intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về rừng trồng tại huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam

Chia sẻ: Cuahapbia | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

25
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở phân tích các vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nhà nước trong lĩnh vực rừng trồng, đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước về rừng trồng tại địa phương, từ đó đề xuất phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về rừng trồng tại huyện Hiệp Đức tỉnh Quảng Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về rừng trồng tại huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐOÀN TRỌNG ĐỨC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ RỪNG TRỒNG TẠI HUYỆN HIỆP ĐỨC, TỈNH QUẢNG NAM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 834 04 10 Đà Nẵng - Năm 2020
  2. Công trình được hoành thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: TS. Trần Phƣớc Trữ Phản biện 1: GS.TS. Võ Xuân Tiến Phản biện 2: TS. Hoàng Văn Long Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 24 tháng 10 năm 2020. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng. - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là quốc gia có tài nguyên rừng vô cùng quý giá, rừng có vai trò, vị trí to lớn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội bền vững, bảo đảm quốc phòng – an ninh. Giá trị của rừng không chỉ giới hạn trong giá trị các lâm sản mà bao hàm cả giá trị văn hóa, lịch sử, bảo đảm môi trường sống của con người, điều hòa khí hậu và nguồn nước, góp phần chống thiên tai, bão lũ và biến đổi khí hậu…Với Luật Bảo vệ và Phát” triển rừng 2004, ngành “Lâm nghiệp đã xác lập khuôn khổ pháp lý”quan trọng điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực bảo vệ và”phát triển rừng theo mục tiêu quản lý chuyển từ nền lâm nghiệp quốc doanh là chủ yếu sang nền lâm nghiệp nhân dân, đa dạng hóa các thành phần kinh tế. Tuy nhiên, trong thực tiễn, phương thức kinh doanh rừng chưa khoa học, hằng năm chúng ta khai thác gỗ theo phương pháp chặt chọn thô, chế biến gỗ lạc hậu bằng cưa xẻ gây lãng phí tài nguyên rừng. năm 2020 là khoảng 41,85%, trong đó phần rừng trồng chiếm hơn một nửa. Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, định hướng phát triển ngành lâm nghiệp như tại các Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ X, XI và XII, nhất là Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/08/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X (2008) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn xác định “Để xây dựng nền nông nghiệp toàn diện cần phát triển toàn diện từ quản lý, bảo vệ, trồng, cải tạo, làm giàu rừng đến khai thác, chế biến lâm sản, bảo vệ môi trường cho du lịch sinh thái, lấy nguồn thu từ rừng để bảo vệ, phát triển rừng và làm giàu từ rừng’’. Từ thực tiễn trên đặt ra nhiều thách thức trong công tác QLNN về lâm nghiệp nói
  4. 2 chung và rừng trồng nói riêng trên phạm vi cả nước và với một tỉnh giàu tiềm năng phát triển rừng như Quảng Nam. Trong bối cảnh đó, huyện Hiệp Đức với tiềm năng đất đai, điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu thuận lợi cho việc phát triển ngành lâm nghiệp nói chung và rừng trồng nói riêng. Tuy nhiên, việc phát triển rừng trồng và hưởng lợi từ rừng trồng vẫn còn nhiều bất cập chưa tương xứng với tiềm”năng của địa phương. Nguyên nhân sâu xa chủ yếu xuất phát từ hoạt động quản lý nhà nước về rừng trồng trên địa bàn huyện còn nhiều bất cập như: Công tác soạn thảo và ban hành văn bản còn chồng chéo. Công tác thanh tra còn nặng về hình thức, chưa thực chất. Công tác truyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật còn chưa phong phú, chưa phù hợp với trình độ dân trí, phong tục người đồng bào các dân tộc trong huyện… Từ thực trạng trên đòi hỏi phải đầu tư nghiên cứu một cách có”hệ thống, cả về mặt lý luận và thực tiễn, quản lý nhà nước về lâm nghiệp nói chung và rừng trồng nói riêng trên địa bàn huyện là hết sức cần thiết. Với những lý do trên tôi chọn vấn đề “Quản lý nhà nước về rừng trồng tại huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý Nhà nước về kinh tế. