intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Chia sẻ: Bananalachuoi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

24
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu đề tài là đánh giá thực trạng công tác QLNN về nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; nhận diện những thành công, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân. Đề xuất quan điểm, giải pháp hoàn thiện công tác QLNN về nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam thời gian đến, góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LÊ VĂN MINH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 834 04 10 Đà Nẵng - Năm 2021
  2. Công trình đƣợc hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Người hướng dẫn khoa học: TS. Ninh Thị Thu Thủy Phản biện 1: PGS.TS. Bùi Quang Bình. Phản biện 2: PGS.TS. Trương Tấn Quân. Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 30 tháng 10 năm 2021. Có thể tìm hiểu luận văn tại:  Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng  Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Những năm qua, với nỗ lực của các cấp chính quyền trong công tác quản lý nhà nước (QLNN) về nông nghiệp đã đưa ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Nam đạt được những kết quả khả quan, chính sách tích tụ ruộng đất, cánh đồng lớn, cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp... đã đạt kết quả bước đầu; tuy nhiên, ngành nông nghiệp của tỉnh Quảng Nam vẫn còn nhiều hạn chế, công tác QLNN về nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam vẫn tập trung nhiều vào định hướng phát triển và phê duyệt những quy hoạch tổng thể; các chính sách đầu tư phát triển nông nghiệp của Nhà nước về việc quy hoạch vùng chuyên canh sản xuất còn chậm; mối quan hệ giữa doanh nghiệp với người nông dân chưa được quan tâm nhiều; vai trò của nhà nước trong quản lý nông nghiệp chưa thể hiện rõ, chưa hiệu quả. Bên cạnh đó, với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, tác động của nền kinh tế thị trường và biến đổi khí hậu và đặc biệt với định hướng phát triển tỉnh Quảng Nam thành một tỉnh công nghiệp thì đặt ra yêu cầu nâng cao hơn nữa công tác QLNN về nông nghiệp ở tỉnh Quảng Nam trong thời gian đến. Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Quản lý nhà nƣớc về nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình, nhằm góp phần vào sự phát triển kinh tế nói chung, thúc đẩy phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác QLNN về nông nghiệp tỉnh Quảng Nam trong thời gian đến. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận QLNN về nông nghiệp. - Đánh giá thực trạng công tác QLNN về nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; nhận diện những thành công, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân.
  4. 2 - Đề xuất quan điểm, giải pháp hoàn thiện công tác QLNN về nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam thời gian đến, góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác QLNN về nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: Nghiên cứu công tác QLNN về nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Ngành nông nghiệp được đề cập nghiên cứu trong luận văn gồm nhóm ngành: chăn nuôi, trồng trọt và dịch vụ nông nghiệp. + Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. + Về thời gian: Thực trạng QLNN về nông nghiệp được nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020 và đề xuất giải pháp cho giai đoạn 2021 đến năm 2025. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: + Số liệu thứ cấp: Thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn thông tin khác nhau + Số liệu sơ cấp: Khảo sát các cá nhân về công tác QLNN về nông nghiệp trên địa bàn tỉnh để làm rõ thực trạng công tác QLNN về nông nghiệp ở tỉnh Quảng Nam thông qua Bảng câu hỏi chuẩn bị sẵn - Phương pháp thống kê, so sánh: Sau khi thu thập dữ liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả, thu thập và xử lý thông tin từ các nguồn tìm kiếm làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thực trạng công tác QLNN về nông nghiệp.
