khoa học của các nhà hoạch định phát triển ngành DL cũng như chưa có sự quan tâm đầu tư về nội dung, hình thức lễ hội để có sự kết nối giữa cư dân địa phương với khách DL tham gia nên chưa nhận được sự quan tâm của du khách thập phương.
  13. 11 2.2.2. Thực trạng cơ sở hạ tầng du lịch a. Cơ sở lưu trú Hiện nay, trên địa bàn quận có 74 khách sạn. Số lượng khách sạn trên địa bàn quận tăng qua các năm và khả năng khai thác đạt hiệu suất cao vào các mùa DL cao điểm. Bảng 2.4. Số lượng khách sạn trên địa bàn quận Thanh Khê SỐ LƢỢNG TỪNG NĂM KHÁCH SẠN ĐẠT CHUẨN 2016 2017 2018 2019 5 sao và tương đương 0 0 0 0 4 sao và tương đương 1 1 1 1 3 sao và tương đương 2 2 2 2 2 sao và tương đương 10 10 10 11 1 sao và tương đương 46 47 55 60 TỔNG CỘNG 59 60 68 74 Nguồn: Phòng Văn hóa và Thông tin quận Thanh Khê Qua bảng trên cho thấy dịch vụ lưu trú chất lượng cao trên địa bàn còn rất hạn chế khi không có một khách sạn 5 sao nào, số lượng 3 và 4 sao chỉ có 3 và không tăng cả giai đoạn 2016 – 2019. b. Nhà hàng, cơ sở ăn uống Tính đến tháng 11/2019, số lượng nhà hàng và cơ sở ăn uống đạt chuẩn phục vụ là 100/748 cơ sở, đạt 13,36% tổng số cơ sở phục vụ ăn uống trên địa bàn quận. Trong đó, số lượng nhà hàng ăn uống đạt chuẩn phục vụ đạt 84% và cơ sở ăn uống chỉ đạt 11,19%. Qua đó cho thấy có sự đầu tư bài bản của nhà hàng, còn các cơ sở nhỏ lẻ vẫn
  14. 12 chưa chú ý nhiều đến việc đầu tư nâng chuẩn để thu hút khách DL. c. Vận tải hành khách Trong giai đoạn 2014-2018, số doanh nghiệp vận tải hành khách của quận tăng 36,31% trong khi số cơ sở kinh tế cá thể hoạt động trong lĩnh vực này giảm 42,03%. Bảng 2.6. Số doanh nghiệp và cơ sở kinh tế kinh doanh vận tải hành khách trên địa bàn quận Thanh Khê Năm Năm Năm Năm Năm Năm 2014 2015 2016 2017 2018 Số doanh 190 195 222 246 259 nghiệp Số CS k.tế cá 1844 880 484 896 1069 thể Tổng cộng 2034 1075 706 1142 1328 Nguồn: Chi cục Thống kê quận Thanh Khê Tuy nhiên, doanh nghiệp vận tải hành khách trên địa bàn quận đa số có quy mô nhỏ, số lượng doanh nghiệp có quy mô dưới 5 lao động có đến 127 đơn vị (chiếm 49,03%), trong khi quy mô doanh nghiệp có từ 50 đến 199 lao động chỉ có 8 đơn vị (chiếm 6,2%) số lượng doanh nghiệp kinh doanh vận tải trên địa bàn. 2.2.3. Thực trạng hoạt động du lịch Số lượng khách DL đến với quận Thanh Khê trong các năm gần đây tăng lên đáng kể, năm 2019 khách DL của quận đạt 696.440 lượt khách.Đây là một tín hiệu rất khả quan khi hình ảnh DL của Thanh Khê ngày càng được du khách quốc tế biết đến nhiều hơn. Tuy nhiên, so với tổng lượt khách đến thành phố thì số lượng khách đến Thanh Khê chưa cao, số ngày lưu trú không nhiều và lượng khách chủ yếu tập trung vào mùa xuân, mùa hè, vắng dần từ
  15. 13 mùa thu và mùa đông thì rất thưa thớt. Bảng 2.9. Số lượng khách du lịch đến quận Thanh Khê giai đoạn 2016-2019 Số lƣợng khách Đơn Năm Năm Năm Năm hàng năm vị 2016 2017 2018 2019 tính Tổng lượt khách Lượt 574.231 612.497 624.505 696.440 Tỷ lệ tăng so với (%) 6,66 1,96 11,51 năm liền kề Khách nội địa Lượt 555.960 592.646 595.221 653.915 Tỷ lệ tăng so với (%) 6,59 0,43 9,86 năm liền kề Khách quốc tế Lượt 18.271 19851 29.284 42.525 Tỷ lệ tăng so với (%) 8,64 47,51 45,21 năm liền kề (Nguồn: Công an quận Thanh Khê) 2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH KHÊ 2.3.1. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về du lịch Hiện nay, chức năng QLNN về DL ở cấp quận được giao cho UBND quận Thanhh Khê với vai trò tham mưu chính của Phòng Văn hóa và Thông tin cùng với sự phối hợp, hỗ trợ các đơn vị liên quan tùy theo chức năng, nhiệm vụ của mình. Song song đó việc quản lý bãi biển Nguyễn Tất Thành còn được UBND thành phố Đà