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát Trên cơ sở phân tích các vấn đề lý luận cơ bản về QLNN trong lĩnh vực rừng trồng, đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động QLNN về rừng trồng tại địa phương, từ đó đề xuất phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác QLNN về rừng trồng tại huyện Hiệp Đức tỉnh Quảng Nam
  5. 3 2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về rừng trồng và QLNN về rừng trồng. - Đánh giá thực trạng công tác QLNN về rừng trồng trên địa bàn huyện Hiệp Đức tỉnh Quảng Nam. - Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN về rừng trồng trên địa bàn huyện Hiệp Đức tỉnh Quảng Nam. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn” có liên quan đến công tác QLNN về rừng trồng trên địa bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu về thực trạng và các giải pháp quản lý nhà nước về rừng trồng trên địa bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam. + Phạm vi về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam. + Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về rừng trồng trong giai đoạn 2014-2018 và các giải pháp đề xuất trong luận văn có ý nghĩa trong khoảng thời gian đến năm 2030. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Dữ liệu nghiên cứu - Dữ liệu nghiên cứu chính của đề tài là dữ liệu thứ cấp, bao gồm: Các tài “liệu có liên quan đến quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, nông nghiệp”huyện Hiệp Đức và tỉnh Quảng Nam; Các văn bản về pháp luật, quy hoạch và chính sách”về phát triển rừng của trung ương và”tỉnh Quảng Nam; Các số liệu thống kê về kinh tế xã hội, nông nghiệp, lâm”nghiệp của tỉnh Quảng Nam và
  6. 4 huyện Hiệp Đức; Các báo cáo tình hình nông lâm”của Phòng NN & PTNT huyện Hiệp Đức. Các tư liệu về lĩnh vực rừng trồng đã được đăng tải trên các sách, báo, tạp chí của các nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế, các báo cáo tổng kết, kết quả điều tra của các tổ chức. - Ngoài nguồn dữ liệu thứ cấp nêu trên, tác giả tiến hành khảo sát thực tế và thu thập ý kiến đánh giá của các chủ rừng đối với công tác quản lý nhà nước về rừng trồng bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp 70 hộ gia đình tại 04 xã theo bảng hỏi đã được thiết kế sẵn (Phụ lục 5). 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử “dụng kết hợp các phương pháp: Phương”pháp tiếp cận thống kê, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh và phương pháp chuyên gia, cụ thể: - Phương pháp tiếp cận thống kê: Sử dụng trong việc tổng hợp, chọn lọc và hệ thống hóa những vấn đề lý luận, các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quản lý nhà nước đối với rừng nói chung và rừng trồng nói riêng làm cơ sở lý luận cho đề tài. - Phương pháp thống kê mô tả: Được sử dụng rộng rãi trong việc thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu thứ cấp và sơ cấp bằng các đại lượng thống kê trình bày dưới hình thức bảng thống kê, đồ thị thống kê với sự trợ giúp của phần mềm SPSS – Excel và phân tích tình hình KT-XH, thực trạng QLNN về rừng trồng ở huyện Hiệp Đức giai đoạn 2014 – 2018. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Tác giả tiến hành phát phiếu khảo sát cho 70 chủ rừng tại 04 xã trên địa bàn huyện, bao gồm: Bình Lâm, Thăng Phước, Quế Thọ, Quế Bình. Mẫu điều tra được lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên phân tầng. Nội dung