  5. 3 - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Sau khi sử dụng phương pháp thống kê để tổng hợp các số liệu liên quan đến đề tài, tác giả sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để đúc kết từ thực tiễn kết hợp với lý luận để đánh giá công tác QLNN về nông nghiệp, những tồn tại, hạn chế và đề xuất các giải pháp để quản lý hiệu quả cho các nội dung này trong giai đoạn 2021-2025. - Phương pháp kế thừa: Kế thừa, tham khảo các Luận văn, Đề tài đã nghiên cứu để đề xuất các giải pháp khả thi hơn. 5. Tổng quan nghiên cứu Có rất nhiều đề tài, luận văn nghiên cứu QLNN về nông nghiệp. Các công trình nghiên cứu đã có những đóng góp nhất định trong việc cung cấp lý luận quản lý nhà nước về nông nghiệp trong phạm vi cả nước nói chung và Quảng Nam nói riêng, cụ thể: - Nguyễn Văn Chữ (2016), Luận án Tiến sĩ Quản lý hành chính công: “Hoàn thiện nội dung quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay”; - Tạp chí Tài chính online (30/8/2013):“Những vấn đề đặt ra trong quản lý nhà nước về nông nghiệp”; - Đặng Minh Đức (chủ biên) (2016), “Bảo hiểm nông nghiệp: Chính sách thách thức và kinh nghiệm từ châu Âu”, Nhà xuất bản Khoa học - Xã hội. - Vương Đình Huệ (2013), "Tái cơ cấu ngành nông nghiệp nước ta hiện nay", Tạp chí Tài chính. - Nguyễn Thị Thủy Tiên (2018), Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: “Quản lý nhà nước về nông nghiệp ở thị xã Điện Bàn”; - Diệp Anh Tuấn (2019), Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: “Quản lý nhà nước về nông nghiệp trên địa bàn huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum”; - Nguyễn Thị Thu Trang (2015), “Một số vấn đề về tăng trưởng xanh ở
  6. 4 Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu cụ thể vấn đề QLNN về nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Vì vậy, tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Quản lý nhà nước về nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam” không trùng lặp với các công trình nghiên cứu và bài viết khoa học đã công bố. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục ... Luận văn được chia thành 3 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận công tác quản lý nhà nước về nông nghiệp. Chương 2: Thực trạng QLNN về nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác QLNN về nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
  7. 5 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ NÔNG NGHIỆP 1.1. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ NÔNG NGHIỆP 1.1.1. Một số khái niệm Để làm rõ khái niệm quản lý nhà nước về nông nghiệp, trước hết luận văn nghiên cứu, tìm hiểu một số khái niệm: - Khái niệm về Nông nghiệp: Theo Từ điển Bách khoa toàn thư thế giới thì “Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực, thực phẩm và một số nguyên liệu để tạo ra lương thực, thực phẩm hoặc nguyên liệu cho ngành công nghiệp”. - Khái niệm Quản lý nhà nước: Theo Đỗ Hoàn Toàn (2005): “Quản lý nhà nước về kinh tế là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của Nhà nước lên nền kinh tế quốc dân nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước, các cơ hội có thể có, để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế đất nước đã đặt ra, trong điều kiện hội nhập và mở rộng giao lưu quốc tế”. Theo Hoàng Sỹ Kim (2007), cho rằng:“Quản lý nhà nước về nông nghiệp là hoạt động sắp xếp tổ chức, chỉ huy, điều hành, hướng dẫn, kiểm tra của hệ thống cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương đối với lĩnh vực nông nghiệp trên cơ sở nhận thức vai trò, vị trí và đặc điểm kinh tế-kỹ thuật, chuyên môn của ngành nông nghiệp để khai thác và sử dụng các nguồn lực trong và ngoài nước, nhằm đạt được mục tiêu xác định với hiệu quả cao nhất”.
  8. 6 Theo Vũ Đình Thắng (2005): “Quản lý nhà nước về nông nghiệp là sự quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với nông nghiệp thông qua các công cụ quy hoạch, kế hoạch, pháp luật và các chính sách để tạo tiền đề, môi trường thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh hướng tới mục tiêu chung của nền nông nghiệp; xử lý những việc ngoài khả năng giải quyết của đơn vị kinh tế trong quá trình hoạt động kinh tế trên tất cả các lĩnh vực sản xuất, lưu thông, phân phối, tiêu dùng các sản phẩm nông nghiệp; thực hiện kiểm soát đối với tất cả các hoạt động trong nền nông nghiệp, làm lành mạnh hóa mọi quan hệ kinh tế và xã hội.” Từ các quan niệm trên, luận văn đưa ra khái niệm QLNN về nông nghiệp là một bộ phận trong quản lý nền kinh tế quốc dân, thể hiện sự tác động, có định hướng bằng quyền lực và thông qua bộ máy quản lý nhà nước; thực hiện bằng các biện pháp, công cụ quản lý nông nghiệp nhằm sử dụng, khai thác có hiệu quả các nguồn lực kinh tế để nông nghiệp đạt được mục tiêu kinh tế, hiệu quả xã hội, sự vận hành phù hợp với các quy luật khách quan. 1.1.2. Vai trò QLNN đối với nông nghiệp - Định hướng, bảo đảm môi trường thuận lợi và an ninh cho phát triển nông nghiệp. - Khắc phục được những khiếm khuyết do thị trường tạo ra trong quá trình phát triển. - Đảm nhận những mặt, những khâu hoặc một số khâu trong lĩnh vực nông nghiệp bằng thực lực của nền kinh tế. 1.1.3. Đặc điểm QLNN về nông nghiệp a. QLNN về nông nghiệp có tính phức tạp cao. b. QLNN về nông nghiệp khó khăn hơn các ngành khác. c. QLNN về nông nghiệp có sự tham gia, phối hợp của nhiều ngành, nhiều cấp.