  16. 14 Nẵng giao cho Ban Quản lý Bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch thành phố Đà Nẵng (BQL). UBND QUẬN BQL BÁN ĐẢO SƠN THANH KHÊ TRÀ VÀ CÁC BÃI BIỂN DU LỊCH ĐÀ NẴNG 11 ĐỘI P. QUẢN PHÒNG CỨU P. LÝ VÀ ĐỘI VĂN QUẢN HỘ KHAI P. QUY QUẢN LÝ NHÀ TẠI HÓA VÀ THÁC HOẠCH LÝ NƢỚC CÁC THÔNG DL TẠI ĐẦU TƢ TRẬT VÀ 10 BÃI TIN CÁC BÃI TỰ DL UBND TẮM BIỂN PHƢỜNG BIỂN Hình 2.2. Sơ đồ bộ máy QLNN về DL trên địa bàn quận Thanh Khê Qua nghiên cứu cho thấy công tác QLNN về DL trên địa bàn vẫn còn chồng chéo, công tác phối hợp giữa các lực lượng còn chưa chặt chẽ, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng QLNN về DL trên địa bàn. 2.3.2. Thực trạng quản lý quy hoạch, xây dựng và thực hiện các đề án, chƣơng trình, kế hoạch phát triển du lịch a. Công tác quản lý quy hoạch UBND quận đã công bố khai quy hoạch và thực hiện cắm mốc các địa điểm kinh doanh các dịch vụ dưới bãi biễn thuộc địa bàn, khoanh vùng khu vực bảo vệ các di tích cấp quốc gia và cấp thành phố trên địa bàn. Công tác này đã được thực hiện tốt trong thời gian qua. b. Công tác xây dựng và thực hiện đề án, chương trình, kế hoạch phát triển du lịch Quận Thanh Khê đã xây dựng Đề án số 02-ĐA/QU ngày
  17. 15 20/01/2016 về phát triển thương mại và dịch vụ quận Thanh Khê giai đoạn 2016 – 2020 và những năm tiếp theo. Trên cơ sở nội dung của Đề án 02-ĐA/QU, UBND quận đã ban hành Kế hoạch số 106/KH- UBND ngày 29/01/2016 để triển khai với việc chú trọng đề ra các giải pháp thực hiện. Năm 2019, UBND quận đã ban hành kế hoạch về tiếp tục thực hiện “Năm thu hút đầu tư ”. Các văn bản trên đã giúp DL trên địa bàn phát triển khi số lượng khách tăng cao, đặc biệt là tỷ lệ gia tăng khách quốc tế đến với Thanh Khê trong thời gian gần đây (được nêu trong bảng 2.9.). Tuy nhiên, với việc hạn chế về nguồn lực, các đề án, chương trình, kế hoạch vẫn chưa tạo được các sản phẩm tạo động lực cho DL quận bứt phá. 2.3.3. Thực trạng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về du lịch Công tác tuyên truyền, phổ biến về DL cho nhân dân trên địa bàn trong thời gian qua chủ yếu tập trung vào các nội dung như tuyên truyền, phổ biến Luật Du lịch năm 2017, việc giữ gìn và phát huy giá trị các di tích đã được xếp hạng, triển khai bộ quy tắc ứng xử DL, chiến dịch “nụ cười Đà Nẵng”. Trong giai đoạn 2016 – 2019, đã có 2.375 cuộc tuyên truyền liên quan đến pháp luật DL được tổ chức với 95.121 lượt người tiếp cận. Qua đó xây dựng và góp phần đảm bảo môi trường DL lành mạnh, thân thiện trên địa bàn quận Thanh Khê. Tuy nhiên vẫn còn các tồn tại, hạn chế của công tác này như nội dung tuyên truyền pháp luật còn nghèo nàn về nội dung, không thu hút được người nghe, chưa có sự lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng, chưa ứng dụng các kênh tuyên truyền hiện đại để phù hợp với thị hiếu của người dân.