  7. 5 thông tin khảo sát liên quan đến việc đánh giá của các chủ rừng về hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với rừng trồng tại địa bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam. Tác giả đã gửi bảng câu hỏi trực tiếp và thông qua địa chỉ email cho các đối tượng khảo sát, thường xuyên gọi điện nhắc nhở. Sau 02 tuần, tác giả thu lại các phiếu khảo sát được khảo sát qua email. Những phiếu khảo sát thiếu sót hay chưa hợp lệ, tác giả nhờ các chủ rừng bổ sung cho hợp lệ. Như vậy, sau 01 tháng phát phiếu và thu phiếu khảo sát, kết quả cuối cùng là 70 phiếu hợp lệ, đạt tỷ lệ 100%. - Phương pháp so sánh: Được sử dụng để đối chiếu, so sánh giữa thực tế với lý luận quản lý nhà nước về rừng trồng; so sánh, đối chiếu kết quả đạt được với quy hoạch, kế hoạch đề ra; so sánh chỉ tiêu qua các năm để rút ra đánh giá về thực trạng QLNN về rừng trồng ở huyện Hiệp Đức và đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực trên. - Phương pháp chuyên gia: Luận văn thực hiện phỏng vấn ý kiến chuyên gia”về các nội dung quản lý nhà nước về rừng trồng và góp ý về các đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước về rừng trồng trên địa bàn huyện trong thời gian đến. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các bảng, tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về rừng trồng. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về rừng trồng trên địa bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam. Chương 3: Phương hướng và giải pháp quản lý nhà nước về rừng trồng trên địa bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam. 6.Tổng quan nghiên cứu của đề tài
  8. 6 CHUƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ RỪNG TRỒNG 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ RỪNG TRỒNG VÀ QLNN VỀ RỪNG TRỒNG 1.1.1. Một số khái niệm và ý nghĩa của rừng trồng a. Khái niệm về rừng b. Khái niệm và ý nghĩa về rừng trồng Theo quy định tại Khoản 7 Điều 2 Luật Lâm nghiệp 2017 rừng trồng được định nghĩa như sau: Rừng trồng là rừng được hình thành do con người trồng mới trên đất chưa có rừng; cải tạo rừng tự nhiên; trồng lại hoặc tái sinh sau khai thác rừng trồng. Rừng trồng có vai trò quan trọng trong phát triển KT-XH, phát triển nông nghiệp và nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái: Điều hòa Khí hậu, bảo vệ độ phì nhiêu của đất đai, bảo vệ sự đa dạng sinh học, cung cấp lâm sản, phát triển du lịch sinh thái, góp phần tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tạo nguồn thu nhập góp phần an sinh xã hội. 1.1.2. Đặc điểm của rừng trồng Rừng trồng có 2 đặc điểm sau: Thứ nhất: Rừng trồng mang tính chất nhân tạo nhưng phát triển theo quy luật tự nhiên. Thứ hai: Rừng trồng mang tính chất kinh tế và gắn với cộng đồng dân cư trên địa bàn và phụ thuộc vào nhân thức của họ. 1.1.3. Phân loại rừng trồng Phân loại rừng trồng là một công tác rất quan trọng trong quản lý tài nguyên rừng trồng, việc phân loại dựa vào các yếu tố sinh thái của môi trường và tính chất của quần xã sinh vật để phân loại rừng trồng nhằm phục vụ cho công tác điều tra, kiểm kê, thống kê”rừng
  9. 7 trồng, quản lý quy hoạch, bảo vệ và phát triển rừng”trồng, xây dựng các chương trình, dự án lâm nghiệp. Thông tư 34/2009/TT-BNNPTNT về quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành như sau: - Phân loại rừng theo mục đích sử dụng. - Phân loại rừng theo trữ lượng. - Phân loại rừng trồng theo các thời k.