  9. 7 1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ NÔNG NGHIỆP 1.2.1 Ban hành, tuyên truyền và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về nông nghiệp a. Nội dung ban hành, tuyên truyền và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về nông nghiệp b. Quy trình thực hiện ban hành văn bản QPPL, tuyên truyền và tổ chức thực hiện văn bản QPPL về nông nghiệp. Tiêu chí đánh giá: - Văn bản QPPL được xây dựng, ban hành đảm bảo đúng trình tự, thủ tục, nội dung quy định: tiêu chí này được đánh giá qua kết quả tự kiểm tra rà soát hằng năm của cơ quan tham mưu, kết quả kiểm tra định kỳ của cơ quan chuyên môn về tư pháp. - Văn bản QPPL được ban hành đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, kịp thời phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh: tiêu chí này được đánh giá qua kết quả thực hiện công tác quản lý, phát triển ngành nông nghiệp. - Số lượng cán bộ, người dân được tuyên truyền, hình thức, nội dung tuyên truyền văn bản QPPL về nông nghiệp; tỉ lệ người dân nắm và hiểu được các văn bản QPPL lĩnh vực nông nghiệp. - Nhận thức của người dân về tầm quan trọng của nông nghiệp trong nền kinh tế. 1.2.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp. a. Nội dung xây dựng quy hoạch, kế hoạch: b. Quy trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch c. Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp Tiêu chí đánh giá:
  10. 8 - Quy trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch được thực hiện công khai, minh bạch, tuân thủ đầy đủ quy định và công khai sau khi được phê duyệt. - Quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp được xây dựng phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH, điều kiện thực tế của tỉnh, địa phương; - Kết quả thực hiện trong thực tế so với chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra trong quy hoạch, kế hoạch. - Mức độ đánh giá của tổ chức, người dân về chất lượng xây dựng quy hoạch, kế hoạch: Tiêu chí này được đánh giá thông qua việc đo lường sự hài lòng của người dân về các nhiệm vụ, nội dung và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch. 1.2.3. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách phát triển nông nghiệp a. Quy trình xây dựng chính sách b. Tổ chức thực hiện chính sách Tiêu chí đánh giá: - Quy trình xây dựng cơ chế, chính được thực hiện công khai, minh bạch, tuân thủ đầy đủ quy định và công khai sau khi được phê duyệt. - Cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu hỗ trợ phát triển ngành, đáp ứng nhu cầu của người dân. - Các TTHC rõ ràng, dễ hiểu và được thực hiện đúng quy định. - Kết quả triển khai thực hiện chính sách, quy định so với mục tiêu, kế hoạch đặt ra. - Mức độ hài lòng của tổ chức, người dân về công tác tổ chức thực hiện chính sách, quy định và chất lượng giải quyết TTHC: Thực hiện bằng việc đo lường mức độ hài lòng của tổ chức, người dân.