  18. 16 2.3.4. Thực trạng công tác quảng bá, xúc tiến du lịch Trong thời gian qua, quận đã đa dạng hóa các hình thức quảng bá các chương trình lễ hội, các di tích lịch sử, văn hóa của địa phương như việc xây dựng sản phẩm lưu niệm riêng, phối hợp lắp đặt logo, cổng chào, pano quảng cáo các tuyến phố chuyên doanh, cung cấp thông tin, hình ảnh của quận để các báo đài địa phương và trung ương đăng tải. Bảng 2.18. Thống kê thông tin đăng tải về quận Thanh Khê trên phương tiện thông tin đại chúng Số lƣợng tin bài về quận Thanh Khê trên các báo đài Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ tăng so Báo tăng so tăng so Năm Báo đài với đài với với Tổng địa năm Trung năm năm phƣơng liền kề ƣơng liền kề liền kề (%) (%) (%) 2016 940 376 564 2017 1090 15,96 431 14,63 659 16,84 2018 1283 17,71 582 35,03 701 6,37 2019 1502 17,07 649 11,51 853 21,68 Nguồn: Trung tâm nghiên cứu dư luận xã hội Đà Nẵng Qua bảng trên cho thấy tốc độ gia tăng tin bài liên quan đến Thanh Khê trên các báo đài là khá đều, dao động từ 15,96% đến 17,71% trong 3 năm gần đây. Cùng với các nội dung công tác khác, quảng bá DL đã góp phần tăng trưởng lượng du khách đến với Thanh Khê trong thời gian qua.
  19. 17 Bên cạnh công tác quảng bá thì công tác xúc tiến DL đã được chính quyền quận bước đầu quan tâm với mục đích kêu gọi các nhà đầu tư tiềm năng triển khai các dự án ưu tiên trên địa bàn nhằm tạo ra các sản phẩm DL đặc trưng từ đó tạo sức hút cho DL quận Thanh Khê. Tuy nhiên, để có kết quả khả quan hơn trong thời gian tới, đòi hình chính quyền quận cần có đổi mới về nội dung, hình thức quảng bá, xúc tiến cũng như cần tiếp cận rộng rãi hơn đối tượng quảng bá, xúc tiến. 2.3.5. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động du lịch Trong 3 năm từ 2017 đến 2019, cơ quan chức năng của quận đã kiểm tra 81 lần việc niêm yết giá các cơ sở lưu trú, 90 lần việc đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, 100 lần kiểm tra và xử lý tình trạng bán hàng rong, xin ăn biến tướng, chèo kéo khách DL và 108 lần kiểm tra đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội. Công tác này đã góp phần đảm bảo môi trường DL an toàn, lành mạnh, thân thiện trên địa bàn. Bên cạnh các kết quả tích cực thì vẫn còn những hạn chế như công tác phối hợp còn chưa chặt chẽ, thiếu kịp thời, việc xử lý chưa đủ tính răn đe để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. 2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG 2.4.1. Những thành công DL Thanh Khê đã có bước chuyển mình quan trọng trong 05 năm qua, cùng với đó công tác QLNN về DL trên địa bàn ngày càng nâng cao hiệu lực, hiệu quả để đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao của ngành DL. 2.4.2. Những hạn chế Tổ chức bộ máy QLNN về DL trên địa bàn vẫn còn chồng
  20. 18 chéo, công tác phối hợp chưa nhịp nhàng, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao. Công tác xây dựng các văn bản về phát triển DL của các cơ quan chuyên môn thuộc quận chưa có sự phối hợp với các sở, ngành thành phố. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan đến DL vẫn chưa được đầu tư đúng mức về nội dung. Việc tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến DL chưa quan tâm đến việc xây dựng các sản phẩm tuyên truyền kỹ thuật số, các kênh truyền thông hiện đại. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý sai phạm có những trường hợp chưa kịp thời, việc xử lý chưa đủ tính răn đe, tính minh bạch, khách quan, công tâm trong xử lý chưa được đảm bảo. 2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế a. Nguyên nhân khách quan Lợi thế về tài nguyên DL trên địa bàn quận Thanh Khê vẫn còn hạn chế so với các quận, huyện lân cận. Ngoài ra, các văn bản pháp lý của cấp trên quy định về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan QLNN về DL trên địa bàn vẫn còn có sự chồng chéo, trùng lắp. b. Nguyên nhân chủ quan Nhận thức của các cấp, ngành trên địa bàn quận Thanh Khê về vai trò, vị trí của ngành DL trong cơ cấu kinh tế chung của quận vẫn chưa cao, trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức còn hạn chế. Sự đầu tư từ nguồn ngân sách cho ngành DL vẫn còn thấp và tiến độ triển khai các dự án DL còn chậm. Năng lực dự báo của quận còn hạn chế. Chưa phát huy được vai trò tuyên truyền viên, cộng tác viên cơ sở và việc thiếu đầu tư xây dựng các sản phẩm tuyên truyền hiện đại đã làm hạn chế kết quả của công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật DL trong thời gian qua. Công tác phối hợp với các đơn vị truyền thông để hỗ trợ xây dựng các sản phẩm marketing DL địa phương chưa được quan tâm đầu tư đúng mức.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2