ỳ - Phân loại theo điều kiện lập địa. - Phân loại theo kích thước và công dụng kinh tế. 1.1.4. Khái niệm, đặc điểm QLNN về rừng trồng a. Khái niệm QLNN về rừng trồng QLNN về rừng trồng là một bộ phận của QLNN và có chủ thể, đối tượng quản lý riêng, có thể khái quát như sau: QLNN về rừng trồng là quá trình các chủ thể QLNN xây dựng chính sách, ban hành pháp luật và sử dụng công cụ pháp luật trong hoạt động quản lý nhằm đạt được yêu cầu, mục đích của nhà nước về rừng trồng đã được đặt ra. Hay nói một cách cụ thể hơn: QLNN về rừng trồng là quá trình các cơ quan, cá nhân trong bộ máy nhà nước đề ra các chủ trương, chính sách, xây dựng hệ thống văn bản pháp luật và sử dụng nó để điều chỉnh các hoạt“động quản lý nhằm đạt được những yêu cầu, mục đích Nhà nước về rừng trồng. Ngoài ra quản lý rừng trồng cũng là việc quản lý các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của rừng trồng như nguồn vốn, loại cây, giống cây, phương thức trồng, quản lý về khai thác và tiêu thụ sản phẩm từ rừng. b. Đặc điểm quản lý nhà nƣớc về rừng trồng * Rừng trồng là đối tƣợng quản lý của Nhà nƣớc
  10. 8 * Đặc trƣng về chủ thể chịu sự quản lý * Khách thể quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực rừng trồng 1.1.5. Vai trò quản lý nhà nƣớc về rừng trồng Hoạt động quản lý của nhà nước về rừng trồng là tất yếu, thường xuyên, liên tục và không thể thiếu. Nhà nước ban hành cơ chế, chính sách về khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên rừng trồng nhằm phục vụ nền kinh tế, nhu cầu đời sống, xã hội; đồng thời, thực thi những khuôn khổ thể chế cùng với những quy định có tính chất pháp quy để duy trì và phát triển rừng trồng theo định hướng, kế hoạch mang tính chiến lược, lâu dài được Nhà nước phê duyệt. Quản lý nhà nước về rừng trồng là nhằm thực hiện chức năng quản lý của Nhà nước, sự thiết lập và thực thi những khuôn khổ thể”chế cùng với những quy định có tính chất pháp quy để duy trì, bảo tồn và phát triển rừng trồng. Vì thế, việc quản lý, sử dụng, bảo vệ và phát triển rừng trồng phải tuân theo quy hoạch, kế hoạch mang tính chiến lược, lâu dài” đã được Nhà nước phê duyệt. Uỷ ban nhân dân các cấp, các Bộ, ngành có liên quan trong quá “trình quản lý phải tuân theo những yêu cầu nhất định. Yêu cầu chung là coi trọng và” đề cao vai trò của QLNN hướng tới mô hình Nhà nước pháp quyền. Đối với mỗi lĩnh vực rừng trồng Nhà nước phải thể hiện quyền lực, sự kiểm soát, giám sát, điều chỉnh nhằm đảm bảo các hoạt động đúng với pháp luật, phù hợp với quyền và nghĩa vụ của mọi công dân và các tổ chức xã hội. 1.1.6. Yêu cầu quản lý nhà nƣớc về rừng trồng a. Bảo đảm sự quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước b. Bảo đảm sự phát triển rừng trồng bền vững c. Bảo đảm hài hòa giữa các lợi ích
  11. 9 1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ RỪNG TRỒNG 1.2.1. Ban hành các văn bản pháp luật về rừng trồng Công tác xây dựng văn bản pháp luật là một nội dung quan trọng không thể thiếu đối với hoạt động QLNN trong lĩnh vực rừng trồng. Dựa trên việc ban hành các văn bản pháp luật này, nhà nước buộc các đối tượng khai thác, sử dụng rừng trồng phải thực hiện các quy định về khai thác, sử dụng rừng”theo một khuôn khổ do nhà nước đặt ra; văn bản pháp luật trong rừng trồng biểu hiện quyền lực của các cơ quan QLNN về rừng trồng, nhằm lập lại một trật tự pháp lý theo mục tiêu của các cơ quan quản lý.Văn bản QLNN trong lĩnh vực rừng trồng có hai loại: văn bản quy phạm pháp luật và văn bản pháp quy. Đối với cấp huyện, công tác QLNN về trừng trồng được thể hiện qua các văn bản pháp quy, bao gồm: Nghị quyết, quyết định, chỉ thị, chương trình … thực hiện các nội dung về quản lý cấp Trung ương, tỉnh và trên địa bàn huyện quản lý. 1.2.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển rừng trồng cấp huyện Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng trồng là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp lý của nhà nước về tổ chức quản lý, khai thác, sử dụng rừng một cách đầy đủ hợp lý khoa học và có hiệu quả cao nhất. Thông qua quy hoạch mà các loại rừng được sử dụng theo từng mục đích nhất định và hợp lý. Nội dung của công tác quy hoạch là: nghiên cứu, tổng hợp, phân tích tình hình về điều kiện tự nhiên, KT-XH, AN-QP, quy hoạch sử dụng đất, hiện trạng về rừng trồng. Nội dung của kế hoạch là: phân tích, đánh giá việc thực hiện kế hoạch rừng trồng kỳ trước. Xác định nhu cầu về diện tích các loại