  11. 9 1.2.4 Thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm trong lĩnh vực nông nghiệp a. Nội dung thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm b. Quy trình kiểm tra Tiêu chí đánh giá: - Quá trình thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát được thực hiện đúng quy định của pháp luật. - Tính thường xuyên, liên tục của công tác thanh tra, kiểm tra: Đánh giá bằng chỉ tiêu số lượng các cuộc kiểm tra, giám sát được thực hiện. - Kết quả thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm: đánh giá bằng số vụ việc vi phạm, tỷ lệ vụ việc xử phạt trên số vụ việc vi phạm… - Mức độ hài lòng của tổ chức, cán bộ quản lý và người dân: Đánh giá thông qua sự hài lòng về các nội dung thực hiện của công tác thanh tra, kiểm tra. 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG CÔNG TÁC QLNN VỀ NÔNG NGHIỆP 1.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 1.3.2 Mức độ quan tâm của các chủ thể tham gia sản xuất nông nghiệp, chủ thể quản lý nhà nƣớc về nông nghiệp 1.3.3 Tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc 1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ NÔNG NGHIỆP CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG 1.4.1. Kinh nghiệm tỉnh Hà Tĩnh 1.4.2. Kinh nghiệm tỉnh Bình Định 1.4.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Quảng Nam KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
  12. 10 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM 2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KTXH VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM 2.1.1. Điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý: Quảng Nam là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung bộ. Toàn bộ lãnh thổ của tỉnh nằm trong tọa độ địa lý: từ 14057’10’’ đến 16o03’50” vĩ độ Bắc và từ 107o12’40” đến 108o44’20” kinh độ Đông b. Địa hình: Địa hình Quảng Nam tương đối đa dạng, nghiêng từ Tây sang Đông và có đầy đủ các dạng: đồi núi, bán sơn địa và đồng bằng ven biển c. Khí hậu, thủy văn: Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa khu vực Nam Trung bộ, nóng ẩm, mưa nhiều và mưa theo mùa, chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình năm trên 250C, không có sự cách biệt lớn giữa các tháng trong năm. Lượng mưa trung bình 2.580 mm. d. Đất đai: tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Quảng Nam là 1.057.486 ha, trong đó: Đất nông nghiệp có diện tích là 947.485 ha, chiếm tỷ lệ 89,6%; đất phi nông nghiệp là 96.548 ha, chiếm tỷ lệ 9,13% và đất chưa sử dụng có diện tích là 13.453 ha, chiếm tỷ lệ 1,27%. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội a. Đặc điểm kinh tế: Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) giai đoạn 2016 - 2020 tăng bình quân 6,12%, GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 62,901 triệu đồng. Từ năm 2017, Quảng Nam trở thành tỉnh tự cân đối ngân sách, có điều tiết về ngân sách Trung ương. Tuy nhiên, năm 2020, do tình hình dịch bệnh COVID-19 nên kinh tế Quảng Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng, các chỉ tiêu đều có xu hướng giảm. b. Đặc điểm xã hội: đặc điểm xã hội của tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2016-2020, cho thấy dân số và lực lượng lao động trong khu vực nông thôn chiếm tỷ lệ lớn (trên 2/3).
  13. 11 2.1.3 Tình hình phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016-2020 Giá trị sản xuất lĩnh vực nông nghiệp giai đoạn 2016-2020 tăng bình quân 2,9%, với lượng tăng bình quân là 236 tỷ đồng, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng không ổn định qua các năm, trong đó, lĩnh vực trồng trọt và dịch vụ nông nghiệp năm sau đều tăng hơn so với năm trước, riêng lĩnh vực chăn nuôi có sự biến động lớn, do ảnh hưởng của giá lợn hơi trên thị trường giảm, đặc biệt là năm 2019, dịch tả lợn châu Phi bùng phát trên địa bàn tỉnh, cơ quan chức năng và người dân chưa kịp thời xử lý, dẫn đến số lượng lợn bị tiêu hủy nhiều, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng cũng như giá trị đóng góp của lĩnh vực chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp, qua năm 2020, các cơ quan chức năng mới cơ bản khống chế được tình hình dịch bệnh, người dân mới bắt đầu yên tâm tái đàn nên giá trị đóng góp trong lĩnh vực chăn nuôi bắt đầu tăng trở lại. 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2016-2020 2.2.1 Thực trạng công tác xây dựng, tuyên truyền và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy định về nông nghiệp Bảng 2.10 Thực trạng ban hành văn bản thuộc lĩnh vực nông nghiệp giai đoạn 2016-2020. Tên văn bản Số lƣợng Nghị quyết của HĐND tỉnh về cơ chế, chính sách hỗ trợ phát 08 triển nông nghiệp Quyết định của UBND tỉnh ban hành các quy định về tổ chức bộ 14 máy; hỗ trợ, phát triển sản xuất nông nghiệp Tổng 22 (Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Nam)