  12. 10 rừng và các sản phẩm, dịch vụ lâm nghiệp. Xác định các giải pháp, chương trình, dự án thực hiện và triển khai kế hoạch năm năm đến từng năm về bảo vệ, phát triển rừng trồng. Về thẩm quyền lập quy hoạch, kế hoạch: Bộ NN&PTNT lập quy hoạch, kế hoạch phát triển rừng trồng trong phạm vi cả nước trình chính phủ quyết định. Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp lập quy hoạch, kế hoạch của địa phương mình. 1.2.3. Tuyên truyền, giáo dục pháp luật và nâng cao nhận thức về rừng trồng Tổ chức tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, của Đảng, pháp luật của nhà nước đối với quản lý nhà nước về rừng trồng cho cán bộ, công nhân viên chức và nhân dân trên địa bàn giúp họ nhận thức đúng đắn, từ đó có hành động đúng trong hoạt động thực tiễn; đảm bảo sự tuân thủ, thi hành chính sách, pháp luật về rừng trồng một cách nghiêm túc. Các nội dung được thực hiện trong công tác tuyên truyền là phổ biến, giải thích những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp; những nhiệm vụ của lực lượng Kiểm lâm, của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân... trong việc bảo vệ rừng để họ hiểu rõ, động viên họ tự giác làm theo, nhằm đạt được mục tiêu của công tác đề ra. 1.2.4. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về rừng trồng Đây là nội dung thể hiện chức năng kiểm tra, giám sát của nhà nước đối với quản lý, sử dụng rừng trồng. Thanh tra, kiểm tra rừng nhằm đảm bảo cho việc quản lý, sử dụng rừng trồng được tuân thủ theo đúng pháp luật. Quá trình thanh tra, kiểm tra ngoài việc phát hiện những sai phạm để xử lý còn có tác dụng chấn chỉnh lệch lạc,
  13. 11 ngăn ngừa những sai phạm có thể xảy ra. Ngoài ra, cũng có thể phát hiện những điều bất hợp lý trong chủ trương, chính sách, pháp luật để có kiến nghị bổ sung chỉnh sửa kịp thời. Thanh tra, kiểm tra có thể thực hiện thường xuyên hoặc đột xuất, có thể khi có hoặc không có dấu hiệu vi phạm. Xử lý sai phạm là biện pháp giải quyết của các cơ quan nhà nước khi có hành vi vi phạm trong quá trình quản lý, sử dụng” rừng trồng. Xử lý vi phạm có thể bằng biện pháp hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ RỪNG TRỒNG 1.3.1. Các nhân tố khách quan a. Điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên là nhân tố có tác động mạnh mẽ đến tất cả các hoạt động lâm nghiệp nói chung và phát triển rừng trồng nói riêng. Môi trường tự nhiên với các nguồn tài nguyên phong phú như: Đất, nước, khí hậu, ánh sáng, thổ nhưỡng…cung cấp những tư liệu sản xuất cơ bản để con người sản xuất tạo ra các sản phẩm từ rừng trồng có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, tự nhiên cũng là nhân tố đe dọa đến sự phát triển của rừng trồng như những thiên tai: Lũ lụt, sạt lở, hạn hán, động đất… b. Điều kiện về kinh tế - xã hội Điều kiện kinh tế - xã hội có tác động lớn đến công tác QLNN về rừng trồng. Đối với quốc gia, địa phương có nền kinh tế phát triển, nguồn nhân lực đông, cơ cấu lao động hợp lý… thì việc bố trí nguồn lực tài chính, phương tiện, lao động…sẽ thuận tiện hơn những quốc gia, địa phương có nền kinh tế hạn chế. Hơn nữa, quá trình phát triển kinh tế - xã hội có những tác động tới rừng trồng. Sự phát triển nhanh của công nghiệp, thủy điện thiếu cẩn trọng đang huỷ hoại môi
  14. 12 trường nặng nề, gây thiệt hại rất lớn cho rừng nói chung và rừng trồng nói riêng. 1.3.2. Các nhân tố chủ quan a. Các chủ trƣơng, chính sách phát triển rừng trồng của Nhà nƣớc Các chính sách về rừng trồng có ảnh hưởng to lớn đến công tác QLNN rừng trồng bao gồm: Chính sách đất đai và thuế sử dụng đất; chính sách tín dụng và lãi suất tín dụng; chính sách khuyến nông; các chính sách về khoa học công nghệ; chính sách hỗ trợ lao động....Mặt khác, việc tạo ra và thực hiện các chính sách về rừng trồng hiệu quả hay không thể hiện năng lực của chính quyền một địa phương hay một quốc gia, vùng lãnh thổ. Vì vậy, vai trò của chính quyền của một địa phương hay một quốc gia có tác động rất lớn đến phát triển của rừng trồng. b. Tổ chức bộ máy, quản lý nhà nƣớc trong công tác rừng trồng Tổ chức bộ máy QLNN có vai trò quan trọng trong công tác quản lý rừng trồng. Tổ chức bộ máy quản lý khoa học, ít tầng nấc, không chồng chéo chức năng, nhiệm vụ và chất lượng nhân lực cao được bố trí và sử dụng hợp lý tạo ra hiệu quả, hiệu lực của nhà nước trong công tác QLNN về rừng trồng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan cao nhất chịu trách nhiệm thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về lâm nghiệp trên cả nước. Dưới Bộ Nông” nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Lâm nghiệp và Cục Kiểm lâm là 2 cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm về các vấn đề lâm nghiệp trong cả nước. Ở cấp tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chuyên ngành trực thuộc Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh và một trong các chức năng của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn”là
  15. 13 tư vấn và giúp UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về lâm nghiệp. Ở cấp huyện, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chuyên ngành trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện và có chức năng tham mưu giúp UBND huyện thực hiện nhiệm vụ” quản lý nhà nước về lâm nghiệp trên địa bàn phụ trách. 1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ RỪNG TRỒNG CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG 1.4.1. Kinh nghiệm QLNN về rừng trồng tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam 1.4.2. Kinh nghiệm QLNN về rừng trồng tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam 1.4.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Hiệp Đức trong công tác QLNN về rừng trồng Kết luận Chƣơng 1
  16. 14 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ RỪNG TRỒNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HIỆP ĐỨC TỈNH QUẢNG NAM 2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI RỪNG TRỒNG Ở HUYỆN HIỆP ĐỨC TỈNH QUẢNG NAM 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.2.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội 2.2.3. Các chính sách nhà nƣớc về rừng trồng của tỉnh Quảng Nam Tỉnh Quảng Nam là địa phương có diện tích rừng đứng thứ 2 cả nước; do đó, công tác về phát triển và bảo vệ rừng nói chung và rừng trồng nói riêng được Tỉnh ủy, UBND tỉnh chú trọng và tập trung chỉ đạo quyết liệt và ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ thúc đẩy ngành lâm nghiệp phát triển khá toàn diện, nổi bật trong số đó Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 17/8/2016 về phát triển kinh tế - xã hội miền núi gắn với định hướng thực hiện một số dự án lớn tại vùng Tây tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025; Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 04/11/2016 về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng và tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020; UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 20/2012/CT-UBND, ngày 21/8/2012 về tăng cường các biện pháp quản lý phương tiện, dụng cụ đưa vào rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. 2.2.4. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về lâm nghiệp huyện Hiệp Đức Ở cấp huyện, HĐND huyện quyết định quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực trong đó có lâm nghiệp trên địa bàn huyện trong phạm vi được phân quyền; quyết định biện pháp quản lý và sử dụng đất đai, rừng núi.