  14. 12 Bảng 2.11 Kết quả tự kiểm tra, rà soát văn bản QPPL thuộc lĩnh vực nông nghiệp đến hết năm 2020 do HĐND tỉnh, UBND tỉnh ban hành STT Nội dung Số lƣợng Ghi chú 1 Số văn bản QPPL tự kiểm tra, rà soát 22 Số văn bản QPPL phát hiện có dấu hiệu 2 0 trái luật Số văn bản phát hiện không còn phù hợp, 3 0 chống chéo, mâu thuẫn (Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Nam) Qua dữ liệu tại Bảng 2.11 cho thấy văn bản QPPL thuộc lĩnh vực nông nghiệp do HĐND tỉnh, UBND tỉnh Quảng Nam ban hành được thực hiện đúng quy định, không có sự chồng chéo, mâu thuẫn; cơ quan tham mưu ban hành đã căn cứ theo quy định của pháp luật để thực hiện tham mưu, thường xuyên tự tổ chức kiểm tra, rà soát để kịp thời báo cáo, đề xuất điều chỉnh, sửa đổi (nếu có) để văn bản đảm bảo tính pháp lý, phù hợp với thực tế. Bảng 2.12 Kết quả tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách nông nghiệp Năm Nội dung ĐVT 2016 2017 2018 2019 2020 Kế hoạch Bản 6 6 7 9 8 tuyên truyền Tập huấn lớp 25 27 27 30 26 Tờ rơi Tờ 365.000 365.000 370.000 375.000 375.000 Trang điện tử Trang 3 3 3 3 3 Truyền hình Đợt 12 15 15 15 12 chuyên đề (Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Nam)
  15. 13 Công tác xây dựng, tuyên truyền và tổ chức thực hiện các văn bản QPPL trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam được tổ chức kịp thời, phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương, nội dung tuyên truyền văn bản QPPL, việc triển khai thực hiện văn bản QPPL đến người dân được chú trọng với nhiều hình thức, có kế hoạch cụ thể; đây là cơ sở để công tác QLNN về nông nghiệp được thực hiện bài bản, thuận lợi. 2.2.2. Thực trạng xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp a. Thực trạng xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp b. Đánh giá công tác xây dựng, tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp - Quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm (CSGM) tập trung - Quy hoạch bảo tồn và phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam - Quy hoạch về bảo tồn, phát triển sâm Ngọc Linh - Quy hoạch phát triển cây Quế Trà My trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành nông nghiệp cơ bản đáp ứng yêu cầu đặt ra, triển khai thực hiện đầy đủ, đúng quy trình; tuy nhiên nội dung đánh giá hiện trạng trong quá trình xây dựng quy hoạch và việc quy hoạch có tính đến yếu tố thị trường, tổ chức tham vấn ý kiến của ngành cấp liên quan, tổ chức và người dân chưa được thực hiện đảm bảo trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch.
  16. 14 2.2.3 Thực trạng xây dựng và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp a. Thực trạng xây dựng và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách cho phát triển sản xuất nông nghiệp b. Đánh giá công tác xây dựng và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp - Cơ chế khuyến khích, bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2018 - 2025 - Cơ chế khuyến khích bảo tồn và phát triển một số cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016 – 2020 - Cơ chế hỗ trợ bảo tồn và phát triển cây Quế Trà My trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2018 - 2025 - Cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam - Chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản phẩm nông nghiệp - Cơ chế đầu tư kiên cố hóa kênh mương, thủy lợi đất màu, thủy lợi nhỏ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020 - Đề án “Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030 - Chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016-2020 - Phương án thực hiện thí điểm hỗ trợ phát triển chăn nuôi tập trung, an toàn sinh học tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2019-2020 Tỉnh Quảng Nam rất quan tâm đến việc ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp; việc tổ chức thực hiện chính sách, quy định về nông nghiệp được thực hiện đúng quy định, quy trình, minh bạch,
  17. 15 công khai, các cơ chế đã đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, thủ tục, hồ sơ liên quan đến nội dung hỗ trợ chưa được đánh giá cao, chưa thật sự hiệu quả như mong đợi. 2.2.4 Thực trạng thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm trong lĩnh vực nông nghiệp a. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm trong lĩnh vực nông nghiệp b. Đánh giá tình hình thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực nông nghiệp Việc thanh tra, kiểm tra đều có lập kế hoạch ngay từ đầu năm, công tác thanh tra, kiểm tra được tiến hành thường xuyên, công tác thanh tra kiểm tra được thực hiện công khai và đúng quy trình thực hiện, thời điểm kiểm tra thích hợp, hình thức kiểm tra đa dạng. Tuy nhiên, còn một số nội dung như xử lý các trường hợp vi phạm chưa đủ sức răng đe, đa số là nhắc nhở, hướng dẫn vì vậy mà việc chấp hành đúng quy định chưa thực hiện đầy đủ, nhiều trường hợp sai phạm kéo dài, tính chấp hành hạn chế. 