  17. 15 UBND huyện là cơ quan chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh và chịu sự giám sát của HĐND huyện về mọi hoạt động lâm nghiệp trong đó có rừng trồng trên địa bàn huyện, đứng đầu là Chủ tịch UBND huyện; phòng NN&PTNN và phòng TN&MT có trách nhiệm phối hợp tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng QLNN trên địa bàn về lĩnh vực lâm nghiệp, trong đó có rừng trồng. Hạt Kiểm lâm huyện là cơ quan có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật về quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện. Ở cấp xã , UBND xã là cơ quan chịu trách nhiệm trước UBND huyện về mọi hoạt động lâm nghiệp trong đó có rừng trồng trên địa bàn huyện, đứng đầu là Chủ tịch UBND xã, Ban Lâm nghiệp xã, Ban Địa chính xã tham mưu giúp UBND xã thực hiện chức năng QLNN về lâm nghiệp trên địa bàn. 2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ RỪNG TRỒNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HIỆP ĐỨC TỈNH QUẢNG NAM 2.3.1. Ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về rừng trồng Trong giai đoạn qua huyện Hiệp Đức thực hiện nghiêm các Nghị quyết, Chỉ thị, Quyết định của Trung ương và tỉnh Quảng Nam; đồng thời, huyện ban hành nhiều văn bản để phát triển và bảo vệ rừng trồng, nổi bật trong đó: - Nghị quyết số 89/2011/NQ-HĐND ngày 14/4/2011 của HĐND huyện về tiếp tục phát triển cây cao su trên địa bàn huyện Hiệp Đức giai đoạn 2015 – 2020 và giai đoạn tiếp theo, với những nội dung chính.
  18. 16 - Chương trình hành động số 23-CTr/HU ngày 26/2/2017 của Huyện ủy Hiệp Đức về thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 04/11/2016 của Tỉnh ủy Quảng Nam. - Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 21/5/2018 về tăng cường các biện pháp kiểm tra, xử lý hành vi phá rừng, lấn, chiếm đất lâm nghiệp trái phép trên địa bàn huyện Hiệp Đức. Ủy ban nhân dân huyện chỉ thị thủ trưởng các phòng, ban, ngành liên quan và Chủ tịch UBND các xã, thị trấn. Nhờ đó công tác QLNN về rừng trồng trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến rõ rệt; hiệu lực, hiệu quả được nâng lên, góp phần vào việc thực hiện thành công các chính sách xoá đói, giảm nghèo và phát triển KT-XH của tỉnh. 2.3.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển rừng trồng cấp huyện Theo Quyết định 120-QĐ/UBND ngày 11/01/2017 của UBND tỉnh Quảng Nam về phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011 – 2020 , trong đó rừng ở huyện Hiệp Đức được điều chỉnh như sau: Diện tích đất lâm nghiệp là 35.222,2 ha, diện tích rừng phòng hộ là 9.414,9 ha, diện tích rừng sản xuất là 25.807,3 ha. Trong những năm qua, công tác quy hoạch của huyện bám sát quy hoạch của UBND tỉnh và chú trọng công tác trồng rừng và nâng cao chất lượng rừng trồng. Đã thực hiện việc trồng lại rừng sau khai thác với diện tích 2.700 ha. Xây dựng phương án và thực hiện trồng rừng gỗ lớn và chứng chỉ rừng: Năm 2018 trồng rừng gỗ lớn khai thực hiện 737 ha. Trong 05 năm, trồng mới và tái canh trên 18.000 ha rừng (vượt 44% Nghị quyết), tăng gần 4.000 ha so với đầu nhiệm kỳ; trong đó, rừng gỗ lớn
  19. 17 trên 1.820 ha (riêng rừng được cấp chứng chỉ FSC 821 ha). Tỷ lệ che phủ rừng 56,6%. Đến nay, toàn huyện trồng được 17.870 ha cây keo nguyên liệu giấy và 4.218 ha cây cao su, trong đó diện tích cao su tiểu điền 1.720 ha và có 400 ha đưa vào khai thác mủ, sản lượng mủ bình quân đạt trên 1,20 tấn/năm, giá trị sản lượng hàng hóa đạt trên 14,80 tỷ đồng/năm, tạo ra nhiều công ăn việc làm và tăng thu nhập đáng kể cho người dân trên địa bàn huyện. Triển khai và thực hiện tốt các dự án trồng rừng trên địa bàn huyện, dự án KFW6 thực hiện được 1.542,73 ha (trồng rừng: 534,7 ha, KNTBS: 188,78 ha và KNXTTS: 819,25 ha), dự án WB3 thực hiện được 5.932,02 ha và dự án bảo vệ và phát triển rừng trồng được 44 ha rừng phòng hộ, chăm sóc 232 ha rừng phòng hộ, 375 ha rừng trồng sản xuất, quản lý bảo vệ rừng 8.245,2 ha và khoanh nuôi bảo vệ rừng được 1.825 ha. 2.3.3. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật và xử lý các hành vi vi phạm pháp về rừng trồng Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật, chính sách, chế độ về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư trên địa bàn huyện. UBND huyện giao Hạt Kiểm lâm huyện thường xuyên phối hợp chặt chẽ với phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, chính quyền địa phương các xã, thị trấn kiểm tra công tác sản xuất, kinh doanh giống của các chủ rừng, chủ vườn ươm trước mùa vụ trồng rừng hàng năm. Trong 5 năm qua, UBND huyện đã tổ chức 85 đợt tuần tra truy quét tại các xã, nhất là các điểm giáp ranh với các huyện Tiên Phước, Bắc Trà My, Phước Sơn. Duy trì thường xuyên lực lượng chốt chặn
  20. 18 tại Trạm kiểm soát lâm sản Phú Bình, xã Quế Thọ và kiểm tra các cơ sở gia công, cưa xẻ, chế biến gỗ. Qua công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm giai đoạn từ năm 2014 đến 2018 đã bắt giữ và xử lý 355 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng (nay là Luật Lâm nghiệp). Trong đó, xử lý hình sự 25 vụ (PCCCR: 05 vụ diện tích rừng trồng thiệt hại 47.579 m2, khai thác rừng trái phép: 04 vụ thiệt hại 171.746 m3, hủy hoại rừng 15 vụ diện tích rừng tự nhiên bị thiệt hại 1.268.224m2). Xử lý hành chính: 330 vụ, tịch thu 135,265m3 gỗ tròn, 217,998m3 xẽ, diện tích rừng bị thiệt hại: 1.147.464 ha; tạm giữ: 86 phương tiện các loại, nộp ngân sách Nhà nước: 3.958.620.000 đồng. 2.3.4 Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về rừng trồng và nâng cao nhận thức về rừng trồng Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng, trong đó có rừng trồng là hoạt động định hướng có tổ chức, có chủ định thông qua các hình thức giáo dục, thuyết phục, nêu gương… đây là hoạt động thường xuyên, liên tục, lâu dài của các cơ quan nhà nước, các cấp, các ngành nhằm hình thành ở người dân những hiểu biết nhất định đối với pháp luật về bảo vệ rừng và ý nghĩa của rừng đối với đời sống, sinh hoạt, sản xuất từ đó nâng cao ý thức hơn trong việc bảo vệ rừng. Chi cục Kiểm lâm thực hiện các chức năng tổ chức thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng. Các hoạt động tuyên truyền được tổ chức sâu rộng trong toàn thể quần chúng nhân dân. Các đơn vị thường xuyên xây dựng kế hoạch về các chương trình phổ biến về chủ trương, chính sách, luật bảo vệ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2