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QLNN VỀ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM 2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc - Công tác QLNN về nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từng bước được tăng cường, chú trọng, đã ban hành nhiều văn bản QPPL liên quan đến lĩnh vực QLNN về nông nghiệp. - Quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp cơ bản đã thực hiện đầy đủ, đã tích hợp vào quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH của toàn tỉnh Quảng Nam. - Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, quy định trên lĩnh vực nông nghiệp được triển khai khá toàn diện, tổ chức đa dạng hình thức,
  18. 16 - Các chính sách, quy định được tổ chức thực hiện nhất quán từ tỉnh đến địa phương. - Công tác kiểm tra, thanh tra được cụ thể và kịp thời. 2.3.2. Những tồn tại, hạn chế - Tính dự báo của các chính sách chưa cao, thời hạn áp dụng văn bản ngắn. - Công tác lập quy hoạch, kế hoạch chưa có sự tham gia của người dân, chất lượng chưa cao và công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch vẫn còn buông lỏng dẫn đến tình trạng đầu tư theo phong trào. - Việc điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch còn chậm, chưa kịp thời, chưa gắn với chế biến và thị trường. - Chưa tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ nhận thức về khoa học và kỹ thuật canh tác của đa số người nông dân, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. - Tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp chưa đạt hiệu quả như mong đợi. - Công tác kiểm tra, giám sát: + Công tác triển khai chưa thường xuyên và kịp thời. + Thực hiện kiểm tra còn thiếu đồng bộ và tần suất tổ chức các đợt kiểm tra hằng năm còn thấp. 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế a. Khách quan - Sự phát triển nhanh của nền kinh tế dẫn. - Do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 ảnh hưởng đến kinh tế thế giới và trong nước; biến động giá cả thị trường, khó khăn về nguồn vốn, việc đầu tư nguồn lực cho phát triển nông nghiệp tuy được quan tâm nhưng vẫn còn thấp.
  19. 17 - Ngành nông nghiệp chịu nhiều tác động của yếu tố thời tiết, biến đổi khí hậu. - Cơ chế, chính sách còn bất cập, nhiều nội dung quy định còn chống chéo, thủ tục hành chính còn phức tạp, khó tiếp cận. b. Chủ quan - Đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng thể chế chủ yếu là làm công tác chuyên môn và kiêm nhiệm chứ không phải là cán bộ công tác pháp chế chuyên trách. - Một số địa phương chưa có nhận thức đúng về vị trí, vai trò của nông nghiệp trong phát triển KT-XH. - Công tác dự báo thị trường chưa chính xác. - Quy hoạch, kế hoạch chưa có chế tài bắt buộc người dân phải sản xuất theo đúng quy hoạch, kế hoạch của ngành. - Quỹ đất nông nghiệp phân tán. - Cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp, nông thôn còn thiếu. - Đội ngũ cán bộ cơ sở còn mỏng và yếu. - Các ban ngành, đoàn thể còn hạn chế tham gia phối hợp trong công tác triển khai các chủ trương, chính sách của nhà nước về nông nghiệp. KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
  20. 18 CHƢƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM 3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP 3.1.1 Quan điểm phát triển nông nghiệp 3.1.2. Mục tiêu phát triển nông nghiệp - Một số chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2025: “+ Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (giá cố định năm 2010) dự kiến đạt 16.900 tỷ đồng. + Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất (giá cố định năm 2010) ngành nông nghiệp đạt khoản 3,5%/năm. + Tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 53,25%, thủy sản chiếm 31,54%, lâm nghiệp chiếm 15,21% trong cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản (tính theo giá cố định năm 2010), trong đó tỷ trọng chăn nuôi đạt trên 40 % trong cơ cấu nội bộ ngành. + Tỷ lệ lao động trong nông nghiệp còn dưới 34%.” 3.1.3. Định hƣớng phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QLNN VỀ NÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH QUẢNG NAM 3.2.1 Hoàn thiện công tác ban hành, tuyên truyền và tổ chức thực hiện các văn bản quản lý nhà nƣớc về nông nghiệp - Tiếp tục rà soát, loại bỏ các văn bản pháp quy không còn phù hợp. - Tăng cường công tác dự báo, đánh giá tác động của văn bản dự kiến ban hành. - Tăng cường, phổ biến giáo dục pháp luật về nông nghiệp bằng nhiều phương pháp
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2